Báo cáo khoa học: Xử lý, kỷ luật cán bộ, Đảng viên vi phạm chính sách Dân số - KHHGĐ
lượt xem 24
download
Báo cáo khoa học: Xử lý, kỷ luật cán bộ, Đảng viên vi phạm chính sách Dân số - KHHGĐ với mục tiêu nhằm vận dụng kiến thức đã được trang bị để phân tích, xử lý tình huống có thực, đã xảy ra trong quản lý nhà nước thuộc lĩnh vực được phân công đảm nhiệm. Từ đó đề xuất những ý kiến, kiến nghị với Đảng, Nhà nước và các ngành chức năng nhằm tổ chức và thực hiện tốt hơn công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực Dân số - KHHGĐ.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Báo cáo khoa học: Xử lý, kỷ luật cán bộ, Đảng viên vi phạm chính sách Dân số - KHHGĐ
- Trường đào tạo cán bộ công chức Bộ nội vụ Lời nói đầu Vấn đề Dân số và phát triển luôn luôn là mối quan tâm của các quốc gia trên thế giới, sự bùng nổ gia tăng Dân số sẽ có ảnh hưởng xấu tới quá trình phát triển KTXH, dẫn tới đói nghèo một cách nhanh chóng; Đối với nước ta, công tác Dân số luôn được Đảng và Nhà nước quan tâm, coi đó là nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu của chiến lược phát triển đất nước. Từ việc xác định đúng vị trí, tầm quan trọng của công tác Dân số KHHGĐ mà Đảng và Nhà nước ta luôn có những chủ trương, chính sách để thực hiện tốt hơn nữa công tác Dân số KHHGĐ. Bước vào năm đầu của thế kỷ 21, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 147/2000/QĐ TTg ngày 22/12/2000 về phê duyệt chiến lược Dân số Việt Nam giai đoạn 2001 2010, với mục tiêu tổng quát là:" Thực hiện gia đình ít con, khoẻ mạnh, tiến tới ổn định quy mô dân số ở mức hợp lý để có cuộc sống ấm no, hạnh phúc ", mục tiêu cụ thể là: “ Duy trì xu thế giảm sinh một cách vững chắc để đạt được mức sinh thay thế bình quân trong toàn quốc chậm nhất vào năm 2005”. Muốn thực hiện được mục tiêu đạt mức sinh thay thế, trước hết phải thực hiện được mỗi cặp vợ chồng chỉ sinh 1 hoặc 2 con, hạn chế mức thấp nhất tỷ lệ người sinh con thứ 3 trở lên. Vì vậy trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã ban hành nhiều văn bản quy định việc thực hiện chính sách Dân số KHHGĐ, như: Pháp lệnh Dân số năm 2003, Pháp lệnh Dân số năm 2008 sửa đổi Pháp lệnh Dân số năm 2003, Nghị quyết số 47NQ/BCT, ngày 22/3/2005 của Ban chấp hành Trung ương Đảng, Quy định số 94QĐ/KTTW, ngày 15/10/2007 của Bộ Chính trị, Nghị định số 104, 114 của Chính phủ… Lê Thị Hằng 1 Líp QLNN- Chuyªn viªn K83
- Trường đào tạo cán bộ công chức Bộ nội vụ Nhằm quản lý xã hội thực hiện tốt hơn công tác Dân số KHHGĐ trong tình hình mới. Trong đó quy định cán bộ, Đảng viên phải gương mẫu, đi đầu trong thực hiện chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về Dân số KHHGĐ. Xong trong thực tế vẫn có những trường hợp cán bộ, Đảng viên vi phạm chính sách Dân số KHHGĐ như sinh con thứ 3 , thậm chí có trường hợp sinh con thứ 4. Vậy vấn đề đặt ra là trách nhiệm của các cấp, các ngành với việc tuyên truyền, giáo dục và xử lý, kỷ luật những trường hợp này thế nào để đảm bảo tính nghiêm minh của Luật pháp và tính công bằng xã hội? Đặc biệt là tính tiền phong, gương mẫu của cán bộ, Đảng viên: “Đảng viên đi trước, làng nước theo sau”. Nếu không xử lý, kỷ luật nghiêm trường hợp cán bộ, Đảng viên vi phạm chính sách Dân số KHHGĐ, sinh con thứ 3, dẫn đến tình trạng nhiều người dân sẽ vi phạm, sinh con thứ 3 theo. Như vậy sẽ không thực hiện được mục tiêu giảm sinh mà Đảng và Nhà nước ta đã đề ra, chiến lược phát triển đất nước sẽ không đạt được và ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống của từng người, từng gia đình và toàn xã hội. Xuất phát từ tầm quan trọng nêu trên và tình hình thực tế hiện nay ở địa phương. Trong thời gian được học tập, bồi dưỡng kiến thức quản lý Nhà nước chương trình chuyên viên , với kiến thức lý thuyết về quản lý Nhà nước chương trình chuyên viên đã được trang bị, em xin lựa chọn tình huống: “Xử lý, kỷ luật cán bộ, Đảng viên vi phạm chính sách Dân số KHHGĐ" là một tình huống có thật, đã xảy ra trên địa bàn huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh, có liên quan đến các cấp, các ngành của huyện làm bài viết tình huống quản lý nhà nước cuối khoá của mình. Nhằm vận dụng kiến thức đã được trang bị để phân tích, xử lý tình huống có thực, đã xảy ra trong quản lý nhà nước thuộc lĩnh Lê Thị Hằng 2 Líp QLNN- Chuyªn viªn K83
- Trường đào tạo cán bộ công chức Bộ nội vụ vực được phân công đảm nhiệm. Từ đó đề xuất những ý kiến, kiến nghị với Đảng, Nhà nước và các ngành chức năng nhằm tổ chức và thực hiện tốt hơn công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực Dân số KHHGĐ. Em xin trân thành cảm ơn Trường Đào tạo và bồi dưỡng cỏn bộ cụng chức đã tạo điều kiện giúp em hoàn thành khoá học và bài viết tình huống quản lý Nhà nước cuối khoá học này! I/ MÔ TẢ TÌNH HUỐNG: 1.1/ Hoàn cảnh xuất hiện tình huống: Bắc Ninh là một tỉnh vùng đồng bằng, tổng diện tích đất tự nhiên nhỏ hẹp, mật độ dân số cao, nông dân sản xuất nông nghiệp là chính. Mức thu nhập bình quân đầu người thấp nên cuộc sống còn nhiều khó khăn. Các hộ gia đình thường sống theo mô hình gia đình truyền thống, có nhiều thế hệ chung sống. Người cao tuổi như ông, bà, cha mẹ thường sống cùng các con, cháu để cậy nhờ khi già yếu, lúc ốm đau. Đến khi ''về già'' do con trai trưởng, cháu trai trưởng thờ cúng, giỗ tết... Nên ở đây vẫn còn mang nặng tư tưởng trọng nam, khinh nữ, muốn sinh nhiều con để khi già yếu có nhiều con chăm sóc, đặc biệt là sinh con trai để nối dõi tông đường và thờ cúng ông bà, tổ tiên... Nằm trong bối cảnh chung của tỉnh Bắc Ninh, huyện Gia Bình cũng có những đặc điểm chung, cơ bản như vậy; Người dân ở đây vẫn có tư tưởng muốn sinh nhiều con, "thêm con, thêm của", sinh con trai để nối dõi tông đường và sinh con dự phòng để khi không may gặp tai nạn, rủi do bị tử vong vẫn còn người con trai khác để cậy nhờ khi về già... Mặt khác, trong điều kiện kinh tế Lê Thị Hằng 3 Líp QLNN- Chuyªn viªn K83
- Trường đào tạo cán bộ công chức Bộ nội vụ XH phát triển mạnh như hiện nay, một số cặp vợ chồng có điều kiện kinh tế khá giả họ cũng muốn sinh thêm con dẫn đến tỷ xuất sinh, tỷ lệ sinh con lần thứ 3 của huyện Gia Bình vẫn ở mức cao, năm 2008 là 13,9%o, tỷ lệ sinh con lần 3 là 17,5%. Đặc biệt tỷ số giới tính khi sinh của huyện đang ở mức cao nhất tỉnh (148 bé trai/100 bé gái). Ngoài những nguyên nhân dẫn đến tỷ xuất sinh, tỷ lệ sinh con lần 3 của huyện Gia Bình ở mức cao như vậy có một nguyên nhân hết sức quan trọng, đó là trong số những người sinh con lần thứ 3 của huyện có cả cán bộ, Đảng viên, thậm trí là cán bộ lãnh đạo. Tuy số cán bộ, Đảng viên, lãnh đạo sinh con lần thứ 3 không lớn so với tổng số, song nó có ảnh hưởng rất lớn đến việc tuyên truyền, vận động nhân dân trên địa bàn huyện thực hiện chính sách Dân số KHHGĐ. Vì cán bộ, Đảng viên là người gương mẫu, đi đầu trong việc thực hiện chính sách của Đảng, Pháp luật của Nhà nước, trong đó có chính sách Dân số KHHGĐ. Có trường hợp cán bộ, Đảng viên là cán bộ lãnh đạo đã hiểu rõ chính sách Dân số KHHGĐ nhưng vẫn cố tình vi phạm, thậm trí cố tình che giấu, không khai báo sự việc với tổ chức. Họ cho rằng nếu che giấu được thì sẽ tránh được các hình thức kỷ luật của cấp trên. Đến khi bị phát giác họ mới nhận lỗi và làm bản tự kiểm điểm về lỗi vi phạm của mình. Điển hình là trường hợp bà Nguyễn Thị Hiền Hiệu phó Trường Mầm non Đại Bái và ông Nguyễn Đức Huy Thiếu tá Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Bắc Ninh đã vi phạm chính sách Dân số KHHGĐ nhưng cố tình khai báo sai sự thật để trốn tránh trách nhiệm. Với chức năng, nhiệm vụ được giao, Trung tâm Dân số KHHGĐ huyện đã phối hợp với Phòng Y tế, Phòng Giáo dục Đào tạo huyện và Ban Dân số Lê Thị Hằng 4 Líp QLNN- Chuyªn viªn K83
- Trường đào tạo cán bộ công chức Bộ nội vụ KHHGĐ xã Đại Bái xác minh, làm rõ sự việc và báo cáo Huyện uỷ, UBND huyện để xử lý, kỷ luật theo quy định. 1.2/ Mô tả tình huống: Ngày 20/7/2013 Trung tâm Dân số KHHGĐ huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh nhận được công văn của Ban Dân số KHHGĐ xã Đại Bái, huyện Gia Bình báo cáo việc bà Nguyễn Thị Hiền Phó hiệu trưởng Trường mầm non Đại Bái, huyện Gia Bình trú quán tại thôn Ngọc Xuyên, xã Đại Bái, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh đã sinh con lần thứ 3, nhưng làm thủ tục xin con nuôi nhằm trốn tránh trách nhiệm, tránh các hình thức kỷ luật do vi phạm chính sách Dân số KHHGĐ của Đảng, Nhà nước đã quy định và Quyết định của UBND huyện Gia Bình quy định về thực hiện một số chính sách Dân số KHHGĐ trên địa bàn huyện Gia Bình. Theo báo cáo của Ban dân số KHHGĐ xã Đại Bái: Bà Nguyễn Thị Hiền là Phó Hiệu trưởng trường mầm non xã Đại Bái được Phòng Giáo dục Đào tạo huyện Gia Bình cho nghỉ không lương để đi chữa bệnh ở Miền Nam từ ngày 20/11/2012. Sau đó đến ngày 10/7/2013, bà Hiền từ Miền Nam trở về đem theo một bé trai khoảng 2 tháng tuổi. Hàng ngày bà Hiền vẫn cho cháu bé bú trực tiếp, hoàn toàn bằng sữa mẹ. Khi được hỏi về cháu bé, bà Hiền và gia đình trả lời là bà Hiền xin con nuôi ở miền Nam. Sau khi nhận được báo cáo của Ban Dân số KHHGĐ xã Đại Bái, xét thấy tính phức tạp của sự việc, Trung tâm Dân số KHHGĐ đã báo cáo trực tiếp với Huyện uỷ, UBND huyện Gia Bình; Đồng thời phối hợp với Phòng Y tế, Phòng Giáo dục Đào tạo, Trung tâm Dân số KHHGĐ, Liên đoàn Lao Lê Thị Hằng 5 Líp QLNN- Chuyªn viªn K83
- Trường đào tạo cán bộ công chức Bộ nội vụ động huyện, Chủ tịch UBND xã Đại Bái, Hiệu trưởng Trường Mầm non Đại Bái và Trưởng thôn Ngọc Xuyên tiến hành xác minh vụ việc, cụ thể: Bà Nguyễn Thị Hiền là giáo viên trường mầm non xã Đại Bái kết hôn cùng Ông Nguyễn Đức Huy là cán bộ Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh Bắc Ninh, quê quán thôn Ngọc Xuyên, xã Đại Bái từ năm 1990, đến năm 1992 hai người sinh con thứ nhất tên là Nguyễn Thị Thuỳ Dung, năm 1998 sinh tiếp con thứ 2 tên là Nguyễn Thị Thuỳ Trang. Là người có chuyên môn, nghiệp vụ vững vàng, có lối sống giản dị, hoà đồng, được mọi người tín nhiệm nên tháng 5/2005 Bà Hiền được bổ nhiệm làm Phó Hiệu trưởng Trường Mầm non xã Đại Bái, huyện Gia Bình. Đầu năm học 2013 bà Hiền có biểu hiện ốm đau phải nghỉ việc triền miên. Ngày 15/11/2012 Ban giám hiệu Trường Mầm non Đại Bái nhận được đơn xin nghỉ không lương dài ngày để đi chữa bệnh ở Miền Nam, nơi có người thân trong gia đình ông Huy đang làm ăn sinh sống. Được sự nhất trí của Phòng Giáo dục Đào tạo huyện Gia Bình, bà Hiền nghỉ công tác từ ngày 20/11/2012. Ngày 10/7/2013 bà Hiền từ Miền Nam trở về cùng một bé trai khoảng 2 tháng tuổi và người em gái ông Huy. Hàng ngày bà Hiền vẫn cho cháu bé bú trực tiếp, hoàn toàn bằng sữa mẹ, không phải pha sữa cho cháu bé ăn. Khi mọi người trong xóm đến chơi, hỏi thăm về cháu bé, bà Hiền trả lời là xin cháu ở huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng về làm con nuôi và đang hoàn tất thủ tục để đăng ký khai sinh cho cháu; Ngày 23/7/2013, Đoàn công tác gồm các ngành có liên quan của huyện Gia Bình xuống làm việc trực tiếp tại gia đình bà Hiền lần thứ nhất: Bà Hiền báo cáo với đoàn công tác là trong thời gian bà đi chữa bệnh tại huyện Lê Thị Hằng 6 Líp QLNN- Chuyªn viªn K83
- Trường đào tạo cán bộ công chức Bộ nội vụ Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng (Từ tháng 11/2012 đến tháng 7/2013) có gặp một người phụ nữ sinh được một đứa trẻ trai, do hoàn cảnh gia đình nên không nuôi con được, bà đã xin cháu về làm con nuôi và đang hoàn tất thủ tục để đăng ký khai sinh. Khi được hỏi về giấy tờ liên quan đến cháu bé, bà Hiền không xuất trình được giấy tờ hợp lệ nhưng vẫn khẳng định là xin con nuôi tại huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng và đang làm thủ tục để đăng ký khai sinh cho cháu. Bà Hiệu trưởng Trường Mầm non Đại Bái yêu cầu bà Hiền giải thích việc bà Hiền không sinh con mà có sữa cho cháu bé bú, bà Hiền vẫn cố tình trả lời do cho cháu bú nên có sữa về. Các thành viên trong đoàn động viên tư tưởng để bà Hiền tự nhận ra sai lầm của mình, viết bản kiểm điểm và thành khẩn báo cáo với tổ chức, nhưng bà Hiền vẫn khăng khăng cam kết đó không phải là con đẻ của mình, mà do bà xin về nuôi. Sau đó theo yêu cầu của đoàn công tác, bà Hiền đã viết bản cam kết là đứa bé trai 2 tháng tuổi do bà xin về nuôi, không phải do bà sinh ra, nếu sai bà hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật. Kết thúc buổi làm việc bà Hiền vẫn không nhận lỗi của mình, Đoàn công tác giao Chủ tịch UBND xã tiếp tục làm việc với Bí thư Chi bộ thôn, Trưởng thôn Ngọc Xuyên và đại diện dòng họ Nguyễn Đức để làm sáng tỏ sự việc trên; Ngày 29/7/2013, Đoàn công tác của huyện Gia Bình tiếp tục làm việc trực tiếp với bà Hiền và ông Huy chồng bà Hiền tại UBND xã Đại Bái: Các thành viên trong đoàn công tác của huyện Gia Bình lần lượt phát biểu ý kiến, yêu cầu bà Hiền và ông Huy thành khẩn nhận lỗi do mình gây ra. Phát huy tính Đảng, tiền phong, gương mẫu, dám đấu tranh phê và tự phê bình, dám nhận những khuyết điểm, lỗi lầm do mình gây ra để có hướng sửa chữa, điều chỉnh. Lê Thị Hằng 7 Líp QLNN- Chuyªn viªn K83
- Trường đào tạo cán bộ công chức Bộ nội vụ Về phía ông Huy và bà Hiền, sau khi được Bí thư Chi bộ thôn, Trưởng thôn Ngọc Xuyên và đại diện dòng họ Nguyễn Đức phân tích mọi điều, ông Huy và bà Hiền đã nhận thấy khuyết điểm do mình gây ra, làm bản tường trình nói rõ quá trình vi phạm khuyết điểm và động cơ trốn tránh trách nhiệm của mình. Nêu rõ nguyên nhân dẫn đến việc ông Huy và bà Hiền vi phạm chính sách Dân số KHHGĐ, sinh con lần thứ 3 là do bố ông Huy là Trưởng dòng họ Nguyễn Đức, bản thân ông Huy là con một của gia đình đã sinh 2 con là gái. Vợ chồng ông Huy và bà Hiền chịu nhiều sức ép về việc sinh con trai để nối dõi tông đường, thờ cúng dòng họ, tổ tiên, ông bà, cha mẹ sau này. Mặt khác, lợi dụng khi giải thể Uỷ ban Dân số, GĐ&TE Trung ương, công tác quản lý nhà nước về Dân số KHHGĐ có lơi lỏng hơn trước để sinh con. Với mong muốn sinh được con trai mà không phải chịu các hình thức kỷ luật do Đảng, nhà nước và huyện Gia Bình đã qui định, không bị mất chức quyền của mình đã có, ông Huy và bà Hiền đã tìm mọi cách để chối bỏ những lỗi lầm do mình gây ra. Khi bà Hiền có thai, xác định chắc chắn giới tính thai nhi là con trai, bà Hiền làm đơn xin được nghỉ không lương với lý do đi chữa bệnh trong thời gian dài. Ngày 20/11/2012 ông Huy đã đưa bà Hiền vào huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm đồng, nơi người em gái ông Huy lấy chồng và đang sinh sống. Ngày 10/5/2013 bà Hiền sinh con trai, đến ngày 10/7/2013 đem con về quê và đang làm hỗ sơ giả là xin nhận con nuôi để đăng ký khai sinh cho cháu bé thì bị phát hiện và ngăn chặn kịp thời. II. PHÂN TÍCH VÀ GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG: 2.1/ Mục tiêu phân tích tình huống: Lê Thị Hằng 8 Líp QLNN- Chuyªn viªn K83
- Trường đào tạo cán bộ công chức Bộ nội vụ Phân tích sự việc ông Huy và bà Hiền vi phạm chính sách Dân số KHHGĐ, nhằm tìm được nguyên nhân chủ quan và nguyên nhân khách quan dẫn đến việc Ông Huy và Bà Hiền quyết định sinh con lần thứ 3 và trốn tránh trách nhiệm do mình gây ra. Việc ông Huy, bà Hiền sinh con lần thứ 3 gây dư luận xấu, ảnh hưởng lớn đến sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước về thực hiện chính sách Dân số KHHGĐ. Phân tích tình huống nhằm tìm ra được những hạn chế, tồn tại trong quản lý Nhà nước về Dân số KHHGĐ trong thời điểm hiện tại, từ đó có những đề xuất kiến nghị với Đảng, Nhà nước để có chính sách quản lý Nhà nước tốt hơn, phù hợp hơn đối với công tác Dân số KHHGĐ trong tình hình hiện nay. 2.2/ Cơ sở lý luận: Dân số và phát triển luôn có quan hệ chặt chẽ với nhau, nó có tác động qua lại nhằm thúc đẩy sự phát triển hoặc kìm hãm sự phát triển của nhau. Đúng như Hội nghị lần thứ 4 BCH TW Đảng khoá VII, năm 1993 đã nhận định:"... Sự gia tăng Dân số nhanh là một trong những nguyên nhân quan trọng cản trở tốc độ phát triển của KTXH, gây khó khăn lớn cho việc cải thiện đời sống, hạn chế điều kiện phát triển về mặt trí tuệ, văn hoá và thể lực giống nòi. Nếu xu hướng này tiếp tục diễn ra thì trong tương lai không xa đất nước ta đứng trước những khó khăn rất lớn, thậm trí những nguy cơ về nhiều mặt..."; Chính vì vậy trong những năm qua Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chế độ, chính sách quan tâm tới công tác Dân số như chính sách "sinh đẻ có kế hoạch"," KHHGĐ", ","Chiến lược Dân số" nhằm đạt được mục tiêu đem lại Lê Thị Hằng 9 Líp QLNN- Chuyªn viªn K83
- Trường đào tạo cán bộ công chức Bộ nội vụ cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho từng người, từng gia đình và toàn xã hội. Thực hiện sinh đẻ có kế hoạch tức là chỉ sinh từ 1 2 con, là thực hiện quy mô gia đình ít con. Có như vậy mới có điều kiện để chăm sóc, nuôi dạy con cái cho tốt và có điều kiện phát triển kinh tế gia đình, có điều kiện để xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc và phát triển bền vững; Ngược lại, nếu việc sinh đẻ không có kế hoạch, đẻ nhiều, đẻ mau sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới thu nhập của gia đình, không có điều kiện để chăm sóc sức khoẻ, không đầu tư cho các con học hành, giảm thời gian nhàn rỗi...Cứ như vậy sẽ dẫn đến đói nghèo, thất học, bệnh tật, ô nhiễm môi trường... Đẻ nhiều không những ảnh hưởng trực tiếp đến mỗi cá nhân, mỗi gia đình mà cả xã hội cũng phải chịu ảnh hưởng chung, bởi lẽ đông con dẫn tới đói nghèo, đông con luôn gây những khó khăn rất lớn trong việc xoá đói, giảm nghèo của Đảng, Nhà nước và của từng gia đình; Trong những năm qua Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm đến công tác Dân số KHHGĐ, coi đây là nhiệm vụ hàng đầu trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của nước ta. Điều đó được thể hiện bằng việc Đảng và Nhà nước đã liên tục ban hành các văn bản về công tác Dân số KHHGĐ, đây chính là kim chỉ nam cho hoạt động của công tác Dân số KHHGĐ trước mắt và những năm tiếp theo. Các văn bản đã ban hành gồm: Pháp lệnh Dân số năm 2003, Pháp lệnh Dân số năm 2008 sửa đổi Pháp lệnh Dân số năm 2003; Nghị quyết lần thứ IV Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá VII, tháng 1/1993 về chính sách Dân số và KHHGĐ; Lê Thị Hằng 10 Líp QLNN- Chuyªn viªn K83
- Trường đào tạo cán bộ công chức Bộ nội vụ Nghị quyết số 47NQ/BCT ngày 22/3/2005 của Ban chấp hành Trung ương Đảng về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện chính sách Dân số và KHHGĐ; Chỉ thị số 50 ngày 06/3/1995 của Ban Bí thư về việc đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết Trung ương IV; Thông báo số 160 ngày 4/6/2008 của Ban Bí thư về tình hình thực hiện chính sách Dân số KHHGĐ và một số giải pháp cấp bách; Thông báo kết luận số 44 TB/TW ngày 01/4/2009 của Bộ Chính trị về kết quả 3 năm thực hiện Nghị quyết số 47NQ/BCT của Bộ Chính trị về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện chính sách Dân số và KHHGĐ; Các văn bản quy phạm pháp luật của Thủ tướng Chính phủ như: Chỉ thị số 10/2001/CTTTG ngày 04/5/2001; Quyết định số 09 ngày 10/01/2006; Chỉ thị số 23/CTTTg ngày 04/8/2008 và Quyết định số 170/QĐ TTg ngày 08/11/2007 của Thủ tướng Chính phủ về công tác Dân số KHHGĐ. Về việc xử lý cán bộ, công chức, viên chức và Đảng viên vi phạm chính sách Dân số KHHGĐ được thực hiện theo các văn bản sau: Nghị định số 114 ngày 3/10/2006 của thủ tướng chính phủ về quy định xử phạt hành chính về dân số và trẻ em. Quy định số 94 ngày 15/10/2007 của Bộ chính trị và hướng dẫn số 11 ngày 24/3/2008 của Uỷ ban kiểm tra Trung ương hướng dẫn việc thực hi ện Quy định của Bộ chính trị về xử lý kỷ luật đảng viên vi phạm. Một số Chỉ thị, Nghị quyết, Quy định của Tỉnh Uỷ, UBND tỉnh Bắc Ninh như: Quy định số 01/QĐTW ngày 01/01/1998 của tỉnh Uỷ Bắc Ninh quy định về việc thực hiện và xử lý kỷ luật vi phạm cuả Đảng viên trong việc chấp hành chính sách Dân số KHHGĐ; Nghị quyết số 31/NQHĐND ngày Lê Thị Hằng 11 Líp QLNN- Chuyªn viªn K83
- Trường đào tạo cán bộ công chức Bộ nội vụ 13/10/1998 của HĐND Tỉnh Bắc Ninh ban hành quy định về thực hiện một số chế độ chính sách Dân số KHHGĐ; Chỉ thị 15 ngày 22/03/2008 về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện chính sách Dân số KHHGĐ; Để thực hiện tốt hơn công tác Dân số KHHGĐ: Trung tâm Dân số KHHGĐ huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh đã tham mưu để UBND huyện Gia Bình ban hành Quyết định quy định cụ thể hơn chính sách Dân số mà Trung ương và tỉnh đã quy định như: Quyết định số 427/QĐ CT ngày 27/11/2001 của chủ tịch UBND huyện Gia Bình về việc phê duyệt chiến lược Dân số huyện Gia Bình tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2001 2010; Quyết định số 2214/QĐCT, ngày 20/9/2012 của chủ tịch UBND huyện Gia Bình về việc ban hành quy định về thực hiện một số chính sách Dân số KHHGĐ trên địa bàn huyện Gia Bình. Toàn bộ những văn bản trên là tập hợp các qui định của pháp luật về công tác Dân số KHHGĐ, nhằm điều chỉnh mối quan hệ xã hội với công tác Dân số KHHGĐ. Mọi người dân trên đất nước Việt Nam đều phải tuân thủ những qui định đó. Nếu không tuân thủ những qui định đó, các cơ quan Quản lý Nhà nước ở địa phương có trách nhiệm sẽ yêu cầu thực hiện đúng theo pháp luật đã qui định. Nhằm đưa xã hội phát triển ngày một tốt đẹp hơn, toàn diện hơn, xây dựng một nhà nước pháp quyền dân chủ, vì dân, do dân. 2.3/ Phân tích diễn biến tình huống: Cùng với việc kinh tế xã hội phát triển, một số mặt trái của xã hội cũng phát triển theo như tệ nạn xã hội, ma tuý, cờ bạc, đua xe... cũng có phần tăng theo. Mặt khác khi kinh tế phát triển, có nhiều hộ gia đình có điều kiện kinh tế giàu có, họ muốn sinh con trai để nối dõi tông đường, thừa hưởng gia sản do bố mẹ để lại. Nhất là ở các vùng nông thôn, nhiều gia đình khi kinh tế phát Lê Thị Hằng 12 Líp QLNN- Chuyªn viªn K83
- Trường đào tạo cán bộ công chức Bộ nội vụ triển đã xuất hiện tâm lý nhất thiết phải sinh cho được con trai. Đặc biệt đối với gia đình là con trưởng, cháu trưởng và trưởng dòng họ càng nặng nề hơn. Nhiều gia đình ép con phải sinh cho bằng được cháu trai, bất chấp việc con mình đang ở vị trí nào, bất chấp việc con mình đang là cán bộ, Đảng viên, là đối tượng phải gương mẫu trong việc chấp hành chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước, trong đó có chính sách Dân số KHHGĐ. Trong khi hệ thống văn bản qui phạm pháp luật về công tác Dân số KHHGĐ chưa được đầy đủ, chưa chặt chẽ. Các quy chế, chế tài xử lý, kỷ luật nhóm đối tượng là cán bộ, công chức và quần chúng nhân dân còn nhiều hạn chế. Lợi dụng thời điểm giải thể Uỷ ban Dân số,GĐ & TE các cấp, một số cán bộ, Đảng viên đã sinh con lần thứ 3. Trong đó có ông Huy và bà Hiền đã quyết định sinh thêm con, trong khi là một cán bộ Đảng viên đã am hiểu đường lối, chính sách của Đảng và nhà nước về công tác Dân số KHHGĐ qua các Chỉ thị, Nghị quyết, qui định... nhất là các văn bản qui phạm pháp luật của Tỉnh uỷ, UBND tỉnh Bắc Ninh và UBND huyện Gia Bình. Tuy nhiên ông Huy, bà Hiền đã tìm mọi cách nhằm trốn tránh trách nhiệm của mình khi cố tình vi phạm chính sách Dân số KHHGĐ. Nắm được chủ trương sát nhập, giải thể một số ngành, trong đó có Uỷ ban Dân số KHHGĐ, bà Hiền xin nghỉ không lương trong thời gian dài, kết hợp với việc siêu âm, lựa chọn giới tính chắc chắn có con trai, ông Huy bà Hiền đã quyết định sinh con lần thứ 3 và chuyển vào Miền Nam sinh sống chờ sinh con. Ông Huy nghĩ rằng mọi người không thể biết được, vì ở miền Nam, nơi người em gái ông sinh sống không có người nào có thể biết được việc vợ ông mang thai và sinh con ở đó. Khi sinh con được 2 tháng bà Hiền mới đem con về nhà. Sự việc đã được người dân và đội ngũ cộng tác viên Dân số KHHGĐ quản lý trực tiếp trên địa bàn phát hiện và báo Lê Thị Hằng 13 Líp QLNN- Chuyªn viªn K83
- Trường đào tạo cán bộ công chức Bộ nội vụ cáo về Ban Dân số KHHGĐ xã Đại Bái và Trung tâm Dân số KHHGĐ huyện Gia Bình. Trong khi ông Huy và gia đình đang lo thủ tục nhận con nuôi để làm giấy khai sinh và cho rằng mọi người sẽ không thể biết. Nhưng với tinh thần cảnh giác cao và kiên quyết tìm ra sự thật, việc bà Hiền và ông Huy sinh con lần thứ 3 đã được phát hiện kịp thời. 2.4/ Nguyên nhân xảy ra tình huống. 2.4.1. Nguyên nhân khách quan: Do nước ta xuất phát từ nước phong kiến lạc hậu, vẫn giữ tập quán con gái lấy chồng là con người ta nên tâm lý muốn sinh con trai để nối dõi tông đường còn nặng nề. Các dịch vụ xã hội chưa phát triển, đặc biệt là dịch vụ nuôi dưỡng, chăm sóc người cao tuổi chưa được quan tâm triển khai. Những người già vẫn phải nương tựa vào những người con, người cháu của mình lúc tuổi già. Mặt khác, trong những năm gần đây có nhiều trường hợp không may bị tai nạn rủi do như tai nạn giao thông, tai nạn đuối nước dẫn đến chết người đã xảy ra nhiều hơn. Dẫn đến tâm lý lo sợ của các gia đình nếu có sự việc trên. 2.4.2. Nguyên nhân chủ quan: Do cấp uỷ Đảng và chính quyền các cấp có tư tưởng chủ quan, thoả mãn với kết quả đã đạt được, thậm trí đã buông lỏng sự lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện công tác Dân số KHHGĐ trong thời gian vừa qua. Có nơi còn giao khoán công tác Dân số KHHGĐ cho cán bộ làm công tác Dân số KHHGĐ các cấp. Có tư tưởng cho rằng công tác Dân số KHHGĐ là trách nhiệm của những người làm công tác Dân số KHHGĐ các cấp đảm nhiệm. Lê Thị Hằng 14 Líp QLNN- Chuyªn viªn K83
- Trường đào tạo cán bộ công chức Bộ nội vụ Hệ thống Luật pháp, chính sách về công tác Dân số KHHGĐ chưa được đầy đủ. Chế tài xử lý vi phạm chính sách Dân số KHHGĐ chưa đủ và chưa đồng bộ, mới qui định việc xử lý, kỷ luật cán bộ Đảng viên, cán bộ, công chức vi phạm chính sách Dân số KHHGĐ. Nhóm đối tượng là quần chúng nhân dân, Hội viên của các tổ chức chính trị xã hội vẫn chưa có qui định cụ thể việc xử lý thế nào? Việc xử lý cán bộ, Đảng viên, công chức vi phạm chính sách Dân số KHHGĐ chưa được thực hiện nghiêm, mỗi địa phương, đơn vị xử lý một cách khác nhau, thiếu đồng bộ, đã tác động xấu đến phong trào toàn dân thực hiện chính sách Dân số KHHGĐ của Đảng và Nhà nước đã qui định. Hệ thống tổ chức làm công tác Dân số KHHGĐ có nhiều thay đổi, thiếu ổn định. Đặc biệt là thực hiện việc giải thể Uỷ ban Dân số, GĐ & TE các cấp chưa đúng với tinh thần chỉ đạo của Bộ Chính trị, dẫn đến hiểu sai chủ trương, đường lối chỉ đạo của Đảng về công tác Dân số KHHGĐ. Một bộ phận quần chúng nhân dân, kể cả một số cán bộ, Đảng viên cho rằng công tác Dân số KHHGĐ đã kết thúc, không còn cơ quan thực hiện việc quản lý nhà nước về Dân số KHHGĐ nữa, dẫn tới việc coi nhẹ công tác này. Lợi dụng việc phát triển của khoa học kỹ thuật, đặc biệt là lợi dụng kỹ thuật siêu âm của Y học để lựa chọn giới tính thai nhi. Nên việc chuẩn đoán giới tính khi sinh, sinh con theo ý muốn được nan rộng. 2.5/ Hậu quả của tình huống: Sự việc sinh con lần thứ 3 trở lên của Ông Huy và bà Hiền đã vi phạm chính sách Dân số KHHGĐ của Đảng và nhà nước ta, thể hiện sự coi thường kỷ cương, Pháp luật của Nhà nước. Thiếu trung thực trong việc khai báo sai sự việc để trốn tránh trách nhiệm với tập thể; Lê Thị Hằng 15 Líp QLNN- Chuyªn viªn K83
- Trường đào tạo cán bộ công chức Bộ nội vụ Bà Hiền là một Đảng viên, công chức, viên chức, còn là một đồng chí lãnh đạo, thường xuyên được trau rồi đạo đức cách mạng. Ông Huy là một sỹ quan quân đội cũng thường xuyên được rèn luyện, tu dưỡng đạo đức, thấm nhuần chủ trương của Đảng, chính sách của nhà nước. Xong bà Hiền và ông Huy đã không thể hiện tính gương mẫu, tiên phong của người cán bộ, Đảng viên trong việc thực hiện chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, đã gây ảnh hưởng lớn đến uy tín và vai trò lãnh đạo của Đảng và Nhà nước; Với cương vị là lãnh đạo, là một cán bộ, Đảng viên, đặc biệt là một người giáo viên đứng trên bục giảng, các em học sinh sẽ nghĩ gì khi người Cô giáo kính yêu của mình vi phạm chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước. Như vậy đã làm mất lòng tin của các em học sinh, các bậc phụ huynh đối với các thầy, cô giáo; Việc làm của ông Huy, bà Hiền còn làm ảnh hưởng rất lớn đến công tác tuyên truyền, giáo dục, vận động nhân dân thực hiện chính sách Dân số KHHGĐ, đặc biệt tính gương mẫu chấp hành Pháp luật của công chức Nhà nước, của các tầng lớp lãnh đạo đối với chính sách Dân số KHHGĐ. Việc lựa chọn giới tính khi sinh của bà Hiền và ông Huy đã làm ảnh hưởng đến tỷ số giới tính khi sinh, gây hệ luỵ cho thế hệ sau. III. GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG. 3.1/ Mục tiêu xử lý tình huống. Cần giải quyết sự việc nhanh chóng, rõ ràng, tạo sự ổn định, niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước đối với công tác Dân số KHHGĐ. Tăng cường tính nghiêm minh của pháp luật đối với công tác Dân số KHHGĐ. Xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm chính sách, pháp luật của Lê Thị Hằng 16 Líp QLNN- Chuyªn viªn K83
- Trường đào tạo cán bộ công chức Bộ nội vụ Đảng và Nhà nước về công tác Dân số KHHGĐ, đặc biệt đối với cán bộ, công chức, Đảng viên để cho các tầng lớp nhân dân noi theo. Tăng cường hiệu lực quản lý Nhà nước đối với công tác Dân số KHHGĐ trong thời gian tới. 3.2/ Đề xuất phương án xử lý. Căn cứ tình hình thực tế, qua hồ sơ kiểm tra, bản tường trình, bản tự kiểm điểm, qua phân tích nguyên nhân và hậu quả. Căn cứ Quy định số 94 ngày 15/10/2007 của Bộ Chính trị về qui định xử lý kỷ luật Đảng viên vi phạm và Hướng dẫn số 11HD/KTTW ngày 24/3/2008 của Uỷ ban Kiểm tra Trung ương hướng dẫn việc thực hiện Quy định của Bộ chính trị về xử lý kỷ luật đảng viên vi phạm. Căn cứ Pháp lệnh Dân số năm 2003 và Pháp lệnh năm 2008 sửa đổi Pháp lệnh Dân số năm 2003. Căn cứ Quyết định số 2214/QĐCT, ngày 20/9/2012 của Chủ tịch UBND huyện Gia Bình về việc ban hành quy định về thực hiện 1 số chính sách Dân số KHHGĐ trên địa bàn huyện Gia Bình. Tôi xin đề xuất các phương án xử lý như sau: Phương án 1: * Đối với bà Hiền: Cách chức Phó Hiệu trưởng trường mầm non Đại Bái; Kỷ luật khai trừ ra khỏi Đảng, thông báo trước toàn Đảng bộ về việc kỷ luật, khai trừ ra khỏi Đảng do bà Hiền cố tình che dấu việc sinh con lần thứ 3. Chậm nâng lương 01 năm; Cắt hết các danh hiệu thi đua khác; Điều chuyển bà Hiền đến công tác tại trường mầm non khác có nhiều khó khăn hơn. Lê Thị Hằng 17 Líp QLNN- Chuyªn viªn K83
- Trường đào tạo cán bộ công chức Bộ nội vụ * Đối với ông Huy: UBND huyện Gia Bình có công văn đề nghị Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh Bắc Ninh thi hành kỷ luật khai trừ ra khỏi Đảng, vì ông Huy vi phạm chính sách Dân số KHHGĐ, khai báo sai sự việc khi sinh con lần thứ 3, gây ảnh hưởng xấu đến tình hình của địa phương. Phương án 2: * Đối với bà Hiền: Cách chức Phó hiệu trưởng trường mầm non Đại Bái và kỷ luật Đảng bằng hình thức cảnh cáo trước Chi bộ theo Quy định số 94, ngày 15/10/2007 của Bộ Chính trị; Điều chuyển bà Hiền đến công tác tại trường mầm non khác có nhiều khó khăn hơn và chậm nâng lương 01 năm theo Quyết định số 2214/QĐCT, ngày 20/9/2007 của Chủ tịch UBND huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh. * Đối với ông Huy: UBND huyện Gia Bình có công văn đề nghị Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh Bắc Ninh thi hành kỷ luật đối với ông Huy do vi phạm chính sách Dân số KHHGĐ theo Quy định số 94QĐ/TW của BCH TW Đảng và Hướng dẫn số 11/HDUBKTTW của Uỷ ban Kiểm tra Trung ương. Phương án 3: * Đối với bà Hiền: Không cách chức Phó Hiệu trưởng trường mầm non Đại Bái của bà Hiền; Kỷ luật Đảng bằng hình thức cảnh cáo trước Chi bộ. * Đối với ông Huy: Lê Thị Hằng 18 Líp QLNN- Chuyªn viªn K83
- Trường đào tạo cán bộ công chức Bộ nội vụ Bỏ qua vì anh Huy là quân số trực thuộc Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh, khộng thuộc quân số do huyện Gia Bình quản lý. 3.3/ Lựa chọn phương án xử lý: * Đối với bà Hiền: Trên tinh thần có tình, có lý, ban đầu bà Hiền đã không khai báo, cố tình che dấu sự việc, xong khi được nhắc nhở đã khai báo thành khẩn và có bản kiểm điểm cá nhân nhận rõ khuyết điểm của mình. Để bà Hiền có cơ hội được phấn đấu, đề nghị Huyện uỷ, UBND huyện xử lý theo phương án 2, với hình thức: Về Đảng kỷ luật mức cảnh cáo trước Chi bộ, về mặt Nhà nước cách chức Phó hiệu trưởng trường Mầm non Đại Bái, chuyển xuống làm giáo viên của trường khác có khó khăn hơn, chậm nâng lương một năm theo Quy định số 94 của BCH TW và Quyết định số 104 của Chủ tịch UBND huyện Gia Bình. Đây là mức kỷ luật mặc dù nhẹ, xong xét thấy bà Hiền đã nhận ra khuyết điểm của mình, tự nhận mọi hình thức kỷ luật của cấp trên, vì vậy Huyện uỷ, UBND huyện kỷ luật bà Hiền theo phương án thứ 2. * Đối với ông Huy: UBND huyện Gia Bình có công văn đề nghị Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh Bắc Ninh thi hành kỷ luật đối với ông Huy do vi phạm chính sách Dân số KHHGĐ theo Quy định số 94QĐ/TW của BCH TW Đảng và Hướng dẫn số 11/HDUBKTTW của Uỷ ban Kiểm tra TW. Vì ông Huy là Cán bộ Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh Bắc Ninh, nên thi hành kỷ luật theo qui định của TW và của tỉnh Bắc Ninh. IV.KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ. KIẾN NGHỊ 4.1. Với Đảng và Nhà nước. Lê Thị Hằng 19 Líp QLNN- Chuyªn viªn K83
- Trường đào tạo cán bộ công chức Bộ nội vụ Đề nghị tăng cường hơn nữa sự lãnh đạo của Đảng, chính quyền các cấp với công tác Dân số KHHGĐ. Ban hành các văn bản qui phạm pháp luật, Nghị quyết chuyên đề về Công tác Dân số KHHGĐ. Cần xử lý, kỷ luật nghiêm hơn đối với Đảng viên vi phạm chính sách Dân số KHHGĐ, nên khai trừ ra khỏi Đảng những người vi phạm chính sách Dân số KHHGĐ, nhất là việc sinh lần thứ 3 trở lên. Đề nghị Quốc hội sớm ban hành Luật Dân số. Đề nghị Chính phủ chỉ đạo kiện toàn tổ chức bộ máy làm chuyên trách công tác Dân số KHHGĐ phù hợp, đủ mạnh, đủ cơ sở vật chất để đảm nhiệm công tác Dân số KHHGĐ trong tình hình hiện nay. Có qui định cụ thể về xử lý, kỷ luật những trường hợp cán bộ, công chức, viên chức, người dân và hội viên các tổ chức chính trị xã hội vi phạm chính sách Dân số KHHGĐ. Đề nghị tăng cường đầu tư nguồn lực cho công tác Dân số KHHGĐ, nhất là đầu tư cho công tác truyền thông, giáo dục tuyên truyền về công tác Dân số KHHGĐ Đề nghị có chế độ đãi ngộ phù hợp về thù lao và phụ cấp đối với cán bộ làm công tác Dân số KHHGĐ các cấp, đặc biệt là cấp cơ sở. 4.2/ Với các cơ quan chức năng. Công tác Dân số KHHGĐ là của toàn Đảng, toàn dân, không một tổ chức hay cá nhân nào đứng ngoài cuộc vận động này. Do vậy cần phải có sự phối hợp chặt chẽ của các cấp, các ngành, đoàn thể và của toàn xã hội. Tăng cường tuyên truyền vận động mọi tầng lớp nhân dân để hiểu và thực hiện đúng chính sách Dân số KHHGĐ của Đảng và nhà nước ta đã qui định. KẾT LUẬN: Lê Thị Hằng 20 Líp QLNN- Chuyªn viªn K83
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Báo cáo khoa học: Nghiên cứu xử lý nứơc thải thuộc da của công ty TNHH Huynh đệ thuộc da Hưng Thái bằng mô hình SWIM Bed
30 p | 323 | 82
-
Báo cáo khoa học:Nghiên cứu công nghệ UV–Fenton nhằm năng cao hiệu quả xử lý nước rỉ rác tại bãi chôn lấp chất thải rắn Nam Bình Dương
50 p | 370 | 79
-
Báo cáo: HIỆU QUẢ XỬ LÝ NƯỚC THẢI DỆT NHUỘM CỦA HAI PHƯƠNG PHÁP ĐÔNG TỤ ĐIỆN HÓA VÀ OXI HÓA BẰNG HỢP CHẤT FENTON
5 p | 335 | 74
-
Báo cáo khoa học: Nghiên cứu hoàn thiện công nghệ và thiết bị UASB xử lý nước thải sản xuất đường mía
29 p | 290 | 57
-
Báo cáo khoa học: Nghiên cứu xây dựng công nghệ thích ứng xử lý nước thải giảu các chất hữu cơ chứa Nito
18 p | 258 | 55
-
Báo cáo khoa học: Nghiên cứu giải pháp mới của công nghệ sinh học xử lý chất thải ô nhiễm môi trường
49 p | 254 | 55
-
Báo cáo khoa học: Xây dựng hệ thống quản lý an toàn - sức khoẻ - môi trường cho khu liên hiệp xử lý chất thải rắn Tây Bắc, Thành Phố Hồ Chí Minh
7 p | 201 | 48
-
Báo cáo khoa học: " ỨNG DỤNG OZONE XỬ LÝ NƯỚC VÀ VI KHUẨN Vibrio spp. TRONG BỂ ƯƠNG ẤU TRÙNG TÔM SÚ"
9 p | 161 | 37
-
Báo cáo khoa học: Nghiên cứu ứng dụng công nghệ xử lý hoàn tất vải len 100%
137 p | 199 | 34
-
Báo cáo khoa học: Hoàn thiện công nghệ và thiết bị UASB xử lý nước thải công nghiệp rượu
47 p | 146 | 26
-
Báo cáo khoa học: Kết quả nghiên cứu biện pháp phòng trị ngộ độc hữu cơ cho lúa trên đất phèn trồng lúa 3 vụ ở Đồng Tháp Mười
19 p | 223 | 25
-
Báo cáo khoa học Đề tài cấp Bộ: Xử lý nước thải sinh hoạt bằng kỹ thuật tưới ngầm
42 p | 169 | 25
-
Báo cáo khoa học: " NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM XỬ LÝ NHIỆT ẨM KHÔNG KHÍ"
4 p | 176 | 24
-
Báo cáo khoa học ngành Điện tử viễn thông: Xây dựng các bài thí nghiệm xử lý tín hiệu số trên matlab
42 p | 129 | 22
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: Xử lý ảnh Xquang phổi sử dụng mạng nơ ron
60 p | 59 | 14
-
Báo cáo: Kinh nghiệm xử lý rơm ở bang California, Mỹ
4 p | 103 | 10
-
Báo cáo khoa học: " NGHIÊN CỨU QUẢN LÝ MẠNG LƯỚI ĐIỆN TRUNG THẾ TP. ĐÀ NẴNG BẰNG GIS"
6 p | 93 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn