Báo cáo nghiên cứu khoa học " ẢNH HƯỞNG CỦA LIỀU LƯỢNG PHÂN LÂN ĐẾN KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG, NĂNG SUẤT VÀ HÀM LƯỢNG TINH BỘT CỦA GIỐNG SẮN KM94 TRÊN ĐẤT CÁT "
lượt xem 9
download
Sắn (Mahinot esculenta Crantz), giống KM94 là một giống sắn công nghiệp. Sắn là một loại cây trồng ít được chú trọng trong việc bón phân, nhất là phân lân. Lượng phân lân bón phụ thuộc vào yếu tố đất đai, giống, khí hậu thời tiết, chế độ canh tác. Lượng phân lân bón hợp lý sẽ tạo điều kiện tốt nhất cho cây sắn sinh trưởng và phát triển.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Báo cáo nghiên cứu khoa học " ẢNH HƯỞNG CỦA LIỀU LƯỢNG PHÂN LÂN ĐẾN KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG, NĂNG SUẤT VÀ HÀM LƯỢNG TINH BỘT CỦA GIỐNG SẮN KM94 TRÊN ĐẤT CÁT "
- TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, Số 49, 2008 ẢNH HƯỞNG CỦA LIỀU LƯỢNG PHÂN LÂN ĐẾN KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG, NĂNG SUẤT VÀ HÀM LƯỢNG TINH BỘT CỦA GIỐNG SẮN KM94 TRÊN ĐẤT CÁT Lê Văn Luận, Trần Văn Minh Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế TÓM TẮT Sắn (Mahinot esculenta Crantz), giống KM94 là một giống sắn công nghiệp. Sắn là một loại cây trồng ít được chú trọng trong việc bón phân, nhất là phân lân. Lượng phân lân bón phụ thuộc vào yếu tố đất đai, giống, khí hậu thời tiết, chế độ canh tác. Lượng phân lân bón hợp lý sẽ tạo điều kiện tốt nhất cho cây sắn sinh trưởng và phát triển. Thí nghiệm về liều lượng lân bón với 6 công thức 0, 40, 60, 80, 100, 120 kg P2O5/ha đã được bố trí nhằm xác định liều lượng lân bón phù hợp nhất. Thí nghiệm đuợc bố trí trên vùng đất cát trắng ven biển nghèo dinh dưỡng huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế. Kết quả của thí nghiệm chỉ ra rằng với các liều lượng lân bón khác nhau, các chỉ tiêu sinh trưởng và năng suất cũng khác nhau. Lượng lân bón cao thì khả năng sinh trưởng và cho năng suất càng cao. Mức lân bón từ 60-120kg P2O5/ha có tác dụng thúc đ y quá trình sinh trưởng. Công thức bón từ 80 đến 120kg P2O5/ha cho năng suất và hàm lượng tinh bột cao nhưng để đạt hiệu quả kinh tế cao thì chỉ nên duy trì mức lân bón 80 kg P2O5/ha. I. Đặt vấn đề Sắn (Mahinot esculenta Crantz) có nguồn gốc ở Nam Mỹ sau đó, được du nhập đến Châu Á và Châu Phi và hiện được trồng trên 100 nước nhiệt đới của ba châu lục trên, từ 30oN đến 30oS. Theo thống kê của FAO, năm 2004, diện tích sắn trên toàn thế giới đạt 18,51 triệu ha, năng suất bình quân 10,94 tấn/ha, sản lượng 202,64 triệu tấn (FAOSTAT, 2006). Ở Châu Phi, châu Á và Nam Mỹ, sắn được sử dụng như là lương thực chính cho con người. Là loại củ có hàm lượng tinh bột cao, ngoài việc được sử dụng làm lương thực, sắn còn được dùng làm nguyên liệu trong sản xuất tinh bột, trong công nghiệp chế biến thực phNm như bột ngọt, rượu cồn, bánh kẹo, mì ăn liền… và sản xuất thức ăn gia súc (Ezelio và cộng sự, 1975, CIAT, 2006) ... Hiện nay, cây sắn đang được chuyển đổi nhanh chóng từ vai trò cây lương thực thành cây công nghiệp với tốc độ phát triển cao ở những năm đầu thế kỷ 21. Hiện nay, trong kỹ thuật canh tác sắn, việc bón lân là rất hạn chế. Có thể nói, người dân hoàn toàn không chú trọng đến bón phân lân. Cây trồng nói chung và cây sắn nói riêng vẫn có thể duy trì quá trình sinh trưỏng phát triển của mình nhờ được cung cấp 75
- dinh dưỡng từ đất mà không cần phải bón phân. Tuy nhiên, để đạt được năng suất cây trồng cao, ổn định và chất lượng nông sản tốt, bên cạnh các yếu tố về chất lượng giống, điều kiện mùa vụ, biện pháp chăm sóc..., cây sắn rất cần được cung cấp đầy đủ và hợp lý các chất dinh dưỡng, trong đó có lân. Tác động của phân lân đến sinh lý phát triển, khả năng cho năng suất và hiệu quả kinh tế của việc bón lân của cây trồng nói chung, cây sắn nói riêng đã được nhiều tác giả nghiên cứu như Trần Văn Minh (2003) ở cây ngô, Howeler (1985, 1990, 1991), Howeler và cộng sự (1979), Kang và cộng sự (1979), Godfrey-Sam-Aggrey và Garber (1978), Edwards và cộng sự (1976), Yong (1970), Ngongi và cộng sự (1976) ở trên cây sắn, Johansen và cộng sự (1991) trên một số cây legume; Nguyễn Thị Dần và Thái Phiên (1991) trên cây lạc. Các nghiên cứu về phân lân bón cho sắn chủ yếu là áp dụng trên đất thịt, rất ít các nghiên cứu bón lân cho sắn trên đất cát. Trong bài báo này chúng tôi tập trung nghiên cứu ảnh hưởng của liều lượng phân lân đến khả năng sinh trưởng, khả năng cho năng suất và hàm lượng tinh bột của giống sắn KM94. II. Vật liệu và phương pháp nghiên cứu 2.1. Vật liệu 2.1.1. Loại đất Đất được tiến hành nghiên cứu trong đề tài là đất cát (Arenosols) ven biển thuộc xã Phú Đa, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế. 2.1.2. Giống sắn Sắn (Manihot esculenta Crantz), giống KM94 là giống sắn công nghiệp chủ lực phổ biến nhất hiện nay của Việt Nam. Giống có tên gốc là Kasetsart 50 (KU50) nguồn gốc Thái Lan, là con lai chọn lọc của tổ hợp lai Rayong 1 x Rayong 3 (R1 x R3). Quy trình thí nghiệm, chỉ tiêu đánh giá thực hiện theo tiêu chuNn ngành và các phương pháp chuNn thích hợp với cây sắn. Quy trình kỹ thuật canh tác: Áp dụng theo quy trình chuNn của ngành đối với mỗi loại cây trồng có sự điều chỉnh phù hợp căn cứ vào điều kiện sinh thái - kinh tế - xã hội cụ thể của địa phương. 2.2. Phương pháp nghiên cứu 2.2.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm Thí nghiệm về ảnh hưởng của liều lượng lân đến sinh trưởng, năng suất và hàm lượng tinh bột sắn có 6 công thức, bố trí theo kiểu hoàn toàn ngẫu nhiên với 3 ô nhắc lại. Ô thí nghiệm sắn chấp nhận là 20m2 (4 hàng x 5 cây). Nề n: 10 t ấn phân chu ồ ng + 40 kg K2 O + 80 kg N 76
- - Công th ứ c 1: 0 kg P 2 O5 ( Đố i ch ứng) - Công th ứ c 2: N ền + 40 kg P 2 O5 - C ông th ứ c 3: N ền + 60 kg P 2 O5 - C ông th ứ c 4: N ền + 80 kg P 2 O5 - C ông th ứ c 5: N ền + 100 kg P 2 O5 - C ông th ứ c 6: N ền + 120 kg P 2 O5 2.2.2. Các chỉ tiêu theo dõi: Các chỉ tiêu sinh trưởng như chiều cao cây, chiều cao phân cành, tỷ lệ phân cành, độ dài lóng, tổng số lá, các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của Bamusco. Hàm lượng tinh bột theo phương pháp xác định nhanh bằng cân Reiman. III. Kết quả nghiên cứu và thảo luận Lân có nhiều trong các bộ phận non của cây và có tác dụng rất lớn trong việc duy trì sự tồn tại của lá. Điều này có tương quan với quá trình quang hợp của cây trồng. Liều lượng lân bón khác nhau sẽ có ảnh hưởng khác nhau về quá trình sinh trưởng của cây nói chung, sự tăng trưởng về các chỉ tiêu về thân lá nói riêng. Bảng 1: Ảnh hưởng của liều lượng lân đối với sắn KM94 trên đất cát đến một số chỉ tiêu sinh trưởng Công thức 0kg 40kg 60kg 80kg 100kg 120kg P2O5/ha P2O5/ha P2O5/ha P2O5/ha P2O5/ha P2O5/ha Chỉ tiêu CCC (cm) 145c 170,4b 195,6a 197,5a 195a 196,2a CCPC (cm) 61,3b 75,3a 78,4a 80,6a 79,2a 81,4a TLPC (%) 57,0c 61,0bc 67,3ab 65,6ab 70,3a 69,4a ĐKT (cm) 1,8b 2,0ab 2,2ab 2,4a 2,2ab 2,3a ĐKG (cm) 2,1b 2,3ab 2,4ab 2,6a 2,5ab 2,6a TSL (lá) 145,0d 164,0c 169,0c 173,0c 184,0b 197,0a SL khi thu hoạch (lá) 5,0b 7,0a 5,0b 5,0b 7,0a 6,0ab CSDTL 4,38a 4,62a 4,58a 4,6a 4,52a 4,6a ĐKTL (cm) 52,4b 53,7ab 53,8ab 57,5ab 58,5a 59a CDCL (cm) 13,4a 13,8a 14,2a 14a 14,5a 14,7a (Nề n: 10 t ấ n phân chu ồ ng + 40 kgK 2 O + 80 kgN) (Trung bình có các ch ữ k hác nhau th ể h i ệ n s ự s ai khác ở mứ c ý ngh ĩ a α=0,05) CCC: Chiều cao cây, CCPC: Chiều cao phân cành, TLPC: Tỷ lệ phân cành, ĐKT: đường kính thân, ĐKG: Đường kính gốc, TSL: Tổng số lá, SL: Số lá, CSDTL: Chỉ số diện tích lá, ĐKTL: Đường kính tán lá, CDCL: Chiều dài cuống lá. 77
- Qua bảng 1 chúng tôi nhận thấy: - Công thức không bón phân lân có chiều cao cây thấp nhất. Không có sự sai khác giữa các công thức bón lân với liều lượng khác nhau từ 60 - 120 kg/ha. Mức bón 40 kg/ha có giá trị chiều cao cây ở mức trung gian. Kết quả này cũng được thể hiện tương đương đối với chỉ tiêu chiều cao phân cành nhưng trong trường hợp này, chỉ có công thức không bón lân là có chiều cao phân cành thấp nhất. Tỷ lệ phân cành của các công thức tương đối cao và không có sự sai khác một cách có ý nghĩa giữa các công thức. Không có sự sai khác về chỉ tiêu đường kính thân, đường kính gốc, chỉ số diện tích lá, đường kính tán lá và chiều dài cuống lá khi thay đổi lượng lân bón. - Lượng phân lân bón càng tăng thì tổng số lá càng cao, cao nhất là ở công thức bón 120 kg/ha với tổng số lá là 197 lá. Tổng số lá giảm dần cùng với sự giảm về liều lượng lân bón nhưng ở các mức bón 40, 60, 80 kg/ha thì tổng số lá ở mức độ tương đương nhau. Tuy nhiên, số lá còn lại trên cây khi thu hoạch không đi theo quy luật của việc tăng lượng lân bón. Sự tăng trưởng chiều cao cây, chỉ số diện tích lá và tổng số lá qua các thời kỳ thể hiện qua các đồ thị 1, 2 và 3. Đồ thị 1: Ảnh hưởng của liều lượng lân đối với sắn KM94 trên đất cát đến chiều cao cây qua các thời kỳ 78
- Đồ thị 2: Ảnh hưởng của liều lượng lân đối với sắn KM94 trên đất cát đến chỉ số diện tích lá qua các thời kỳ Đồ thị 3: Ảnh hưởng của liều lượng lân đối với sắn KM94 trên đất cát đến tổng số lá qua các thời kỳ Từ các đồ thị 1, 2 và 3 cho thấy: - Cũng như chiều hướng tăng trưởng chung, chiều cao cây và tổng số lá tăng dần từ đầu cho đến cuối thời kỳ sinh trưởng của cây sắn nhưng không đều nhau qua các thời kỳ trong khi đó chỉ số diện tích lá tăng trong giai đoạn từ sau trồng cho đến 180 ngày. - Trong các công thức, công thức không bón lân hoặc bón 40 kgP2O5/ha có sự tăng trưởng các chỉ tiêu thấp hơn nhiều so với các công thức khác. Công thức bón 120 kg P2O5/ha có tốc độ tăng trưởng nhanh và mạnh hơn so với các công thức khác. 79
- Ảnh hưởng của liều lượng lân đến năng suất được thể hiện qua bảng 2. Bảng 2: Ảnh hưởng của liều lượng lân đối với sắn KM94 trên đất cát đến một số chỉ tiêu về củ và năng suất Công thức 0kg 40kg 60kg 80kg 100kg 120kg P2O5/ha P2O5/ha P2O5/ha P2O5/ha P2O5/ha P2O5/ha Chỉ tiêu CD củ (cm) 28.2b 30ab 30.4ab 32ab 33.4a 34.7a ĐK củ (cm) 3.55c 3.87bc 4.35ab 4.63a 4.73a 4.69a KL củ (kg/bụi) 3.2c 3.3c 3.36bc 3.76ab 3.92a 3.95a NSLT (tấn/ha) 32.2c 47.6b 52.4ab 54.6ab 57.4a 59.3a NSTT (tấn/ha) 27c 29c 29.8abc 32.5ab 34.6a 35a CSTH (%) 52c 55bc 58ab 58ab 62a 60a HLTB (%) 20.2d 21.3cd 23c 26.43b 28.5ab 29a Lãi thuần 8,1 9 9,4 12,8 12,6 12,6 (triệu đồng/ha) (Nề n: 10 t ấ n phân chu ồ ng + 40 kgK 2 O + 80 kgN) CD: Chiều dài, ĐK: Đường kính, KL: Khối lượng, NSLT: Năng suất lý thuyết, NSTT: Năng suất thực thu, HLTB: Hàm lượng tinh bột Qua bảng 2 có thể thấy rằng công thức không bón lân có các chỉ tiêu liên quan đến củ ở mức thấp nhất. Trong khi đó, công thức bón lân ở mức 60 đến 120 kg/ha có chỉ tiêu chiều dài củ, đường kính củ và trọng lượng củ cao nhất (nhưng không đạt mức có ý nghĩa so với các công thức khác). Năng suất lý thuyết, năng suất thực thu của các công thức có bón lân là tương đương nhau và cao hơn công thức không bón lân, tuy nhiên việc bón phân với liều lượng trên 100 kg/ha cho các chỉ số năng suất và hàm lượng tinh bột cao hơn so với các công thức khác. Nhìn chung, chỉ số thu hoạch ở các công thức có bón lân là tương đối cao khi so với việc không bón lân. Đối chiếu với lợi nhuận thu được từ việc bón lân có thể thấy rằng công thức bón 80 kg/ha có lãi nhất. Mối quan hệ giữa hàm lượng lân bón với các chỉ tiêu năng suất được thể hiện rõ nét hơn qua các đồ thị biểu diễn phương trình hồi quy. 80
- Đồ thị 4: Phương trình hồi quy giữa liều lượng lân bón với năng suất thực thu Đồ thị 5: Phương trình hồi quy giữa liều lượng lân bón với chỉ số thu hoạch Đồ thị 6: Phương trình hồi quy giữa liều lượng lân bón với hàm lượng tinh bột 81
- Như vậy, với hệ số R2 = 0,5624, giữa liều lượng lân bón và năng suất thực thu thể hiện không có quan hệ hồi quy bậc 2 và như vậy cũng không có khả năng tuyến tính. Liều lượng lân bón có tương quan và hồi quy không chặt với chỉ số thu hoạch nhưng rất chặt với hàm bậc 2 biểu diễn mối quan hệ giữa liều lượng lân bón và hàm lượng tinh bột tích lũy trong củ. Qua nghiên ảnh hưởng của liều lượng lân bón đến khả năng sinh trưởng và cho năng suất củ, bột của sắn chúng ta có thể thấy việc bón lân có ảnh hưởng không lớn đến khả năng sinh trưởng cũng như cho năng suất của sây sắn trên đất cát. Việc cây trồng trong đó có cây sắn đã lấy đi từ đất nhiều dinh dưỡng trong đó có lân (Kapinga và cộng sự, 1995) đòi hỏi việc bổ sung lân cho đất, đặc biệt trên những vùng đất nghèo dinh dưỡng. Sắn là một loại cây trồng có thể tận dụng được nguồn dinh dưỡng ở trong đất rất tốt. Có rất nhiều ý kiến quanh vấn đề dinh dưỡng của cây sắn nhưng một vấn đề nổi bật nhất là cây sắn yêu cầu lân với một lượng lớn (Philips, 1964; CIAT, 1975). Năng suất của sắn trồng trên nhiều vùng đất bị hạn chế bởi sự thiếu hụt lân. Khi đất thiếu hụt lân thì phản ứng đối với đạm và kali của cây trồng ở mức thấp. Nếu lượng lân đáp ứng vừa đủ thì cây trồng cũng chỉ phản ứng với đạm ở mức trung bình. Năng suất được tăng cao nhờ việc tăng lượng lân bón. Kết quả của chúng tôi đã thể hiện rằng lượng lân bón cao thì khả năng sinh trưởng và cho năng suất càng cao. Mức lân bón từ 60 - 120 kg/ha có tác dụng thúc đNy quá trình sinh trưởng. Công thức bón từ 80 đến 120 kg/ha cho năng suất và hàm lượng tinh bột cao nhưng để đạt hiệu quả kinh tế cao thì chỉ nên duy trì mức lân bón 80 kg/ha. Theo CIAT (1981) thì năng suất củ có quan hệ chặt với lượng lân bón cho sắn và nấm mycorrhizal có quan hệ mật thiết với lượng lân bón. Trong các thí nghiệm của Hicks (1985) với lượng bón 0 - 200 kgP/ha thì lượng tối thích là 100 kg/ha. Điều này hoàn toàn phù hợp với các nghiên cứu về liều lượng lân bón trên chân đất cát cho sắn của chúng tôi. Theo CIAT (1978), thí nghiệm bón lân ở mức 0 và 200 kg/ha cho thấy hầu hết các giống đều bị nhiễm bệnh da cóc, ảnh hưởng rất lớn đến thời kỳ thu hoạch. Triệu chứng bệnh này không những ảnh hưởng đến sinh trưởng mà còn ảnh hưởng đến chỉ số thu hoạch. Tuy nhiên với mức bón như trong thí nghiệm này, chúng tôi không phát hiện các triệu chứng bệnh da cóc trên sắn ở vùng thí nghiệm. Bón tăng lượng lân làm tăng năng suất hòa toàn phù hợp với công bố của CIAT (1978) khi cho rằng bón lân làm tăng năng suất từ 26 - 47,6 tấn/ha tùy theo mức bón lân từ 0 - 259 kg/ha (nền 100 kgN, 100 kgK2O, 10 kgZn). Tán lá tăng một cách đáng kể khi bón lân và có tương quan với năng suất. IV. Kết luận và đề nghị 4.1. Kết luận Trên cơ sở so sánh, đánh giá, tổng hợp kết quả theo dõi về khả năng sinh trưởng phát triển, khả năng cho năng suất và hàm lượng tinh bột của các liều lượng lân bón khác nhau của giống sắn KM94 trên đất cát, chúng tôi có các kết luận như sau: 82
- - Liều lượng lân bón càng cao trong phạm vi nghiên cứu từ 40 - 120 kgP2O5/ha thì khả năng sinh trưởng và cho năng suất càng cao. - Mức lân bón từ 60 - 120 kg/ha có tác dụng thúc đNy quá trình sinh trưởng. - Công thức bón từ 80 đến 120 kg/ha cho năng suất và hàm lượng tinh bột cao nhưng để đạt hiệu quả kinh tế cao thì chỉ nên duy trì mức lân bón 80 kg/ha. 4.2. Đề nghị Cần có các thí nghiệm về chế độ phân bón để có thể xây dựng biện pháp canh tác hợp lý cho cây sắn của vùng đất cát ven biển. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. C.I.A.T. (Centro International de Agricultura Tropical), Cassava Program 1974 Report, Cali, Colombia, 1975. 2. C.I.A.T. (Centro International de Agricultura Tropical), Cassava Program 1978 Report, Cali, Colombia, 1978. 3. C.I.A.T. (Centro International de Agricultura Tropical), Cassava Program 1980 Report, Cali, Colombia, 1981. 4. C.I.A.T. (Centro internacional de Agricultura Tropical), Cassava Progam Annual Report for 2005, Cali, Colombia, 2006. 5. Nguyễn Thị Dần, Thái Phiên, Sử dụng phân bón hợp lý cho một số lọai đất nhẹ, Trong: Tiến bộ kỹ thuật trồng lạc và đậu đỗ ở Việt Nam, Chương trình hợp tác Khoa học giữa BNN-CNTP và ICRISAT, NXB Nông Nghiêp Hà Nội, 1991. 6. Ezelio W.N.O., J.C. Flinn and L.B. Williams, Cassava producers and cassava production in the East Central State of Nigeria, National Accelerated Food Production Project, Ibadan, Nigeria, Cassava Benchmark Survey, East Central State, 1975, 27. 7. FAOSTAT, 2006 8. Johansen C, K.K. Lee and K.L. Sarawat, Phosphorous nutrition of grain Legumes in Semi- arid Tropics. ICRISAT, Patacheru. India, 1991, 173 - 182. 9. Godfrey-Sam-Aggrey W. and M.J. Garber, Effects of phosphorus and lime on cassava (Manihot esculenta Crantz), J. Agron Crop Sci., 1978, (146): 40-54. 10. Kang B.T., R. Islam, F.E. Sanders and A. Ayanbana, Effect of phosphate fertilization inoculation with va-mycorrhizal fungi on perform mace of cassava (Manihot esculenta Crantz) grown on an alfisol, Field Crops Research 3, 1980, 83-94. 11. Kapinga R.E, J.A. Omueti, I.J. Ekanayake, Uptake of nitrogen (N), phosphorus (P), and potassium (K) by cassava and sweet potato intercrop in Tanzania, Tropical Root and Tuber Crops Bulletin, 1995 (8): 6-8. 83
- 12. Hicks L.N, The response of cassava (Manihot esculenta Crantz) to phosphorus fertilizer in South-East Queensland, M.Ag.Sc. Thesis, University of Queensland, 1985. 13. Howeler R. H., Mineral nutrition and fertilization of cassava, In: J. H. Cock & J.A. Reyes (Eds.), Cassava: Research, Production and Utilization, Cali, Colombia, UNDP/CIAT, 1985, 249-320. 14. Howeler R.H., Phosphorus requirements and management of tropical root and tuber crops, In: Proc Symp on Phosphorus Requirements for Sustainable Agriculture in Asia and Oceania, IRRI, Los Banos, Philippines, March 6-10, 1989, 1990. 15. Howeler R.H., Long-term effect of cassava cultivation on soil productivity, Field Crops Research, 1991 (26): 1-18. 16. Trần Văn Minh, Giáo trình cây lương thực, NXB Nông nghiệp, Hà Nội, 2003. 17. Philips T.A., An agricultural notebook, Longman, Nigieria, Ikeja, 1964, 248. THE EFFECTS OF DOSE OF PHOSPHORUS ON GROWTH, YIELD ABILITY AND STARCH CONTENT IN CASSAVA (Mahinot esculenta Crantz) var. KM94 ON SANDY SOIL Le Van Luan, Tran Van Minh College of Agriculture and Forestry, Hue University SUMMARY Cassava (Mahinot esculenta Crantz) var. KM94 is an industrial variety one. Cassava is a kind of crop which has received very little attention in fertilizer application, especially those containing phosphorus. Doses of phosphorus required depends on land conditions, variety, climate, weather and cultivation. A suitable dose of phosphorus application is a good condition for cassava to grow and develop. The experiment on the dose of phosphorus application with 6 treatments: 0, 40, 60, 80, 100, and 120 kgP2O5/hectare was carried out in order to determine the most suitable treatment. The experiment was conducted on a white sand area with a lack in nutrients at Phu Vang district, Thua Thien Hue province. The results showed that with different doses of phosphorus application, at each period, growth and yield of cassava significantly differed. High doses of phosphorus result in improved growth and development. Phosphorus application with levels from 60-120 kgP2O5/hectar sped up the growth process of cassava. Treated with 80 to 120 kgP2O5/hectare, growth ability, yield and starch accumulation of cassava was high; however, if we want to achieve the highest economic effect, the dose of phosphorus should maintain only at 80 kg P2O5/hectare. 84
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "NGHIÊN CỨU CHẤT LƯỢNG NƯỚC VÀ TÔM TỰ NHIÊN TRONG CÁC MÔ HÌNH TÔM RỪNG Ở CÀ MAU"
12 p | 1366 | 120
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "Cái tôi trữ tình trong thơ Nguyễn Quang Thiều."
10 p | 614 | 45
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "NGHIÊN CỨU PHỐI TRỘN CHI TOSAN – GELATI N LÀM MÀNG BAO THỰC PHẨM BAO GÓI BẢO QUẢN PHI LÊ CÁ NGỪ ĐẠI DƯƠNG"
7 p | 518 | 45
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "Giọng điệu thơ trào phúng Tú Mỡ trong “Dòng nước ngược”"
8 p | 322 | 44
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM ẢNH HƯỞNG CỦA MƯA AXÍT LÊN TÔM SÚ (PENAEUS MONODON)"
5 p | 455 | 44
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC DINH DƯỠNG VÀ SINH SẢN CỦA LƯƠN ĐỒNG (Monopterus albus)"
12 p | 305 | 43
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "TÌNH HÌNH SỬ DỤNG THỨC ĂN TRONG NUÔI CÁ TRA VÀ BASA KHU VỰC ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG"
8 p | 225 | 38
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "ỨNG DỤNG PHƯƠNG PHÁP PCR-GENOTYPI NG (ORF94) TRONG NGHIÊN CỨU VI RÚT GÂY BỆNH ĐỐM TRẮNG TRÊN TÔM SÚ (Penaeus monodon)"
7 p | 379 | 35
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "NGHIÊN CỨU CẢI TIẾN HỆ THỐNG NUÔI KẾT HỢP LUÂN TRÙNG (Brachionus plicatilis) VỚI BỂ NƯỚC XANH"
11 p | 386 | 29
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "Vai trò của toán tử tình thái trong tác phẩm của Nguyễn Công Hoan (Qua phân tích truyện ngắn Mất cái ví)"
8 p | 268 | 24
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "Quan hệ giữa cấu trúc và ngữ nghĩa câu văn trong tập truyện ngắn “Đêm tái sinh” của tác giả Trần Thuỳ Mai"
10 p | 436 | 24
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: " NGHIÊN CỨU TẠO KHÁNG THỂ ĐƠN DÒNG VI-RÚT GÂY BỆNH HOẠI TỬ CƠ QUAN TẠO MÁU VÀ DƯỚI VỎ (IHHNV) Ở TÔM PENAEID"
6 p | 354 | 23
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "NGHIÊN CỨU DÙNG ARTEMIA ĐỂ HẠN CHẾ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TIÊM MAO TRÙNG (Ciliophora) TRONG HỆ THỐNG NUÔI LUÂN TRÙNG"
10 p | 367 | 18
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: " NGHIÊN CỨU THIẾT LẬP HỆ THỐNG NUÔI KẾT HỢP LUÂN TRÙNG (Brachionus plicatilis) VỚI BỂ NƯỚC XANH"
10 p | 373 | 16
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: " NGHIÊN CỨU PHÂN VÙNG THỦY VỰC DỰA VÀO QUẦN THỂ ĐỘNG VẬT ĐÁY"
6 p | 349 | 16
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: " NGHIÊN CỨU THAY THẾ THỨC ĂN SELCO BẰNG MEN BÁNH MÌ TRONG NUÔI LUÂN TRÙNG (Brachionus plicatilis) THÂM CANH"
10 p | 347 | 15
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: " CẬP NHẬT VỀ HỆ THỐNG ĐỊNH DANH TÔM BIỂN VÀ NGUỒN LỢI TÔM HỌ PENAEIDAE Ở VÙNG VEN BIỂN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG"
10 p | 194 | 14
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học công nghệ: Kết quả nghiên cứu lúa lai viện cây lương thực và cây thực phẩm giai đoạn 2006 - 2010
7 p | 188 | 13
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn