intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

BÁO CÁO KHẢO CỔ: “KHẢO SÁT CÁC NGUỒN VĂN HOÁ VẬT THỂ TẠI KHU VỰC DỰ ÁN THUỶ ĐIỆN TRUNG SƠN, TỈNH THANH HOÁ”

Chia sẻ: Nguyễn Thị Bích Ngọc | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:87

101
lượt xem
12
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Dự án thuỷ điện Trung Sơn là một dự án đa mục tiêu bao gồm cả phát điện và chống lũ, cũng nhƣ việc điều hoà lƣu lƣợng nƣớc ở khu vực sông Mã vào mùa khô. Chân đập đƣợc xây dựng cách biên giới Việt Lào về phía hạ lƣu sông Mã 25km, thuộc địa phận bản Co Me, xã Trung Sơn, huyện Quan Hoá, tỉnh Thanh Hoá, dòng chảy sau đập đi trong địa phận Việt Nam. Một đập bê tông cao 88m, chiều dài đỉnh đập là 353m tạo nên một hồ chứa có dung tích 112...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: BÁO CÁO KHẢO CỔ: “KHẢO SÁT CÁC NGUỒN VĂN HOÁ VẬT THỂ TẠI KHU VỰC DỰ ÁN THUỶ ĐIỆN TRUNG SƠN, TỈNH THANH HOÁ”

  1. VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM VIỆN KHẢO CỔ HỌC GÓI THẦU MT-04 THUỘC DỰ ÁN HỖ TRỢ KỸ THUẬT (PHRD GRANT) CHO CHUẨN BỊ DỰ ÁN “PHÁT TRIỂN NGUỒN ĐIỆN VIỆT NAM” “KHẢO SÁT CÁC NGUỒN VĂN HOÁ VẬT THỂ TẠI KHU VỰC DỰ ÁN THUỶ ĐIỆN TRUNG SƠN, TỈNH THANH HOÁ” (BÁO CÁO CUỐI CÙNG) NHÓM TƢ VẤN: VIỆN KHẢO CỔ HỌC Hà Nội, tháng 11 năm 2008
  2. Mục lục 1. Tổng quan dự án 1.1. Giới thiệu 1.2. Môi trƣờng pháp lý 1.3. Mục đích, nhiệm vụ, phƣơng pháp và phƣơng thức tiến hành 1.4. Khu vực khảo sát và các bƣớc tiến hành 1.5. Kế hoạch triển khai 2. Kết quả điều tra khảo sát 2.1. Vị trí địa lý, địa chất và cảnh quan môi trƣờng 2.2. Điều tra khảo sát vùng chân đập 2.3. Tổng quan về các di tích, di vật đã phát hiện 3. Nhóm di tích, di vật nằm trong vùng lòng hồ 3.1. Di tích khảo cổ thuộc giai đoạn tiền sơ sử Di tích Bản Nàng 1 3.2. Di tích khảo cổ học giai đoạn lịch sử Khu mộ Huổi Pa 3.3. Sƣu tập hiện vật trong vùng lòng hồ 3.3.1. Sƣu tập hiện vật giai đoạn tiền sơ sử 3.3.2. Sƣu tập hiện vật giai đoạn lịch sử 3.4. Các di tích mang tính chất thiêng liêng của nhóm tộc ngƣời (Khiêng sằn) 3.4.1. Khiêng sằn của bản Ta Bán 3.4.2. Khiêng sằn của bản Nàng 1 3.4.3. Khiêng sằn của bản Tài Chánh 4. Nhóm di tích nằm ngoài vùng lòng hồ 4.1. Di tích khảo cổ học giai đoạn tiền sơ sử Di tích thời đại đá mới Hang Cú 4.2. Di tích khảo cổ học giai đoạn lịch sử 4.2.1. Khu mộ Mái đá Nàng Chanh 4.2.2. Khu mộ Tiên Tẳng 4.2.3. Viên đá có chữ 5. Đề xuất phƣơng hƣớng nghiên cứu các địa điểm văn hoá vật thể 5.1. Đánh giá về khu vực công tác 5.2. Đề xuất phƣơng hƣớng nghiên cứu các địa điểm văn hoá vật thể trong khu vực công tác 5.2.1. Các địa điểm khảo cổ học 5.2.1.1. Di tích thời đại đá cũ Bản Nàng 1 5.2.1.2. Khu mộ Huổi Pa 5.2.2. Nhóm di vật thu đƣợc từ đợt công tác 5.2.3. Các khu vực mang tính thiêng liêng của nhóm tộc ngƣời 5.3. Đề xuất phƣơng hƣớng nghiên cứu các địa điểm văn hoá vật thể nằm ngoài khu vực công tác 6. Những vấn đề khi tiếp tục triển khai nghiên cứu xử lý các di tích trong khu vực công tác 2
  3. 6.1. Xác định địa điểm cần đƣợc khai quật di dời 6.2. Vấn đề chủ đầu tƣ cho công tác khai quật nghiên cứu 6.3. Những thủ tục pháp lý 6.4. Công tác bảo vệ và bảo quản di tích, di vật 6.5. Công tác khai quật di dời di tích 6.6. Dự kiến danh sách thành viên nhóm tƣ vấn 6.7. Dự kiến thời gian thực hiện 6.8. Vấn đề kinh phí 6.9. Xử lý di tích, di vật phát lộ trong quá trình thi công công trình 7. Kết luận Tài liệu tham khảo Phụ lục 3
  4. BÁO CÁO “KHẢO SÁT CÁC NGUỒN VĂN HOÁ VẬT THỂ TẠI KHU VỰC DỰ ÁN THUỶ ĐIỆN TRUNG SƠN, TỈNH THANH HOÁ” 1. Tổng quan dự án 1.1. Giới thiệu Gói thầu MT-04: “Khảo sát các nguồn văn hoá vật thể tại khu vực Dự án thuỷ điện Trung Sơn, tỉnh Thanh Hoá”, đƣợc thực hiện bởi nhóm tƣ vấn Viện Khảo cổ học, là một thành phần của Dự án thuỷ điện Trung Sơn thuộc Dự án Hỗ trợ kỹ thuật (PHRD grant) cho chuẩn bị dự án "Phát triển nguồn điện Việt Nam”. Dự án thuỷ điện Trung Sơn là một dự án đa mục tiêu bao gồm cả phát điện và chống lũ, cũng nhƣ việc điều hoà lƣu lƣợng nƣớc ở khu vực sông Mã vào mùa khô. Chân đập đƣợc xây dựng cách biên giới Việt Lào về phía hạ lƣu sông Mã 25km, thuộc địa phận bản Co Me, xã Trung Sơn, huyện Quan Hoá, tỉnh Thanh Hoá, dòng chảy sau đập đi trong địa phận Việt Nam. Một đập bê tông cao 88m, chiều dài đỉnh đập là 353m tạo nên một hồ chứa có dung tích 112 triệu m2 với diện tích bề mặt khoảng 13,13km2 để phục vụ cho việc phát điện của 4 tổ máy với tổng công suất là 250MW. Ở giai đoạn điều tra khảo sát chuẩn bị đầu tƣ, Công ty Tƣ vấn Xây dựng Điện 4 (PECC4) đã tiến hành lập dự thảo báo cáo tác động môi trƣờng (EA) cho dự án. Sau khi xem xét, nghiên cứu bản dự thảo trên, Ban QLDA Trung Sơn đã có một số đề xuất bổ xung để hoàn thiện thêm, trong đó có vấn đề khảo sát các nguồn văn hoá vật thể. Trên cơ sở đó, ngày 18/4/2008 BQL Dự án Trung Sơn đã ký kết với Viện Khảo cổ học Việt Nam Hợp đồng dịch vụ tƣ vấn về vấn đề “Khảo sát các nguồn văn hoá vật thể tại khu vực dự án thuỷ điện Trung Sơn”. Báo cáo này đƣợc nhóm tƣ vấn thực hiện với mục đích giải quyết những khía cạnh về Tài nguyên Văn hoá Vật thể (PCR) trong Báo cáo Đánh giá Môi trƣờng (EA) của Dự án Thuỷ điện Trung Sơn. 1.2. Môi trƣờng pháp lý Đợt điều tra, khảo sát các nguồn văn hoá vật thể tại khu vực Dự án thuỷ điện Trung Sơn, tỉnh Thanh Hoá đƣợc tiến hành căn cứ theo những cơ sở pháp lý sau: - Luật Di sản Văn hoá đƣợc Quốc hội nƣớc Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 29/6/2001. - Nghị định số 92/2002/NĐ-CP ngày 11/11/2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều Luật Di sản Văn hoá. - Đề cƣơng khảo sát thiết kế công trình thuỷ điện Trung Sơn giai đoạn TKCS do Công ty TVXD Điện 4 lập tháng 9 năm 2004, đƣợc Tổng công ty Điện lực Việt Nam phê duyệt tại Quyết định số 2847/QĐ-EVN-TĐ-KTDT, ngày 06/10/2004. - Quyết định số 635/QĐ-EVN ngày 14/4/2008 của Tổng giám đốc tập đoàn Điện lực Việt Nam về việc phê duyệt kết quả lựa chọn gói thầu MT-04: Khảo sát 4
  5. các nguồn tài nguyên văn hoá khu vực dự án thuỷ điện Trung Sơn - Dự án hỗ trợ kỹ thuật (PHRD Grant) cho chuẩn bị dự án phát triển nguồn điện Việt Nam. - Quyết định số 807/QĐ-KHXH ngày 10/5/2005 của Chủ tịch Viện Khoa học Xã hội Việt Nam quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Viện Khảo cổ học. - Hợp đồng dịch vụ tƣ vấn số 16/HĐTV-ATĐTS-P2 thuộc Dự án Hỗ trợ kỹ thuật (PHRD grant) cho chuẩn bị dự án “Phát triển nguồn điện Việt Nam”, ký ngày 18/4/2008 giữa Ban QLDA Thuỷ điện Trung Sơn và Viện Khảo cổ học Việt Nam. - Các quy định và hƣớng dẫn của WB về văn hoá vật thể ở các Điều khoản tham chiếu trong Phụ lục Hợp đồng dịch vụ tƣ vấn số 16/HĐTV-ATĐTS-P2. - Công văn số 683/TĐTS-P2 của Ban chuyên gia Môi trƣờng và Xã hội thuộc Ban QLDA Thuỷ điện Trung Sơn cho bản thảo Báo cáo Khảo sát các nguồn văn hoá vật thể khu vực dự án thuỷ điện Trung Sơn. 1.3. Mục đích, nhiệm vụ, phƣơng pháp và phƣơng thức tiến hành - Mục đích: Tiến hành điều tra tổng thể các nguồn tài nguyên văn hoá vật thể ở khu vực lòng hồ, từ đó tƣ vấn cho Ban QLDA Thuỷ điện có đầy đủ cơ sở tiến hành xây dựng Nhà máy thuỷ điện Trung Sơn và góp phần bảo vệ di sản văn hoá dân tộc theo Luật Di sản Văn hoá của Nhà nƣớc đã ban hành. Các nguồn tài nguyên văn hoá vật thể đƣợc hiểu là các di sản văn hoá vật thểTheo Điều 4, mục 2 của Luật Di sản văn hoá: "Di sản văn hóa vật thể là sản phẩm vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, bao gồm di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia". Công việc điều tra, khảo sát trong khu vực Dự án Thuỷ điện Trung Sơn phát hiện và nghiên cứu các khu vực di tích ở dạng tiềm tàng (ví dụ: các di tích, di vật nằm trong lòng đất…) và nghiên cứu đánh giá những di tích, di vật khảo cổ học xuất lộ trên mặt đất đã đƣợc hay chƣa đƣợc đăng ký trong danh mục di tích Quốc gia và địa phƣơng, có quan hệ với đời sống của cƣ dân địa phƣơng hiện đại (ví dụ: các di tích đình, đền, chùa, miếu mạo, mộ táng…). Từ kết quả nghiên cứu, nhóm tƣ vấn đƣa ra các phƣơng án xử lý cụ thể với từng di tích hay từng nhóm di tích, di vật nhằm gìn giữ một cách tốt nhất các giá trị văn hoá truyền thống. Điều tra khảo cổ học còn nhằm thu thập tƣ liệu ngiên cứu văn hoá lịch sử; thu thập hiện vật phục vụ cho việc trƣng bày bảo tàng, phát huy di sản văn hoá dân tộc trong sự nghiệp phát triển kinh tế - văn hoá - xã hội vùng Tây Thanh Hoá. - Nhiệm vụ: Nhiệm vụ chính của nhóm tƣ vấn là xác định ranh giới và đánh giá tác động của tất cả các loại hình văn hoá vật thể bao gồm những tài nguyên do con ngƣời, tự nhiên, đã đăng ký hay chƣa đăng ký, có thể di chuyển và không di chuyển trong khu vực Dự án thuỷ điện Trung Sơn. - Phƣơng pháp: Sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu liên ngành giữa khảo cổ học, dân tộc học và văn hoá học nhằm phát hiện các di tích văn hoá lịch sử, di tích khảo cổ, thu thập đầy đủ các thông tin, đăng ký và xây dựng bản đồ phân bố các di tích trong khu vực. Trong đó phƣơng pháp điều tra trên diện rộng và phƣơng pháp khảo sát trọng điểm là cách thức để nhóm tƣ vấn triển khai công tác. 5
  6. Tiến hành đào một số hố thám sát tại các di tích nhằm xác định quy mô, tính chất và niên đại của địa điểm. Kết quả đào thám sát là cơ sở để kiến nghị các phƣơng án xử lý với mỗi di tích cụ thể. Trong quá trình làm việc, nhóm tƣ vấn đã có những liên hệ với chính quyền và cƣ dân địa phƣơng để thu thập, tìm hiểu những thông tin về di tích và những hiện vật khảo cổ đang đƣợc bà con nhân dân ở đây lƣu giữ. Toàn bộ các di tích, hiện vật phát hiện đều đƣợc lập phiếu đăng ký, chụp ảnh, đo vẽ, khảo tả và lƣu hồ sơ (nằm ở phần phụ lục của Báo cáo). - Phƣơng thức: Sử dụng các phƣơng pháp khảo cổ học là chính, tiến hành điều tra toàn bộ khu vực dự án thuỷ điện Trung Sơn. Trong đó đặc biệt chú trọng nghiên cứu các di tích, di vật tiềm tàng. Điều tra trên diện rộng: nhóm tƣ vấn chia thành các nhóm nhỏ xâm nhập vào các bản làng thu thập các thông tin về các địa điểm có dấu tích văn hoá vật thể, các khu vực có tính chất thiêng liêng của bản và đi đến kiểm tra thực địa. Ở giai đoạn này vai trò của các già làng, trƣởng bản rất quan trọng và đã có những hỗ trợ rất lớn cho nhóm tƣ vấn bởi họ là những ngƣời nắm đƣợc những địa điểm mang tính thiêng liêng, sự biến đổi và những sự tích liên quan đến địa điểm đó. Khảo sát trọng điểm: là công việc tiến hành khi đã xác định đƣợc địa điểm có dấu tích văn hoá vật thể ở giai đoạn khảo sát sơ bộ. Các công việc xác định vị trí di tích, đo vẽ lập sơ đồ, khảo tả hiện trạng và đào thám sát di tích đƣợc tiến hành. Những tƣ liệu thu thập đƣợc ở giai đoạn khảo sát này là cơ sở để nhóm tƣ vấn phân loại các loại hình di tích và đề ra các phƣơng án xử lý cụ thể cho từng di tích. 1.4. Khu vực khảo sát và các bƣớc tiến hành Khu vực tiến hành điều tra, khảo sát theo Hồ sơ thiết kế cơ sở Dự án thuỷ điện Trung Sơn gồm: - Vùng thƣờng xuyên ngập nƣớc - Các trại và các trại phụ trợ - Các khu có bãi đất mƣợn và đất thải - Đƣờng vào và dây chuyền vận chuyển - Các khu tái định cƣ - Các khu mỏ nguyên liệu... Nhƣ vậy khu vực tiến hành khảo sát tƣơng ứng với địa giới hành chính của 25 bản thuộc 5 xã, 3 huyện và 2 tỉnh. Các bản Ta Bán, bản Co Me, bản Xƣớc, bản Quán Nhục thuộc xã Trung Sơn, huyện Quan Hoá; bản Tài Chánh, bản Kít, bản Mau, bản Chiềng Nƣa, bản Nàng 1, bản Muống 2 thuộc xã Mƣờng Lý; bản Lìn, bản Tà Cóm, bản U, bản Cà Giáng, bản Chiềng Lý, bản Pa Búa thuộc xã Trung Lý; bản Poom Khuông, bản Cân, bản Kha Ni, bản Ko Đóc, bản Poom Buôi thuộc xã Tam Chung, huyện Mƣờng Lát (Thanh Hoá); bản Pù Lầu, bản Tà Lào Đông, bản Tà Lào Tây thuộc xã Xuân Nha, huyện Mộc Châu (Sơn La). Hồ sơ thiết kế cơ sở Dự án thuỷ điện Trung Sơn đƣợc xây dựng từ trƣớc năm 2004, nên đến nay địa giới hành chính có một số thay đổi. Cụ thể: bản Poom Buôi thuộc xã Tam Chung, huyện Mƣờng Lát đã chuyển về thị trấn Mƣờng Lát từ cuối năm 2004; Bản Tà Lào Đông và bản Tà Lào Tây thuộc xã Xuân Nha, huyện Mộc Châu đƣợc cắt về xã Tân Xuân, huyện Mộc Châu mới lập năm 2007. 6
  7. Bảng 1: Khu vực tiến hành khảo sát theo địa giới hành chính TØnh HuyÖn X· Th«n, b¶n Thanh Ho¸ Quan Ho¸ Trung S¬n Tµ B¸n, Co Me, X-íc, Qu¸n Nhôc M-êng L¸t M-êng Lý Tµi Ch¸nh, KÝt, Mau, ChiÒng N-a, Nµng, Muèng 2 Trung Lý L×n, Tµ Cãm, U, Cµ Gi¸ng, ChiÒng Lý, Pa Bóa Tam Chung Poom Khu«ng, C©n, Kha Ni, L¸t, Ko §ãc, L©m tr-êng TT M-êng L¸t Poom Bu«i S¬n La Méc Ch©u Xu©n Nha Pï Lầu T©n Xu©n Tµ Lao §«ng, Tµ Lao T©y Công việc đƣợc tiến hành theo 4 giai đoạn: Công việc tiến hành theo bốn giai đoạn cụ thể, tuy nhiên tuỳ theo tình hình thực tế, một số giai đoạn có thể đƣợc tiến hành song song nhau. - Giai đoạn 1: Điều tra khảo sát trên diện rộng toàn bộ khu vực chân đập, lòng hồ chứa và các khu vực khác có liên quan, nhằm xác định và thống kê các loại hình di tích di vật. - Giai đoạn 2: Tiến hành đào thám sát ở những địa điểm có dấu hiệu tầng văn hoá khảo cổ tiêu biểu. Nhằm xác định chắc chắc về mặt loại hình di tích và từ đó lập đề xuất các phƣơng án xử lý. - Giai đoạn 3: Chỉnh lý di tích, di vật thu đƣợc: làm phiếu di tích, di vật, chụp ảnh, xử lý bản vẽ tại công trƣờng, lập các bảng biểu thống kê… - Giai đoạn 4: Phân tích và tổng hợp dữ liệu viết báo cáo. 1.5. Kế hoạch triển khai Giai đoạn 1 & 2, nhóm tƣ vấn chia làm 3 đội công tác hoạt động độc lập và chịu sự chỉ đạo trực tiếp từ Trƣởng nhóm tƣ vấn. - Đội thứ nhất khảo sát các bản nằm trong khu vực dọc suối Quanh và các chi lƣu của nó, thuộc địa phận xã Trung Sơn (Quan Hoá), xã Tân Xuân và xã Xuân Nha (Mộc Châu). - Đội thứ 2 khảo sát các bản nằm ở tả ngạn sông Mã, thuộc địa phận thị trấn Mƣờng Lát và xã Trung Lý (Mƣờng Lát). - Đội thứ 3 khảo sát các bản nằm ở hữu ngạn sông Mã, thuộc địa phận các xã Mƣờng Lý và Tam Chung (Mƣờng Lát). Giai đoạn 3 & 4 tập chung lại thành một nhóm làm việc tập chung, chỉnh lý hồ sơ tƣ liệu đã thu thập đƣợc trong đợt khảo sát, chỉnh lý hiện vật... tiến hành viết báo cáo và giao cho phụ trách nhóm tổng hợp. 2. Kết quả điều tra khảo sát 2.1. Vị trí địa lý, địa chất và cảnh quan môi trƣờng (Mục này được viết dựa trên kết quả nghiên cứu của báo cáo Thiết kế cơ sở Dự án Thuỷ điện Trung Sơn; Quyển 2.2 Báo cáo địa chất - địa mạo khu vực thi công công trình và một phần nhỏ là kết quả khảo sát khu vực công tác của nhóm tư vấn). Khu vực Dự án Thuỷ điện Trung Sơn nằm trên lƣu vực Sông Mã phía Tây 7
  8. tỉnh Thanh Hoá và Hoà Bình. Đây là vùng núi cao thuộc miền Tây Bắc của Việt Nam bao gồm các dãy núi kéo dài theo phƣơng TB-ĐN phân cắt mạnh đến trung bình, bề mặt sƣờn có độ dốc khá lớn, từ 10-30o. Các khối núi ven sông thƣờng khá thoải, cao độ tuyệt đối dao động từ trăm mét đến vài trăm mét. Trong vùng có hai đứt gãy sinh chấn là đứt gãy sâu rìa miền Sông Mã và đứt gãy sâu rìa đới Sơn La: - Đứt gãy Sông Mã dài trên 390km (trong đó gần 100 km trên đất Lào), có phƣơng chung TB-ĐN với nhiều đoạn thay đổi phƣơng, bắt đầu từ Mƣờng Ảng (Tuần Giáo) và chấm dứt ở ven biển Quảng Xƣơng-Tĩnh Gia (Thanh Hoá) - Đứt gãy Sơn La dài khoảng 360 km bắt đầu từ Tuần Giáo (Lai Châu) và kết thúc ở bờ biển Nga Sơn (Thanh Hoá) có phƣơng chung TB-ĐN, riêng đoạn Chiềng Ve - Mai Châu có phƣơng á vĩ tuyến. Tại khu vực nghiên cứu đới đứt gãy Sơn La thể hiện không liên tục và các biểu hiện biến dạng địa mạo yếu. Khu vực này có hai dạng địa hình chính: - Kiểu địa hình xâm thực bóc mòn: là dạng địa hình có quy mô lớn nhất, trùng với các dải đồi có mức phân cắt cao. Căn cứ theo mức độ phân cắt và độ dốc của địa hình có thể phân chia ra các khối núi: Khối núi xâm thực bóc mòn phân cắt trung bình và khối núi xâm thực bóc mòn sƣờn dốc đến rất dốc. - Kiểu địa hình tích tụ: Trên bình đồ, dạng địa hình trùng với các diện tích phân bố trầm tích hệ Đệ Tứ dƣới dạng các dải đất bằng hẹp. Theo độ cao, có thể phân ra các dạng địa hình thềm bậc I, bãi bồi cao và các bãi bồi thấp, doi cát, bãi cát ven sông. Hệ thống sông Mã gồm dòng chính sông Mã và phụ lƣu lớn sông Chu. Dòng chính sông Mã bắt nguồn từ vùng núi núi Pu Va (tỉnh Điện Biên, Lai Châu) dài 512km, chảy theo hƣớng Tây Bắc - Đông Nam qua Sơn La, Sầm Nƣa (nƣớc Lào), Hoà Bình, Thanh Hoá rồi đổ ra cửa Lạch Sung, Lạch Trƣờng, Lạch Hới vùng ven biển tỉnh Thanh Hoá. Theo thống kê, lƣu vực Sông Mã có diện tích 28.400 km2. Vị trí địa lý của lƣu vực sông Mã tính đến tuyến đập, đƣợc xác định ở toạ độ 2006’ - 2000’ vĩ độ Bắc và 10406’ - 10500’ kinh độ Đông. Ngoài dòng sông chính, có nhánh Suối Quanh bắt nguồn từ vùng núi Yên Châu tỉnh Sơn La chảy vào Sông Mã đoạn Bản Quán Nhục cách tuyến đập về phía thƣợng lƣu khoảng 0,7km. Các suối nhánh của Sông Mã có mật độ tƣơng đối cao, dạng xƣơng cá chiều dài từ 2-3km đến hàng chục km. Đặc điểm rất nổi bật của hệ thống suối thƣờng có phƣơng á kinh tuyến và uốn khúc rất mạnh. Mức phân cắt dọc của các suối thƣờng khá thấp ở phần hạ lƣu, tăng cao đột ngột trên vùng thƣợng lƣu. Khu vực công tác nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa. Tổng thời gian mặt trời chiếu sáng mỗi năm trên 4.400 giờ. Nhiệt độ trung bình hàng năm 26,3oC. Nhiệt độ cao nhất 42oC, thấp nhất là -0,8o C. Mùa mƣa thƣờng bắt đầu từ tháng 6, kết thúc vào tháng 10. Các tháng mƣa nhiều nhất là 8, 9 và 10. Số ngày mƣa ở Mƣờng Lát theo thống kê là 49 ngày/năm. Lƣợng mƣa phân bố không đều. Độ ẩm cao nhất là 93% vào tháng 8-10, thấp nhất 6% vào tháng 1-3, trung bình 85%. Hƣớng gió chính thay đổi mạnh theo mùa. Về mùa hè, hƣớng chính là Đông và Đông Nam. Vào mùa Đông, hƣớng chính là Bắc và Đông Bắc. Gió Tây khô nóng thƣờng xuất hiện vào đầu mùa Hè kéo dài 20-30 ngày hàng năm. Tháng 9 hàng năm thƣờng có mƣa to và bão. Giao thông đƣờng bộ ở khu vực này rất khó khăn. Từ thị trấn Mai Châu, theo 8
  9. đƣờng nhựa khoảng 13 km, đến thị tứ Co Lƣơng. Từ Co Lƣơng, theo đƣờng cấp phối ven Sông Mã để đến vùng lòng hồ. Hệ thống giao thông nội bộ trong vùng rất xấu và không thuận lợi cho việc lƣu thông xe cộ, chủ yếu là đi lại bằng các lối mòn nhỏ men theo sông suối hay cắt ngang núi do nhân dân địa phƣơng tự mở. Xe ôtô chỉ có thể đến đƣợc trung tâm xã và một số bản lớn. Riêng xã Mƣờng Lý mới đƣợc thành lập từ năm 2007 chỉ có một lối mòn độc đạo dẫn vào trung tâm xã, đƣờng đi cũng chỉ có thể đi bộ hoặc đi bằng xe máy. Giao thông đƣờng sông từ Co Lƣơng đến tuyến đập bằng thuyền thuận lợi hơn về mùa lũ. Nhƣng về mùa khô, việc đi lại cũng khá khó khăn do tuyến đƣờng sông từ bản Xƣớc đến Mƣờng Lát rất hẹp, nhiều ghềnh thác, ghe và thuyền chỉ có thể đi lại trong các đoạn ngắn. Cảnh quan môi trƣờng ở khu vực này là sự kết hợp giữa những dải đồi núi trùng điệp có mức phân cắt cao và khu vực lòng sông dốc hẹp quanh co nhiều thác ghềnh nằm giữa các khe núi, kết hợp với các khu vực suối nhánh đổ ra sông Mã theo dạng xƣơng cá. Giao thông đƣờng bộ và đƣờng sông đều rất khó khăn cho đến hiện nay. Địa hình đồi núi có diện tích phân bố lớn nhất trong khu vực công tác. Phần lớn các khối núi đƣợc tạo bởi các đá trầm tích biến chất hệ tầng Sông Mã, nằm kéo dài phƣơng Tây Bắc -Đông Nam và á kinh tuyến dạng yên ngựa. Tại đây địa hình có mức phân cắt rất mạnh, bề mặt sƣờn có độ dốc lớn, đƣờng phân thuỷ hẹp dạng sống trâu. Sông ngòi có lòng hẹp, triền sông dốc đứng, chỉ có thềm bậc I, đôi chỗ có các bãi bồi, các doi cát và bãi cuội ven sông. Thềm bậc I phân bố ở độ cao từ 7 - 11m, bề mặt thềm thƣờng hẹp, hơi nghiêng về phía lòng sông. Bãi bồi nằm ở độ cao 2 - 3m, có diện tích hẹp, bề mặt nghiêng về phía lòng sông và thƣờng bị ngập trong mùa mƣa lũ. Các doi cát và bãi cát sỏi ven sông phân bố rải rác ở các đoạn sông uốn khúc, thƣờng bị bán ngập, kích thƣớc các bãi cát sỏi kéo dài từ vài chục mét đến vài trăm mét, chiều rộng vài chục mét đến 100m. Nhìn chung, địa hình núi đồi hiểm trở không thuận lợi cho việc cƣ trú và chuyển của các nhóm cƣ dân, đặc biệt là cƣ dân thời kỳ tiền - sơ sử. Đến nay, trong khu vực công tác, ngoại trừ các bản ngƣời H’Mông sống du canh du cƣ ở những khu vực núi rất cao (thƣờng là nằm ngoài vùng lòng hồ), các bản ngƣời Thái thƣờng chỉ định cƣ ở khu vực ngã ba các sông suối, nơi có địa hình tƣơng đối thuận lợi cho việc sinh sống, đi lại. Việc phát hiện các di tích tiền - sơ sử ở khu vực này là rất hiếm và mang tính chất đặc biệt quan trọng. Các di tích lịch sử văn hoá và các khu mộ táng thƣờng liên quan mật thiết đến nguồn gốc của các cộng đồng cƣ dân hiện đại. Các di tích thƣờng phân bố ở những khu vực sƣờn núi ven sông suối hay những khu vực đất khá bằng phẳng do các con suối lớn tạo nên. Những khu vực phân bố và các loại hình di tích cụ thể sẽ đƣợc trình bày chi tiết ở mục 3,4 của báo cáo. 2.2. Điều tra khảo sát vùng chân đập Khu vực chân đập thuỷ điện đƣợc đặt ở địa phận bản Co Me, xã Trung Sơn, huyện Quan Hoá, tỉnh Thanh Hoá. Đƣờng vào chân đập có thể đi theo hai đƣờng: đƣờng bộ và đƣờng thuỷ. Đƣờng bộ từ thị trấn Mai Châu, theo đƣờng nhựa đi Quan Hoá khoảng 13 km, đến thị tứ Co Lƣơng. Từ Co Lƣơng đi theo đƣờng cấp phối ven Sông Mã 9
  10. khoảng 22km đến trung tâm xã Trung Sơn, tiếp tục đi khoảng 3km là đến bản Co Me - nơi đặt chân đập. Đƣờng sông cũng khá thuận lợi, đoạn từ Co Lƣơng đến bản Co Me có lòng rộng, ít thác ghềnh, có thể dùng thuyền hay xuồng máy đi từ Co Lƣơng ngƣợc sông khoảng 15km là đến chân đập. Kết quả điều tra, khảo sát cho biết khu vực chân đập có địa hình hiểm trở, sƣờn núi cao, dốc đứng, loại hình thềm sông bãi cuội doi cát bán ngập không thuận lợi cho việc cƣ trú cũng nhƣ việc triển khai các hoạt động sống của các nhóm cƣ dân cổ cũng nhƣ các nhóm cƣ dân hiện đại. Tuy vậy do tính chất đặc biệt quan trọng của khu vực chân đập nên chúng tôi áp dụng phƣơng pháp điều tra, khảo sát trọng điểm thay vì sử dụng phƣơng pháp khảo sát theo diện rộng. Chân đập đƣợc xây dựng ở đoạn có lòng sông khá hẹp, hai bên là các vách núi có độ dốc đứng cao. Đây là tính chất chung của vùng thƣợng lƣu sông Mã và của khu vực công tác. Vùng chân đập, bên bờ phải sông còn dấu vết đƣờng hầm khoan sâu vào trong lòng núi thăm dò địa chất, đƣờng hầm này đã bị sập, đất đá lấp đầy cửa hầm. Hiện chỉ còn quan sát đƣợc phần rãnh lõm do đất đá từ trên sập xuống, một số cây gỗ chống đổ ngổn ngang và một bãi đất đá hất ra phía ngoài cửa hang. Toạ độ 20036’539” vĩ Bắc và 140050’201” kinh Đông. Cao độ so với mực nƣớc biển là 97.5m. Cũng ở bờ phải, từ chỗ khoan thăm dò địa chất tiến lên phía thƣợng lƣu khoảng 200m là bãi Quán Cầu - một bãi cuội và doi cát khá lớn nằm ở thềm sông, sát cạnh dòng chảy và chỉ lộ ra vào mùa nƣớc cạn. Bãi cuội có toạ độ 20036’665’’ vĩ độ Bắc và 140050’093’’ độ kinh Đông. Cao độ so với mực nƣớc biển là 88.6m. Kết quả điều tra, khảo sát không phát hiện dấu hiệu của các địa điểm văn hoá vật thể, cũng nhƣ các di tích, di vật khảo cổ. Nhƣ vậy việc tiến hành xây dựng, thi công công trình ở khu vực chân đập sẽ không gặp trở ngại do lĩnh vực văn hoá vật thể gây ra. Trong quá trình xây dựng cũng có thể sẽ làm phát lộ một vài hiện vật khảo cổ do nhiều lý do đƣợc đƣa đến (nhƣ sông suối có thể cuốn trôi một vài di vật khảo cổ từ thƣợng nguồn xuống; các hoạt động của con ngƣời cũng có thể làm một số di vật xuất hiện ở đây…). Việc thu nhặt các hiện vật và giao lại cho các cơ quan văn hoá có chức băng bảo quản là cần thiết (ví dụ nhƣ Bảo tàng Tỉnh), nhƣng nó không đủ tính chất quan trọng để tạm dừng một công trƣờng xây dựng. 2.3. Tổng quan về các di tích, di vật đã phát hiện Những nghiên cứu về địa chất địa mạo (mục 2.1) khu vực công tác có địa hình hiểm trở, núi cao dốc, lòng sông hẹp, các bãi cuội, doi cát bán ngập không thuận lợi cho việc cƣ trú cũng nhƣ triển khai các hoạt động sống của các nhóm cƣ dân cổ. Thực tế khảo sát cho thấy các di tích, dấu tích văn hoá vật thể đƣợc phát hiện với số lƣợng ít, phân bố không tập chung và ở gần các bản làng hiện nay của các nhóm cƣ dân địa phƣơng. Những địa điểm này thƣờng liên quan mật thiết đến các cộng đồng cƣ dân bản địa hiện đại hoặc liên quan đến nguồn gốc của các cƣ dân đó. Đặc điểm chung về khu vực phân bố của các di tích là khu vực sƣờn đồi ven sông, ven suối, ngã ba sông suối, đặc biệt ở những khu vực khá bằng phẳng đƣợc tạo nên từ những con suối lớn nhƣ suối Quanh. Những khu vực này độ cao vừa phải, có nguồn cung cấp nƣớc sinh hoạt quanh năm và không bị lũ lụt đe doạ. Địa 10
  11. hình tƣơng đối thuận lợi cho việc sinh sống và triển khai các hoạt động kinh tế khai thác tự nhiên hơn các khu vực khác. Khu vực trên trùng lặp với vùng lòng hồ chứa nƣớc thuỷ điện Trung Sơn. Quá trình khảo sát đã xác định đƣợc 11 địa điểm có dấu ấn văn hoá vật thể, thuộc hai nhóm loại hình là di tích, di vật khảo cổ học và di tích văn hoá mang tính thiêng liêng của nhóm tộc ngƣời (trong đó có 6 di tích khảo cổ học, 2 sƣu tập hiện vật khảo cổ và 3 di tích văn hoá mang tính chất thiêng liêng của nhóm tộc ngƣời). Trong số 11 địa điểm trên có 7 địa điểm nằm trong vùng lòng hồ và 4 địa điểm nằm ngoài phạm vi dự án thuỷ điện Trung Sơn. Trong bản Báo cáo này chúng tôi trình bày toàn bộ kết quả điều tra, khảo sát với mục đích có đƣợc cái nhìn tổng quan về sự phân bố của các loại hình di tích, di vật tại khu vực công tác. Phân loại theo phạm vi ảnh hưởng của vùng lòng hồ thuỷ điện: - Các di tích nằm trong vùng lòng hồ thuỷ điện: di tích đá cũ Bản Nàng 1; khu mộ táng Huổi Pa (Ta Bán); Khiêng sằn của các bản Ta Bán, Tài Chánh, Nàng 1; Sƣu tập hiện vật giai đoạn tiền sơ sử và sƣu tập hiện vật giai đoạn lịch sử.. - Các di tích nằm ngoài vùng ảnh hƣởng: di tích đá mới - kim khí Hang Cú, Mái đá Nàng Chanh, mộ Tiên Tẳng; Đá khắc chữ ở Tam Chung. Bảng 2: Phân loại theo loại hình di tích và phạm vi ảnh hưởng của vùng lòng hồ Loại hình di tích Trong vùng lòng lòng hồ Ngoài vùng ảnh hƣởng Di tích đá cũ Bản Nàng 1 (1) Di tích đá mới - kim khí Hang Cú (8) Khiêng sằn Ta Bán (2); Tài Chánh (3); Nàng 1 (4) Mộ táng hang động Mái đá Nàng Chanh (9) Mộ táng cổ Huổi Pa (5) Mộ Tiên Tẳng (10) Đá khắc chữ Tam Chung (11) Sưu tập hiện vật Giai đoạn tiền - sơ sử (6); Giai đoạn lịch sử (7) Địa điểm phân bố các di tích theo địa giới hành chính: Tỉnh Thanh Hoá Huyện Quan Hoá: - Xã Trung Sơn: Mái đá Nàng Chanh; Khu mộ táng Huổi Pa (Ta Bán); Khiêng sằn Ta Bán. Huyện Mƣờng Lát: - Xã Mƣờng Lý: di tích đá cũ Bản Nàng 1; Khiêng sằn các bản Tài Chánh, Nàng 1; mộ Tiên Tẳng ở Chiềng Nƣa. - Xã Trung Lý: không phát hiện di tích văn hoá vật thể. - Xã Tam Chung: Hang Cú ở Bản Lát; Đá khắc chữ. - Thị trấn Mƣờng Lát: không phát hiện di tích văn hoá vật thể. - Huyện Quan Hoá và Mƣờng Lát: Sƣu tập hiện vật giai đoạn tiền sơ sử ở bản Ta Bán, Nàng 1, Tài Chánh, Lìn và Sƣu tập hiện vật giai đoạn lịch sử ở bản Ta Bán. Tỉnh Sơn La Huyện Mộc Châu: - Xã Tân Xuân: không phát hiện di tích văn hoá vật thể. 11
  12. - Xã Xuân Nha: không phát hiện di tích văn hoá vật thể. Bảng 3: Phân loại di tích theo địa giới hành chính HuyÖn X· B¶n Di tích Quan Ho¸ Trung S¬n Tµ B¸n Mái đá Nàng Chanh (1); Huổi Pa (2); Khiêng sằn (3) M-êng L¸t M-êng Lý Nµng 1 Di tích đá cũ Bản Nàng 1 (4); Khiêng sằn (5) Tµi Ch¸nh Khiêng sằn (6) ChiÒng N-a mộ Tiên tẳng (7) Trung Lý C¸c b¶n Không phát hiện di tích Tam Chung Ko §ãc Đá khắc chữ (8) L¸t Hang Cú (9) Quan Ho¸ - M-êng L¸t Sƣu tập hiện vật giai đoạn tiền sơ sử (10); Sƣu tập hiện vật giai đoạn lịch sử (11). Méc Ch©u Xu©n Nha C¸c b¶n Không phát hiện di tích T©n Xu©n C¸c b¶n Không phát hiện di tích Phân loại theo loại hình di tích: * Di tích khảo cổ học: - Di tích thời đại đá cũ Bản Nàng 1. - Di tích hang động thời đại đá mới - kim khí: Hang Cú (Bản Lát). - Di tích mộ táng trong hang động: Mái đá Nàng Chanh (Ta Bán). - Các khu mộ táng cổ: Huổi Pa (Ta Bán); Mộ Tiên Tẳng (Chiềng Nƣa). - Đá khắc chữ ở Tam Chung. - Sƣu tập hiện vật khảo cổ học thu đƣợc trong khu vực lòng hồ: Sƣu tập hiện vật giai đoạn tiền sơ sử; Sƣu tập hiện vật giai đoạn lịch sử. * Di tích văn hoá mang tính thiêng liêng của nhóm tộc ngƣời: - Khu vực tế lễ của các bản (Khiêng sằn): Ta Bán; Tài Chánh; Nàng 1. Bảng 4: Loại hình và đặc điểm di tích Loại hình di tích Tên di tích Đặc điểm di tích Bản Nàng 1 Di tích ở trung tâm bản Nàng 1, xã Mƣờng Lý, (1) huyện Mƣờng Lát, tỉnh Thanh Hoá. Toạ độ 20032’433’’ vĩ Bắc 104046’078’’ kinh Đông. Độ cao so với mặt nƣớc biển 119.4m, phân bố ở chân núi, ven suối Nàng. Diện phân bố khoảng 1000m2. Địa tầng di tích, quan sát trên vách taluy là lớp đất sét pha sạn sỏi màu nâu vàng, dày 0,5 - 1m Di tích đá cũ Sƣu tập hiện vật gồm 15 hiện vật đá với các loại hình công cụ: công cụ rìa lƣỡi ngang, công cụ rìa lƣỡi dọc, công cụ 3 rìa lƣỡi, công cụ mũi nhọn, công cụ cuội bổ, công cụ mảnh tƣớc… Di tích thuộc loại hình di tích thời đại đá cũ phân bố ngoài trời, dạng đồi gò trƣớc núi, mang đặc trƣng của loại hình Sơn Vi miền núi. 12
  13. Di tích đá mới - Hang Cú (2) Di tích nằm ở bản Lát, xã Tam Chung, huyện kim khí Mƣờng Lát, cách suối Lát khoảng 300m. Toạ độ 20033’531’’ vĩ Bắc và 104036’849’’ kinh Đông. Độ cao so với mặt nƣớc biển 210m. Di chỉ là một hang núi đá vôi khá rộng, nằm ở chân dãy núi Pha Pợ. Tại đây đã phát hiện vết tích của 3 ngôi mộ. Hiện vật thu đƣợc một số đồ gốm tuỳ táng, 64 mảnh gốm và 13 vỏ nhuyễn thể. Hoa văn trang trí trên đồ gốm mang đặc trƣng của văn hoá Hoa Lộc. Niên đại dự đoán khoảng 5000 năm cách ngày nay. Sưu tập hiện vật Giai đoạn tiền Thu đƣợc 26 hiện vật gồm 5 đồ đồng, 20 đồ đá và 1 - sơ sử (3) hiện vật xƣơng sừng. Từ những thông tin về địa điểm phát hiện, nhóm tƣ vấn đã đi điều tra khảo sát nhƣng không phát hiện di tích. Tuy vậy việc tìm thấy những hiện vật này là những tín hiệu khả quan về sự có mặt của nhóm cƣ dân giai đoạn kim khí ở khu vực công tác. Giai đoạn lịch Hiện vật gồm 1 thỏi đồng và 1 sƣu tập tiền kẽm. Sƣu sử (4) tập tiền kẽm có 171 đồng thu đƣợc trong 1 hũ sành, có niên đại của 3 triều Gia Long, Minh Mệnh và Tự Đức thời Nguyễn. Sƣu tập cho thấy sự giao lƣu kinh tế - văn hoá giữa khu vực này với miền xuôi đã diễn ra khá phổ biến trong lịch sử. Mái đá Nàng Nằm đầu bản Tà Bán, xã Trung Sơn, huyện Quan Chanh (5) Hoá. Toạ độ 20038’468" vĩ Bắc và 104051’588" kinh Đông. Độ cao trên 300m. Di tích thuộc loại hình quan tài thân cây khoét rỗng, nằm trong tình trạng bị sập vỡ, nằm kẹt trong hốc hoặc bị rơi xuống dƣới chân vách đá. Mộ táng hang động Khu vực di tích là bản của ngƣời Thái và ngƣời Mƣờng. Loại hình quan tài thân cây khoét rỗng này đến nay vẫn còn đƣợc ngƣời dân địa phƣơng sử dụng. Qua so sánh cho thấy chủ nhân của những ngôi mộ táng trên có thể có quan hệ khá mật thiết với hai tộc ngƣời Thái và Mƣờng ở khu vực này. Niên đại đoán định khoảng thế kỷ X - XV. Mộ Tiên Tẳng Nằm ở bản Chiềng Nƣa, xã Mƣờng Lý, huyện (6) Mƣờng Lát. Toạ độ 20031’512" vĩ Bắc và 104042’112" kinh Đông. Độ cao so với mặt nƣớc biển 183m. Cấu trúc mộ gồm một trụ đá dựng thẳng, phía sau là một cột đá nhỏ đỡ cho trụ đá lớn khỏi bị nghiêng đổ. Mộ táng cổ Phía trƣớc trụ đá, cách khoảng 0,5m là một cột đá nhọn nhỏ hơn. Theo truyền thuyết của dân bản thì đây là ngôi mộ của Tiên Tẳng (ngƣời có chức quyền, tƣơng tự nhƣ chúa bản, chúa mƣờng). Niên đại đoán định khoảng thế kỷ XVI - XVII. 13
  14. Huổi Pa (7) Khu mộ nằm cạnh suối Pa, bản Tà Bán, xã Trung Sơn, huyện Quan Hoá. Toạ độ 20037’514’’ vĩ Bắc và 104049’780’’ kinh Đông. Độ cao so với mặt nƣớc biển 131m. Di tích rộng khoảng 1000m2, với nhiều ngôi mộ đƣợc đặt các phiến đá khá lớn chôn ở đầu hay/và xung quanh mộ. Qua so sánh loại hình di tích, có thể đoán định niên đại khu mộ ở trong khoảng thế kỷ XVI - XVII. Đá khắc chữ Tam Chung Nằm ở xã Tam Chung, huyện Mƣờng Lát, toạ độ (8) 20 31’940" vĩ bắc và 140040’263" kinh Đông. Độ cao 0 so với mặt nƣớc biển 182m. Di tích là một tảng đá gốc có kích cỡ lớn cao 6m; rộng trên 5m nằm trên sƣờn núi, hữu ngạn sông Mã. Trên đỉnh viên đá có một hàng chữ Nho khắc sâu theo hàng dọc. Do đá bị bào mòn nên chỉ còn đọc đƣợc một chữ dƣới cùng (chữ VƢƠNG). Niên đại đoán định sớm nhất là vào thế kỷ XVII. Khiêng sằn Ta Bán (9) Nằm ở đầu bản Ta Bán, xã Trung Sơn, huyện Quan Hoá. Toạ độ 20037’300" vĩ Bắc và 104050’237" kinh Đông. Độ cao so với mặt nƣớc biển 145m. Đây là nơi tế lễ hàng năm của dân bản, một hoạt động văn hoá mang tinh thần cố kết cộng đồng nhƣ hội làng ở miền xuôi. Lễ tế bao gồm trâu bò hoặc lợn gà tuỳ theo tình trạng kinh tế hàng năm của dân bản, diễn ra vào đầu tháng 5 âm lịch hàng năm. Tài Chánh Nằm ở đầu bản Tài Chánh, xã Mƣờng Lý, huyện (10) Mƣờng Lát. Toạ độ 20032’849" vĩ Bắc và 104047’434" kinh Đông. Độ cao so với mặt nƣớc biển 146m. Khiêng sằn là một nhà tạm làm từ vật liệu luồng và gỗ, khá vuông vức, có sàn gỗ thấp. Đây là nơi tế lễ hàng năm của dân bản, một hoạt động văn hoá mang tinh thần cố kết cộng đồng nhƣ hội làng ở miền xuôi. Lễ tế diễn ra vào cuối tháng 5 âm lịch hàng năm. Nàng 1 (11) Nằm ở đầu bản Nàng 1, xã Mƣờng Lý, huyện Mƣờng Lát. Toạ độ 20032’528" vĩ Bắc và 104046’104" kinh Đông. Độ cao so với mặt nƣớc biển 126m. Khiêng sằn đƣợc xây dựng từ vật liệu nhẹ, hình vuông, diện tích lòng nhà khoảng 8m2, xung quanh nhà đƣợc bao quanh bởi một hàng lan can thấp. Đây là nơi tế lễ hàng năm, mang ý nghĩa cầu an và củng cố tinh thần cố kết cộng đồng nhƣ hội làng ở miền xuôi. Lễ tế diễn ra vào ngày 20 tháng 6 ÂL hàng năm. Lễ vật nhất định phải có 1con lợn, 1 con chó, 3 con gà và 3 chĩnh rƣợu cần do toàn thể dân bản góp lại. Ngoài ra, hàng tháng Trƣởng bản có trách nhiệm phải cúng tế. 14
  15. Nhìn chung vì nhiều lý do về các mặt kinh tế, văn hoá, xã hội nên khu vực Tây Thanh Hoá đến nay mới chỉ có một số nghiên cứu di tích văn hoá vật thể ở một số khu vực hạn chế [Nguyễn Gia Đối 1998; 2003; Bùi Văn Liêm 1998-1999]. Do vậy những di tích, di vật mới đƣợc phát hiện mang một ý nghĩa rất lớn về mặt văn hoá - lịch sử, có tính chất khai phá các địa điểm văn hoá vật thể ở vùng đất Tây Thanh Hoá. Do có tính chất khác nhau nên mỗi di tích có các phƣơng án xử lý khác nhau. Các phƣơng án xử lý cụ thể cho từng di tích sẽ đƣợc nhóm tƣ vấn đƣa ra ở các mục dƣới. Tuỳ từng địa điểm, nhóm tƣ vấn sẽ đề nghị các phƣơng án giải quyết khác nhau nhƣ: Các di tích nằm ngoài vùng ảnh hƣởng của dự án không phải xử lý trong khi xây dựng cũng nhƣ vận hành nhà máy thuỷ điện; các di tích nằm trong khu vực dự án không cần thiết phải di dời; hay các di tích cần phải di dời khỏi vùng lòng hồ để tiếp tục nghiên cứu... Thực tế nhóm di tích nằm ngoài khu vực dự án hầu nhƣ không bị ảnh hƣởng bởi quá trình xây dựng, cũng nhƣ vận hành nhà máy thuỷ điện Trung Sơn, vì vậy chúng không thuộc phạm vi hợp đồng đã thoả thuận. Tuy nhiên do mới đƣợc phát hiện và điều tra, khảo sát trong đợt này nên nhóm tƣ vấn trình bày nhƣ một phần của báo cáo công việc đã tiến hành. 3. Nhóm di tích, di vật nằm trong vùng lòng hồ 3.1. Di tích khảo cổ thuộc giai đoạn tiền sơ sử Di tích Bản Nàng 1 Di tích nằm ngay tại trung tâm bản Nàng 1, xã Mƣờng Lý, huyện Mƣờng Lát. Tên di tích đƣợc đặt theo tên của địa điểm - nơi phát hiện. Toạ độ di tích 20032’433’’ vĩ độ Bắc và 104046’078’’ kinh độ Đông. Độ cao so với mặt nƣớc biển là 119.4m, thuộc phạm vi ngập của vùng lòng hồ chứa. Tên di tích đƣợc đặt theo tên địa điểm - nơi phát hiện Di tích phân bố ở khu vực chân núi có độ dốc không lớn, nằm ven suối Nàng. Suối Nàng chảy từ hƣớng Bắc sang Nam và đổ vào sông Mã ở đoạn cách Bản Nàng 1 khoảng 0,5km về phía Nam. Tại khu vực di tích, suối lƣợn vòng cung và ôm gọn ở các mặt Đông Bắc, Đông và Đông Nam; phía Nam có một khe nhỏ thƣờng có nƣớc vào mùa mƣa; phía Tây là dải núi cao án ngữ. Đƣờng đến di tích có thể đi bằng đƣờng bộ và đƣờng thuỷ. Đƣờng bộ từ Co Lƣơng theo đƣờng dải cấp phối dài khoảng 22km đến bản Co Me, xã Trung Sơn (khu vực chân đập). Tiếp tục theo đƣờng mòn ven sông, đi ngƣợc theo hữu ngạn sông Mã dài khoảng 20km qua các bản Quán Nhục, bản Xƣớc (xã Trung Sơn), bản Mau, bản Kít, bản Tài Chánh (xã Mƣờng Lý) đến bản Nàng 1 là đến di tích. Nếu theo đƣờng bộ từ thị trấn Mƣờng Lát, đi qua cầu cheo bản Lát, theo đƣờng dải cấp phối xuôi theo hữu ngạn sông Mã khoảng 3km đến UBND xã Tam Chung, tiếp tục đi khoảng 25km theo đƣờng mòn ven sông Mã qua bản Ko Đóc (xã Tam Chung), bản Chiềng Nƣa, bản Muống 2, trụ sở UBND xã Mƣờng Lý đến bản Nàng 1. Đƣờng thuỷ từ Co Lƣơng đến bản Nàng 1 dài khoảng 30km nhƣng chỉ có thể đi đƣợc vào mùa lũ, vì vào mùa khô đoạn này nhiều thác ghềnh khiến thuyền bè không thể lƣu thông đƣợc, hoặc có thể đi từ thuyền từ Co Lƣơng lên đến bản Tài Chánh rồi tiếp tục đi theo đƣờng mòn ven chân núi đến di tích. Nhìn chung, đƣờng đi khá khó khăn hiểm trở. 15
  16. Di tích là một gò đất khá cao, nhƣng nay đã bị cƣ dân địa phƣơng san bạt một phần lấy mặt bằng làm nền nhà và đƣờng đi. Di tích hiện phân bố ở khu vực nhà anh Ngân Văn Thu và một số nhà dân xung quanh. Giữa di tích là con đƣờng mòn ven sông cắt ngang theo hƣớng Đông - Tây. Diện phân bố di tích trong khoảng 1000m2. Bề mặt di tích có nhiều tảng đá gốc kích cỡ lớn lăn từ trên núi xuống. Các hiện vật, công cụ đá cũ cũng xuất lộ rải rác, có thể dễ dàng quan sát và thu thập. Địa tầng di chỉ, quan sát trên vách taluy đƣợc ngƣời dân san bạt làm nền nhà cho biết: Tầng văn hoá là lớp đất sét pha lẫn sạn sỏi màu nâu vàng, đất khá cứng, dày khoảng 0,5 - 1m, hiện vật nằm tập chung trong lớp này. Sinh thổ là lớp đá gốc đang trong quá trình phong hoá. Sƣu tập hiện vật thu về trong đợt khảo sát gồm 15 hiện vật đá tiêu biểu cho các loại hình công cụ khác nhau: công cụ rìa lƣỡi ngang, công cụ rìa lƣỡi dọc, công cụ 3 rìa lƣỡi, công cụ mũi nhọn, công cụ cuội bổ, công cụ mảnh tƣớc… Bảng 5: Loại hình công cụ ở di tích Bản Nàng 1 Loại hình công cụ Số lƣợng hiện vật Công cụ rìa lƣỡi ngang 5 Công cụ rìa lƣỡi dọc 2 Công cụ 3 rìa lƣỡi 1 Công cụ mũi nhọn 1 Công cụ cuội bổ 2 Công cụ mảnh tƣớc 2 Công cụ không định hình 1 Công cụ hình rìu 1 Tổng 15 * Nhóm công cụ rìa lưỡi ngang: thu đƣợc 5 tiêu bản. Là loại công cụ đƣợc làm từ cuội sông suối hình bầu dục, phần lƣỡi sử dụng đƣợc tạo ở một đầu ngang viên cuội. Các tiêu bản cụ thể: - Công cụ rìa lƣỡi ngang ký hiệu 08.BN1.ĐT: 1 làm từ viên cuội sông suối hình gần vuông, chất liệu đá basalte màu xanh đen. Toàn thân phủ lớp patin khá dày màu nâu. Phần lƣỡi tác dụng đƣợc tạo ở ngang thân cuội, phía đầu cuội dày, tạo mặt cắt dọc công cụ có hình nón với phần đốc ở phía chóp. Kỹ thuật ghè nhiều lớp từ các hƣớng khác nhau, vết ghè lớn nhƣng không liên tục. Công cụ có góc lƣỡi lớn. Phần thân còn lƣu lại tối đa lớp vỏ cuội tự nhiên. Kích thƣớc: dài 10,8cm; rộng 9,5cm; dày 4,6cm. - Công cụ rìa lƣỡi ngang ký hiệu 08.BN1.ĐT: 2 làm từ viên cuội sông suối kích cỡ khá lớn, hình gần bầu dục hơi dẹt, lớp vỏ cuội hơi lồi lõm, chất liệu đá basalte màu xanh đen. Toàn thân phủ lớp patin dày màu nâu. Phần lƣỡi tác dụng đƣợc tạo ở ngang thân viên cuội. Kỹ thuật ghè tạo lƣỡi tác dụng, ghè một mặt từ một hƣớng, ghè nhiều lớp, vết ghè có kích cỡ khá lớn liên tiếp. Tạo công cụ có rìa lƣỡi sắc, lƣỡi khá phẳng, góc lƣỡi khá lớn. Công cụ lƣu lại tối đa lớp vỏ cuội tự nhiên, phần đốc cầm có hình gần cung tròn. Kích thƣớc: dài 11,5cm; rộng 11,3cm; dày 4,6cm. - Công cụ rìa lƣỡi ngang ký hiệu 08.BN1.ĐT: 3 làm từ viên cuội sông suối hình gần tam giác. Chất liệu đá basalte, mặt ngoài phủ lớp patin màu nâu sáng khá 16
  17. dày. Phần lƣỡi tác dụng đƣợc tạo ở một đầu ngang viên cuội. Kỹ thuật ghè một mặt, từ một hƣớng, ghè nhiều lớp. Vết ghè có kích cỡ trung bình liên tiếp, kết hợp với những vết ghè nhỏ tu chỉnh rìa lƣỡi tạo cho rìa lƣỡi sắc. Công cụ có góc lƣỡi lớn. Phần thân còn lƣu lại tối đa lớp vỏ cuội tự nhiên, phần đốc gần hình chóp. Kích thƣớc: dài 7,5cm; rộng lƣỡi 9cm; dày 3,4cm. - Công cụ rìa lƣỡi ngang ký hiệu 08.BN1.ĐT: 4 làm từ viên cuôi sông suối hình gần bầu dục dẹt. Chất liệu đá basalte, mặt ngoài phủ lớp pa tin màu nâu trắng khá dày. Phần lƣỡi tác dụng đƣợc tạo ở một đầu hẹp ngang viên cuội. Lƣỡi đƣợc tạo từ 3 - 4 nhát ghè lớn liên tiếp và một số vết ghè nhỏ tu chỉnh rìa lƣỡi. Kỹ thuật ghè một mặt, ghè một lớp từ một hƣớng tạo công cụ có rìa lƣỡi sắc, góc lƣỡi hẹp. Công cụ còn lƣu lại tối đa lớp vỏ cuội tự nhiên. Kích thƣớc: dài 12cm; rộng thân 8,8cm; rộng lƣỡi 7cm; dày 3,8cm. - Công cụ rìa lƣỡi ngang ký hiệu 08.BN1.ĐT: 5 làm từ viên cuội sông suối kích cỡ nhỏ, hình bầu dục hơi dẹt. Chất liệu đá basalte, mặt ngoài phủ lớp patin màu nâu đen, một góc công cụ có màu đen do bị đốt qua lửa. Phần lƣỡi tác dụng đƣợc tạo ở một đầu ngang viên cuội. Kỹ thuật ghè một mặt, từ một hƣớng, ghè một lớp. Phần lƣỡi cong vồng, đƣợc tạo từ ba nhát ghè lớn liên tiếp, góc lƣỡi nhỏ, lƣỡi sắc. Phần thân công cụ còn giữ lại tối đa lớp vỏ cuội, phần đốc bị vỡ một góc nhỏ. Công cụ gần dạng công cụ hình móng ngựa. Kích thƣớc: dài 7,8cm; rộng 6cm; dày 2,5cm. * Công cụ ba rìa lưỡi: thu đƣợc 1 tiêu bản, ký hiệu 08.BN1.ĐT: 6 làm từ viên cuội sông suối kích cỡ khá lớn, hình bầu dục dẹt, chất liệu đá basalte. Toàn thân phủ kín lớp patin dày màu nâu nhạt. Phần lƣỡi tác dụng đƣợc tạo ở hai rìa ngang và một rìa dọc viên cuội. Các rìa lƣỡi giao nhau tạo hình cung lồi. Kỹ thuật tạo lƣỡi ghè một mặt, từ một hƣớng, ghè nhiều lớp. Vết ghè lớn liên tiếp, kết hợp với một số vết ghè nhỏ tu chỉnh rìa lƣỡi. Công cụ có rìa lƣỡi sắc, góc lƣỡi hẹp. Kích thƣớc: dài 9,5cm; rộng 13,4cm; dày 3,9cm. * Công cụ mũi nhọn: thu đƣợc 1 tiêu bản, ký hiệu 08.BN1.ĐT: 7 làm từ viên cuội sông suối kích cỡ khá lớn, hình bầu dục dẹt, chất liệu đá basalte màu xanh đen. Toàn thân phủ kín một lớp patin dày màu nâu. Mặt ngoài đang bị phong hoá mạnh tạo lớp cát xù xì khá bở. Phần lƣỡi tác dụng đƣợc tạo ở một đầu ngang viên cuội. Kỹ thuật tạo lƣỡi ghè một mặt từ một hƣớng, ghè nhiều lớp, vết ghè có kích cỡ khá lớn liên tiếp. Ghè đẽo từ hai cạnh vào tạo thành công cụ có một đầu nhọn, góc lƣỡi rất lớn. Công cụ lƣu lại tối đá lớp vỏ cuội tự nhiên, đốc cầm hình vòng cung tròn. Kích thƣớc: dài 13,5cm; rộng 10,1cm; dày 4,4cm. * Công cụ rìa lưỡi dọc: thu đƣợc 2 tiêu bản. - Công cụ rìa lƣỡi dọc ký hiệu 08.BN1.ĐT: 8 làm từ viên cuội sông suối hình bầu dục dẹt. Toàn bộ công cụ bám một lớp patin dày màu nâu vàng. Bề mặt công cụ đang bị phong hoá mạnh, tạo một lớp cát tơi bở bám ở bên ngoài. Phần lƣỡi tác dụng đƣợc tạo ở một cạnh dọc viên cuội. Kỹ thuật ghè tạo lƣỡi ghè một mặt, từ một hƣớng, ghè một lớp. Các nhát ghè khá lớn liên tiếp triển khai từ đầu này đến đầu kia viên cuội, tạo góc lƣỡi hẹp, lƣỡi hơi cong vồng. Do đang trong quá trình phong hoá nên rìa lƣỡi bị bào mòn hơi tù. Phần thân công cụ giữ lại tối đa lớp vỏ cuội. Kích thƣớc: dài 6,8cm; rộng 9,7cm; dày 3cm. - Công cụ rìa lƣỡi dọc ký hiệu 08.BN1.ĐT: 9 làm từ viên cuội sông suối, không định hình, chất liệu đá basalte. Toàn thân phủ lớp patin dày màu nâu nhạt. Trên một cạnh dẹt dọc thân cuội đƣợc ghè tạo lƣỡi. Kỹ thuật ghè một lớp từ một 17
  18. hƣớng, nhát ghè lớn liên tiếp đều nhau tạo công cụ có rìa lƣỡi sắc, góc lƣỡi hẹp. Kích thƣớc: dài 6,8cm; rộng 10,2cm; dày nhất 5,8cm. * Công cụ không định hình: thu đƣợc 1 tiêu bản ký hiệu 08.BN1.ĐT: 10 làm từ viên cuội sông suối hình bầu dục. Chất liệu đá basalte, mặt ngoài phủ lớp patin màu nâu sáng. Công cụ đƣợc ghè tạo lƣỡi ở một cạnh dọc viên cuội, các cạnh còn lại và mặt bụng công cụ cũng đƣợc ghè đẽo tách bỏ toàn bộ lớp vỏ cuội. Kỹ thuật ghè nhiều lớp, từ các hƣớng khác nhau, triển khai từ mặt lƣng sang mặt bụng viên cuội. Các vết ghè có kích cỡ trung bình, khá đều nhau, ghè liên tiếp. Phần lƣỡi đƣợc ghè từ mặt lƣng đến giữa thân cuội, ghè nhiều lớp từ một hƣớng, vết ghè đều, tạo công cụ có phần lƣỡi hơi nhọn. Hai cạnh bên đƣợc ghè từ mặt lƣng sang, diện ghè vuông góc với phần lƣỡi, vết ghè lớn, chủ yếu có tác dụng định hình công cụ. Mặt bụng, phần từ đốc xuống cũng đƣợc ghè đẽo, diện ghè triển khai từ đốc đến giáp phần lƣỡi công cụ theo hƣớng đối nghịch với hƣớng ghè tạo lƣỡi, bóc đi toàn bộ phần vỏ cuội tự nhiên ở mặt bụng viên cuội. Lớp vỏ cuội chỉ còn đƣợc giữ nguyên ở mặt lƣng công cụ. Kích thƣớc: dài 6,6cm; rộng 8cm; dày nhất 4,6cm * Công cụ cuội bổ: thu đƣợc 2 tiêu bản. - Công cụ ½ viên cuội ký hiệu 08.BN1.ĐT: 11. Chất liệu cuội sông suối, có nguồn gốc đá basalte hạt mịn, hình bầu dục dẹt. Toàn thân phủ lớp patin dày màu nâu vàng, mặt ngoài đang bị phong hoá mạnh. Kỹ thuật tạo dáng, bổ ½ viên cuội theo cạnh dọc ở mặt lớn, sau đó ghè tạo lƣỡi ở một đầu ngang viên cuội. Phần lƣỡi đƣợc tạo theo hình cung lồi từ một đầu ngang đến gần giữa thân cuội. Kỹ thuật ghè một mặt từ một hƣớng, ghè một lớp tạo rìa lƣỡi sắc, góc lƣỡi hẹp. Diện ghè từ mặt cuội sang mặt bổ, vết ghè kích cỡ khá nhỏ, liên tiếp xen kẽ với những vết ghè nhỏ tu chỉnh rìa lƣỡi. Mặt lƣng công cụ để nguyên lớp vỏ cuội. Kích thƣớc: dài 18,6cm; rộng 9,7cm; dày 2,9cm. - Công cụ ¼ viên cuội ký hiệu 08.BN1.ĐT: 12. Làm từ chất liệu cuội sông suối, nguồn gốc đá quartf hạt mịn, gần hình bầu dục dẹt. Toàn thân phủ lớp patin màu nâu sáng. Kỹ thuật tạo hình bổ ½ theo cạnh dọc ở mặt lớn viên cuội sau đó ghè tạo lƣỡi ở ngang thân cuội tạo công cụ có dạng ¼ viên cuội. Kỹ thuật ghè một mặt từ một hƣớng, ghè một lớp. Diện ghè từ mặt cuội sang mặt bổ. Ghè ba nhát lớn liên tiếp, kết hợp một số vết ghè nhỏ tu chỉnh rìa lƣỡi. Công cụ có góc lƣỡi hẹp, rìa lƣỡi sắc. Mặt lƣng công cụ giữ nguyên lớp vỏ cuội. Kích thƣớc: dài 7,6cm; rộng lƣỡi 8,8cm; dày 2,5cm. * Công cụ mảnh tước: thu đƣợc 2 tiêu bản. - Công cụ mảnh tƣớc ký hiệu 08.BN1.ĐT: 13 là một mảnh tƣớc có hình gần tam giác đƣợc tách ra từ một viên cuội sông suối. Toàn thân bao phủ một lớp patin dày màu nâu. Loại hình mảnh tƣớc thứ, có mặt lƣng và mặt bụng gần phẳng, vỏ cuội còn lƣu lại ở hai cạnh hẹp của mảnh tƣớc. Phần lƣỡi mảnh tƣớc đƣợc tiếp tục gia công bằng những nhát ghè nhỏ liên tiếp tu chỉnh tạo rìa lƣỡi sắc. Vết ghè tu chỉnh theo một hƣớng, từ mặt bụng sang mặt lƣng. Tạo nên công cụ có chức năng nhƣ dao cắt. Kích thƣớc: dài 6cm; rộng lƣỡi 5,7cm; dày 1,5cm. - Công cụ mảnh tƣớc ký hiệu 08.BN1.ĐT: 14 đƣợc làm từ một mảnh vỡ lớn của viên cuội sông suối, chất liệu đá basalte. Mặt ngoài phủ lớp patin dày màu nâu và đang bị phong hoá mạnh. Công cụ đƣợc tạo hình từ nhiều nhát ghè theo nhiều hƣớng khác nhau vòng quanh rìa cạnh, hƣớng ghè từ mặt cuội sang mặt bụng. Vết ghè tạo lƣỡi lớn kết hợp với những vết ghè nhỏ tu chỉnh rìa lƣỡi, tạo góc lƣỡi hẹp, 18
  19. lƣỡi sắc. Có thể coi đây là loại công cụ đá không định hình. Kích thƣớc: dài 7,2cm; rộng 8,3cm; dày 3,2cm. * Công cụ hình rìu: thu đƣợc 1 tiêu bản ký hiệu 08.BN1.ĐT: 15 làm từ viên cuội sông suối hình bầu dục dẹt, chất liệu đá quartf màu đen, hạt hơi thô, mặt ngoài phủ lớp patin màu xám xanh. Công cụ có một mặt lớn còn giữ nguyên lớp vỏ cuội, mặt còn lại đƣợc ghè bóc hết lớp vỏ cuội bằng những nhát ghè lớn, sau đó ghè tu chỉnh toàn bộ rìa lƣỡi và hai bên cạnh hẹp tạo cho công cụ có hình rìu dài, có phần lƣỡi cong vồng, rìa lƣỡi hẹp, lƣỡi sắc. Cũng có khả năng đây là phác vật rìu đá ở giai đoạn hậu kỳ đá mới hay sơ kỳ kim khí, tuy vậy khả năng này thấp. Kích thƣớc: dài 13,6cm; rộng 6,5cm; dày 2,1cm. Bảng 6: Thống kê mô tả hiện vật đá cũ Bản Nàng 1 Kích thước (cm) Stt Tên hiện vật Ký hiệu Chất liệu (dài x rộng x dày) 1 Công cụ rìa lƣỡi ngang 08.BN1.ĐT: 1 Đá basalte 10,8 x 9,5 x 4,6 2 Công cụ rìa lƣỡi ngang 08.BN1.ĐT: 2 Đá basalte 11,5 x 11,3 x 4,6 3 Công cụ rìa lƣỡi ngang 08.BN1.ĐT: 3 Đá basalte 7,5 x 9,0 x 3,4 4 Công cụ rìa lƣỡi ngang 08.BN1.ĐT: 4 Đá basalte 12,0 x 8,8 x 7,0 x 3,8 5 Công cụ rìa lƣỡi ngang 08.BN1.ĐT: 5 Đá basalte 7,8 x 6,0 x 2,5 6 Công cụ ba rìa lƣỡi 08.BN1.ĐT: 6 Đá basalte 9,5 x 13,4 x 3,9 7 Công cụ mũi nhọn 08.BN1.ĐT: 7 Đá basalte 13,5 x 10,1 x 4,4 8 Công cụ rìa lƣỡi dọc 08.BN1.ĐT: 8 Đá basalte 6,8 x 9,7 x 3,0 9 Công cụ rìa lƣỡi dọc 08.BN1.ĐT: 9 Đá basalte 6,8 x 10,2 x 5,8 10 Công cụ không định hình 08.BN1.ĐT: 10 Đá basalte 6,6 x 8,0 x 4,6 11 Công cụ ½ viên cuội 08.BN1.ĐT: 11 Đá basalte 18,6 x 9,7 x 2,9 12 Công cụ ¼ viên cuội 08.BN1.ĐT: 12 Đá quartf 7,6 x 8,8 x 2,5 13 Công cụ mảnh tƣớc 08.BN1.ĐT: 13 Đá basalte 6, 0 x 5,7 x 1,5 14 Công cụ mảnh tƣớc 08.BN1.ĐT: 14 Đá basalte 7,2 x 8,3 x 3,2 15 Công cụ hình rìu 08.BN1.ĐT: 15 Đá quartf 13,6 x 6,5 x 2,1 Di tích thuộc loại hình di tích thời đại đá cũ phân bố ngoài trời, dạng đồi gò trƣớc núi. Mặt bằng di chỉ có độ dốc không lớn, bên cạnh là nguồn suối Nàng cung cấp nƣớc ngọt quanh năm nên khá thuận lợi cho việc cƣ trú và phƣơng thức kinh tế khai thác tự nhiên nhƣ săn bắt, hái lƣợm. Đặc điểm nổi bật của nhóm công cụ đá là kỹ thuật ghè đão chiếm vị trí chủ đạo, ghè trên một cạnh dọc hay ngang viên cuội tạo ra các loại hình công cụ khác nhau là thủ pháp điển hình của giai đoạn đá cũ hậu kỳ (văn hoá Sơn Vi). Kỹ thuật cuội bổ đƣợc sử dụng nhằm tiết kiệm nguyên liệu, đồng thời cũng là phƣơng pháp làm mỏng thân cuội giúp cho quá trình ghè đẽo tạo lƣỡi công cụ đƣợc thuận lợi hơn. Sự có mặt của bóc phần lớn vỏ cuội, phác vật rìu hay công cụ hình rìu tay cho thấy dấu hiệu của việc phát triển liên tục cho đến giai đoạn văn hoá đá mới sơ kỳ. Qua so sánh với sƣu tập hiện vật thu đƣợc trong khu vực [Nguyễn Gia Đối 2003; Kỷ yếu hội thảo 30 năm phát hiện và nghiên cứu văn hoá Sơn Vi 1998; Hà Văn Tấn (chủ biên) 1998; Hà Văn Tấn, Nguyễn Khắc Sử, Trình Năng Chung 1999] cho thấy, loại hình công cụ ở đây khá đẹp và rất điển hình cho giai đoạn hậu kỳ đá cũ ở khu vực miền núi Tây Bắc. 19
  20. Di tích mang đặc trƣng của loại hình Sơn Vi miền núi, lần đầu tiên phát hiện ở vùng núi Tây Thanh Hoá. Do vậy, việc nghiên cứu toàn diện di chỉ này mang ý nghĩa rất quan trọng, giải quyết đƣợc nhiều vấn đề khoa học nhƣ: không gian phân bố của các di chỉ hậu kỳ đá cũ, các phƣơng thức kinh tế, quá trình chiếm lĩnh và làm chủ không gian sống của các nhóm cƣ dân giai đoạn hậu kỳ đá cũ. Di tích nằm trong khu vực chứa nƣớc của lòng hồ thuỷ điện Trung Sơn. Đồng thời, với cao độ trên dƣới 120m so với mực nƣớc biển thì sau khi Thuỷ điện Trung Sơn hoàn thành và đƣa vào sử dụng, di tích sẽ nằm sâu khoảng 40m dƣới mặt nƣớc của hồ chứa thuỷ điện. Đồng thời việc nằm trong khu vực dân cƣ cũng đem đến cho di tích một nguy cơ lớn do việc mở đƣờng di dân khỏi vùng lòng hồ gây ra. Nhìn chung, có thể nhận thấy tác động của việc xây dựng Dự án thuỷ điện Trung Sơn đến di tích là rất nặng lề, làm thay đổi gần nhƣ hoàn toàn môi trƣờng tự nhiên phân bố di tích, thậm chí đặt di tích vào nguy cơ bị phá huỷ hoàn toàn. Các công tác triển khai nghiên cứu di tích cần đƣợc tiến hành ngay lập tức trƣớc khi toàn bộ khu vực di tích bị ngâm trong vùng hồ chứa thuỷ điện. Đây là một công việc thiết thực góp thêm tƣ liệu soi sáng cội nguồn quá khứ xa xƣa của dân tộc và góp phần giữ rìn các di sản văn hoá của dân tộc. Các đề xuất và phƣớng hƣớng nghiên cứu cụ thể đƣợc chúng tôi trình bày cụ thể hơn ở mục 5 của báo cáo này. 3.2. Di tích khảo cổ học giai đoạn lịch sử Khu mộ Huổi Pa Đợt khảo sát đã phát hiện một di tích thộc giai đoạn lịch sử là khu mộ táng Huổi Pa, nằm ở khu vực rừng luồng của bản Tà Bán, xã Trung Sơn, huyện Quan Hoá. Khu mộ nằm ở chân núi, cạnh một con suối nhỏ gọi là Huổi (suối) Pa. Toạ độ di tích 20037’514’’ vĩ độ Bắc và 104049’780’’ kinh độ Đông. Độ cao so với mặt nƣớc biển 131m. Đƣờng đến di tích từ UBND xã Trung Sơn đi theo đƣờng dải cấp phối khoảng 5km đến bản Ta Bán, tiếp tục đi theo con đƣờng mòn đi các bản Tà Lào Đông, Tà Lào Tây thuộc xã Tân Xuân, đi khoảng 3km - gần hết địa phận bản Ta Bán là đến di tích. Di tích nằm ở phía bên phải con đƣờng mòn này. Mặt bằng phân bố di tích là một triền gò có độ dốc không lớn, mới đƣợc sử dụng trồng luồng vài năm gần đây. Diện phân bố di tích rộng khoảng 1000m2, tình trạng còn khá nguyên vẹn. Trong khu vực này có rất nhiều ngôi mộ đƣợc đặt các viên đá phiến kích cỡ khá lớn đƣợc chôn đánh dấu ở đầu hay/và xung quanh mộ. Trong đó loại hình mộ chôn một phiến đá đơn lẻ chiếm số lƣợng chủ đạo. Đá đánh dấu mộ là loại đá phiến có sẵn trong tự nhiên. Nhóm tƣ vấn đã tiến hành khảo sát chi tiết một số phiến đá đánh dấu mộ. Một số hố thám sát nhỏ đƣợc mở ra ở phía chân một vài tảng đá lớn để tìm hiểu cấu trúc ban đầu của mộ. Kết quả nhƣ sau: Phiến đá thứ nhất có kích thƣớc dài 173cm (chƣa tính phần chân chôn sâu dƣới đất), rộng 100cm, dày 7 - 10cm; Phiến đá thứ 2 có kích thƣớc dài 130cm (chƣa tính phần chân chôn dƣới đất), rộng 102cm, dày 7 - 10cm; Phiến đá thứ 3 dài 83cm (độ dài toàn bộ 130cm), rộng 75cm, dày 9cm. Phiến thứ 4 có chiều dài trên mặt đất 97cm, rộng 78cm, dày 9cm; Phiến thứ 5 có chiều dài trên mặt đất 55cm, rộng 75cm, dày 6 - 10cm. Mộ có loại hình và cấu trúc tƣơng tự một số khu mộ Mƣờng đã đƣợc Viện Khảo cổ học khai quật nghiên cứu trƣớc đây (nhƣ khu mộ Mƣờng Đống Thếch ở 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2