BÁO CÁO "HOẠT ĐỘNG THANH TRA CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI NGÂN HÀNG LIÊN DOANH, CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NƯỚC NGOÀI"
lượt xem 61
download
Tham khảo luận văn - đề án 'báo cáo "hoạt động thanh tra của ngân hàng nhà nước đối với ngân hàng liên doanh, chi nhánh ngân hàng nước ngoài"', luận văn - báo cáo phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: BÁO CÁO "HOẠT ĐỘNG THANH TRA CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI NGÂN HÀNG LIÊN DOANH, CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NƯỚC NGOÀI"
- HOẠT ĐỘNG THANH TRA CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI NGÂN HÀNG LIÊN DOANH, CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NƯỚC NGOÀI
- MỤCLỤC CHƯƠNG 1: SỰCẦNTHIẾTHOẠTĐỘNGTHANHTRACỦANGÂNHÀNG NHÀNƯỚCĐỐIVỚINGÂNHÀNGLIÊNDOANH, CHINHÁNHNGÂNHÀNGNƯỚCNGOÀI ............................................................. 5 1.1. Sự hình thành và phát triển của Ngân hàng liên doanh,Chi nhánh Ngâ n hàng nước ngoài ............................................................................................ 5 1.1.1. Sự phát triển của hệ thống Ngân hàng và hoạt động quản lý Nhà nước đối với các Ngân hàng thương mại ở Việt Nam ................................ 5 1.1.2. Sự phát triển của Ngân hàng liên doanh, Chi nhánh ngân hàng nước ngoài ở nước ta.......................................................................................... 8 1.1.3. Những đặc điểm chủ yếu của Ngân hàng liên doanh, Chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại nước ta ................................................... 9 1.2. Sự cần thiết của hoạt động thanh tra của Thanh tra Ngân hàng Nhà nước đối với các Ngân hàng liên doanh, Chi nhánh ngân hàng nước ngoài .......... 12 1.3. Căn cứ pháp lý và các phương pháp thanh tra, giá m sát Ngân hàng liên doanh và Chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam ............................ 18 1.3.1. Căn cứ pháp lýđể thanh tra, giá m sát Ngân hàng liên doanh, Chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam .............................................. 18 1.3.2. Phương pháp thanh tra, giá m sát của Ngân hàng Nhà nước đối với Ngân hàng liên doanh, Chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam ... 20 CHƯƠNG 2: HOẠTĐỘNGTHANHTRACỦATHANHTRA NGÂNHÀNG NHÀNƯỚCĐỐIVỚINGÂNHÀNGLIÊNDOANH, CHINHÁNHNGÂNHÀNGNƯỚCNGOÀITẠI VIỆT NAM ................................ 30 2.1. Chức năng, nhiệ m vụ và cơ cấu tổ chức của Thanh tra Ngân hàng ....... 30 2.1.2. Cơ cấu tổ chức của Thanh tra Ngân hàng ...................................... 33 2.2. Thực trạng hoạt động thanh tra của Thanh tra Ngân hàng Nhà nước đố i với Ngân hàng liên doanh, Chi nhánh ngân hàng nước ngoài ...................... 35
- 2.2.1. Thực trạng Ngân hàng liên doanh, Chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam ............................................................................................ 35 2.2.2. Thực trạng hoạt động thanh tra của Thanh tra Ngân hàng Nhà nước đối với Ngân hàng liên doanh, Chi nhánh ngân hàng nước ngoài ............ 42 2.2.2.1. Đối với phương pháp giám sát từ xa:..................................... 43 2.2.2.2. Đối với phương pháp thanh tra tại chỗ:.................................. 45 2.3. Đánh giá thực trạng thanh tra của Thanh tra Ngân hàng Nhà nước đối với các Ngân hàng liên doanh, Chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam ............................................................................................................ 48 2.3.1. Kết quảđạt được ............................................................................ 48 2.3.2. Những tồn tại và nguyên nhân ....................................................... 51 2.3.2.1. Những tồn tại trong hoạt động giám sát từ xa......................... 51 2.3.2.2. Những tồn tại trong hoạt động thanh tra giám sát tại chỗ ...... 52 2.3.2.3. Nguyên nhân của những tồn tại .............................................. 54 CHƯƠNG 3: GIẢIPHÁPĐỔIMỚIHOẠTĐỘNGTHANHTRACỦANGÂNHÀNGNHÀNƯỚC ĐỐIVỚINGÂNHÀNGLIÊNDOANH, CHINHÁNHNGÂNHÀNGNƯỚCNGOÀITẠIVIỆTNAM .................................. 57 3.1. Yêu cầu của việc tăng cường quản lý và thanh tra đối với Ngân hàng liê n doanh, Chi nhánh ngân hàng nước ngoài ..................................................... 57 3.2. Giải pháp đổi mới hoạt động thanh tra của Ngân hàng Nhà nước đối vớ i Ngân hàng liên doanh, Chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam ....... 61 3.2.1. Sắp xếp lại tổ chức và chú trọng đào tạo cán bộ là m công tác thanh tra đối với Ngân hàng liên doanh, Chi nhánh ngân hàng nước ngoài ....... 61 3.2.2. Tiến hành phân cấp quản lýđối với Ngân hàng liên doanh, Chi nhánh ngân hàng nước ngoài ................................................................... 62 3.2.3. Phối hợp với Thanh tra Ngân hàng các nước và các ngân hàng tại nước ngoài nguyên xứ có chi nhánh hoạt động tại Việt Nam để tăng cường
- giá m sát và thanh tra hoạt động của các Ngân hàng liên doanh, Chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam ........................................................ 62 3.2.4. Tiếp tục hoàn thiện các phương thức thanh tra .............................. 63 3.2.4.1. Đổi mới và hoàn thiện phương thức giám sát từ xa................. 64 3.2.4.2. Hoàn thiện phương thức thanh toán tại chỗ ............................ 67 3.2.5. Giải pháp bổ trợ nhằ m nâng cao hiệu quả hoạt động thanh tra đối với Ngân hàng liên doanh, Chi nhánh ngân hàng nước ngoài .................. 70 3.3. Một số kiến nghị .................................................................................. 70 3.3.1. Với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam .............................................. 70 3.3.2. Với Chính phủ và Thanh tra Nhà nước .......................................... 72 3.3.3. Với các Ngân hàng liên doanh và Chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam ............................................................................................ 72
- CHƯƠNG 1 SỰCẦNTHIẾTHOẠTĐỘNGTHANHTRACỦANGÂNHÀNG NHÀNƯỚCĐỐIVỚINGÂNHÀNGLIÊNDOANH, CHINHÁNHNGÂNHÀNGNƯỚCNGOÀI 1.1. Sự hình thành và phát triển của Ngân hàng liên doanh,Chi nhánh Ngân hàng nước ngoài 1.1.1. Sự phát triển của hệ thống Ngân hàng và hoạt động quản lý Nhà nước đối với các Ngân hàng thương mại ở Việt Nam Sự phát triển của hệ thống Ngân hàng trên thế giới gắn liền với sự phát triển của trình độ sản xuất và tiến bộ của xã hội loài người. Đến những nă m cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20, các Ngân hàng thương mại trên thế giới nhất làở Mỹ và các nước Tây Âu đã phát triển mạnh, cùng giai đoạn lịch sửđóđã xuất hiện ngân hàng phát hành - đó là Ngân hàng Trung ương là m nhiệm vụ phát hành tiền, nhận tiền gửi và cho vay đối với các Ngân hàng thương mại. Đến thời kỳ này, hệ thống Ngân hàng hai cấp trong nền kinh tế thị trường đãđược xác lập và phát triển thành hệ thống Ngân hàng hiện đại. Các Ngân hàng đã vàđang có những bước phát triển và hoàn thiện, thể hiện tính đa dạng và phong phú về thể chế; sự phân hoá thành những ngân hàng lớn và nhỏ trong sự cạnh tranh quyết liệt của cơ chế thị trường; chất lượng hoạt động nghiệp vụ không ngừng được nâng cao trở thành công nghệ ngân hàng hiện đại như ngày nay. Sự mở rộng về quy mô và không ngừng được nâng lên về chất lượng của các Ngân hàng thương mại cùng với sự phát triển của hoạt động ngoại thương và xu hướng toàn cầu hoá hoạt động ngân hàng, làm cho hoạt động của các Ngân hàng thương mại không chỉ bị giới hạn trong mỗi quốc gia mà nóđược phát triển mở rộng sang nhiều nước khác. Lúc này, sự chu chuyển vốn từ nơi thừa đến nơi thiếu cũng vượt ra ngoài phạm vi quốc gia và mang tính quốc tế.
- Mặt khác, mục tiêu của các Ngân hàng thương mại là tìm kiế m lợi nhuận, sự tìm kiếm này không chỉở trong nước mà còn được thực hiện cảở nước ngoài. Khi các Ngân hàng thương mại mở rộng hoạt động của mình ra nước ngoài thì không chỉ là nhằ m tìm kiếm nhiều lợi nhuận hơn, mà còn đả m bảo cho sự tồn tại, phát triển bền vững của mình trong sự cạnh tranh ngày càng gat gắt của thị trường. Với mục tiêu tìm kiếm lợi nhuận nên các Ngân hàng thương mại nhiề u khi coi nhẹ việc tuân thủ luật pháp và các quy chế an toàn, có trường hợp không phục vụ cho định hướng phát triển kinh tế của Nhà nước. Mặt khác, kinh doanh tiền tệ là loại kinh doanh gặp nhiều rủi ro nhất trong các loại kinh doanh. Những rủi ro chủ yếu trong kinh doanh tiền tệ mà các Ngân hàng thương mại thường gặp phải là: - Rủi ro lãi suất, - Rủi ro hối đoái và tỷ giá, - Rủi ro hệ thống, - Rủi ro môi trường, - Rủi ro cơ chế v.v... Ở nước ta, thực hiện đổi mới cơ chế quản lý, Đảng ta yêu cầu "chuyển mạnh hoạt động của Ngân hàng sang hạch toán kinh tế và kinh doanh xã hộ i chủ nghĩa " [10]. Theo Nghịđịnh số 53/HĐBT ngày 26/03/1998 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ), vào giữa năm 1988 chúng ta đã chuyển hệ thống ngân hàng một cấp thành hệ thống ngân hàng hai cấp, đó là Ngân hàng Nhà nước và các Ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng. Ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng thực hiện chức năng kinh doanh tiền tệ và làm dịch vụ ngân hàng theo quy định của pháp luật, mục tiêu chính của các Ngân hàng thương mại là lợi nhuận thu được từ hoạt động kinh doanh; nhưng phải tuân thủ nghiê m túc luật pháp và các quy chế. Mặt khác, kinh doanh tiền tệ là loại hình kinh doanh có nhiều rủi ro nhưđã phân tích ở trên. Vì vậy, để hạn chế những vi phạm của các Ngân hàng thương mại, giúp
- các Ngân hàng thương mại tránh được rủi ro đòi hỏi phải có sự quản lý của Nhà nước thông qua một cơ quan chức năng, đó là Ngân hàng Trung ương (ở nước ta là Ngân hàng Nhà nước) và thường được giao chủ yếu cho Thanh tra Ngân hàng. Điều này được quy định trong Luật các Tổ chức tín dụng, đó là: "Các tổ chức tín dụng và các tổ chức khác có hoạt động ngân hàng phải chịu sự thanh tra của Thanh tra Ngân hàng theo quy định của pháp luật " [5]. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam là cơ quan của Chính phủ và là Ngâ n hàng Trung ương của nước ta, thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về tiền tệ và hoạt động ngân hàng, là ngân hàng phát hành tiền, ngân hàng của các tổ chức tín dụng và ngân hàng là m dịch vụ tiền tệ cho Chính phủ. Thực hiện chức năng quản lý Nhà nước của Ngân hàng Nhà nước bao gồm: " - Tham gia xây dựng chiến lược và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước; - Xây dựng dựán chính sách tiền tệ quốc gia để Chính phủ xem xét trình Quốc hội quyết định và tổ chức thực hiện chính sách này; xây dựng chiến lược phát triển hệ thống ngân hàng và các tổ chức tín dụng Việt Nam; - Xây dựng các dựán luật, pháp lệnh và các dựán khác về tiền tệ và hoạt động ngân hàng; ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về tiền tệ và hoạt động ngân hàng theo thẩm quyền; - Cấp, thu hồi giấy phép thành lập và hoạt động của các tổ chức tín dụng, trừ trường hợp do Thủ tướng Chính phủ quyết định; cấp, thu hồi giấy phép hoạt động ngân hàng của các tổ chức khác; quyết định giải thể, chấp thuận chia, tách, hợp nhất, sát nhập các tổ chức tín dụng theo quy định của pháp luật; - Kiểm tra, thanh tra hoạt động ngân hàng; kiểm soát tín dụng; xử lý các vi phạm pháp luật trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng theo thẩm quyền; - Quản lý việc vay, trả nợ nước ngoài của các doanh nghiệp theo quy định của Chính phủ; - Chủ trì lập và theo dõi kết quả thực hiện cán cân thanh toán quốc tế;
- - Quản lý hoạt động ngoại hối và quản lý hoạt động kinh doanh vàng; - Ký kết, tham gia các điều ước quốc tế về tiền tệ và hoạt động ngân hàng theo quy định của pháp luật; - Đại diện cho Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại các tổ chức tiề n tệ và ngân hàng quốc tế trong những trường hợp được Chủ tịch nước, Chính phủ uỷ quyền; - Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ ngân hàng; nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ ngân hàng" [5]. Trong các chức năng trên, chức năng kiểm tra, thanh tra được giao chủ yếu cho Thanh tra Ngân hàng và tổ chức, nhiệ m vụ, quyền hạn của Thanh tra Ngân hàng cũng được quy định cụ thể trong Luật Ngân hàng Nhà nước và Luật các Tổ chức tín dụng. Vào cuối thập niên 80, đầu thập niên 90, do chủ trương "đổi mới" quả n lý kinh tế của Đảng và Nhà nước, kinh tế trong nước được kích thích và phát triển thông qua việc xoá bỏ cơ chế quan liêu bao cấp, Nhà nước thừa nhận vai trò của kinh tế hàng hoá với chủ trương "Phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiề u thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước". Cùng với việc đổi mới cơ chế quản lý, Đảng và Nhà nước ta cũng thực hiện "mở cửa" nền kinh tế nước ta với tất cả các nước, tạo cơ sở cho hoạt động đầu tư nước ngoài vào nước ta. Theo đó, nhiều ngâ n hàng nước ngoài đã xin phép Nhà nước đểđầu tư vào nước ta dưới hình thức liên doanh (Ngân hàng liên doanh) hoặc thành lập chi nhánh 100% vốn nước ngoài (Chi nhánh ngân hàng nước ngoài). 1.1.2. Sự phát triển của Ngân hàng liên doanh, Chi nhánh ngân hàng nước ngoài ở nước ta Sự phát triển của các doanh nghiệp trong nước đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ là m cho nhu cầu về vốn ngày càng tăng, nguồn vốn trong
- nước không đủđểđáp ứng. Do đó, cùng với việc hình thành ngân hàng hai cấp và chủ trương "mở cửa" của Đảng và Nhà nước, các ngân hàng nước ngoài đã dần có mặt hoạt động tại nước ta. Ngay từ những nă m cuối thập niên 80, nhiều ngân hàng nước ngoài của các nước đãđến tìm hiểu thị trường Việt Nam đềđầu tư. Năm 1989, ngân hàng nước ngoài đầu tiên được Nhà nước ta cấp giấy phép đặt văn phòng đại diện. Đến nă m 1990, Ngân hàng nước ngoài đầu tiên được cấp giấy phép hoạt động tại Việt Nam dưới hình thức liên doanh theo Luật đầu tư nước ngoài. Từ khi Ngân hàng nước ngoài đầu tiên được cấp giấy phép hoạt động tạ i nước ta năm 1990, hiện nay (tháng 12/2006) trên đất nước ta đã có 6 Ngân hàng liên doanh, 37 Chi nhánh ngân hàng nước ngoài và 60 văn phòng đại diện của Tổ chức Tín dụng nước ngoài đang hoạt động cùng với các Tổ chức Tín dụng trong nước càng làm cho hoạt động tài chính - tiền tệ nước ta phong phú, đa dạng và sôi động hơn. 1.1.3. Những đặc điểm chủ yếu của Ngân hàng liên doanh, Chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại nước ta Theo Luật "Các Tổ chức Tín dụng" được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XI, kỳ họp thứ hai thông qua ngày 15/6/2004, theo khoản 4, Điều 20 "Tổ chức Tín dụng nước ngoài là tổ chức tín dụng được thành lập theo luật pháp nước ngoài". Tại Chương VII, Luật này về "Tổ chức tín dụng nước ngoài, văn phòng đại diện của tổ chức tín dụng nước ngoài tại Việt Nam" quy định hình thức hoạt động của Tổ chức tín dụng nước ngoà i (Điều 105) gồ m: - Tổ chức tín dụng liên doanh; - Tổ chức tín dụng 100% vốn nước ngoài; - Chi nhánh Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam.
- - Tổ chức tín dụng nước ngoài được đặt văn phòng đại diện tại Việt Nam. Văn phòng đại diện của tổ chức tín dụng nước ngoài không được thực hiện các hoạt động kinh doanh tại Việt Nam. Với những quy định trong Luật "Các tổ chức tín dụng" trên đây và Luật "Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam", đặcđiể m của Ngân hàng liên doanh, Chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam là: + Được thành lập theo luật pháp nước ngoài; + Đối với Chi nhánh Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam là doanh nghiệp thuộc sở hữu của nhàđầu tư nước ngoài, do nhàđầu tư nước ngoài thành lập tại Việt Nam, tự quản lý và tự chịu trách nhiệ m về kết quả kinh doanh; Ngoài hai đặc điểm theo quy định của Luật, Ngân hàng liên doanh, Chi nhánh ngân hàng nước ngoài còn một sốđặc điểm tác động đến hoạt động thanh tra của Ngân hàng Nhà nước, đó là: + Tổng giá m đốc các Ngân hàng liên doanh, Chi nhánh ngân hàng nước ngoài là người mang quốc tịch nước ngoài, ngôn ngữ sử dụng trong giao tiếp với Ngân hàng Nhà nước thường là tiếng Anh. Chữ viết dùng trong các tài liệ u giao dịch của các Ngân hàng liên doanh, Chi nhánh ngân hàng nước ngoài chủ yếu là tiếng Anh, một số tài liệu sử dụng chữ viết của nước nguyên xứ. + Có nhiều quy định giới hạn hoạt động của các Chi nhánh Ngân hàng nước ngoài nhằ m hỗ trợ cho hoạt động của các Ngân hàng trong nước, như: Không được huy động tiết kiệm từ dân cư; vốn huy động từ các tổ chức và cá nhân Việt Nam không có quan hệ tín dụng với Ngân hàng không được vượt 30% vốn tự có .v.v... + Chi nhánh Ngân hàng nước ngoài không được quy định là một pháp nhân Việt Nam.
- + Các Ngân hàng liên doanh, Chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam thường đặt trụ sởở những nơi có hoạt động "kinh tế thị trường" phát triển như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Vũng Tàu nhằm thu được lợi nhuận cao, điều này được thể hiện rõ qua biểu đồ 1.1 Biểu đồ1.1:Sự phát triển về số lượng Ngân hàng liên doanh vàChi nhánh Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam từ năm 1990 – 2006 Đơn vị: Ngân hàng TT Chỉ tiêu 1990 1993 1995 1997 1999 2001 2004 2006 1 Miền Bắc 0 5 9 13 14 16 20 21 2 Miền Nam 1 7 13 15 16 18 23 25 25 20 15 MiÒn B¾c MiÒn Nam 10 5 0 1990 1995 1999 2004 (Nguồn: Báo cáo Thanh tra Ngân hàng Nhà nước Việt Nam từ năm 1990-2006)
- + Trong quá trình hoạt động tại Việt Nam, các Ngân hàng liên doanh, Chi nhánh ngân hàng nước ngoài vừa phải tuân thủ luật pháp, quy chế của Việt Nam; đồng thời phải tuân thủ luật pháp của nước nguyên xứ. Như vậy, nó bịđiều chỉnh bởi hai hệ thống pháp luật. + Hoạt động của các Ngân hàng liên doanh, Chi nhánh ngân hàng nước ngoài không chỉ giới hạn trong phạ m vi lãnh thổ, mà hoạt động của nó có quan hệ với nhiều nước (hiện tại là quan hệ vay, gửi tiền và thanh toán; trong tương lai sẽ còn được mở rộng hơn khi hoạt động của thị trường chứng khoán phát triển và mở rộng). 1.2. Sự cần thiết của hoạt động thanh tra của Thanh tra Ngân hàng Nhà nước đối với các Ngân hàng liên doanh, Chi nhánh ngân hàng nước ngoài a- Những ảnh hưởng từ hoạt động của các Ngân hàng liên doanh, Chi nhánh ngân hàng nước ngoàiđối với Việt Nam hiện nay Như trên đãđánh giá, hoạt động của Ngân hàng liên doanh, Chi nhánh ngân hàng nước ngoài ở nước ta cùng các ngân hàng trong nước đã làm cho hoạt động của thị trường tài chính tiền tệ nước ta phong phú, đa dạng hơn. Mặt khác, hoạt động của Ngân hàng liên doanh, Chi nhánh ngân hàng nước ngoà i cũng có những ảnh hưởng rất lớn đối với các hoạt động kinh tế nói chung và các ngân hàng của Việt Nam nói riêng, đó là: + Đối với các hoạt động kinh tế của Việt Nam: Với tổng tài sản gần 35 nghìn tỷđồng, dư nợ cho vay 20 nghìn tỷđồng năm 2006 (bảng số 2.2), hoạt động của Ngân hàng liên doanh, Chi nhánh ngân hàng nước ngoài đã góp phần đáng kể vào việc thúc đẩy các hoạt động kinh tế của nước ta, tạo động lực cho sự tăng trưởng kinh tế của đất nước.
- Tuy nhiên, nếu không có sự quản lý của Nhà nước đối với hoạt động của Ngân hàng liên doanh, Chi nhánh ngân hàng nước ngoài thì việc đầu tư của các ngân hàng này sẽ vì mục tiêu lợi nhuận mà xem nhẹ mục tiêu phát triển cân đối nền kinh tế. + Đối với các ngân hàng của Việt Nam: do có sức mạnh về vốn, công nghệ vàđiều kiện cạnh tranh trong hoạt động theo cơ chế thị trường, các Ngân hàng liên doanh, Chi nhánh ngân hàng nước ngoài thường có nhiều lợi thế hơ n so với các ngân hàng trong nước nhưđối với nghiệp vụ cho vay, bảo lãnh và thực hiện các dịch vụ v.v... Do đó, nếu không có sự quản lý sẽ tạo ra sự cạnh tranh không lành mạnh, các chi nhánh ngân hàng nước ngoài sẽ chèn ép các ngân hàng trong nước, làm cho hệ thống các ngân hàng trong nước suy giả m do không đủ sức để cạnh tranh. b- Đối với bản thân các Ngân hàng liên doanh, Chi nhánh ngân hàng nước ngoài Ngoài số vốn được cấp đểđược hoạt động theo Luật định, các Ngân hàng liên doanh, Chi nhánh ngân hàng nước ngoài ở Việt Nam (gọi tắt là ngân hàng nước ngoài) còn hoạt động bằng số vốn huy động từ các tổ chức kinh tế, cá nhân trong và ngoài nước. Trong khi vốn được cấp thường chỉ chiếm tỷ trọng trên dưới 20% tổng tài sản của một ngân hàng thìđểđảm bảo an toàn vàổn định trong kinh doanh, Ngân hàng Nhà nước phải tổ chức quản lý và thực hiện giá m sát hoạt động đầu tư của các ngân hàng nước ngoài nhằ m mục đích để các ngân hàng này phải luôn trong trạng thái an toàn. Nóđược thể hiện: - Thứ nhất,đảm bảo chắc chắn rằng Ngân hàng nước ngoài đó phải cóđ ủ khả năng chi trả thường xuyên cho người gửi tiền, kể cả khi khách hàng rút tiền ồạt. Đây là việc đảm bảo niề m tin, là tài sản vô cùng quý giáđối với mỗi ngâ n hàng nước ngoài trong cơ chế thị trường. Bởi vì một khi niềm tin này bị giả m sút, thì năng lực thu hút vốn của ngân hàng nước ngoài này bị giảm sút, do đó
- sẽ gặp khó khăn trong kinh doanh, thậm chí có thể mất khả năng thanh toán và dẫn đến phá sản. Biện pháp đảm bảo để thoả mãn vấn đề này là phải quản lý tài sản ở trạng thái động trong tổng số tiền dự trữ của mỗi đơn vị, nghĩa là là m sao để mỗi ngân hàng nước ngoài luôn có một lượng vốn có thểđáp ứng được khả năng chi trả cho người gửi tiền. Yêu cầu của việc quản lý này là sao cho ngân hàng nước ngoài luôn luôn đảm bảo khả năng chi trả, nhưng lại không để lãng phí vốn, nghĩa là giả m thấp tối đa rủi ro trong sử dụng vốn vào kinh doanh. Việc đảm bảo khả năng chi trả của một ngân hàng nước ngoài không chỉđơ n thuần làđề phòng việc rút tiền ồạt của khách hàng và giữ niề m tin với người gửi tiền, mà nó còn ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động tài chính, đến thu nhập và dẫn đến thua lỗ, phá sản của ngân hàng nước ngoài. Nếu một ngân hàng nước ngoài quản lý tài sản không đủ mức cần thiết, thìđể loại bỏ tình trạng thiếu hụt khả năng chi trả, ngân hàng nước ngoài đó có thể thực hiện nhiều biện pháp khác như: có thể giảm số tiền cho vay tương ứng, hoặc phải đôn đốc thu về một khoản vay chưa đến hạn; cũng có thể bán đi một số tài sản mà mình đang nắm giữ (như trái phiếu, tín phiếu v.v...) và như vậy, ngân hàng nước ngoài phải chịu phí tổn do những phương tiện mình đang quả n lýở tình trạng ké m động, khi đó rủi ro kinh doanh xảy ra. Một biện pháp khác là ngân hàng nước ngoài phải vay tái chiết khấu từ Ngân hàng Trung ương; trong nghiệp vụ này, ngân hàng nước ngoài phải chịu phí tổn cao hơn, đó là lãi suất tái chiết khấu. Nếu trường hợp này xảy ra nhiều lần thì Ngân hàng Trung ương phải có biện pháp "khép cửa sổ chiết khấu" lại; và khi đó, ngân hàng nước ngoài phải có biện pháp đối phó với tình trạng vỡ nợ của mình. Một biện pháp khác là vay tiền các ngân hàng thương mại khác, thậ m chí từ các tổ chức kinh tếđang có vốn tạm thời nhàn rỗi; nhưng việc này không phải lúc nào cũng dễ dàng. Nếu tình trạng trên kéo dài sẽ dẫn đến giá trị tài sản sụt dưới mức nguồn, làm cho ngân hàng nước ngoài không trảđược nợ, dẫn đến mất khả năng thanh toán và sẽ bị phá sản.
- Vì vậy việc quản lý tiền dự trữ là nghệ thuật trong điều hành hoạt động kinh doanh của người quản lý ngân hàng nước ngoài trong nền kinh tế thị trường, nó nhằm đảm bảo khả năng chi trả thường xuyên xuất phát từ yêu cầu tạo và giữ niềm tin trong kinh doanh ngân hàng. Việc theo dõi, báo động để giúp cho ngân hàng nước ngoài thường xuyên đả m bảo khả năng chi trả là trách nhiệ m của Ngân hàng Trung ương trong quản lý vĩ mô. Thực hiện trách nhiệ m này, Ngân hàng Trung ương phải thông qua các hoạt động quản lý mà nóđược thực hiện chủ yếu bởi hoạt động, giám sát từ xa và thanh tra tại chỗ của Thanh tra Ngân hàng, đặc biệt là việc giám sát thường xuyên vàđịnh kỳ. Đó là việc phân tích các loại báo cáo do các chi nhánh ngân hàng nước ngoài gửi định kỳđến Ngân hàng Nhà nước theo quy định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước. Mục đích của việc này là nhằ m xem xét chất lượng tài sản, việc chấp hành các quy chế quản lý nhằm phát hiện kịp thời sự biến động của các tài khoản tiền gửi của khách hàng và các khoản tiền dự trữ của bản thân ngân hàng nước ngoài để dự báo, chỉđiểm vàứng cứu khi cần thiết. - Thứ hai, là vấn đề quản lý tài sản của ngân hàng nước ngoài, tức làđả m bảo chất lượng kinh doanh, yếu tố quyết định sự tồn tại và phát triển của ngâ n hàng nước ngoài. Trong hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, để tạo ra thu nhập thì phải tổ chức sản xuất kinh doanh như thế nào để có sản phẩ m hàng hoá tốt, giá thành hạ, được nhiều khách hàng tín nhiệ m, tiêu thụ và thu hồi vốn nhanh. Đối với các ngân hàng nước ngoài thì cũng tương tự như vậy, cóđiều "hàng hoá" của các ngân hàng là loại hàng hoáđặc biệt, nó thể hiệ n ở chỗ: + Chỉ chuyển quyền sử dụng hàng hoá (tiền tệ) cho người vay trong một thời gian nhất định theo phương thức tùy thuộc vào bên vay nó theo hợp đồng giữa ngân hàng và khách hàng, do đó phải có biện pháp quản lý, theo dõi để thu hồi lại một cách tốt nhất;
- + Vốn cho vay của các ngân hàng luôn thuộc quyền sử dụng của khách hàng, nghĩa là nó nằm trong tay khách hàng và do khách hàng quản lý, sử dụng; chỉ khi nào thu hồi cả gốc và lãi, kết thúc hoạt động của tài khoản cho vay hoặc kết thúc một cam kết về thanh toán, chuyển tiền .v.v... thì hoàn thành chu kỳ kinh doanh, nên rất khó tính hiệu quả. Do đó yêu cầu về chếđộ hạchtoán và tài chính phải rõ ràng, nghiêm túc và thuận lợi. + Độ rủi ro cao và khả năng mất vốn luôn có thể xảy ra; việc này phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó yếu tố chất lượng hoạt động kinh doanh của khách hàng là rất quan trọng. Do đó mối quan hệ khăng khít giữa ngân hàng với khách hàng vay vốn là vấn đề cần quan tâm thường xuyên để tránh rủi ro trong cho vay. Từ những vấn đề trên cho thấy quan hệ với khách hàng và tiêu thụ hàng hoá của ngân hàng không giống với các ngành kinh doanh khác. Các ngân hàng nước ngoài thu lợi nhuận chủ yếu từ nghiệp vụ cho vay. Ở Mỹ, 67% tài sản của các Ngân hàng làở nghiệp vụ cho vay và trong những năm gần đây tạo ra hơn 60% thu nhập của các Ngân hàng. Đối với nước ta, nghiệp vụ cho vay của các Ngân hàng liên doanh, Chi nhánh ngân hàng nước ngoài cũng chiếm tỷ trọng rất lớn (khoảng 60% tổng tài sản) và tạo ra nguồ n thu nhập chủ yếu cho các tổ chức tín dụng với tỷ trọng hơn 70% tổng thu nhập (số liệu báo cáo của một số Ngân hàng liên doanh, Chi nhánh ngân hàng nước ngoài có tổng tài sản trên 100 triệu USD năm 2003, 2004, 2005). Năm 1998, 1999, do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế, hoạt động cho vay của một số ngân hàng có giả m và chuyển sang đầu tư bằng cách gửi tiền ở các ngân hàng khác, là m cho tỷ trọng dư nợ cho vay và thu lãi từ nghiệp vụ cho vay có bị giả m so với các năm trước. Trong nghiệp vụ cho vay thì việc thu thập thông tin đối với khách hàng vay là quan trọng nhất, phải thu thập thông tin từ nhiều nguồn như: qua các tà i
- liệu của người vay cung cấp, qua các thông tin phòng ngừa rủi ro (tình hình tài chính và quan hệ kinh doanh) và các luồng thông tin khác. Việc tìm khách hàng tin tưởng để cho vay phải rất thận trọng, nhưng cũng phải năng động và quyết đoán, bởi vì nếu quá thận trọng sẽ mất đi những cơ hội cho vay mà chúng mang lại lợi nhuận cao. Đó là sự sàng lọc nhằm thiết lập những mối quan hệ lâu dà i với khách hàng và sự giám sát thích hợp trong quá trình cho vay. Nếu ngâ n hàng nước ngoài làm tốt vấn đề này thì rủi ro sẽít hơn và lợi nhuận thu được sẽ cao hơn. - Thứ ba, có liên quan đến hai vấn đề là tổ chức huy động vốn và quản lý tài chính của mỗi ngân hàng nước ngoài. + Việc huy động nguồn vốn sao cho chi phí phải thấp nhất, nhưng nguồ n vốn huy động được phải ổn định, vững chắc, biểu hiện một chiến lược kinh doanh tích cực và mang tính lâu dài. Vì vậy cơ cấu nguồn vốn là một trong những tiêu chuẩn đểđánh giá một ngân hàng nước ngoài có vững mạnh và phát triển hay không. + Vấn đề quản lý tài chính là phải đạt được mục tiêu thu lợi nhuận tối đa. Từ mục tiêu này, mỗi ngân hàng nước ngoài phải có các biện pháp thích hợp trong chỉđạo, điều hành; mặt khác, mỗi ngân hàng nước ngoài phải chấp hành đầy đủ các quy định về chếđộ quản lý tài chính của Nhà nước, các nghĩa vụ với Nhà nước, trích lập và sử dụng các nguồn lực tài chính đúng, có hiệu quả, cải thiện đời sống người lao động v.v... Sự có mặt của Ngân hàng liên doanh, Chi nhánh ngân hàng nước ngoà i tại Việt Nam thể hiện sự phát triển hợp quy luật, mang tính lịch sử gắn liền với nhu cầu phát triển của kinh tế trong nước và sự phát triển không ngừng của nề n tài chính tiền tệ Việt Nam. Nóđã cùng các tổ chức tín dụng trong nước đáp ứng nhu cầu về vốn cho hoạt động của các doanh nghiệp nói riêng và nền kinh tế nói chung nhằm phục vụđường lối "công nghiệp hoá, hiện đại hoá" đất nước
- vàthúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế; tạo ra sự cạnh tranh trong hoạt động Ngâ n hàng, thúc đẩy sự phát triển của hệ thống ngân hàng trong nước. Tuy nhiên, khi có mặt Ngân hàng liên doanh, Chi nhánh ngân hàng nước ngoài, hoạt động của nó phải tuân theo các quy định của luật pháp và phải phù hợp với đường lối phát triển và xây dựng nền kinh tế thị trường có sựđiều tiết của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa ởnước ta. Sự cạnh tranh của các Ngân hàng liên doanh, Chi nhánh ngân hàng nước ngoài với các ngân hàng thương mại trong nước phải thể hiện sự lành mạnh, góp phần thúc đẩy sự phát triển của các tổ chức tín dụng trong nước. Hoạt động của nó cũng phải an toàn đểđảm bảo sự an toàn về tài sản cho người gửi tiền. Do đó, vấn đềđặt ra cho Ngân hàng Nhà nước là phải có biện pháp và thực hiện giám sát, thanh tra đối với hoạt động của Ngân hàng liên doanh, Chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam đểđạt được những mục tiêu trên. Tóm lại, quản lý các Ngân hàng liên doanh, Chi nhánh ngân hàng nước ngoài thông qua hoạt động giám sát, thanh tra của ngân hàng Nhà nước là việc làm rất cần thiết. Nó không chỉ làm cho các ngân hàng này luôn luôn trong tình trạng vững vàng, ổn định và có xu thế phát triển, tạo được niềm tin cho những người gửi tiền ở ngân hàng mình; đồng thời tuân thủđầy đủ, nghiêm túc quy định của luật pháp. Mà quan trọng hơn là làm cho các ngân hàng này hoạt động theo định hướng phát triển kinh tế của Nhà nước, tạo ra sự cạnh tranh bình đẳng giữa các ngân hàng trong nước, kích thích sự phát triển của hệ thống tài chính - tiền tệ nói riêng và nền kinh tế nói chung. 1.3.Căn cứ pháp lý và các phương pháp thanh tra, giám sát Ngâ n hàng liên doanh và Chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam 1.3.1. Căn cứ pháp lýđểthanh tra, giám sát Ngân hàng liên doanh, Chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam
- Thanh tra và Giám sátđối với Ngân hàng liên doanh, Chi nhánh ngâ n hàng nước ngoài là một trong những hoạt động quan trọng của Ngân hàng Nhà nước để thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về tiền tệ và hoạt động ngân hàng đối với những ngân hàng này. Căn cứ pháp lýđể thanh tra, giám sát Ngân hàng liên doanh, Chi nhánh ngân hàng nước ngoài trước hết là Luật Đầu tư nước ngoài quy định về hình thức đầu tư, biện pháp bảo đảm đầu tư, quyền và nghĩa vụ của nhàđầu tư nước ngoài và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, quản lý Nhà nước vềđầu tư nước ngoài; Luật Ngân hàng Nhà nước quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Ngân hàng Nhà nước đối với nền kinh tế, đối với các tổ chức tín dụng và hoạt động ngân hàng của các tổ chức khác; Luật các tổ chức tín dụng quy định về tổ chức vàđiều hành của các tổ chức tín dụng, về hoạt động của các tổ chức tín dụng, về kiể m soát đặc biệt, phá sản, giải thể, thanh lý, quy định về quản lý Nhà nước đối với hoạt động của các tổ chức tín dụng và hoạt động ngân hàng của tổ chức khác, đặc biệt là Luật này có một Chương riêng quy định về tổ chức tín dụng nước ngoài, văn phòng đại diện của tổ chức tín dụng nước ngoài hoạt động tại Việt Nam. Ngoài ra còn có các bộ luật liên quan khác như Bộ Luật Dân sự, Lụât Doanh nghiệp v.v... cũng có những quy phạm điều chỉnh hoạt động của các ngân hàng thương mại, trong đó có các Ngân hàng liên doanh, Chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Tiếp theo đó là các văn bản dưới luật như các Nghịđịnh của Chính phủ và các văn bản pháp quy của Ngân hàng Nhà nước. Ngoài những văn bản pháp luật, pháp quy điề u chỉnh chung hoạt động các tổ chức tín dụng nhưđã nêu ở trên; đối với Ngân hàng liên doanh, Chi nhánh ngân hàng nước ngoài còn có một số văn bản riêng hoặc một phần cụ thể trong văn bản điều chỉnh hoạt động của chúng như Nghịđịnh số 13/1999/NĐ-CP ngày 17/03/1999 của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động của tổ chức tín dụng nước ngoài, văn phòng đại diện của tổ chức tín dụng nước ngoài tại Việt Nam như về tổ chức điều hành, về nội dung hoạt động; Quyết định số 296/1999/QĐ-NHNN5 ngày 25/08/1999 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về giới hạn cho vay một khách hàng đối với các tổ
- chức tín dụng, trong đó cho phép chi nhánh ngân hàng nước ngoài được cho vay một khách hàng với tổng dự nợ lớn nhất là 15% tính trên vốn tự có của ngân hàng mẹ; Quyết định số 380/1997/QĐ-NHNN1 ngày 11/11/1997 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định về trạng thái đồng Việt Nam đối vớ i các Chi nhánh Ngân hàng nước ngoài, Ngân hàng liên doanh tại Việt Nam, trong khi đó các ngân hàng Việt Nam tính trạng thái đối với đồng đô la Mỹ; quy định trong các giấy phép mở chi nhánh của các chi nhánh ngân hàng nước ngoài không được huy động tiền gửi tiết kiệm .v.v... 1.3.2. Phương pháp thanh tra, giám sát của Ngân hàng Nhà nước đối với Ngân hàng liên doanh, Chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam Các Ngân hàng liên doanh, Chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam là các đối tượng thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật Ngân hàng Nhà nước, Luật Các tổ chức tín dụng, Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và các luật khác có liên quan. Thực hiện quản lý Nhà nước đối với các tổ chức này, Ngân hàng Nhà nước sử dụng nhiều cơ quan chức năng của mình, trong đó có Thanh tra Ngâ n hàng. Đối với Thanh tra Ngân hàng, việc thực hiện quản lýđối với các Ngâ n hàng liên doanh, Chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam cũng sử dụng hai phương thức chủ yếu là giá m sát từ xa và thanh tra tại chỗđã nêu ở trên. Hai phương thức này được thực hiện tập trung bởi 2 phòng (bộ phận), phòng giá m sát phân tích (thực hiện phương thức giám sát từ xa) và phòng thanh tra ngâ n hàng nước ngoài (thực hiện thanh tra tại chỗ). Tuy nhiên do đặc thù của Ngân hàng liên doanh, Chi nhánh ngân hàng nước ngoài, nên phương thức giám sát từ xa và thanh tra tại chỗđối với những tổ chức này cũng có những điể m khác đối với việc giám sát thanh tra các ngân hàng thương mại trong nước. a- Phương thức giám sát từ xa Giá m sát từ xa (hay thanh tra trên các báo cáo) là việc Ngân hàng Nhà nước tổ chức phân tích, đánh giátình hình của TCTD dựa trên cơ sở các bảng
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Báo cáo tổng kết đề tài cấp bộ: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác chống tham nhũng của các cơ quan thanh tra nhà nước theo luật phòng, chống tham nhũng
85 p | 337 | 116
-
Luận văn: Hoàn thiện thanh tra, kiểm tra thuế theo cơ chế tự khai tự nộp thuế
90 p | 291 | 110
-
Luận văn: NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC KIỂM TRA, THANH TRA THUẾ TẠI CỤC THUẾ NƯỚC CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO
113 p | 304 | 84
-
ĐỀ TÀI " THANH TRA BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG "
27 p | 220 | 66
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học cấp trường: Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh Tiểu học thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp tại thành phố Trà Vinh
91 p | 167 | 25
-
Luận án Tiến sĩ Luật học: Đảm bảo quyền con người thông qua hoạt động kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật ở Việt Nam hiện nay
336 p | 14 | 13
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Thanh tra chuyên ngành đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế của Bảo hiểm xã hội Thành phố Hồ Chí Minh
113 p | 31 | 13
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: " ỨNG DỤNG THANH TRA MÃ NGUỒN TRONG TIẾN TRÌNH PHÁT TRIỂN PHẦN MỀM"
9 p | 95 | 9
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Luật học: Nghiên cứu so sánh cơ quan thanh tra quốc hội trên thế giới và khả năng áp dụng ở Việt Nam
28 p | 84 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Vận dụng các phương pháp, kỹ thuật kiểm toán vào hoạt động thanh tra, kiểm tra thu chi Ngân sách Nhà nước tại Thanh tra tỉnh Quảng Nam
146 p | 21 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các nhân tố tác động đến hành vi điều chỉnh lợi nhuận làm giảm chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp - Nghiên cứu thực nghiệm tại các công ty niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh
107 p | 39 | 5
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kế toán: Vận dụng các phương pháp, kỹ thuật kiểm toán vào hoạt động thanh tra, kiểm tra thu chi Ngân sách Nhà nước tại Thanh tra tỉnh Quảng Nam
26 p | 72 | 5
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ ngành Kế toán: Vận dụng các phương pháp, kỹ thuật kiểm toán vào hoạt động thanh tra, kiểm tra thu chi Ngân sách Nhà nước tại Thanh tra tỉnh Quảng Nam
26 p | 74 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý hoạt động thanh tra đào tạo ở trường đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học quốc gia Hà Nội
116 p | 32 | 3
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ: Vận dụng các phương pháp, kỹ thuật kiểm toán vào hoạt động thanh tra, kiểm tra thu chi Ngân sách Nhà nước tại Thanh tra tỉnh Quảng Nam
26 p | 21 | 2
-
Đề tài nghiên cứu khoa học: Khảo sát thực trạng chất lượng thuốc trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa qua hoạt động kiểm tra chất lượng tại Trung tâm Kiểm nghiệm Thanh Hóa năm 2020
42 p | 5 | 2
-
Đề án tốt nghiệp Quản lý công: Hoạt động thanh tra, kiểm tra của Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh
77 p | 2 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn