Báo cáo nghiên cứu khoa học: Dùng vôi và tro bếp để xử lí bao bì thuốc bảo vệ thực vật nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường trên cánh đồng thôn Xuân Trang, xã Xuân Sơn
lượt xem 19
download
Mục tiêu của dự án là xác định thực trạng, tình hình thu gom, xử lí bao bì thuốc BVTV trên trên cánh đồng thôn Xuân Trang và nghiên cứu cách xử lý bao bì thuốc BVTV bằng phương pháp sử dụng vôi và tro bếp đảm bảo vệ sinh môi trường. Từ đó đề xuất các biện pháp thu gom bao bì và xử lí lượng thuốc tồn dư bám dính trên bao bì thuốc BVTV một cách an toàn giúp người dân và cơ quan chức năng quản lý tốt hơn nguồn rác thải này góp phần BVMT, bảo vệ sức khỏe con người.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Báo cáo nghiên cứu khoa học: Dùng vôi và tro bếp để xử lí bao bì thuốc bảo vệ thực vật nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường trên cánh đồng thôn Xuân Trang, xã Xuân Sơn
- MUC LUC ̣ ̣ Trang Lời cảm ơn............................................................................................. 3 Phần I. Tóm tắt nội dung dự án...........................................................4 1. Lý do nghiên cứu, ý tưởng nghiên cứu.............................................4 2. Câu hỏi nghiên cứu............................................................................4 3. Lợi ích đề tài mang lại......................................................................4 4. Công việc chính đã thực hiện...........................................................5 5. Kết quả đạt được..............................................................................5 Phần II. Giới thiệu và ổng quan về vấn đề nghiên cứu................. 6 1. Giới thiệu...........................................................................................6 2. Tổng quan..........................................................................................7 2.1. Thuốc BVTV............................................................................7 2.2 Tính chất của các hóa chất dùng trong thí nghiệm..................7 2.3. Ưu nhược điểm của việc dùng thuốc BVTV.........................8 2.4. Ảnh hưởng của thuốc BVTV đối với hệ sinh thái.................8 2.5. Hậu quả ô nhiễm do bao bì thuốc BVTV gây ra..................10 Phần III. Giả thuyết khoa học và mục đích nghiên cứu................10 1. Giả thuyết khoa học.........................................................................11 2. Mục đích nghiên cứu........................................................................11 Phần IV. Phương pháp nghiên cứu/ (tài liệu và thực nghiệm)/ số liệu và kết quả....................................................................................................11 1. Phương pháp tổng quan................................................................11 2. Phương pháp khảo sát thực địa.....................................................11 3. Phương pháp phỏng vấn...............................................................12 4. Phương pháp so sánh.....................................................................13 5. Phương pháp thực nghiệm............................................................13 Phần V. Phân tích số liệu/ Kết quả và thảo luận............................14 1. Kết quả khảo sát tình hình sử dụng thuốc BVTV tại thôn Xuân Trang, xã Xuân Sơn..................................................................................................14 2. Kết quả khảo sát tình hình thải bỏ bao bì thuốc BVTV tại thôn Xuân Trang, xã Xuân Sơn.................................................................................15 Trang 1
- 3. Những khó khăn và tồn tại trong thu gom và xử lí......................18 4. Kết quả thí nghiệm xử lí..............................................................18 5. Đề xuất quy trình thu gom và xử lí..............................................19 Phần VI. Kết luận.................................................................................21 Tài liệu tham khảo .............................................................................22 Các phụ lục của đề tài .......................................................................23 ̣ ̣ PHU LUC 1: Phi ếu thu thập thông tin............................................23 ̣ ̣ PHU LUC 2: Danh sách các hộ dân được phỏng vấn....................25 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT BVTV......................Bảo vệ thực vật BVMT.....................Bảo vệ môi trường VSV.........................Vi sinh vật Trang 2
- LỜI CẢM ƠN Em rất vui khi được tham gia cuộc thi khoa học kĩ thuật dành cho học sinh trung học vì cuộc thi là dịp để em được thỏa sức thể hiện sự đam mê sáng tạo của mình. Vận dụng các kiến thức đã học để giải quyết những vấn đề nảy sinh trong thực tiễn cuộc sống. Trước hết, em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của cô Phạm Thị Kim Quyên là người đã tận tình chỉ bảo hướng dẫn em trong quá trình nghiên cứu dự án này. Bên cạnh đó, em cũng xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các thầy cô, ban giám hiệu trường THCS Hoa Lư trong thời gian qua đã tạo mọi điều kiện tốt nhất để em hoàn thành dự án này. Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của cán bộ hội nông dân xã Xuân Sơn, chủ đại lý phân bón và thuốc BVTV, các cô chú nông dân thôn Xuân Trang đã cung cấp cho em những thông tin, tài liệu quan trọng, liên quan đến đề tài . Cuối cùng, em xin gửi lời cảm ơn tới các thành viên trong gia đình và bạn bè đã động viên, giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi để quá trình nghiên cứu của em được hoàn thành và đạt kết quả cao nhất. Xin chân thành cảm ơn! Tác giả Nguyễn Hoàng Viên Trang 3
- Phần I. TÓM TẮT NỘI DUNG DỰ ÁN 1. Lý do nghiên cứu, ý tưởng nghiên cứu Ở địa bàn xã Xuân Sơn, người dân sống chủ yếu bằng nghề nông. Để thúc đẩy hiệu quả trồng lúa và tránh đươc rủi ro do sâu bệnh thì việc sử dụng nông dược có chiều hướng gia tăng. Tuy nhiên, hằng ngày em đi đến trường hai bên là đồng ruộng, em thấy các cô, các chú các bác sau khi phun thuốc xong đều vứt bỏ bao bì tại chỗ, hoặc có người đem về nhà tái sử dụng theo mục đích khác. Như vậy với diện tích trồng lúa toàn xã thì số phế thải này sẽ rất nhiều lần. Đây là những phế thải rất độc hại và khó phân hủy nếu không được xử lý thích hợp, thì chúng sẽ góp phần đáng kể gây ô nhiễm môi trường nước, đất và hậu quả có thể làm giảm đa dạng sinh học trong đất, nước, giảm năng suất cây trồng và gây ảnh hưởng đến sức khoẻ con người. Xuất phát từ tình hình thực tế đó em chọn đề tài: Dùng vôi và tro bếp để xử lí bao bì thuốc bảo vệ thực vật nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường trên cánh đồng thôn Xuân Trang, xã Xuân Sơn. 2. Câu hỏi nghiên cứu Trong nghiên cứu này, em tìm câu trả lời cho những câu hỏi sau đây: + Sử dụng vôi và tro bếp có làm giảm, mất mùi và giảm thiểu độc tính của thuốc BVTV còn sót lại trên bao bì hay không? + Ngoài phương pháp trên thì phương pháp triệt để nhằm quản lí tốt rác thải thuốc BVTV là gì? 3. Lợi ích đề tài mang lại Trong học tập và nghiên cứu khoa học + Đánh giá được tác hại của việc lạm dụng thuốc BVTV trong sản xuất nông nghiệp cũng như ảnh hưởng của thuốc BVTV đối với hệ sinh thái. + Củng cố kiến thức lý thuyết đã học tạo điều kiện tốt hơn để áp dụng vào thực tiễn sau này. Trong thực tiễn + Đánh giá được hiện trạng ô nhiễm bao bì thuốc BV TV ở thôn Xuân Trang, xã Xuân Sơn. Trang 4
- + Đưa ra được phương pháp xử lí bao bì thuốc BVTV nhằm giảm thiểu độc tính còn sót lại trên bao bì. + Tạo cơ sở đề xuất được các biện pháp thu gom và xử lý bao bì thuốc BVTV một cách phù hợp. + Nâng cao nhận thức, tuyên truyền và giáo dục về bảo vệ môi trường cho người dân địa phương. 4. Công việc chính đã thực hiện Bắt đầu lên ý tưởng vào cuối tháng 9 năm 2016 Viết báo cáo kết quả nghiên cứu vào cuối tháng 10 năm 2016 5. Kết quả đạt được Trang 5
- Hạn chế tối đa dư lượng thuốc BVTV còn sót lại trên bao bì. Đề xuất mô hình thu gom và xử lý bao bì thuốc BVTV ở trên địa bàn xã Xuân Sơn, từ đó làm cơ sở để nhân rộng ra các vùng khác. Tạo một môi trường xanh, sạch, đẹp cho xã Xuân Sơn, đảm bảo sức khỏe cho người dân đặc biệt là những nông dân trực tiếp canh tác nông nghiệp . Phần II. GIỚI THIỆU VÀ TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1. Giới thiệu Ở địa bàn xã Xuân Sơn, người dân sống chủ yếu bằng nghề nông. Tuy nhiên những năm gần đây, do tình hình hạn hán nên người dân chỉ sản xuất được 2 vụ /năm. Vì vậy để thúc đẩy hiệu quả trồng lúa và tránh được rủi ro do sâu bệnh thì việc sử dụng thuốc BVTV có chiều hướng gia tăng. Việc sử dụng thuốc BVTV ngoài mặt tích cực là tiêu diệt các sinh vật gây hại, cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng, bảo vệ sản xuất… thì m ột vấn đề đáng quan tâm là do tập quán canh tác thủ công nên phần lớn người dân sau khi phun thuốc BVTV thường để lại bao bì ngay trên bờ ruộng hoặc vứt xuống kênh mương nội đồng gây ô nhiễm môi trường, giảm đa dạng sinh học và ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Tại 4 thôn trên địa bàn xã Xuân Sơn, Hội nông dân xã đã xây dựng mô hình thu gom vỏ bao bì thuốc BVTV để chứa trong các bể xi măng để chờ tiêu hủy. Tuy nhiên, do chưa được đầu tư đồng bộ và nhận thức của người dân chưa cao nên kết quả của mô hình cũng chưa thực sự giải quyết triệt để được yêu cầu trong công tác thu gom và tiêu hủy bao bì thuốc BVTVsau sử dụng. Nhiều nhà nông do thiếu hiểu biết đã thực hiện phương châm “phòng hơn chống” đã sử dụng thuốc trừ sâu theo kiểu phòng ngừa định kỳ vừa tốn kém lại tiêu diệt nhiều loài có ích, gây kháng thuốc với sâu bệnh, càng làm cho sâu hại phát triển thành dịch và lượng thuốc trừ sâu được sử dụng càng tăng. Sự tiến bộ về KHCN ngày càng cao thì mẫu mã chủng loại của bao bì hóa chất BVTV càng đa dạng. Phần lớn nông dân chưa ý thức được việc thải bỏ những bao bì đó sao cho hợp vệ sinh, tránh gây nên những ảnh hưởng không tốt đến sức khoẻ của bản thân, cộng đồng và môi trường. Trong khi đó, hiện ở nước ta chưa có văn bản pháp luật đề cập đến công tác quản lý loại chất thải Trang 6
- độc hại này. Việc cung cấp cho nông dân giải pháp và kiến thức BVMT mới chỉ được tiến hành một cách sơ lược ở một số địa phương. Mục tiêu của dự án là xác định thực trạng, tình hình thu gom, xử lí bao bì thuốc BVTV trên trên cánh đồng thôn Xuân Trang và nghiên cứu cách xử lý bao bì thuốc BVTV bằng phương pháp sử dụng vôi và tro bếp đảm bảo vệ sinh môi trường. Từ đó đề xuất các biện pháp thu gom bao bì và xử lí lượng thuốc tồn dư bám dính trên bao bì thuốc BVTV một cách an toàn giúp người dân và cơ quan chức năng quản lý tốt hơn nguồn rác thải này góp phần BVMT, bảo vệ sức khỏe con người. 2. Tổng quan 2.1. Thuốc bảo vệ thực vật Thuốc BVTV là các loại hoá chất do con người sản xuất ra để trừ sâu bệnh và cỏ dại có hại cho cây trồng. Thuốc bảo vệ thực vật được phân thành hai loại chính. + Dựa vào chức năng: có thuốc trừ sâu, thuốc trừ các loài gặm nhắm, thuốc trừ nhện, thuốc trừ tuyến trùng, thuốc trừ bệnh, thuốc trừ ốc. + Dựa vào nguồn gốc và thành phần hóa học Thuốc có nguồn gốc thực vật: chứa các hợp chất Alealioid, Nocitin, Albazin. Thuốc vô cơ: hợp chất chứa các chất vô cơ như đồng, lưu huỳnh. Thuốc tổng hợp hữu cơ: có nhóm clo hữu cơ, nhóm lân hữu cơ, nhóm carbamate, nhóm pyrethriod, hợp chất pheromone, các chất điều hòa sinh trưởng côn trùng, nhóm thuốc vi sinh. 2.2. Tính chất của các hóa chất dùng trong thí nghiệm Tro bếp (hay tro thực vật): là thành phần còn lại khi đốt rơm rạ, lá và cây khô. Trong tro bếp có chứa hàm lượng Kali rất cao tồn tại dưới dạng K 2CO 3 rất dễ tan trong nước, ngoài ra còn có CaO, Silic, P2O5, Mg và các vi lượng khác. Tro bếp là một chất hấp phụ, có tính kiềm (trong đó tro gỗ có tính kiềm mạnh hơn Trang 7
- tro rơm rạ), có tác dụng làm giảm nồng độ ion amoni, khử độ chua, làm kết tủa các ion kim loại nặng,…nên có khả năng khử độc thuốc BVTV. K2CO 3 + R COOH (RCOO)2Ca + CO 2 + H2O Hầu hết các thuốc BVTV đều có tính axit, tan mạnh trong nước. Sử dụng vôi Ca(OH)2 sẽ xảy ra phản ứng trao đổi nhóm thuỷ phân trong một số thuốc được thay thế bằng OH và độ độc sẽ giảm đi nhiều. Ngoài ra, thay đổi pH cao lên sẽ làm giảm tính linh động của một số anion kim loại tạo ra các chất kết tủa dễ dàng loại ra khỏi dung dịch Ca(OH)2 + R COOH (RCOO)2Ca + H2O 2.3. Ưu và nhược điểm của việc dùng thuốc BVTV trong sản xuất nông nghiệp a) Ưu điểm: Muốn hay không ta cũng không thể phủ nhận sự cần thiết của thuốc BVTV trong sản xuất nông nghiệp của nước ta cũng như nhiều nước trên thế giới. Chúng ta đều rõ, thuốc BVTV nếu sử dụng đúng sẽ mang lại lợi ích thiết thực cho người sản xuất như: Tiêu diệt dịch hại nhanh, triệt để và chắc chắn. Chặn đứng được dịch hại, nhất là những trường hợp dịch hại phát sinh thành dịch, đe dọa nghiêm trọng đến năng suất cây trồng mà các biện pháp khác không thể ngăn cản nổi. Trong một thời gian rất ngắn có thể sử dụng trên diện tích rộng với các phương tiện rải thuốc tiên tiến nhất. Mang lại hiệu quả kinh tế cao, bảo vệ năng suất, giá trị thẩm mĩ của nông sản. b) Nhược điểm Việc sử dụng thuốc BVTV trong sản xuất nông nghiệp đã đem lại những lợi ích vô cùng to lớn mà không ai có thể phủ nhận được. Tuy nhiên, bên cạnh những giá trị lợi ích đó ta không thể không nhắc đến những hậu quả mà thuốc BVTV gây ra, có thể kể ra đây những hậu quả như sau: Gây ô nhiễm môi trường, đầu độc bầu khí quyển, ảnh hưởng đến mọi vật. Dư lượng thuốc tồn đọng trong nông sản, thực phẩm, đất, nước, gây ảnh hưởng xấu đến hoạt động sống của con người và các động vật khác. Trang 8
- Hình thành nên tính kháng thuốc của dịch hại, hoặc phát sinh những loài dịch hại mới… gây khó khăn cho công tác phòng trừ. 2.4. Ảnh hưởng của thuốc BVTV a) Với môi trường đất Khi phun cho cây trồng có tới 50% số thuốc bị rơi xuống đất. Đó là chưa kể đến biện pháp bón thuốc trực tiếp vào đất. Người ta ước tính có tới 90% lượng thuốc sử dụng không tham gia diệt sâu bệnh mà gây ô nhiễm, độc cho đất, nước, không khí và cho nông sản. Ở trong đất thuốc BVTV được keo đất và các chất hữu cơ giữ lại sau đó sẽ được chuyển hóa theo nhiều con đường khác nhau. Hệ VSV sống trong đất (nấm, vi khuẩn, các loài côn trùng, ve bét, giun đất...) có khả năng phân giải xác, tàn dư động thực vật làm cho đất tơi xốp, thoáng khí, tạo điều kiện cho cây phát triển tốt và duy trì độ màu mỡ của đất. Các thuốc BVTV khi rơi xuống sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của VSV đất làm cho đất bị chai cứng, cây không hút được dinh dưỡng, do đó dẫn đến hiện tượng cây còi cọc, đất bị thoái hóa... b) Với môi trường nước Khi sử dụng cho đất chúng sẽ thấm vào nước thông qua môi trường đất. Dùng trực tiếp thuốc để diệt côn trùng trong nước. Nước chảy qua các vùng đất có sử dụng thuốc BVTV. Do nước thải công nghiệp từ các nhà máy sản xuất thuốc BVTV. Thuốc BVTV vào nước gây ô nhiễm môi trường nước gồm cả nước mặt và nước ngầm, suy thoái chất lượng nguồn nước, ảnh hưởng nghiêm trọng đến các hoạt động sống của các sinh vật thủy sinh. c) Với môi trường không khí Thuốc BVTV xâm nhập vào môi trường không khí gây mùi khó chịu khiến cho không khí bị ô nhiễm. Nhất là nhờ các tác nhân bên ngoài như gió sẽ thúc đẩy quá trình khếch tán của thuốc làm ô nhiễm không khí cả một vùng rộng lớn. Ô nhiễm không khí do thuốc BVTV sẽ tác động xấu đến sức khỏe con người và các động vật khác thông qua con đường hô hấp. Thuốc BVTV xâm nhập vào môi trường không khí theo nhiều nguồn khác nhau: Trang 9
- Khi phun vãi thuốc sẽ xâm nhập vào không khí theo từng đợt dưới dạng bụi, hơi. Tốc độ xâm nhập vào không khí tùy loại hóa chất, tùy theo cách sử dụng và tùy theo điều kiện thời tiết. Do ảnh hưởng của các hiện tượng thời tiết như gió, bão, mưa...bào mòn và tung các bụi đất có chứa thuốc BVTV vào không khí. Do tai nạn hoặc do sự thiếu thận trọng gây rò rỉ hóa chất trong quá trình sản xuất, vận chuyển thuốc BVTV. d) Với người và động vật máu nóng Nhìn chung các loại thuốc BVTV đều độc với người và động vật máu nóng. Thuốc có thể xâm nhập vào cơ thể người qua nhiều con đường khác nhau như: tiếp xúc qua da, ăn hoặc hít phải thuốc do trực tiếp hay qua nông sản, môi trường bị ô nhiễm...Mật độ gây độc cho cơ thể người và động vật máu nóng thể hiện ở 2 cấp độ khác nhau: Độ độc cấp tính: xảy ra khi chất độc xâm nhập vào cơ thể với liều lượng lớn, phá hủy mạnh các chức năng sống, được thể hiện bằng các triệu chứng rõ ràng, gây nhiễm độc tức thời gọi là nhiễm độc cấp tính. Độ độc mãn tính: Xảy ra khi chất độc xâm nhập vào cơ thể với liều lượng nhỏ, nhiều lần, trong thời gian dài, được tích lũy lại trong cơ thể, những triệu chứng thể hiện chậm, lâu dài, gây tốn thương cho các cơ quan của cơ thể, làm cho sinh vật bị ốm, yếu (ảnh hưởng đến sức khỏe của sinh vật, gây đột biến, ung thư, quái thai, thậm chí ảnh hưởng đến sự phát triển của thế hệ sau) và có thể dẫn đến tử vong 2.5. Hậu quả ô nhiễm môi trường do bao bì thuốc BVTV đem lại Việt Nam đã và đang sử dụng khoảng 300 loại thuốc trừ sâu, 200 loại thuốc trừ bệnh, gần 150 loại thuốc trừ cỏ, 6 loại thuốc diệt chuột và 23 loại thuốc kích thích sinh trưởng cây trồng. Các hóa chất BVTV này nhiều về cả số lượng và chủng loại, trong đó có một số loại thuộc danh mục cấm sử dụng, hạn chế sử dụng và tồn đọng hết hạn sử dụng. Trên cánh đồng lúa, chúng ta thường nhìn thấy vô số vỏ chai, bao bì đựng thuốc BVTV được vứt bỏ khắp bờ ruộng, trên lối đi, dưới mương nước… Chính lượng thuốc BVTV còn sót lại trong các vỏ chai, bao bì chính là nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người. Hơn thế nữa những vỏ chai, bao bì này được làm bằng nhựa hoặc chất dẻo tổng hợp không Trang 10
- thể tự tiêu hủy ở ruộng đồng gây nguy hiểm cho việc đi lại sản xuất và cũng là tác nhân trực tiếp gây ô nhiễm môi trường. Các chất thải hữu cơ bền này luôn tiềm tàng trong không khí, thức ăn nước uống sinh hoạt hàng ngày, chúng không phân hủy mà theo nước mưa ngấm sâu vào nguồn nước sinh hoạt, nếu chúng ta trực tiếp sử dụng nguồn nước đó sẽ gây độc cho con người và gây ra các bệnh nan y như ung thư. Còn đối với cây lúa, nguồn thuốc BVTV còn sót lại nó sẽ đi vào nguồn đất, nguồn nước nó sẽ gây ra hiện tượng cây trồng sẽ hấp thu và tồn dư thuốc BVTV trong sản phẩm , ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Phần III. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC VÀ MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU 1. Giả thuyết khoa học Việc sử dụng vôi và tro bếp để xử lí bao bì thuốc BVTV sẽ làm giảm độc tính còn tồn đọng lại trên bao bì thuốc BVTV từ góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường trên cánh đồng thôn Xuân Trang, xã Xuân Sơn 2. Mục đích nghiên cứu Khái quát được hiện trạng ô nhiễm bao bì thuốc BVTV ở thôn Xuân Trang xã Xuân Sơn để đề xuất được các giải pháp thu gom và xử lí một cách an toàn góp phần vào việc BVMT ở thôn Xuân Trang nói riêng và xã Xuân Sơn nói chung. Củng cố kiến thức lý thuyết cũng như kiến thức thực tế, tạo điều kiện tốt hơn để phục vụ cho công tác tuyên truyền BVMT. Tạo cơ sở đề xuất được các biện pháp quản lý và xử lý bao bì thuốc BVTV một cách phù hợp. Nâng cao nhận thức, tuyên truyền và giáo dục về BVMT cho người dân. Phần IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU( TÀI LIỆU VÀ THỰC NGHIỆM); SỐ LIỆU/ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 1. Phương pháp tổng quan Trang 11
- Dựa vào các thông tin điều tra khảo sát, các kết quả nghiên cứu của đề tài các nhà khoa học, các chuyên gia và các tài liệu tham khảo để bổ sung vào dự án nghiên cứu. 2. Phương pháp khảo sát thực tế Tiến hành khảo sát trực tiếp bằng cách quan sát, chụp ảnh, ghi chép cách người dân thôn Xuân Trang sử dụng thuốc BVTV, xử lý bao bì sau sử dụng và chủng loại bao bì thuốc BVTV còn sót lại trên cánh đồng thôn Xuân Trang. Tiến hành thu thập mẫu tại vùng khảo sát, các mẫu bao bì được lấy tại các khu vực ruộng lúa, do đặc điểm bao bì thuốc BVTV bị vứt bỏ tại đầu thửa ruộng, cạnh mương nước nên tiến hành lấy mẫu theo kiểu thu nhặt. Trang 12
- 3. Phương pháp phỏng vấn Tiến hành phỏng vấn đối với các đối tượng sau: cán bộ khuyến nông xã, chủ cửa hàng bán thuốc BVTV trên địa bàn xã và nông dân thôn Xuân Trang. Việc phỏng vấn đối với đối tượng người dân được thực hiện tại đồng ruộng, hoặc tại nhà. Tất cả gồm 20 phiếu phỏng vấn, những người phỏng vấn này có độ tuổi khác nhau và gặp ngẫu nhiên trong quá trình khảo sát thực địa và họ đều là những người thường xuyên làm đồng. Câu hỏi phỏng vấn thường xoay quanh những vấn đề chính trong nội dung nghiên cứu. 4. Phương pháp so sánh Sử dụng để so sánh danh sách thuốc BVTV thực tế ngoài đồng ruộng, tại các cửa hàng kinh doanh và qua điều tra trực tiếp người dân với danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng và cấm sử dụng. So sánh các kết quả thu được trong quá trình nghiên cứu để có thể đưa ra những nhận xét khách quan nhất. 5. Phương pháp thực nghiệm Danh mục hóa chất phục vụ cho thí nghiệm STT TÊN HÓA CHẤT Trang 13
- 1 Tro bếp 2 Vôi Ca(OH)2 Danh mục thiết bị phục vụ cho thí nghiệm STT DỤNG CỤ, THIẾT BỊ 1 Găng tay 2 Kẹp gắp 3 Thùng chứa 4 Khẩu trang y tế Thí nghiệm được tiến hành tại phòng thực hành của trường THCS Hoa Lư Thí nghiệm 1: xử lí bằng tro bếp Cho 2kg tro bếp vào thùng 20 lít, sau đó cho 15 lít nước vào khuấy mạnh tay cho tro tan đều trong nước. Kiểm tra độ pH bằng cách dùng giấy quỳ tím nhúng vào dung dịch, so sánh với bảng đo nồng độ pH, kết quả pH = 10. Sau đó cho 0,5 kg bao bì gồm cả gói và vỏ chai thuốc BVTV BVTV vào và ấn chìm để cho dung dịch ngập hết các gói và vỏ chai. Đặt thùng này trong môi trường tự nhiên và ở nơi an toàn. Theo dõi kết quả. Thí nghiệm 2: Xử lý bằng vôi Cho 1,5 kg vôi vào thùng 20 lít, tiếp tục cho 15 lít nước vào khuấy đến khi vôi tan ra. Kiểm tra độ pH bằng cách dùng giấy quỳ tím nhúng vào dung dịch, so sánh với bảng đo nồng độ pH, kết quả pH = 10. Sau đó cho 0,5 kg bao bì gồm cả gói và vỏ chai thuốc BVTV vào và ấn chìm để cho dung dịch ngập hết các gói và vỏ chai. Đặt thùng xử lý trong môi trường tự nhiên và an toàn. Theo dõi kết quả. Trang 14
- Phần V. PHÂN TÍCH SỐ LIỆU/KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 1. Kết quả khảo sát tình hình sử dụng thuốc BVTV tại thôn Xuân Trang xã Xuân Sơn Qua quá trình phỏng vấn và thu thập số liệu của 20 nông dân thôn Xuân Trang thì trong một mùa vụ, người dân sử dụng chủ yếu các loại thuốc BVTV được chứa trong chai nhựa và gói. Ước tính với tổng diện tích trồng lúa của thôn Xuân Trang là 69 ha, trung bình mỗi vụ lúa nông dân thường phun khoảng 4 lần như vậy thì các phế thải, bao bì này ước tính khoảng 800 chai và 500 gói. Trang 15
- Bảng 1. Kết quả điều tra chủng loại bao bì thuốc BVTV nông dân hay sử dụng STT Loại bao bì Số phiếu Tỉ lệ (%) 1 Gói 9 45 2 Chai nhựa 10 50 3 Chai nhôm 1 5 Tổng số 20 100 2. Kết quả khảo sát tình hình thải bỏ bao bì thuốc BVTV tại thôn Xuân Trang xã Xuân Sơn Tại xã Xuân Sơn, cùng với việc đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp thì vấn đề sử dụng thuốc BVTV và các chất thải từ quá trình sản xuất cũng đang được quan tâm. Đặc biệt trong năm 2014 hội nông dân xã đã trang bị 30 bể chứa bao bì thuốc BVTV nhằm hạn chế ô nhiễm nguồn nước và môi trường sinh thái, nhưng chúng đều chưa có nắp đậy, chưa tuân thủ các yêu cầu về cách ly an toàn. Phần đông các hộ sản xuất ở đây theo hướng sản xuất truyền thống. Tại đây chưa có quy định về thải bỏ bao bì thuốc BVTV. Theo kết quả điều tra đa số người nông dân đều vứt bao bì thuốc ngay cạnh nơi có nguồn nước để pha thuốc. Thậm chí ngay cả bình phun thuốc, các dụng cụ pha chế sau khi sử dụng, người dân đều rửa hoặc đổ lượng thuốc còn dư ra các rãnh tại ruộng. Một số người dân có ý thức được tác hại của bao bì thuốc BVTV nên sau khi sử dụng xong bỏ vào các bể chứa tại ruộng. Bên cạnh đó, có một số hộ nông dân chưa thấy được sự nguy hiểm của hóa chất BVTV, nên các bao bì, vỏ chai thuốc sau khi sử dụng họ mang về nhà dùng để chứa nhớt xe, hoặc gom lại để ở một nơi sau mỗi mùa vụ người dân đem các chai lọ, bao bì tự thiêu hủy. Tuy nhiên, hình thức tự thiêu hủy là biện pháp quản lý không an toàn, hậu quả Trang 16
- trước mắt hay lâu dài chúng cũng sẽ góp phần gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng đến sức khỏe. Bảng 2. Kết quả điều tra cách quản lí bao bì thuốc BVTV sau sử dụng STT Cách thải bỏ Kết quả Tỷ lệ (%) 1 Bỏ tại ruộng 3 15 2 Bỏ vào bể chứa 6 30 Bỏ cạnh mương 3 9 45 nước 4 Thiêu hủy 1 5 Đem về sử 5 dụng với mục 1 5 đích khác Tổng 20 100 Theo kết quả điều tra, người dân thôn Xuân Trang có hiểu biết về khâu quản lý thuốc BVTV cũng như phế thải nhưng chưa toàn diện và thật sâu sắc. Điều này được biểu hiện qua các mặt: trình độ học vấn, mức độ tiếp cận thông tin.....Đa số những người được phỏng vấn có trình độ học vấn thấp, nên khi sử dụng thuốc hầu như không làm theo những chỉ dẫn được ghi trên nhãn thuốc về cách sử dụng, thời gian cách ly và tính độc của thuốc. Phần lớn người dân biết được những thông tin về thuốc BVTV qua truyền hình hoặc cán bộ khuyến nông. Bảng 3. Kết quả điều tra cách tiếp cận thông tin về thuốc BVTV của nông dân STT Cách tiếp cận Kết quả Tỷ lệ (%) 1 Truyền hình 15 75 2 Sách báo 2 10 Cán bộ khuyến 3 2 10 nông 4 Các nguồn khác 1 5 Trang 17
- Tổng 20 100 Nhìn chung, khi người dân tiếp xúc với thuốc việc trang bị cũng chưa tốt. Phần lớn họ không sử dụng dụng cụ bảo hộ khi pha thuốc và phun thuốc ngoài ruộng. Theo ý kiến của những hộ nông dân được phỏng vấn, việc đeo găng tay không thuận tiện cho công việc và phần lớn họ không quen sử dụng. Nông dân chỉ sử dụng găng tay khi họ pha những loại thuốc có tính độc cao. 3. Những khó khăn và tồn tại trong công tác thu gom và xử lý bao bì thuốc BVTV + Bể thu gom và lưu chứa Bể chứa bằng xi măng và không có nắp đậy, mùa mưa thường làm tràn nước ra ngoài, mùa nắng bốc mùi khó chịu, gió to làm phát tán bao bì khắp nơi. Vị trí đặt bể chưa hợp lý xa nơi pha chế thuốc, số lượng bể còn ít chưa đáp ứng được nhu cầu của công tác thu gom. Bể chứa mới chỉ làm nhiệm vụ lưu chứa, chưa có thiết kế bể có thể xử lý bao bì sau thu gom. + Xử lý sau thu gom Hiện xã Xuân Sơn chưa có công nghệ để xử lý bao bì thuốc BVTV, bao bì sau thu gom thường được đem đốt hoặc chôn lấp ở nơi xa khu dân cư. Nhiều nông dân còn bỏ chung vỏ bao bì thuốc BVTV cùng với rác thải sinh hoạt. Xã vẫn chưa có các quy định hướng dẫn cụ thể cho các hoạt động thu gom. Trang 18
- 4. Kết quả thực nghiệm xử lý bao bì thuốc BVTV Bố trí thí nghiệm sử dụng chung mẫu trước xử lý vì vậy kết quả mẫu trước phân tích là đồng nhất. Kết quả thí nghiệm 1: Xử lí bằng tro bếp Thời gian Ngày đầu tiên 2 ngày 5 ngày 7 ngày Kết quả Mùi nồng nặc Vẫn còn Còn ít mùi Không còn mùi mùi Kết quả thí nghiệm 2 Xử lí bằng vôi Thời gian Ngày đầu tiên 2 ngày 5 ngày Kết quả Mùi nồng nặc Còn ít mùi Không còn mùi Theo kết quả trên nồng độ thuốc BVTV giảm dần theo thời gian, giảm mạnh nhất trong 24 giờ thí nghiệm, quan sát thí nghiệm thấy rằng sau khi cho bao bì thuốc BVTV vào dung dịch vôi và khấy đều thì thấy có xuất hiện dạng kết bông, các bông này lắng xuống cùng Ca(OH)2. Sau 72 giờ nồng độ thuốc BVTV giảm xuống thấp nhất. So sánh kết quả của hai thí nghiệm trong vòng 72 giờ thấy rằng thí nghiệm 2 xử lý bao bì thuốc BVTV bằng vôi đạt hiệu quả cao hơn, dung dịch nhanh mất mùi hơn xử lí bằng tro bếp. Dự toán kinh phí xử lí Hóa chất Đơn giá Lượng Đơn vị tính Thành dùng tiền Trang 19
- Tro bếp 0đ 2kg Kg 0đ Vôi 7.000đ 1,5kg Kg 10.500đ Kinh phí xử lí 1 kg bao bì thuốc BVTV 10.500đ 5. Đề xuất quy trình thu gom va x ̀ ử ly bao bi ́ ̀thuôc BVTV ́ Sau khi tổng hợp kết quả điều tra về những ý kiến đóng góp và kiến nghị cũng như mong muốn của người dân chúng tôi nhận thấy rằng có 75% ý kiến mong muốn được cải tiến bể chứa như bể phải có nắp, sơn sửa lại. Bảng 4: Kết quả điều tra đề xuất của nông dân về chương trình thu gom và xử lý bao bì thuốc BVTV Phương án Tỉ lệ STT Đồng ý (%) 1 Cần cải tiến bể chứa 15 75 2 Cần có kinh phí cho thu gom 10 50 Tuyên truyền nâng cao ý thức cho 3 5 25 người dân Có sự quản lý và quy định chặt 4 chẽ của địa phương trong công 12 60 tác thu gom 5 Cần sản xuất bao bì tự tiêu huỷ 17 85 Mong muốn có biện pháp xử lý tốt 6 5 25 hơn là đốt hoặc chôn lấp 7 Không có ý kiến gì 1 5 Bên cạnh đó cũng có rất nhiều những ý kiến đóng góp khác nhau như: cần kinh phí cho hoạt động thu gom (50%); tuyên truyền tập huấn nâng cao ý thức người dân (25%); sản xuất bao bì tự tiêu hủy (85%) ; sự quản lý và quy định chặt chẽ của địa phương (60%); 5% người được phỏng vấn không có ý kiến gì. Khi được hỏi về ý kiến của người dân khi có chương trình thu gom bao bì thuốc BVTV, thu được kết quả như sau Bảng 5. Kết quả điều tra thái độ của nông dân khi có chương trình thu gom bao bì thuốc BVTV Trang 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "NGHIÊN CỨU CHẤT LƯỢNG NƯỚC VÀ TÔM TỰ NHIÊN TRONG CÁC MÔ HÌNH TÔM RỪNG Ở CÀ MAU"
12 p | 1363 | 120
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "Cái tôi trữ tình trong thơ Nguyễn Quang Thiều."
10 p | 614 | 45
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "NGHIÊN CỨU PHỐI TRỘN CHI TOSAN – GELATI N LÀM MÀNG BAO THỰC PHẨM BAO GÓI BẢO QUẢN PHI LÊ CÁ NGỪ ĐẠI DƯƠNG"
7 p | 518 | 45
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM ẢNH HƯỞNG CỦA MƯA AXÍT LÊN TÔM SÚ (PENAEUS MONODON)"
5 p | 454 | 44
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "ỨNG DỤNG PHƯƠNG PHÁP PCR-GENOTYPI NG (ORF94) TRONG NGHIÊN CỨU VI RÚT GÂY BỆNH ĐỐM TRẮNG TRÊN TÔM SÚ (Penaeus monodon)"
7 p | 378 | 35
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: " NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC DINH DƯỠNG CÁ ĐỐI (Liza subviridis)"
6 p | 378 | 31
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: " NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC SINH SẢN CỦA CÁ ĐỐI (Liza subviridis)"
8 p | 331 | 29
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "NGHIÊN CỨU CẢI TIẾN HỆ THỐNG NUÔI KẾT HỢP LUÂN TRÙNG (Brachionus plicatilis) VỚI BỂ NƯỚC XANH"
11 p | 385 | 29
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "Quan hệ giữa cấu trúc và ngữ nghĩa câu văn trong tập truyện ngắn “Đêm tái sinh” của tác giả Trần Thuỳ Mai"
10 p | 433 | 24
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: " NGHIÊN CỨU TẠO KHÁNG THỂ ĐƠN DÒNG VI-RÚT GÂY BỆNH HOẠI TỬ CƠ QUAN TẠO MÁU VÀ DƯỚI VỎ (IHHNV) Ở TÔM PENAEID"
6 p | 354 | 23
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: " NGHIÊN CỨU ƯƠNG GIỐNG VÀ NUÔI THƯƠNG PHẨM CÁ THÁT LÁT (Notopterus notopterus Pallas)"
7 p | 306 | 22
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CÁ KẾT (Kryptopterus bleekeri GUNTHER, 1864)"
12 p | 298 | 20
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "NGHIÊN CỨU DÙNG ARTEMIA ĐỂ HẠN CHẾ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TIÊM MAO TRÙNG (Ciliophora) TRONG HỆ THỐNG NUÔI LUÂN TRÙNG"
10 p | 367 | 18
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: " NGHIÊN CỨU PHÂN VÙNG THỦY VỰC DỰA VÀO QUẦN THỂ ĐỘNG VẬT ĐÁY"
6 p | 347 | 16
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: " NGHIÊN CỨU THIẾT LẬP HỆ THỐNG NUÔI KẾT HỢP LUÂN TRÙNG (Brachionus plicatilis) VỚI BỂ NƯỚC XANH"
10 p | 372 | 16
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: " NGHIÊN CỨU THAY THẾ THỨC ĂN SELCO BẰNG MEN BÁNH MÌ TRONG NUÔI LUÂN TRÙNG (Brachionus plicatilis) THÂM CANH"
10 p | 346 | 15
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: " NGHIÊN CỨU ƯƠNG GIỐNG CÁ KẾT (Micronema bleekeri) BẰNG CÁC LOẠI THỨC ĂN KHÁC NHAU"
9 p | 258 | 9
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: " NGHIÊN CỨU SỰ THÀNH THỤC TRONG AO VÀ KÍCH THÍCH CÁ CÒM (Chitala chitala) SINH SẢN"
8 p | 249 | 7
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn