YOMEDIA
ADSENSE
Báo cáo môn Hoa thảo đô thị: Kỹ thuật trồng cây Hoa Thảo 2
129
lượt xem 17
download
lượt xem 17
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Báo cáo môn Hoa thảo đô thị: Kỹ thuật trồng cây Hoa Thảo có nội dung trình bày kỹ thuật trồng hoa Lay ơn, hoa Hồng leo, cúc đồng tiền, dạ yến thảo, thu hải đường. Tham khảo nội dung tài liệu để nắm bắt nội dung chi tiết.
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Báo cáo môn Hoa thảo đô thị: Kỹ thuật trồng cây Hoa Thảo 2
- BÁO CÁO MÔN HOA THẢO CÂY ĐÔ THỊ Nguyễn Quang Vinh MSV:1253112051 GVHD: Đào Thanh
- N ội dung bài thuyết trình gồm: 1. Kỹ thuật trồng hoa cắt – HOA CÁT TƯỜNG 2. Kỹ thuật trồng hoa trong chậu – HOA HỒNG MÔN 3. Kỹ thuật trồng cây bụi – ĐỖ QUYÊn 4. Kỹ thuật trồng cây dây leo – SỬ QUÂN TỬ 5. Kỹ thuật trồng hoa thảm – CÚC VẠN THỌ 2
- K ỹ thuật trồng hoa cắt: 1.Bón lót: -Cách bón lót: 1/Phân trộn đều với đất ở độ dày 20cm, từ mặt luống 2/Phân lót trải thành 1 lớp dày rồi phủ đất trồng 15-20 cm ở trên 3/Bón theo hốc trồng cây 2. Làm đất: 3. Lên luống: 4. Trồng cây:
- Hoa cát tường hay hoa lan tường ( Eustoma russellianum ) Họ: Gentianaceae Chi: Eustoma Bộ: Gentianales 1. Đặc điểm sinh trưởng Hoa cát tường là loài hoa dại có nguồn gốc từ Bắc mỹ. Là loài cây có khả năng chịu rét tương đối trên đồng cỏ Màu nguyên thủy là màu xanh Hoa Cát tường phát triển tốt ở điều kiện 70 – 80 Klux (ánh sáng tự nhiên. Hoa cát tường thích hợp với vụ dài ngày, có số giờ chiếu sáng trong ngày tối ưu là 16 giờ trong ngày thì sẽ cho chất lượng bông cao nhất. Nhiệt độ tối thích cho hoa cát tường sinh trưởng và phát triển là từ 18 – 20 độ C vào ban ngày và 15 – 18 độ C vào ban đêm. Độ ẩm khoảng 70% được xem là lý tưởng. Tính cả thời gian từ lúc gieo hạt cho đến khi cây ra hoa là từ 20 – 23 tuần.
- 2. Kỹ thuật trồng hoa Cát tường Ươm giống Hạt giống hoa cát tường tương đối nhỏ (khoảng 19.000 hạt/gam) nên khó gieo trực tiếp ra đồng. Thường gieo vào vỉ xốp loại 200 lỗ. Gía thể dùng ươm thường là 30% xơ dừa + 30% đất mùn + 25% đất Feralit đỏ (đất mới) + 5% super lân và 10% phân chuồng ủ hoai mục. pH của giá thể vào khoảng 6 – 6,5. Sau khi gieo vào giá thể cần giữ ẩm thường xuyên để hạt nảy mầm và phát triển. Nhiệt độ thích hợp cho quá trình nảy mầm của hạt là 20 – 22 độ C. Quá trình nảy mầm diễn ra trong vòng từ 10 – 20 ngày. 3 tháng sau khi gieo, cây có 2 - 3 bộ lá thì có thể xuất vườn ươm để trồng ra ngoài đồng Cát tường là cây ưa sáng nhưng cũng chỉ cần ánh sáng vừa phải vì vậy khi mùa hè chậu hoa cát tường cần được đưa vào chỗ râm mát. Với nhiệt độ ban ngày cao hơn 28 độ cây sẽ bị rút ngắn thời gian sinh trưởng, chất lượng hoa xấu và hoa sẽ nở sớm. Đất trồng Cát tường sẽ sinh trưởng tốt nếu đất trồng có hàm lượng chất hữu cơ cao.
- Tưới nước Sau khi trồng xong cần tưới 2-3 lần một ngày. Nên tưới vào lúc 5 giờ sáng, 10 giờ sáng và 2 giờ chiều để cây nhanh bén rễ vào đất. Sau 10-15 ngày, khi cây đã bén rễ các bạn giảm lượng tưới nước xuống 1-2 lần/ ngày tùy vào điều kiện thời tiết. Bón phân Trong tám tuần đầu các bạn cần kết hợp tưới nước và bón phân vào chậu hoa để cây chóng lớn, phát triển mạnh.
- Tỉa nụ hoa Sau khi trồng từ 10-13 tuần chậu hoa cát tường sẽ cho nụ hoa đầu tiên. Các bạn cắt bỏ nụ hoa đầu tiên này để các chồi bên cho hoa đồng loạt. Sau một đợt hoa như vậy thì khoảng 6-8 tuần cây sẽ ra hoa đợt thứ hai. Các bạn cũng nên tiến hành bấm ngọn để cây có thể đâm chồi từ nách lá. Bấm ngọn lần thứ nhấ khi cây được một lóng thân. Tiến hành bấm ngọn lần thứ hai cách lần bấm ngọn thứ nhất 15 ngày. Các bạn cũng cần chú ý đến các loại sâu ăn lá, nhện đỏ và các bệnh thường gặp khi trồng hoa cát tường. 3. Ứng dụng: Hoa cát tường mang ý nghĩa với đúng tên gọi của nó là sự may mắn nên rất được coi trọng để làm vật biếu hay tặng
- Kỹ thuật trồng hoa trong chậu Chuẩn bị đất: khi phối trộn giá thể, tính theo tỷ lệ thể tích: Trộn đất phù sa, xỉ than, trẩu hun, phân bón ( 15kg phân chuồng hoai mục + 15 kg phân chuồng hoai + 2kg vôi bột) theo tỷ lệ 3:3:3:1 Có thể bổ sung thêm xơ dừa Chuẩn bị chậu: 1.Lựa chọn chậu sao cho đáy bầu cây cách đáy chậu ít nhất là 5 cm, đường kính bầu cây nhỏ hơn đường kính chậu ít nhất là 5 cm để cây đủ không gian phát triển 2. Cọ chậu sạch sẽ 3. Chậu có lỗ thoát nước dưới đáy chậu. Che lỗ thoát nước, tấm đan kim loại, xỉ than Kỹ thuật trồng cây trong chậu: 1.Cho vào chậu khoảng 2/3 đất 2. Cắt bỏ túi bầu của cây. Chú ý không làm vỡ bầu
- Hồng Môn (Anthurium andraeanum) Chi: Anthurium Họ: Araceae Bộ: Alismatales Loài cây này có thân ngắn, thường mọc thành bụi, sống lâu năm, sinh trưởng nhanh và chịu bóng một phần. Lá mọc tập trung trên mặt đất, lớn, dạng bầu dục thuôn nhọn đầu, gốc tim, cuống dài cong, rũ xuống. Lá mùa xanh bóng dài, nổi bật gân chân vịt màu xanh nhạt. Cụm hoa dạng mo nhỏ trên cuống chung dài, cong. Mo dạng bầu dục nhọn đầu, gốc tim nổi rõ gân xanh. Cụm hoa cong màu vàng nhạt, nạc. Quả mọng. I. Yêu cầu ngoại cảnh: Hồng môn là cây dễ trồng, dễ chăm sóc, ưa mát, chịu được bóng râm và độ ẩm cao. Độ ẩm thích hợp từ 70 - 80%, nhiệt độ từ 18 - 20oC. - Đất trồng: Đất cần tươi xốp, giữ độ ẩm tốt, có thể sử dụng Đất sạch trộn sẵn đang có mặt trên thị trường.
- II. Kỹ thuật trồng, chăm sóc 1. Thời vụ trồng Trồng Hồng Môn chậu trong nhà có mái che, thời vụ trồng thích hợp nhất là vào vụ xuân (tháng 3-4) và vụ thu lúc nhiệt độ mát mẻ: tháng 9-10. 2. Chuẩn bị nhà che Có thể trồng trong nhà đơn giản hoặc nhà hiện đại. Tuy nhiên, Hồng Môn là cây ưa bóng, với điều kiện mùa hè nước ta cần chuẩn bị 1-2 lớp lưới đen để giảm cường độ chiếu sáng cho cây. 3. Chuẩn bị giá thể, chậu trồng cây - Giá thể đảm bảo độ thông thoáng, tơi xốp. Giá thể trồng là ½ xơ dừa + ¼ trấu hun + ¼ phân chuồng. - Chậu trồng: Tùy từng tuổi cây chọn chậu trồng có kích thước khác nhau Cây mới xuất vườn: chậu có đường kính 5 cm. Cây 6 tháng 10 cm. Cây 1 năm 15 cm
- 4. Kỹ thuật trồng và chăm sóc a. Kỹ thuật trồng - Chọn cây giống: cây invitro sau 2 tháng ra ngôi, cao 10-15cm, 5-6 lá, 5-7 rễ, dài 3-5 cm, không có vết sâu bệnh. - Xử lý nấm bệnh giá thể trồng: dùng Daconil 75WP hoặc Rhidomil Gold 68%WP (pha tỷ lệ 20-25g/10 lít nước) phun đều trên mặt giá thể đã được tãi mỏng. - Cách trồng: Lấy cây con ra khỏi bâu cũ, đặt vào chậu mới, đường kính tùy theo tuổi cây dùng giá thể đã trộn sẵn và xử lý nấm bệnh thêm đều vào xung quanh, ấn nhẹ tay, đảm bảo cây không bị vỡ bầu, sau đó tưới nước nhẹ, trong vòng 7 - 10 ngày không được tưới NPK nhưng cần giữ ẩm. Sau khi cây ổn định rễ, không bị héo, tiến hành tưới phân cho cây. Hòa loãng phân để tưới, kết hợp khi tưới nước. b.. Kỹ thuật tưới nước Tùy từng thời vụ và tình trạng của cây mà có chế độ tưới nước khác nhau nhưng cần đảm bảo chậu không bị khô quá, cũng không bị úng nước. Có thể dùng phương pháp tưới phun lên toàn cây hoặc tưới vào từng gốc. c. Kỹ thuật bón phân Bón phân nên kết hợp với tưới nước. Cách 7 - 10 ngày tưới một đợt phân Đầu trâu với tỷ lệ N:P:K là 20:20:15 +Te pha loãng với nồng độ 1 kg/300 lít nước. Ngoài việc tưới phân NPK cho cây cần phun thêm phân bón lá Plant soul 3 với nồng độ 1/800, định kỳ 7 ngày phun/lần. d. Kỹ thuật che giảm ánh sáng Vào mùa hè dùng 2 lớp lưới đen (dệt kim), che cao 2,0– 2,5 m để đảm bảo giảm bớt được 70% cường độ ánh sáng. Vào mùa đông tùy vào điều kiện thời tiết có thể để 2 lớp, 1 lớp lưới hay kéo cả 2 lớp lưới vào.
- III. Thu hoạch và bảo quản hoa - Thời điểm thu hoạch: tùy theo nhu cầu của khách hàng. Tuy nhiên Hồng Môn là cây lâu năm nên cho thể bán khi cây được 1-2 năm tuổi. - Vận chuyển: cho từng chậu vào túi ni lông, sau đó xếp chặt các chậu trong thùng cattong với kích thước 40 x 60 x 70 cm. - Chăm sóc trong quá trình sử dụng: để chậu hoa ra ngoài ánh sáng 1-2h (8- 10h) mỗi ngày. Tùy vào độ ẩm của chậu có thể 3-4 ngày tưới nước/1 lần và định kỳ 10-15 ngày dùng phân Plant soul (20-20-20+Te) phun 1 lần với nồng độ pha loãng là 1/800.
- IV. Phòng trừ sâu bệnh 1. Sâu hại: Nhện, Rệp 2. Bệnh hại: a. Bệnh đốm vòng trắng (vành khuyên trắng: gây hại rễ và ở cổ thân cây, lá và rễ cây bị nhiễm bệnh thối nhũn b. Bệnh thối cây do vi khuẩn (Xanthomonas): Bệnh do trung gian truyền bệnh là bọ trĩ chích hút. V. Ứng dụng: Cây hồng môn dùng làm cây thủy sinh để bàn, cây hoa để bàn, cây trang trí nội thất.
- K ỹ thuật trồng cây bụi -Xác định vị trí trồng cây - Đào hố trồng: hố trồng cây phải có kích tước lớn hơn bầu cây 20- 25 cm ( cả chiều ngang và chiều sâu ). Bổ sung lớp đất mỏng tơi xốp, giàu dinh dưỡng xuống đáy hố - Đặt cây trồng vào giữa hố, cắt bỏ dây buộc bầu -Lấp đất; không nên ấn, nện để làm chặt gốc. Lưu ý: cây trồng không bị lộ rễ - Đóng cọc nếu cần thiết
- Đỗ Quyên (Rhododendron simsii) Chi: Rhododendron Họ: Ericaceae Bộ: Ericales Cây bụi thường xanh, lá mọc lệch, hoa ở đỉnh. Hoa đỗ quyên bỉ là loại hoa đẹp nhất, nhiều kiểu và nhiều màu nhất trong c ác loại hoa đỗ quyên. Thân thấp, tán dày, lá dày; hoa đơn sắc, xen kẽ màu,chấm hồng,đốm, ánh kim…đơn tràng và nhiều tràng.
- 1.Đặc điểm: Ánh sáng: Các loài đỗ quyên thường ưa nửa bóng, kỵ chiếu sáng mạnh và ánh sáng trực tiếp. Nhiệt độ: Đỗ quyên là loài ưa mát, không thích hợp với môi trường ánh sáng, nhiệt độ cao. Nhiệt độ thích hợp từ 15-250C. Đất: Đỗ quyên thích hợp với những loại đất chua, trồng trong đất hơi kiềm thì sau mấy tháng lá sẽ vàng và cây chết dần. Đỗ quyên là cây chỉ thị cho vùng đất chua. Nước: Bộ rễ Đỗ quyên rất phát triển nhưng rễ bé và rất nhạy cảm với nước, vừa sợ hạn vừa sợ úng. Đỗ quyên ưa nước hơi chua, nếu như tưới nước kiềm và hơi kiềm thì sẽ làm cho đất chua trở nên kiềm, gây ảnh hưởng đến cây Độ ẩm: Độ ẩm không khí cũng ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng và phát triển của Đỗ quyên. Độ ẩm thích hợp từ 70 – 90%. Phân bón: Trong quá trình sinh trưởng và phát triển, Đỗ quyên cần được đáp ứng đủ các loại dinh dưỡng từ đa lượng đến vi lượng
- 2.Kỹ thuật trồng: a. Kỹ thuật làm đất - Đất trồng hoa đỗ quyên phải có đủ các yếu tố sau: đất phải tơi xốp, thoát nước tốt, thông thoáng , nhiều mùn chất dinh dưỡng, đủ phân bón. Độ pH khoảng từ 4 – 5 là tốt nhất. - Cách pha trộn đất dùng để trồng hoa đỗ quyên: dùng 2 phần đất mặt trên núi phong hoá + thêm 1 phần lá rụng + thêm 1 phần phân động vật ăn cỏ, trộn ủ khoảng 1 năm. Ngoài ra cũng có thể trộn đất theo công thức: 3 phần đất tầng mặt trên + thêm 3 phần phân ngựa + 3 phần lá mục + thêm 1 phần nước giải, trộn đều, phân thành lớp, ủ trong khoảng 1 đến b. Kỹ thuật chăm sóc 2 năm. - Kỹ thuật tưới nước: Cây hoa đỗ quyên có bộ rễ khỏe mạnh nó không chịu hạn tốt cũng như ngập úng lâu. Nếu hạn hoặc úng nhiều quá đều khiến cây sinh trưởng và phát triển kém, lá vàng, hoa rủ. Nên tưới nước vào buổi sáng sớm hoặc chiều mát. - Nước tưới cho đỗ quyên là nước tự nhiên hay nước sông, ao hồ và cuối cùng là nước máy. Muốn tăng độ PH cho nước tưới ta cần cho thêm sunfat sắt hoặc cho thêm dấm ăn.
- - Kỹ thuật bón phân: Cây Đỗ quyên không phải là loại cây phàm ăn, nên cần chú ý khi bón phân. Nếu ta bón nhiều phân, hay bón phân quá đặc còn ảnh hưởng không tốt đến sự sinh trưởng của cây. Muốn có hoa to và đẹp nhất thiết phải bón một lượng phân thật phù hợp, theo kinh nghiệm của nhà vườn là: Phân khô thì bón ít, phân nước nên pha loãng. c. Một số chú ý khi bón phân: -Vào Mùa hè Không nên bón nhiều phân để tránh vàng lá, rụng lá. -Vào Mùa hè cây đỗ quyên sinh trưởng bình thường và đang trong vào giai đoạn sinh trưởng có thể bón 1-2 lần Ca3(PO4)2 + Ca(HPO3) kich thích ra nụ hoa. Lưu ý sau mỗi lần bón phần cần phải tăng cường tưới nước và xới đất. Sau khi kết thúc mùa đông không cần bón phân.
- 3. Phòng trừ sâu hại - Loài Nhện đỏ chủ yếu gây hại trên hoa. - Rệp ống thường gây hại trên lá cây, cành non và hoa. - Nhện râu ngắn gây hại chủ yếu trên lá và cành non chúng phát sinh mạnh nhất vào mùa hè. Nên dùng Sumithion 0,2% phun diệt. - Bệnh thối rễ: Bệnh này làm cho cây bị khô héo hoặc chết - Để có những cây đỗ quyên làm cây cảnh đẹp nên chú ý một số bệnh trên cây như : bệnh đốm nâu , bệnh lá vàng do thiếu sắt 4. Ứng dụng: Đỗ quyên dùng làm cây để bàn, cây hoa để bàn ra rất nhiều hoa và thời gian kéo dài, trong thời gian ra hoa có thể để cây cảnh ở trong nhà để thưởng thức, còn bình thường thì nên để bên ngoài. Đỗ quyên thân thấp nên đặt nhiều chậu cạnh nhau ở cạnh cửa sổ, tạo cảm giác rậm rạp, tươi tốt, giúp bạn có cảm giác như đang ở giữa thiên nhiên.
- Kỹ thuật trồng cây dây leo Kỹ thuật trồng: Vị trí trồng dựa trên nhu cầu của dây leo về giá đỡ. Thông thường từ vị trí trồng cây đến giá đỡ là khoảng 20 -40 cm -Đào hố trồng: hố trồng cây phải có kích thước lớn hơn bầu cây 15 -20 cm ( cả chiều ngang lẫn chiều sâu ) - Bổ sung lớp đất mỏng tơi xốp, giàu dinh dưỡng xuống đáy hố - Đặt cây, buộc thân cây vào cọc giữ cây thẳng đứng -Lấp đất: không nên ấn, nện để làm chặt gốc - Cây trồng không bị lộ rễ - Dùng nước tưới để làm chặt gốc
ADSENSE
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn