YOMEDIA
ADSENSE
Báo cáo loạt ca bệnh tràn khí trung thất tự phát được chẩn đoán và điều trị tại Bệnh viện Phổi Trung ương
96
lượt xem 4
download
lượt xem 4
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Bài viết Báo cáo loạt ca bệnh tràn khí trung thất tự phát được chẩn đoán và điều trị tại Bệnh viện Phổi Trung ương trình bày Tràn khí trung thất tự phát (Spontaneous pneumomediastinum) là sự xuất hiện của khí tự do trong trung thất mà không có nguyên nhân rõ ràng. Tại Bệnh viện Phổi Trung ương, từ tháng 5 năm 2012 đến tháng 10 năm 2015, có 7 trường hợp tràn khí trung thất tự phát, ),... Mời các bạn cùng tham khảo.
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Báo cáo loạt ca bệnh tràn khí trung thất tự phát được chẩn đoán và điều trị tại Bệnh viện Phổi Trung ương
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC<br />
<br />
BÁO CÁO LOẠT CA BỆNH TRÀN KHÍ TRUNG THẤT TỰ PHÁT<br />
ĐƯỢC CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ TẠI BỆNH VIỆN PHỔI<br />
TRUNG ƯƠNG<br />
Nguyễn Kim Cương, Lê Tuấn Long<br />
Trường Đại học Y Hà Nội<br />
Tràn khí trung thất tự phát (Spontaneous pneumomediastinum) là sự xuất hiện của khí tự do trong trung thất<br />
mà không có nguyên nhân rõ ràng. Tại Bệnh viện Phổi Trung ương, từ tháng 5 năm 2012 đến tháng 10 năm 2015,<br />
có 7 trường hợp tràn khí trung thất tự phát, trong đó nam giới chiếm 6/7 trường hợp, trẻ tuổi (trung bình 22 tuổi,<br />
trong khoảng 15 - 41 tuổi), biểu hiện lâm sàng phổ biến là đau ngực và khó thở (6/7 trường hợp), tràn khí dưới<br />
da (5/7 trường hợp). Dấu hiệu X-quang tràn khí trung thất trên phim thẳng thường quy (7/7 trường hợp). Điều trị<br />
bảo tồn (7/7 trường hợp). Thời gian điều trị trung bình 8,86 ngày (6 - 14 ngày). Tràn khí trung thất tự phát lành<br />
tính, gặp chủ yếu ở nam giới trẻ tuổi, tuy hiếm gặp nhưng cần được nghĩ tới đặc biệt khi có dấu hiệu tràn khí<br />
dưới da. Chẩn đoán xác định bằng hình ảnh khí trung thất trên phim X-quang ngực hoặc chụp cắt lớp vi tính.<br />
Từ khóa: Tràn khí trung thất tự phát, khó thở, đau ngực, tràn khí dưới da, nam giới trẻ tuổi<br />
<br />
I. ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Tràn khí trung thất tự phát được định nghĩa<br />
là sự xuất hiện của khí tự do trong trung thất<br />
mà không có nguyên nhân rõ ràng [1; 2].<br />
Những trường hợp mà nguyên nhân của tràn<br />
khí trung thất rõ ràng như tràn khí trung thất<br />
liên quan tới chấn thương, thủng tạng rỗng,<br />
sau các thủ thuật/ can thiệp trên bệnh nhân,<br />
nhiễm trùng hoặc phẫu thuật… không được coi<br />
là tràn khí trung thất tự phát [2]. Tràn khí trung<br />
thất tự phát đã được mô tả bởi Louis Hamman<br />
vào năm 1939, đó là lý do tràn khí trung thất<br />
tự phát được gọi là hội chứng Hamman [1; 2].<br />
Tràn khí trung thất có thể xảy ra theo 3 cơ chế<br />
khác nhau: (1) khí đi vào trung thất thông qua<br />
Địa chỉ liên hệ: Lê Tuấn Long, Trường Đại học Y<br />
Hà Nội<br />
Email: letuanlong.hmu@gmail.com<br />
Ngày nhận: 31/8/2017<br />
Ngày được chấp nhận: 29/9/2017<br />
<br />
TCNCYH 109 (4) - 2017<br />
<br />
sự phá vỡ hàng rào dưới da hoặc cơ (thường<br />
ở cây phế quản hoặc thực quản); (2) Các sinh<br />
vật sống sinh khí có trong ổ nhiễm trùng ở<br />
trung thất hoặc vùng lân cận; (3) sự chênh lệch<br />
áp suất giữa các phế nang và tổ chức kẽ phổi<br />
dẫn đến vỡ phế nang. Cơ chế cuối cùng chính<br />
là cơ sở sinh lý bệnh của tràn khí trung thất tự<br />
phát [1].<br />
<br />
Hình 1. Khí bên ngoài phế nang di chuyển<br />
vào bao phế quản mao mạch [6]<br />
Vỡ phế nang có thể xuất hiện bởi tăng áp<br />
lực phế nang khi làm nghiệm pháp Valsalva;<br />
1<br />
<br />
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC<br />
hoặc giảm áp suất khoảng kẽ khi thở mạnh và<br />
co thắt mạch máu; hoặc giảm áp suất khoang<br />
màng phổi khi nghiệm pháp Mueller được tiến<br />
hành trong hen phế quản. Các bất thường của<br />
màng phế nang - mao mạch và các bệnh phổi<br />
kẽ cũng có thể làm vỡ phế nang. Vỡ phế nang<br />
dẫn đến sự tích tụ khí trong khoảng kẽ, sau<br />
đó khí sẽ đi qua bao phế quản mao mạch vào<br />
rốn phổi và trung thất (hiệu ứng Macklin). Điều<br />
này xảy ra vì áp suất trong trung thất thấp hơn<br />
vùng ngoại vi của phổi. Một khi vào trung thất,<br />
khí sẽ bị nén đẩy vào phần mềm vùng cổ và<br />
các phần mềm xung quanh khác, hoặc thậm<br />
chí tới cả khoang sau phúc mạc [1; 7].<br />
Tràn khí trung thất tự phát hiếm gặp, lành<br />
tính và chủ yếu gặp ở người trẻ tuổi [1 - 3]. Đau<br />
ngực, khó thở và tràn khí dưới da là những<br />
biểu hiện lâm sàng hay gặp nhất. Do tỉ lệ mắc<br />
thấp nên y văn trong và ngoài nước liên quan<br />
chủ yếu được công bố đều là những ca lâm<br />
sàng, loạt ca bệnh.<br />
Mục tiêu của nghiên cứu này nhằm mô tả<br />
đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả<br />
điều trị các trường hợp tràn khí trung thất tự<br />
phát tại Bệnh viện Phổi Trung ương; bàn luận<br />
cơ chế và cách tiếp cận xử trí.<br />
<br />
II. GIỚI THIỆU CA BỆNH<br />
Báo cáo hồi cứu 7 trường hợp tràn khí<br />
trung thất tự phát được chẩn đoán và điều trị<br />
tại Bệnh viện Phổi Trung ương. Các bệnh nhân<br />
vào viện trực tiếp hoặc được chuyển đến từ<br />
bệnh viện khác. Các thông tin được thu thập từ<br />
bệnh nhân gồm: thông tin hành chính và nhân<br />
<br />
khẩu học, các yếu tố thuận lợi, các yếu tố khởi<br />
phát, các triệu chứng và dấu hiệu lâm sàng,<br />
các thăm dò chẩn đoán, thời gian nằm viện,<br />
phương pháp điều trị trong thời gian nằm viện,<br />
kết quả điều trị [1].<br />
Yếu tố thuận lợi được xem xét là những thói<br />
quen hoặc bệnh lý trong tiền sử mà tạo điều<br />
kiện thuận lợi cho sự xuất hiện của tràn khí<br />
trung thất tự phát. Trong khi đó, yếu tố khởi<br />
phát được định nghĩa là những hoạt động hoặc<br />
sự kiện gần (trong vòng 1 tuần) được mô tả<br />
trong bệnh án như là nguyên nhân tức thì có<br />
khả năng gây tràn khí trung thất [2; 3].<br />
Nghiên cứu được sự đồng ý của Bệnh viện<br />
Phổi Trung ương. Thông tin trong hồ sơ bệnh<br />
án được giữ bí mật, chỉ phục vụ mục đích<br />
nghiên cứu.<br />
Trong thời gian từ tháng 5 năm 2012 đến<br />
tháng 10 năm 2015, chúng tôi ghi nhận 7<br />
trường hợp được chẩn đoán và điều trị tràn<br />
khí trung thất tự phát tại Bệnh viện Phổi Trung<br />
ương với các đặc điểm như sau:<br />
Lâm sàng<br />
Trong số 7 bệnh nhân, chủ yếu là nam giới<br />
(6/7, 85,7%). Tuổi trung bình là 22,0 (trong<br />
khoảng 15 - 41 tuổi). Một số yếu tố thuận lợi<br />
được xác định: 2 bệnh nhân hen phế quản<br />
(28,6%) và 2 bệnh nhân có hút thuốc lá<br />
(28,6%). Trong các yếu tố có thể khởi phát tràn<br />
khí trung thất, ho là yếu tố hay gặp nhất (5/7,<br />
71,4%), cơn hen phế quản (2/7, 28,6%) và vận<br />
động gắng sức (1/7, 14,3%).<br />
<br />
Bảng 1. Tuổi, giới, yếu tố thuận lợi trong tiền sử, yếu tố khởi phát và lý do vào viện của<br />
bệnh nhân<br />
TT<br />
<br />
Tuổi<br />
<br />
Giới<br />
<br />
Yếu tố thuận lợi<br />
<br />
Yếu tố khởi phát<br />
<br />
Lý do vào viện<br />
<br />
1<br />
<br />
41<br />
<br />
Nam<br />
<br />
Hút thuốc lá<br />
<br />
Ho<br />
<br />
Khó thở, đau ngực<br />
<br />
2<br />
<br />
22<br />
<br />
Nam<br />
<br />
Hút thuốc lá<br />
<br />
Vận động gắng sức<br />
<br />
Khó thở, đau ngực<br />
<br />
2<br />
<br />
TCNCYH 109 (4) - 2017<br />
<br />
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC<br />
TT<br />
<br />
Tuổi<br />
<br />
Giới<br />
<br />
Yếu tố thuận lợi<br />
<br />
Yếu tố khởi phát<br />
<br />
Lý do vào viện<br />
<br />
3<br />
<br />
15<br />
<br />
Nam<br />
<br />
-<br />
<br />
Ho<br />
<br />
Khó thở<br />
<br />
4<br />
<br />
15<br />
<br />
Nam<br />
<br />
Hen phế quản<br />
<br />
Ho, cơn hen phế quản<br />
<br />
Khó thở, đau ngực<br />
<br />
5<br />
<br />
16<br />
<br />
Nam<br />
<br />
-<br />
<br />
Ho<br />
<br />
Khó thở, đau ngực<br />
<br />
6<br />
<br />
30<br />
<br />
Nữ<br />
<br />
Hen phế quản<br />
<br />
Cơn hen phế quản<br />
<br />
Khó thở<br />
<br />
7<br />
<br />
15<br />
<br />
Nam<br />
<br />
-<br />
<br />
Ho<br />
<br />
Ho ra máu<br />
<br />
Tất cả các bệnh nhân đều có một hoặc nhiều triệu chứng cơ năng có thể liên quan tới tràn khí<br />
trung thất. Đau ngực và khó thở là các triệu chứng chủ yếu (6/7, 85,7%), ho (5/7, 71,4%), 1 trường<br />
hợp ho ra máu. Sốt (3/7, 42,9%).<br />
Tràn khí dưới da là dấu hiệu thực thể thường gặp nhất (5/7, 71,4%). Tất cả đều ở vùng cổ, có<br />
2 trường hợp tràn khí dưới da vùng ngực (2/7, 28,6%). Dấu hiệu co thắt phế quản (2/7, 28,6%).<br />
Bảng 2. Các triệu chứng lâm sàng của bệnh nhân<br />
<br />
TT<br />
<br />
Đau<br />
ngực<br />
<br />
Khó<br />
thở<br />
<br />
Ho<br />
<br />
Ho ra<br />
máu<br />
<br />
Sốt<br />
<br />
Thở nhanh<br />
(> 25 ck/<br />
phút)<br />
<br />
Mạch nhanh<br />
(> 100 lần/<br />
phút)<br />
<br />
Tràn khí<br />
dưới da<br />
<br />
Co thắt<br />
phế quản<br />
<br />
1<br />
<br />
+<br />
<br />
+<br />
<br />
+<br />
<br />
-<br />
<br />
+<br />
<br />
-<br />
<br />
-<br />
<br />
-<br />
<br />
+<br />
<br />
2<br />
<br />
+<br />
<br />
+<br />
<br />
-<br />
<br />
-<br />
<br />
-<br />
<br />
-<br />
<br />
-<br />
<br />
+<br />
<br />
-<br />
<br />
3<br />
<br />
+<br />
<br />
+<br />
<br />
+<br />
<br />
-<br />
<br />
-<br />
<br />
-<br />
<br />
-<br />
<br />
+<br />
<br />
-<br />
<br />
4<br />
<br />
+<br />
<br />
+<br />
<br />
+<br />
<br />
-<br />
<br />
-<br />
<br />
-<br />
<br />
-<br />
<br />
-<br />
<br />
-<br />
<br />
5<br />
<br />
+<br />
<br />
+<br />
<br />
+<br />
<br />
-<br />
<br />
+<br />
<br />
-<br />
<br />
-<br />
<br />
+<br />
<br />
-<br />
<br />
6<br />
<br />
-<br />
<br />
+<br />
<br />
-<br />
<br />
-<br />
<br />
-<br />
<br />
-<br />
<br />
+<br />
<br />
+<br />
<br />
+<br />
<br />
7<br />
<br />
+<br />
<br />
-<br />
<br />
+<br />
<br />
+<br />
<br />
+<br />
<br />
-<br />
<br />
-<br />
<br />
+<br />
<br />
-<br />
<br />
Cận lâm sàng<br />
Tất cả các bệnh nhân đều được chụp X-quang ngực, 6/7 ca được chụp CT ngực.<br />
Bảng 3. Các dấu hiệu hình ảnh X-quang ngực thẳng thường quy<br />
Dấu hiệu<br />
<br />
*<br />
<br />
**<br />
<br />
***<br />
<br />
Tràn khí dưới<br />
da vùng cổ<br />
<br />
Dấu hiệu vòm<br />
hoành liên tục<br />
<br />
Hình ảnh<br />
xẹp phổi<br />
<br />
Tràn khí<br />
màng phổi<br />
<br />
1<br />
<br />
+<br />
<br />
-<br />
<br />
-<br />
<br />
-<br />
<br />
-<br />
<br />
-<br />
<br />
-<br />
<br />
2<br />
<br />
+<br />
<br />
-<br />
<br />
-<br />
<br />
+<br />
<br />
-<br />
<br />
-<br />
<br />
-<br />
<br />
3<br />
<br />
+<br />
<br />
+<br />
<br />
+<br />
<br />
+<br />
<br />
-<br />
<br />
-<br />
<br />
-<br />
<br />
4<br />
<br />
+<br />
<br />
+<br />
<br />
-<br />
<br />
-<br />
<br />
-<br />
<br />
+<br />
<br />
-<br />
<br />
TT<br />
<br />
TCNCYH 109 (4) - 2017<br />
<br />
3<br />
<br />
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC<br />
5<br />
<br />
+<br />
<br />
+<br />
<br />
+<br />
<br />
+<br />
<br />
-<br />
<br />
-<br />
<br />
+<br />
<br />
6<br />
<br />
+<br />
<br />
+<br />
<br />
+<br />
<br />
+<br />
<br />
-<br />
<br />
-<br />
<br />
-<br />
<br />
7<br />
<br />
+<br />
<br />
+<br />
<br />
+<br />
<br />
+<br />
<br />
+<br />
<br />
-<br />
<br />
-<br />
<br />
Chú thích<br />
(*): dải sáng (hyperlucency) (dải khí) chạy song song với bờ trái hoặc bờ phải của bóng tim,<br />
cùng với một đường mờ biểu thị màng phổi trung thất bị đẩy lên.<br />
(**): những dải sáng từ trung thất chạy lên phía cổ.<br />
(***): hình sáng (khí) quanh các cấu trúc của trung thất như động mạch chủ, khí quản, thực quản<br />
hoặc tuyến ức.<br />
Dấu hiệu thấy được trên phim X-quang: dải sáng chạy song song với bờ trái hoặc bờ phải của<br />
bóng tim cùng với một đường mờ biểu thị màng phổi trung thất bị đẩy lên (7/7,100%); tràn khí dưới<br />
da vùng cổ (5/7, 71,4%); những đường sáng từ trung thất chạy lên phía cổ (5/7, 71,4%); hình ảnh<br />
khí quanh các cấu trúc của trung thất như động mạch chủ, khí quản, thực quản hoặc tuyến ức (4/7,<br />
57,1%), dấu hiệu vòm hoành liên tục (1/7, 14,3%). Ngoài ra, 1 trường hợp có xẹp phổi và 1 trường<br />
hợp có tràn khí màng phổi một bên kèm theo. Tất cả các dấu hiệu tràn khí trung thất đều thấy được<br />
trên phim CT ngực (7/7, 100%). Hai trường hợp nghi ngờ căn nguyên do thủng thực quản được<br />
chụp phim có uống thuốc cản quang nhưng không thấy bất thường.<br />
<br />
Hình 2. Hình ảnh X-quang và CT ngực<br />
Hình ảnh X-quang: dải sáng chạy song song với bờ trái của tim và đường mờ của màng phổi<br />
trung thất bị đẩy lên (mũi tên màu da cam); dải sáng chạy từ trung thất lên phía cổ và hình ảnh khí<br />
quanh khí quản (mũi tên màu xám); tràn khí dưới da vùng cổ (mũi tên màu xanh).<br />
Hình ảnh CT ngực: khí dưới da vùng nền cổ (mũi tên màu trắng), khí quanh cung động mạch<br />
chủ (mũi tên màu đỏ), hình xẹp nhu mô phổi (mũi tên màu vàng).<br />
<br />
4<br />
<br />
TCNCYH 109 (4) - 2017<br />
<br />
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC<br />
Điều trị<br />
Thời gian nằm viện trung bình là 8,86 ngày<br />
(trong khoảng 6 - 14 ngày). Phương pháp điều<br />
trị chủ yếu là điều trị hỗ trợ, gồm: nghỉ ngơi,<br />
giảm đau, oxy liệu pháp, kháng sinh dự phòng,<br />
giãn phế quản, vitamin. Tất cả các bệnh nhân<br />
đều ra viện trong tình trạng ổn định, không ghi<br />
nhận trường hợp nào tái phát.<br />
<br />
III. BÀN LUẬN<br />
Nghiên cứu này cho thấy tràn khí trung thất<br />
tự phát chủ yếu xảy ra ở nam giới trẻ tuổi. Kết<br />
quả này tương tự với rất nhiều báo cáo lâm<br />
sàng khác [1; 2; 4; 5].<br />
Những động tác tương tự nghiệm pháp<br />
Valsalva có thể là yếu tố khởi phát tràn khí<br />
trung thất tự phát đã được mô tả như: ho, hắt<br />
hơi, nôn, rặn, hít cocaine, thổi bóng. Trong các<br />
nghiên cứu trước đây, cơn hen phế quản được<br />
mô tả là yếu tố khởi phát trong 8 - 39% trường<br />
hợp và là một trong những yếu tố thường<br />
gặp nhất. Sử dụng các chất kích thích (như<br />
cocaine, cần sa) cũng được cho là có liên quan<br />
tới tràn khí trung thất tự phát. Cuối cùng, động<br />
tác thở mạnh khi thăm dò chức năng hô hấp<br />
hoặc vận động gắng sức cũng có liên quan<br />
tới tràn khí trung thất tự phát [1]. Trong nghiên<br />
cứu này, yếu tố khởi phát ho hay gặp nhất (5/7<br />
ca, 71,4%), cơn hen phế quản (2/7 ca, 28,6%)<br />
và vận động gắng sức (1 ca, 14,3%).<br />
Những triệu chứng thường gặp nhất được<br />
mô tả trong y văn là đau ngực, khó thở và cảm<br />
giác đau hoặc khó chịu ở cổ. Đau ngực là triệu<br />
chứng được thấy nhiều nhất trong các báo cáo<br />
và có đặc điểm là đau cấp tính, sau xương ức,<br />
kiểu màng phổi và có thể lan lên cổ, vai hoặc ra<br />
sau lưng. Những triệu chứng ít gặp hơn gồm<br />
ho, nuốt khó, nuốt đau, đau lưng hoặc đau<br />
bụng. Trong loạt ca bệnh này, 4 biểu hiện lâm<br />
sàng hay gặp nhất là: đau ngực, khó thở, ho và<br />
tràn khí dưới da, nhận xét này tương tự những<br />
TCNCYH 109 (4) - 2017<br />
<br />
nghiên cứu khác [1; 2; 4].<br />
Toàn trạng của các bệnh nhân tràn khí<br />
trung thất tự phát thường tốt, huyết động ổn<br />
định. Tràn khí dưới da – đặc biệt là ở cổ - gặp ở<br />
40 - 100% trường hợp là dấu hiệu thực thể hay<br />
gặp nhất [1; 2; 4]. Đặc điểm này phù hợp với<br />
nghiên cứu của chúng tôi khi tất cả 7/7 trường<br />
hợp có tràn khí dưới da đều ở vùng cổ, trong<br />
đó 2 trường hợp có cả tràn khí dưới da vùng<br />
ngực (2/7, 28,5%).<br />
Chẩn đoán tràn khí trung thất có thể được<br />
xác định dựa trên phim X-quang ngực thẳng và<br />
nghiêng thường quy. Phim chụp nghiêng cần<br />
thiết vì một số tác giả thấy có tới 50% số ca có<br />
thể không chẩn đoán được nếu chỉ chụp phim<br />
ngực thẳng [4]. Tràn khí trung thất có các dấu<br />
hiệu trên phim X-quang như: dải sáng chạy<br />
song song với bờ trái của bóng tim cùng với<br />
một đường mờ biểu thị màng phổi trung thất bị<br />
đẩy lên; những đường sáng từ trung thất chạy<br />
lên phía cổ; hình ảnh khí quanh các cấu trúc<br />
của trung thất như động mạch chủ, khí quản,<br />
thực quản hoặc tuyến ức; và dấu hiệu vòm<br />
hoành liên tục [2], hình khí dưới da (đặc biệt<br />
là ở cổ và ít gặp hơn ở ngực) cũng được quan<br />
sát thấy ở nhiều trường hợp. Trong nghiên cứu<br />
này, chúng tôi thấy các dấu hiệu X-quang gợi ý<br />
tràn khí trung thất trong cả 7 ca. Tuy nhiên, một<br />
nghiên cứu trên 33 bệnh có đến 30% trường<br />
hợp bị tràn khí trung thất tự phát có hình ảnh<br />
X-quang bình thường, những trường hợp này<br />
được phát hiện dựa trên hình ảnh chụp cắt lớp<br />
vi tính lồng ngực [8]. Phim CT ngực có khả<br />
năng phát hiện tràn khí trung thất ở những<br />
bệnh nhân có ít khí trong trung thất [1; 2].<br />
Chẩn đoán phân biệt của tràn khí trung<br />
thất tự phát gồm: hội chứng vành cấp, viêm<br />
màng ngoài tim, tràn khí màng phổi, nhồi máu<br />
phổi, thủng/ vỡ cây khí phế quản và hội chứng<br />
Boerhaave. Hội chứng Boerhaave, thủng<br />
thành thực quản tự phát do nôn, là tình trạng<br />
5<br />
<br />
ADSENSE
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn