Báo cáo giữa kỳ môn xử lý phân bố - Đề tài: Enterprice Java Bean (EJB)
lượt xem 30
download
Enterprise Java Bean là các thành phần công nghệ phía máy chủ dùng để đóng gói lớp logic nghiệp vụ (business logic) và hổ trợ mạnh việc thực hiện các giao tác và bảo mật.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Báo cáo giữa kỳ môn xử lý phân bố - Đề tài: Enterprice Java Bean (EJB)
- Đại Học Quốc Gia Thành Phố Hồ Chí Minh Trường Đại Học Công Nghệ Thông Tin ---------- BÁO CÁO GIỮA KỲ MÔN XỬ LÝ PHÂN BỐ Đề Tài: Enterprice Java Bean (EJB) - Giảng viên : Th.s Nguyễn Trác Thức - Sinh viên thực hiện : Hoàng Văn Hà 09520074 Mai Văn Khải 09520133 Hồ Đức Lợi 09520162 Trần Trung Đức 09520067 TP.HCM, ngày 23 tháng 12 năm 2012
- Lời Nói Đầu Enterprise Java Bean là các thành phần công nghệ phía máy chủ dùng để đóng gói lớp logic nghiệp vụ (business logic) và hổ trợ mạnh việc thực hiện các giao tác và bảo mật. Enterprise Java Bean cũng có một tích hợp một ngăn xếp cho messaging, scheduling, remote access, web service endpoints (SOAP and REST), dependency injection, component life cycle,..vv. Ngoài ra, Enterprise Java Beans còn kết hợp với các công nghệ khác của Java SE và Java EE như JDBC, JavaMail, JPA, Java Transaction API (JTA), Java Messaging Service (JMS), Java Authentication and Authorization Service (JAAS), Java Naming and Directory Interface (JNDI), and Remote Method Invocation (RMI). Ngày nay Enterprise Java Beans là một cách đơn giản cho các việc phát triển các mô hình lập trình Java phía máy chủ, giảm độ phức tạp trong khi mang lại khả năng tái sử dụng và khả năng mở rộng tới các ứng dụng thương mại quan trọng. Tất cả những điều đạt được này đều xuất phát từ một lớp java nguyên thủy(Plain old Java Object-POJO) sẽ được triển khai vào một thùng chứa (container). Chính vì vậy, nhóm chúng em sẽ tìm hiểu và trình bày về Enterprise Java Bean. Do trong quá trình tìm hiểu ít tài liệu và gấp rút về thời gian nên có thể còn nhiều sai sót. Mong nhận được góp ý của thầy và các bạn.
- Mục Lục Bảng phân chia công việc nhóm ............................................................................................. 5 I. Message Driven Bean ......................................................................................................... 6 1.1. Một số khái niệm liên quan ........................................................................................... 6 1.1.1. Message .............................................................................................................. 6 1.1.2. Đồng bộ và bất đồng bộ ........................................................................................ 6 1.1.3. Hệ thống EMS – Enterprise Message System ........................................................... 7 1.1.4. Hệ thống JMS - Java Message Service (Producer) .................................................... 7 1.2. Message Driven Bean (Consumer)................................................................................11 1.2.1. Giới thiệu ...........................................................................................................11 1.2.2. Chu kỳ của Message Driven Bean .........................................................................12 1.2.3. Consumer cho Topic Destination ...........................................................................13 1.2.4. Consumer cho Queue Destination ..........................................................................14 1.2.5. Producer cho Topic Destination ............................................................................14 1.2.6. Producer cho Queue Destination ...........................................................................16 II. JAVA PERSISTENCE API ................................................................................................17 2.1. JDBC và ORM ...........................................................................................................17 2.1.1. JDBC là gì? ........................................................................................................17 2.1.2. ORM là gì? .........................................................................................................17 2.2. JPA là gì? ..................................................................................................................18 2.3. Entity ........................................................................................................................19 2.3.2. Entity .................................................................................................................19 2.4. Persistence Context.....................................................................................................24 2.5. Entity Manager ..........................................................................................................25 2.5.1. Thao tác với Entity ..............................................................................................25 2.5.2. Persistence Unit ..................................................................................................27 2.6. Java Persistence Query Language .................................................................................27 2.6.1. JPQL là gì ..........................................................................................................27 2.6.2. Cấu trúc truy vấn JPQL ........................................................................................28 2.6.3. Các kiểu query ....................................................................................................30 III. Transaction trong EJB ....................................................................................................34 3.1. Transactions ..............................................................................................................34 3.2. Container – managed transaction ..................................................................................34 3.2.1. Khái niệm...........................................................................................................34 3.2.2. Transaction attribute ............................................................................................36 3.2.3. Thiết lập transaction attribute ................................................................................38 3.3. Bean – managed transaction.........................................................................................40 3.3.1. Khái niệm...........................................................................................................40 3|Trang
- 3.3.2. Các method hỗ trợ ...............................................................................................41 3.3.3. Thiết lập transaction timeout với bean – managed transaction ...................................41 3.4. Xử lý exception ..........................................................................................................42 3.4.1. Trường hợp EJB với bean – managed transaction ....................................................42 3.4.2. Trường hợp EJB với container – managed transaction..............................................42 IV. EJB Security .................................................................................................................43 4.1. Các khái niệm cơ bản ..................................................................................................44 4.1.1. Tổng quan ..........................................................................................................44 4.1.2. Các cơ chế áp dụng trong Security .........................................................................44 4.2. Mô hình J2EE Security ...............................................................................................45 4.3. JAAS Framework .......................................................................................................46 4.4. Security trên EJB........................................................................................................50 V. Tài liệu tham khảo .............................................................................................................53 4|Trang
- Bảng phân chia công việc nhóm stt Họ Tên thành viên Mã số sinh viên Công Việc 1 Hoàng Văn Hà 09520074 Tìm hiểu về JPA, Entity, JPQL 2 Hồ Đức Lợi 09520162 Tìm hiểu về EJB Security 3 Mai Văn Khải 09520133 Tìm hiểu về Message Driven Bean 4 Trần Trung Đức 09520067 Tìm hiểu về Transaction Processing Mỗi thành viên tự chuẩn bị cho slide và phần demo của mình! 5|Trang
- I. Message Driven Bean 1.1. Một số khái niệm liên quan 1.1.1. Message Khi một client gọi phương thức trên máy ở xa thì bản chất nó đã tạo ra một request và thread/process của nó sẽ bị block lại để chờ response trở về và có thể làm trì hoãn quá trình xử lý, điểu này làm cho hiệu suất của chương trình bị giảm và độ tin cậy không cao. Thay vì thế người ta đưa ra cơ chế giao tiếp bằng cách chuyển thông tin qua định dạng dùng chung qua đối tượng trung gian và không cần mong kết quả trả về. Cơ chế này đòi hỏi phải có đối tượng trung gian để nhận và chuyển message độc lập với việc xử lý. Cơ chế này còn cho phép khả năng truyền message đến nhiều hơn một đối tượng nhận cùng một lúc (broadcast). Cơ chế này có hạn chế đó là làm quá tải đối tượng trung gian. - Đối tượng theo định dạng giao tiếp dùng chung đó là message. - Đối tượng trung gian đó là MOM – Message Oriented Middleware hay MQ – Message Queue Hỗ trợ cơ chế tương tự như DB với việc nhận và gửi message, đảm bảo toàn vẹn dữ liệu, transaction và cân bằng cho việc gửi nhận dữ liệu Nơi lưu trữ dữ liệu và tương tác với MOM có tên gọi là Destination 1.1.2. Đồng bộ và bất đồng bộ - Đồng bộ (synchronous): giao tiếp đồng bộ sảy ra khi cả hai bên liên lạc trực tiếp với nhau. Người nhận thông điệp xử lý và sau đó phải ngay lập tức gửi thông điệp phản hồi lại cho người gửi để người gửi tiếp tục thực hiện công việc 6|Trang
- - Bất đồng bộ (asynchronous) sảy ra khi cả hai bên giao tiếp không liên hệ trực tiếp với nhau. Người nhận xử lý thông điệp bất cứ khi nào nó nhận được và không cần gửi thông tin phản hồi về lại cho người gửi. 1.1.3. Hệ thống EMS – Enterprise Message System EMS cung cấp cơ chế gửi nhận message đồng bộ và bất đồng bộ. Người gửi gửi message đến middleware, middleware tự chuyển message đến người nhận. Hệ thống EMS có thể nhìn tương đương cuộc sống thực tế chính là hệ thống gửi nhận SMS của chúng ta theo cách nhìn đó là điện thoại gửi tin nhắn cho nhau thông qua tổng đài, và máy chúng ta nhận tin nhắn tự động là do tổng đài đưa tin nhắn đến máy. Bên cạnh đó, người nhận tin nhắn không cần bật điện thoại tại thời điểm gửi. Hệ thống EMS cũng giống tương tự hệ thống khác đó là email, cho phép lưu trữ message và sau đó người dùng sử dụng account với quyền xác thực truy cập vào mail server để lấy thông tin về message theo nghĩa chúng ta không gửi mail cho nhau mà gửi thông qua object trung gian 1.1.4. Hệ thống JMS - Java Message Service (Producer) Java Message Service (JMS) là một API cho phép truy cập vào hệ thống nhắn tin bất đồng bộ. JMS cung cấp 2 môi trường lập trình là điểm-điểm (Point-to-Point) và Xuất bản và đăng ký (publish-and-subscribe). 7|Trang
- - Mô hình Point-to-Point messaging dùng cho việc chuyển giao các thông điệp theo kiểu 1-1, tức là mỗi client chỉ được gửi một thông điệp đến một server. Nó được xây dựng dựa trên khái niệm message queue (hàng đợi thông điệp). Mỗi thông điệp được gửi tới một hàng đợi được chỉ định; clients nhận các thông điệp từ hàng đợi được thiết lập để giữ các thông điệp này. Hình sau chỉ cho chúng ta vài tình huống trong cơ chế truyền thông điệp Point-to-Point. Như chúng ta thấy trong hình trên, một hàng có thể có nhiều người gửi thông điệp và có nhiều người nhận nhưng chỉ 1 người nhận được nhận một thông điệp trong hàng đợi. Tuy nhiên, trong Point-to-Point model, client có thể chọn thông điệp mà nó cho phép viếng thăm nhưng không lấy giá trị (peek). - Mô hình Pub/Sub messaging dùng cho việc phát tán các thông điệp (one-to-many broadcast). Nó được xây dựng trên khái niệm về chủ đề các thông điệp (message 8|Trang
- topic). Mỗi thông điệp được đăng (publish) lên 1 chủ đề (topic) sẽ được phát tán cho tất cả các clients mà có đăng ký (subscibe) chủ đề này. Đối tượng Topic được đóng gói trong 1 tên được chỉ định bởi nhà cung cấp dịch vụ. Điều này tương tự như khái niệm newsgroups, user đăng ký chủ đề mà mình yêu thích, mỗi user sẽ nhận được 1 bản copy của thông điệp đăng lên newsgroup mà mình đăng ký. Hình sau chỉ cho chúng ta một số tình huống của cơ chế truyền thông điệp Pub/Sub. Trong mô hình Pub/Sub, một JMS client có thể là 1 durable subscriber để có thể ngắt kết nối và sau này kết nối lại để lấy các thông điệp mà mình đã đăng ký. JMS API cung cấp tất cả mọi chức năng hỗ trợ tạo, thêm, xóa, gửi và nhận message. Đích đến (Destination) Message được gửi đến các điểm đến logic chứ không phải các điểm đến vật lý, producer và consumer không biết nhau. Producer gửi message đến một đích đến logic, nơi mà consumer đã đăng ký. Các máy chủ thông điệp chịu trách nhiệm cho việc định tuyến các tin nhắn được gửi đến một địa điểm cụ thể cho consumer đăng 9|Trang
- ký. Có hai loại đích đến đó là Topic và Queue tương ứng với 2 mô hình (Đã trình bày ở trên) Cấu hình cho Destination - Topic Destination Tạo một file xml trong thư mục deploy của JBOSS (…\server\default\deploy). Tên file nên kết thúc với -service.xml Nội dung của file lưu giữ têm của topic destination. Ví dụ : file: deploy\myTopic-service.xml myTopic jboss.mq:service=DestinationManager - Queue Destination Tạo một file xml trong thư mục deploy của JBOSS (…\server\default\deploy). Tên file nên kết thúc với -service.xml Nội dung của file lưu giữ têm của topic destination. Ví dụ : file: deploy\myQueue-service.xml myQueue jboss.mq:service=DestinationManager 10 | T r a n g
- 1.2. Message Driven Bean (Consumer) 1.2.1. Giới thiệu Message-Driven bean (MDB) là một component nhẹ nhàng được sử dụng để giao tiếp thông qua tin nhắn (Ví dụ như email hoặc tin nhắn IM). Trong MDB, dịch vụ gửi tin ở trong chế độ không đồng bộ vì người dùng không yêu cầu có kết quả ngay lập tức MDB có thể thực thi bất kỳ loại tin nhắn nào. Thông thường nhất, chúng thực thi kỹ thuật Java Message Service (JMS). MDB có những đặc điểm sau đây : - Một thực thể của MDB không lưu lại dữ liệu hoặc trạng thái của cuộc trò truyện cho một client cụ thể. - Một MDB duy nhất có thể xử lý các tin nhắn từ nhiều client. - Chúng không đại diện cho dữ liệu chia sẻ trực tiếp trong cơ sở dữ liệu, nhưng chúng có thể truy cập và cập nhật dữ liệu này. - Một MDB chỉ có một lớp đối tượng, không giống với session bean, client không truy xuất MDB qua giao diện (interface). - Chúng không có các interface từ xa hoặc cục bộ để xác định các truy cập của client. Sơ đồ sau sẽ cho ta thấy quy trình làm việc của một MDB 11 | T r a n g
- MDBs thực thi hai interface - javax.jms.MessageListener - javax.ejb.MessageDrivenBean cứ mỗi lần Message được xử lý bởi MDB, hàm onMessage(…) của lớp thực thi sẽ được gọi. message được gửi bởi client sẽ được xem như là tham số đầu vào của hàm. Hàm ejbRemove() và hàm setMessageDrivenBeanContex(…) được sử dụng bởi contener để thông báo bean transaction trong các bean trạng thái với contener. 1.2.2. Chu kỳ của Message Driven Bean MDBs có chu kỳ sống tương tự như stateless session beans. MDBs hoặc là ở trong trạng thái “Không tồn tại” hoặc ở trong trạng thái “pooled”. Điều này cho phép container đến các thực thể pool cùng nhau và cho hiệu suất tốt hơn. 12 | T r a n g
- 1.2.3. Consumer cho Topic Destination file: hellomsg/MyTopicMessageBean.java package hellomsg ; import javax.jms.* ; import javax.ejb.* ; @MessageDriven(activationConfig={ @ActivationConfigProperty( propertyName="destination", propertyValue="myTopic") , @ActivationConfigProperty( propertyName="destinationType", propertyValue="javax.jms.Topic") }) public class MyTopicMessageBean implements MessageListener{ public void onMessage(Message message) { System.out.println("MESSAGE RECIEVED....!!!") ; } } 13 | T r a n g
- 1.2.4. Consumer cho Queue Destination file: hellomsg/MyQueueMessageBean.java package hellomsg ; import javax.jms.* ; import javax.ejb.* ; @MessageDriven(activationConfig={ @ActivationConfigProperty( propertyName="destination", propertyValue="myQueue") , @ActivationConfigProperty( propertyName="destinationType", propertyValue="javax.jms.Queue") }) public class MyQueueMessageBean implements MessageListener{ public void onMessage(Message message) { System.out.println("MESSAGE RECIEVED....!!!") ; } } 1.2.5. Producer cho Topic Destination file: TopicClient.java 14 | T r a n g
- import javax.naming.* ; import javax.jms.* ; public class TopicClient { public static void main(String[] args) { try { //1. Lấy một tham chiếu đến môi trường JNDI InitialContext ctx = new InitialContext() ; //2. Lấy một tham chiếu đến JMS connection factory ConnectionFactory cf = (ConnectionFactory) ctx.lookup("ConnectionFactory") ; //3. Lấy một tham chiếu đến destination topic Topic myTopic = (Topic) ctx.lookup("myTopic") ; //4. Tạo một kết nối với máy chủ JMS được cung cấp Connection conn = cf.createConnection() ; //5. Tạo ra một thread để liên lạc Session session = conn.createSession(false, Session.AUTO_ACKNOWLEDGE) ; //6. Tạo ra một đối tượng message producer MessageProducer producer = session.createProducer(myTopic) ; //7. Tạo một text message TextMessage msg = session.createTextMessage() ; msg.setText("Hello from the Topic Client") ; //8. Gửi message producer.send(msg) ; //9. Đóng kết nối conn.close() ; } catch(Exception e) { e.printStackTrace() ; } } } 15 | T r a n g
- 1.2.6. Producer cho Queue Destination file: QueueClient.java import javax.naming.* ; import javax.jms.* ; public class QueueClient { public static void main(String[] args) { try { //1. Lấy một tham chiếu đến môi trường JNDI InitialContext ctx = new InitialContext() ; //2. Lấy một tham chiếu đến JMS connection factory ConnectionFactory cf = (ConnectionFactory) ctx.lookup("ConnectionFactory") ; //3. Lấy một tham chiếu đến destination queue Queue myQueue = (Queue) ctx.lookup("myQueue") ; //4. Tạo một kết nối với JMS server được cung cấp Connection conn = cf.createConnection() ; //5. Tạo ra một thread để liên lạc Session session = conn.createSession(false, Session.AUTO_ACKNOWLEDGE); //6. Tạo ra một đối tượng message producer MessageProducer producer = session.createProducer(myQueue) ; //7. Tạo một text message TextMessage msg = session.createTextMessage() ; msg.setText("Hello from the Queue Client") ; //8. Gửi message producer.send(msg) ; //9. Đóng kết nối conn.close() ; } catch(Exception e) { e.printStackTrace() ; } } } 16 | T r a n g
- II. JAVA PERSISTENCE API 2.1. JDBC và ORM Trong phần này chúng ta sẽ so sánh sự giống và khác nhau giữa công nghệ JDBC và công nghệ ORM. Cả 2 công nghệ này đều dùng để lưu trữ CSDL vào kho lưu trữ lâu dài để dùng về sau. 2.1.1. JDBC là gì? JDBC là từ viết tắt cho Java Database Connectindentification variableity, là một tập các Java API dùng cho việc truy xuất vào các cơ sở dữ liệu quan hệ từ chương trình Java. Java API cho phép lập trình viên có thể thực thi các công lệnh SQL để lấy, truy vấn, lưu trữ dữ liệu từ database. JDBC cho phép nhanh chóng phát triển các ứng dụng Java nhỏ có sử dụng CSDL. Lập trình viên phải viết code để kết nối đến CSDL sử dụng Connection String (Connection URL) sau đó viết code để truy vấn câu lệnh SQL. Sau khi truy vấn thành công, một tập dữ liệu được trả về từ CSDL, người lập trình cần đọc những data này sau đó xử lý để trả về tập các đối tượng mong muốn. - Ưu điểm của JDBC: Rõ ràng và dễ dàng, sử dụng tốt cho chương trình nhỏ JDBC có hiệu suất cao khi làm việc với một lượng lớn dữ liệu - Nhược điểm của JDBC JDBC sẽ khó sử dụng trong những dự án lớn Lập trình viên phải tự code phần Transaction và Concurrency trong chương trình Khó khăn trong vấn đề quản lý kết nối và mở đóng kết nối tới CSDL (đặc biệt là việc đóng kết nối) 2.1.2. ORM là gì? ORM viết tắt cho Object Relation Mapping, là một công nghệ khác của Java dùng để truy xuất vào CSDL. Bằng công nghệ này những đối tượng business sẽ được ánh xạ từ/tới các bảng trong CSDL với sự giúp đỡ của ORM framework. - Ưu điểm của ORM Không cần làm việc trực tiếp với câu lệnh SQL để lưu trữ và truy vấn dữ liệu 17 | T r a n g
- Cấu hình đơn giản, hỗ trỡ cấu hình logging API chuẩn dùng cho các đối tượng business Giúp phát triển ứng dụng nhanh chóng Dễ học và dễ dùng - Nhược điểm của ORM Hiệu xuất chậm khi có một lượng lớn dữ liệu update Chậm hơn một chút so với JDBC 2.2. JPA là gì? Java Persistence API (JPA) là một đặc tả Java dùng cho việc truy xuất, lưu trữ/truy vấn và quản lý dữ liệu giữa các đối tượng Java/class với CSDL quan hệ. JPA được định nghĩa là một phần của đặc tả EJB 3.0 như là thay thế cho đặc tả EJB 2CMP Entity Bean. JPA đang được cân nhắc trở thành chuẩn trong cách tiếp cận Object to Relation Mapping (ORM) trong ngành công nghiệp Java. JPA chỉ là một đặc tả, nó không phải là một sản phẩm và không thể tự thực hiện việc lưu trữ/truy vấn. JPA chỉ là một tập hợp các interface cần được cài đặt. Có rất nhiều open source và các phiên bản thương mại cài đặt JPA mà chúng ta có thể chọn để sử dụng trong các ứng dụng Java EE5. JPA cho phép POJO (Plain Old Java Object) dễ dàng lưu trữ /truy xuất mà không cần cài đặt bất cứ interface hoặc phương thức nào.Thông qua JPA, nhà phát triển có thể ánh xạ (map), lưu trữ, cập nhật và lấy dữ liệu từ CSDL thành Java object và ngược lại. JPA cho phép việc khai báo maping đối tượng có thể được sử dụng thông qua chú thích (annotation) hoặc thông qua XML. Một cấu hình XML sẽ ghi dè lên annotation. JPA cũng định nghĩa một đối tượng Runtime EntityManager API dùng cho việc truy vấn và transaction các đối tượng với CSDL. JPA định nghĩa một ngôn ngữ truy vấn theo mức độ Object JPQL dùng để thực hiện các truy vấn với CSDL. Ngày nay, các hãng công nghệ thường phát hành bàn cài đặt JPA đi kèm với framework của họ. Do đó, nhà phát triển có thể chọn một cài đặt ORM nào phù hợp nhất với yêu cầu của ứng dụng. Ví dụ, sản phẩm có thể được bắt đầu từ một phiên bản ORM miễn phí sau đó có thể chuyển đổi sang một phiên bản ORM thương mại. Việc chuyển đổi này không hề làm thay đổi code.Tính độc lập của ORM framework cũng là một lợi ích to lớn của JPA. - ORM framework: dưới đây là danh sách các ORM framework sử dụng đặc tả JPA: 18 | T r a n g
- Hibernate (Red Hat – Open Source) Toplink (Oracle – Commercial) EclipseLink (Eclipse –Open Source) Open JPA (Apache – Open Source) - Tại sao nên sử dụng JPA? JPA là một đặc tả chuẩn và là một phần của đặc tả EJB3. Rất nhiều ORM framework miễn phí có thể dùng để phát triển ứng dụng ở nhiều quy mô khác nhau. Ứng dụng mang tích thích ứng cao với nhiều server và nhiều ORM framework. Có thể dùng ở cả ứng dụng JEE và JSE. Tính năng annotation trong JSE5 có thể được sử dụng. Hỗ trợ cấu hình dùng cả annotation và XML. Hỗ trợ bởi nhiều hãng công nghệ lớn. - Phiên bản của đặc tả JPA? JPA 1.0 được phát hành vào 11/5/2006. JPA 2.0 được phát hành vào 10/12/2009. 2.3. Entity 2.3.1. Persistence Entity Persistence data chỉ đến những dữ liệu được lưu trữ lâu dài trong ứng dụng. Trạng thái của những dữ liệu này được lâu dài là do chúng được lưu trữ trong các kho lưu trữ lâu dài như CSDL, file. Trong JPA, những persistence data này được xem như các entity. Một entity là một tập hợp các dữ liệu logic mà ta có thể lưu trữ và lấy được. Ví dụ trong ứng dụng ngân hàng, khách hàng và tài khoản được xem như là các entity. Tên khách hàng, địa chỉ khách hàng là những thông tin logic được nhóm lại với nhau đại diện cho entity Khách hàng. Tương tự, số tài khoản, số tiền trong tài khoản … là những thông tin logic được nhóm lại dưới entity Tài khoản. 2.3.2. Entity Trong đặc tả JPA, một Entity được xem là một persistent object mà nó có thể được lưu trữ và lấy ra từ persistent storage (CSDL). Trong kỹ thuật lập trình, một 19 | T r a n g
- entity sẽ tương ứng với một class Java (đối tượng kiểu POJO - plain old java object). Lớp này đại diện cho một bảng (table) trong CSDL còn thể hiện của class (instance) tương ứng cho một dòng (record) của bảng. POJO là khái niệm trong Java dùng để chỉ những đối tượng Java không kế thừa và cài đặt từ một số lớp đặc biệt. Do đó, phần lớn các đối tượng Java bình thường đều là POJO. Ví dụ về lớp không phải POJO Trong ví dụ trên, cả Myservlet và MyRemote đều kế thừa và cài đặt các lớp đặc biệt Servlet và Bean nên các lớp này không phải POJO. - Yêu cầu đối với Entity Được chú thích với annotation javax.persistence.Entity Khai báo lớp public hoặc protected và không có constructor có tham số Class không được khai báo final Không có phương thức hoặc biến persistence nào được khai báo final Một entity có thể kế thừa từ một lớp entity khác hoặc một lớp không phải entity Một lớp không phải entity có thể kế thừa từ một lớp entity - Field và Property Có thể truy xuất trạng thái của entity thông qua biến hoặc thông qua JavaBeans –style properties (getters/ setters). Các kiểu dữ liệu hỗ trợ bao gồm các kiểu dữ liệu cơ bản trong java, kiểu enum, các entity hoặc tập hợp các entity khác.Các trường được chú thích với @Transient sẽ không được lưu trữ vào kho dữ liệu - Khóa chính của Entity Mỗi entity sẽ có một unique object identifier (tương ứng với Persistence identifier). Khai báo persistence identifier bằng cách thêm @Id vào trước trường (có thể thêm trước 1 trường trong trường hợp 1 khóa chính hoặc nhiều trường trong trường hợp bảng có nhiều khóa chính) 20 | T r a n g
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề tài “Giao kết và thực hiện hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế tại Công ty TNHH Vật tư khoa học kỹ thuật Đông Dương- Indochina”
81 p | 378 | 70
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học " Trung Quốc với chiến lược phát triển nhân tài "
10 p | 74 | 9
-
TỔ CHỨC THƠNG MẠI THẾ GIỚI VÀ SỰ GIA NHẬP CỦA TRUNG QUỐC
27 p | 74 | 6
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn