Báo cáo nghiên cứu khoa học: "KHẢO SÁT PHƯƠNG THỨC BIỂU ĐẠT NGỮ NGHĨA TRONG VĂN BẢN TIN TIẾNG NGA, VÀ TIẾNG VIỆT"
lượt xem 7
download
Việc nghiên cứu các đặc trưng ngữ nghĩa của văn bản tin của hai ngôn ngữ Nga và Việt trên bình diện đối chiếu là một công việc mới mẻ, nhưng cũng chứa đựng nhiều điều thú vị. Cho nên việc tìm hiểu phương thức biểu đạt ngữ nghĩa trong văn bản tin báo chí trong tiếng Nga, tiếng Việt là một trong những vấn đề cần thiết trong giai đoạn học tập ngoại ngữ hiện nay. Việc khảo sát một số phương thức biểu đạt ngữ nghĩa trong văn bản tin, mà thực tế là tìm hiểu vai trò...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Báo cáo nghiên cứu khoa học: "KHẢO SÁT PHƯƠNG THỨC BIỂU ĐẠT NGỮ NGHĨA TRONG VĂN BẢN TIN TIẾNG NGA, VÀ TIẾNG VIỆT"
- TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 2(37).2010 KHẢO SÁT PHƯƠNG THỨC BIỂU ĐẠT NGỮ NGHĨA TRONG VĂN BẢN TIN TIẾNG NGA, VÀ TIẾNG VIỆT AN INVESTIGATION INTO THE SEMANTIC EXPRESSION METHOD IN VIETNAMESE AND RUSSIAN NEWS STORIES Nguyễn Ngọc Chinh Đại học Đà Nẵng TÓM TẮT Việc nghiên cứu các đặc trưng ngữ nghĩa của văn bản tin của hai ngôn ngữ Nga và Việt trên bình diện đối chiếu là một công việc mới mẻ, nhưng cũng chứa đựng nhiều điều thú vị. Cho nên việc tìm hiểu phương thức biểu đạt ngữ nghĩa trong văn bản tin báo chí trong tiếng Nga, tiếng Việt là một trong những vấn đề cần thiết trong giai đoạn học tập ngoại ngữ hiện nay. Việc khảo sát một số phương thức biểu đạt ngữ nghĩa trong văn bản tin, mà thực tế là tìm hiểu vai trò của định ngữ, trạng ngữ (trạng ngữ chỉ địa điểm, thời gian, không gian, phương thức hành động, …) trong cả hai ngôn ngữ Nga và Việt trên bình diện đối chiếu chắc chắn giúp người học tiếng Nga và ngược lại, người Nga học tiếng Việt có thể vận dụng kỹ năng đọc văn bản tin trên một số loại báo in nhanh và hiệu quả hơn. ABSTRACT On the aspect of contrastive analysis a study of the semantic features of an informative text in Russian and Vietnamese is practically new and interesting. In this way, the study of the semantic features of news stories in Russian and Vietnamese is an essential part in learning a foreign language nowadays. An investigation into a number of semantic expression methods in informative texts, which, in other words, is a study on the roles of predicates and adverbs (of location, time, space, manner, etc.) in Russian and Vietnamese for contrastive analysis certainly enables Vietnamese learners of Russian as well as Russian learners of Vietnamese to apply their reading skill of informative texts to the reading of news stories on printed newspapers more quickly and effectively. 1. Mở đầu Tin (новость - news) là thể loại sớm nhất của báo và cũng là một trong những thể loại cơ bản của báo. Đọc và hiểu văn bản tin (VBT) là một việc rất cần thiết cho mọi người nói chung, và cho sinh viên nói riêng. Đối với sinh viên ngoại ngữ, việc đọc bản tin của ngôn ngữ mình học là một công việc cần thiết và hữu ích trong quá trình học. Bản tin không những cung cấp cho họ những thông tin thời sự quốc tế về các sự kiện chính trị, quân sự, ngoại giao, các diễn biến trên các lĩnh vực đời sống mà qua bản tin, sinh viên được rèn luyện thêm về từ vựng, về cấu trúc chuyên dùng trong các bản tin, rèn luyện các kỹ năng thực hành tiếng và nâng cao trình độ ngoại ngữ một cách nhanh chóng. 176
- TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 2(37).2010 2. Các phương thức biểu đạt ngữ nghĩa trong bản tin tiếng Nga Trong tiếng Nga, thể loại thông tin chính luận cơ bản là tin thời sự. Đó có thể là một bản tin thời sự (информационная заметка) gồm một câu hay vài câu, có thể là bản tin thời sự gồm 20-30 câu có chữ ký của tác giả, hoặc một bài mở rộng bản tin đó (có nhiều chi tiết) [7]. Bản tin cung cấp cho người đọc về sự kiện quan trọng, thực tế trong cuộc sống hàng ngày - tin trong nước và tin quốc tế. Vì nhiệm vụ cơ bản của người cung cấp thông tin là cung cấp tối thiểu nhất về sự kiện trong một không gian hạn chế, mà nén thông tin là đặc trưng của thể loại này. Để truyền đạt thông tin cần phải có hàng loạt những yếu tố ngôn ngữ. Đặc trưng cơ bản của bản tin là cách dùng cụm động từ với bán hư từ, cụm danh động, cụm tính ngữ phù hợp hoặc không phù hợp (сочетание с полуслужебными глаголами, отглагольных существительных, cогласованных и несогласованных определений)[2]. Khi chủ thể hành động không đóng vai trò chính, thì cấu trúc bị động hoặc vô nhân xưng được sử dụng. Cũng như trong các ngôn ngữ khác, một trong những phương tiện ngôn ngữ biểu đạt mối liên kết trong bản tin tiếng Nga đa số là định ngữ và trạng ngữ. Khảo sát 100 ví dụ lấy từ các bản tin báo in tiếng Nga, chúng tôi thấy rằng có đến 80-85% là có các thành phần định ngữ hoặc trạng ngữ trong câu. 2.1. Định ngữ Định ngữ sau: Правительство Москвы ставит перед собой задачу удвоить валовой региональный продукт (ВРП) в 2009 году по сравнению с 2000 годом, в том числе на основе роста производства и реализации конкурентоспособной высокотехнологичной продукции. (Izvestia, 13.11.2006) (Chính phủ Matxcơva đặt ra nhiệm vụ là tăng gấp đôi tổng sản phẩm khu vực (SPKV) vào năm 2009 so với năm 2000 trên cơ sở tăng trưởng nền sản xuất và cụ thể hoá các sản phẩm công nghệ cao có sức cạnh tranh). Ở ví dụ trên Москвы là định ngữ sau đứng sau danh từ Правительство. Định ngữ trước: На 2006–2010 годы прогнозируется среднегодовой рост ВРП на уровне 7,4%, промышленного производства – 12,4%, инвестиций – 4,4%, оборота розничной торговли – 4,3%. Рост заработной платы за пять лет запланирован в 2,2 раза. (Izvestia, 13.11.2006) (Trong những năm 2006-2010 đã dự báo sự tăng trưởng trung bình trong năm sản phẩm khu vực là 7,4%, sản phẩm công nghiệp – 12,4%, đầu tư 4,4%, thương nghiệp bán lẻ - 4,3%. Sau 5 năm tăng tiền lương dự kiến lên 2,2 lần). Trong ví dụ trên là định ngữ trước среднегодовой đứng ở vị trí đứng trước danh từ рост. 177
- TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 2(37).2010 2.2. Trạng ngữ Cũng giống như nhiều ngôn ngữ khác, trong VBT tiếng Nga phương thức biểu đạt ngữ nghĩa thường được bắt đầu bằng trạng ngữ, phổ biến nhất là các trạng ngữ chỉ thời gian, địa điểm. Trạng ngữ chỉ thời gian: В срок до 15 ноября 2006 года в департамент экономической политики и развития города Москвы необходимо внести предложения по стимулированию роста ВРП в части ускорения развития оптовой торговли продовольственными и непродовольственными товарами отечественных товаропроизводителей и агрохолдингов. (Izvestia, 13.11.2006) (Trước 15 tháng 11 năm 2006 Cục chính sách kinh tế và phát triển thành phố Matxcơ xem xét việc cần thiết đề nghị sự phát triển tăng trưởng sản phẩm khu vực, cụ thể là tăng trưởng phát triển bán buôn hàng lương thực và phi lương thực hàng sản xuất trong nước và nông sản) Trạng ngữ chỉ địa điểm: Проверка второго самолета British Airways пока еще не закончена. Третий сейчас находится в Москве и будет проверен после прибытия в Лондон, передает Reuters (Pravda, 1.12.2006) (Cuộc kiểm tra chiếc máy bay thứ hai của hãng Hàng không Anh Quốc chưa kết thúc. Chiếc thứ ba hiện đang nằm tại Matxcova va sẽ được kiểm tra sau khi tới Luân Đôn, hãng Roitơ loan tin như vậy.) 2.3. Các phương tiện khác Trong nhiều bản tin tiếng Nga, ngoài phương thức biểu đạt ngữ nghĩa bằng định ngữ, bằng trạng ngữ, còn có các phương tiện khác như định ngữ với chức năng trạng ngữ chỉ ngữ cảnh, tình huống. В связи с эпизоотией "птичьего гриппа" на территории РФ с июля прошлого года уничтожено более 1,3 млн птиц. Об этом сообщает агентство "Интерфакс" со ссылкой на управление информации МЧС РФ. По данным управления, всего за этот период в РФ наблюдалось три волны "птичьего гриппа": с июля по сентябрь - в субъектах Приволжского, Уральского и Сибирского федеральных округов, с октября прошлого года по январь 2006 года - в шести субъектах Центрального, Южного, Приволжского, Уральского и Сибирского округов и с начала февраля и по настоящее время - на территории Южного округа. (Izvestia, 1.3.2006) (Liên quan tới dịch cúm gia cầm trên lãnh thổ Nga từ tháng 7 năm ngoái đã tiêu huỷ hơn 1,3 triệu con. Hãng thông tấn "Interfax" đã thông báo như vậy theo thông tin của Bộ các vấn đề khẩn cấp Liên bang Nga. Theo đó trong khoảng thời gian trên tại Nga có 3 nguồn lây lan cúm gia cầm: từ tháng 7 đến tháng 9 ở lưu vực sông Vôn ga, tỉnh Sibia và Uran, từ tháng 10 năm ngoái đến tháng 1/2006 ở sáu địa điểm là miền Trung nước Nga, miền Nam, vùng sông Vôn ga, Uran và Sibia và từ đầu tháng giêng đến nay - ở lãnh thổ miền Nam nước Nga). Như vậy, với sự đa dạng về phương tiện biểu đạt, bản tin tiếng Nga dễ lôi cuốn người đọc. 178
- TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 2(37).2010 2.4. Liên kết dùng để nối ngữ nghĩa trong VBT Liên kết nối ngữ nghĩa trong VBT trong tiếng Nga là liên kết đẳng kết. Quan hệ đẳng kết có trong VBT tiếng Nga bao gồm: các thành phần đồng chức năng (TPĐCN) và trích dẫn trực tiếp (TDTT). Thành phần đồng chức năng: Với vai trò mở rộng nghĩa cho danh từ các TPĐCN được sử dụng khá phổ biến trong VBT. Mở rộng nghĩa cho danh từ có thể là định ngữ sau của danh từ, tân ngữ (bổ nghĩa cho động từ), trạng ngữ, bổ nghĩa cho chủ ngữ. Ví dụ: В воскресенье на 91-ом году жизни бывший диктатор Чили Аугусто Пиночет. Об этом сообщило местное телевидение. Неделю назад он перенес сердечный приступ. Врачи уверяли, что генерал быстро идет на поправку. Ранее врачи нашли у Пиночета 12 болезней, в том числе артрит, диабет и слабоумие. За время его военной диктатуры в Чили с 1973 по 1990 годы более 3 тысяч человек были убиты по политическим мотивам. Около 35 тысяч подверглись пыткам. После ареста в октябре 1998 года генералу предъявили обвинения в неуплате налогов, фальсификации документов и — главное — организации политических репрессий. (Izvestia, 12.12.2006) (Vào chủ nhật nhà cựu độc tài Aygusto Pinôchê của Chi Lê đã ra đi ở tuổi 91. Đài Truyền hình địa phương đã thông báo tin này. Tuần trước ông bị cơn đau tim. Các bác sĩ đã cho hay, vị tướng này sẽ nhanh chóng bình phục. Trước đây họ đã tìm thấy 12 loại bệnh trong người Pinôchê, trong đó có viêm khớp, đái tháo, giảm trí nhớ. Trong thời gian cầm quyền quân sự từ năm 1973 đến 1990 đã có hơn 3000 người bị giết do chính sách của ông. Gần 35 ngàn người bị tra tấn nhục hình. Sau khi bị bắt vào tháng 10 năm 1998 người ta đã cáo buộc ông trốn thuế, giả mạo tài liệu và quan trọng nhất là tổ chức đàn áp chính trị). Trích dẫn trực tiếp: Cũng như trong các ngôn ngữ khác, Trích dẫn là một phương thức diễn đạt khá phổ biến trong VBT tiếng Nga. Trích dẫn là dùng những sản phẩm ngôn ngữ do người khác sáng tạo để góp phần tạo ra sản phẩm của mình, vì vậy phần "vay mượn" chỉ có chức năng như phần trang điểm hay phụ hoạ cho những lý lẽ của bản thân mình. Nói cách khác, "trích dẫn là một yếu tố thông tin vì khi được đặt vào một ngữ cảnh khác thì đương nhiên nó mang một ý nghĩa khác" [8], [10] và ý nghĩa đó nhằm phục vụ cho một mục đích khác của người trích dẫn. Ví dụ: Северная Корея в субботу заявила о том, что Японии не стоит волноваться по поводу ее участия в переговорах по ядерной проблеме КНДР. "По мнению КНДР, когда США присоединятся к переговорам, Японии не надо будет участвовать в них, так как она – не более чем американский штат, Токио будет достаточно узнать об итогах переговоров от Вашингтона", – приводит агентство 179
- TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 2(37).2010 ЦТАК слова представителя МИДа. (Pravda, 4.11.2006). (Bắc Triều Tiên vào thứ bảy này đã tuyên bố rằng, Nhật Bản không quan ngại về việc tham gia vào cuộc đàm phán về vấn đề hạt nhân của CHDCND Triều Tiên. "Theo quan điểm của CHDCND Triều Tiên, khi Mỹ nối lại cuộc đàm phán, Nhật Bản sẽ không cần thiết phải tham gia vào các cuộc đàm phán trên, vì cũng như nước Mỹ, Tokyo sẽ biết được một cách đầy đủ kết quả đàm phán từ Oasinton", - dẫn lời của một quan chức trung tâm báo chí của Bộ Ngoại giao). Trong VBT có hai loại trích dẫn: trực tiếp và gián tiếp (Direct & indirect quotes). Người viết dùng trích dẫn trực tiếp (TDTT) cho những mục đích sau: - Thêm độ tin cậy cho các sự kiện của câu chuyện; - Thêm độ hấp dẫn và quan trọng cho câu chuyện bằng lời nói chính xác của nhân vật; - Gây cho người đọc cảm giác về phong cách phát biểu của từng cá nhân, tổ chức. Ví dụ: Человек, выставивший на аукцион краденую вещь, свое имя по понятным причинам назвать не захотел. По его мнению, "мобильный телефон эксклюзивной модели" представлял немалую ценность из-за "адресной книги" - любой купивший мог запросто позвонить по личному номеру президенту Бушу и поболтать с ним. (Izvesti, 11.12.2006) (Người tổ chức bán đấu giá đồ ăn cắp vì những lý do dễ hiểu không muốn nói rõ danh tính người của mình. Theo anh ta, "chiếc điện thoại di động có mẫu đặc biệt" có giá trị không nhỏ vì nó là sổ địa chỉ - người bất kì nào mua điện thoại này cũng có thể ngẫu nhiên gọi số điện thoại cho tổng thống Bush và trò chuyện với ông ấy) Суд американского штата Делавер приговорил к 60 дням тюрьмы 69- летнего Рассела Титера, который на работе представал перед десятилетней девочкой в футболке с жирными буквами "Я – маньяк". (Pravda, 4.12.2006) (Tòa án của Mỹ Delaver đã kết tội giam 60 ngày đối với Raxen Titera 69 tuổi, trong lúc làm việc đã xuất hiện trước một cô bé gái 10 tuổi trong chiếc áo thể thao có những từ in đậm "Tôi là người cuồng si”. Trong câu này tác giả trích dẫn một từ "Я – маньяк" biểu thị tính chất ngông cuồng, cuồng si, và một phần tính bạo lực, có thể dễ gây phạm tội của nhân vật Titera. Chỉ riêng việc tác giả chọn từ này để trích dẫn mà không chọn những từ khác là một 'tuyên bố cảnh báo' đã nói lên bản chất đối với nhân vật mà người viết đề cập. 3. Các phương thức biểu hiện ngữ nghĩa trong văn bản tin Tiếng Việt 3.1. Định ngữ Trên phương diện các phương thức cấu tạo từ trong tiếng Việt không có khái niệm từ ghép tương đương như trong tiếng Nga, trừ những từ được ghép để chỉ một khái niệm liên quan đến hai địa điểm, hai lĩnh vực. Ví dụ.: Lúc này, liên minh Nga-Áo-Phổ đã hình thành với 85 vạn quân, ... (ANTG, 31.10.2002.4) 180
- TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 2(37).2010 3.2. Trạng ngữ Văn bản tin tiếng Việt thường có trạng ngữ biểu đạt ngữ nghĩa, ví dụ: Tốt nghiệp Đại học Y từ đầu những năm 60, sang Nga học về Thận nhân tạo, rồi ấp ủ mãi đến năm 1972 ông và các đồng nghiệp của mình bắt đầu chạy những ca Thận nhân tạo đầu tiên. (ANCT, 32, 2002, 7) → trạng ngữ thời gian. Nhiều nhà cao tầng mọc lên cách đây chưa lâu, chẳng biết vì vay tiền ngân hàng hay nhờ trúng quả bãi vàng ... → Trạng ngữ nguyên nhân. Mặc dù được đi cấp cứu kịp thời nhưng do bị bỏng và chấn thương quá nặng, 3 trong số 6 nạn nhân đã chết. (LĐ, 12.3.2002) → Trạng ngữ nhượng bộ và nguyên nhân. Khác với một số hội khuyến học mà tôi đã biết, thành viên của Hội Khuyến học Thuận An phần lớn là những nông dân của làng (LĐ, 11.9.2001) → Trạng ngữ so sánh. Trong vai những người khảo sát đường, chúng tôi theo chân 2 "vàng tặc" Nguyễn Văn Rô và Trương Thanh Toàn (người Quảng Nam) lên rừng Hoà Bắc (LĐ, 1.10.2001) → Trạng ngữ chỉ phương thức. Nhưng đối với người tử nơi khác đến, thì truy quét chỉ là giải pháp "chữa đằng ngọn" (LĐ 1.10.2001) → Trạng ngữ hạn định. 3.3. Các quan hệ đẳng kết Gồm có quan hệ đồng chức năng và quan hệ phụ thuộc. Đồng chức năng là vị ngữ: Ví dụ: Tôi chậm rãi nhai miếng cá thơm ngọt, lặng lẽ ngắm nhìn gương mặt hồn nhiên chất phác của những nhà văn Malaysia đương tận hưởng bữa ăn ngon, mơ màng nghĩ đến những bữa ăn của người dân chài xa xưa, cũng cơm nắm, cá nướng xé tay, quây quần cùng cả gia đình bên đống lửa. (TPCN, 4.11.2001, 3) Đồng chức năng là trạng ngữ: Ví dụ: Có không ít gia đình do ruộng đất ít, không có nghề phụ, thừa nhân lực lao động, và họ không kiếm việc gì ở đâu để làm ra tiền nên sau bao suy nghĩ trăn trở, họ tìm cách ra thành phố kiếm sống, bằng bất cứ công việc gì. (SGGP, 25.7.2004) Đồng chức năng là trích dẫn trực tiếp: Ví dụ: ... cạnh đó là tấm panô rộng chừng 2 2m kẻ câu khẩu hiệu với nét chữ in chân phương, khoẻ: "Đâu cần thanh niên có, việc gì khó có thanh niên". Các quan hệ phụ thuộc: Trong VBT tiếng Việt các quan hệ phụ thuộc biểu thị chức năng ngữ nghĩa cũng bao gồm các câu trong vai trò phần cuối danh ngữ và trích dẫn gián tiếp, bao gồm cả giới ngữ "Theo...". Theo thống kê của Sở Y tế, đến nay trên địa bàn thành phố có 95.000 cơ sở hành nghề y tư nhân được cấp phép hoạt động. (SGGP, 14.7.2004). 181
- TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 2(37).2010 4. Các nét tương đồng và dị biệt trong cách thể hiện ngữ nghĩa trong văn bản tin tiếng Nga và tiếng Việt 4.1. Các nét tương đồng Là thể loại báo chí được thể hiện ở 2 ngôn ngữ khác nhau, song ở bình diện thể hiện chức năng ngữ nghĩa, VBT tiếng Nga, và tiếng Việt có một số điểm tương đồng sau: 1. Với mục đích cung cấp thông tin một cách đa dạng cho người đọc, trong VBT của cả 2 ngôn ngữ đều xuất hiện nhu cầu mở rộng nghĩa cho danh từ tạo nên khả năng mở rộng nghĩa cho câu. Danh từ trong cả 2 ngôn ngữ đều có tiềm năng được mở rộng định ngữ sau trong tiếng Nga, tiếng Anh và tiếng Việt tương ứng với phần cuối của danh ngữ trong tiếng Việt: TPĐCN, động ngữ, danh ngữ, giới ngữ và trạng ngữ. 2. Việc chuyển vị trí của các trạng ngữ liên kết trong tiếng Nga, tương ứng với trạng ngữ trong tiếng Việt thường là đứng sau động từ, hoặc một số thành tố khác của cấu trúc câu lên vị trí đầu câu để đảm nhận vai trò của trạng ngữ. Việc này thường nhằm mục đích cung cấp thông tin cho VBT cần và đủ giúp cho người đọc hiểu được thông tin sẽ được trình bày, tạo nên sự tò mò, hồi hộp, chờ đợi, lôi cuốn người đọc phải tập trung vào thông tin chính sẽ được đưa ra sau đó. 3. Trong trích dẫn của các VBT, vai trò của động từ dẫn (ĐTD) là vô cùng quan trọng trong việc tạo nên sự đa dạng, phong phú và thể hiện của người nói. ĐTD có thể là các động từ có các nét nghĩa biểu hiện khác nhau, là sự kết hợp giữa động từ mang nghĩa phát ngôn với các yếu tố ngữ cảnh, các động từ biểu hiện ý nghĩ hoặc cả các động từ không mang nghĩa nói năng. Các ngữ mang tính chất ĐTD bao gồm các động ngữ, danh ngữ, hoặc ngữ cố định. Vị trí của ĐTD có thể ở đầu, giữa, hoặc cuối câu trích dẫn nhằm tạo nên sự thay đổi nhịp điệu và tránh nhàm chán cho người đọc. 4.2. Các nét dị biệt 1. Cái 'tôi' của tác giả trong VBT tiếng Nga mờ nhạt, ít xuất hiện, trong khi đó lại xuất hiện rất rõ ràng, không thể thiếu được của VBT tiếng Việt. Điều này lý giải rằng các tác giả VBT tiếng Việt ngoài việc đưa tin về sự kiện, không hề né tránh việc bộ lộ cảm xúc, thái độ và mục đích của của mình. 2. Các danh từ trong câu luôn được mở rộng nghĩa để đưa một lượng thông tin lớn vào VBT tin. Trong văn bản tin tiếng Nga các tác giả đều tận dụng tối đa chức năng của định ngữ tạo nên cấu trúc tầng bậc của định ngữ trước và sau danh ngữ. Đây là sự vượt trội của tiếng Nga so với tiếng Việt trong việc mở rộng danh từ và là một trong những phương pháp chính tạo nên cấu trúc tầng bậc đặc trưng cho câu của VBT tiếng Nga. 3. Tỉ lệ sử dụng câu TDTT trong VBT tiếng Nga cao hơn trong VBT tiếng Việt cho thấy xu thế thiên về tính khách quan trong việc phản ánh sự kiện của các tác giả VBT tiếng Anh. Tỉ lệ các ví dụ được sử dụng trích dẫn trực tiếp và gián tiếp trong VBT tiếng Nga và tiếng Việt được biểu đạt bằng biểu đồ như sau: 182
- TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 2(37).2010 73.5 70 80 60 VBT Nga 30 40 26.5 VBT Việ t 20 0 Trích dẫn tr ực tiế p Trích dẫn gián tiế p Ghi chú: VBT Nga: 30% (TDTT) và 70% - TDGT , VBT Việt: 26.5% và 73.5% 4. Việc sử dụng các động từ dẫn (ĐTD) trong VBT tiếng Nga và tiếng Việt cũng có sự khác nhau. Điều đó có thể được biểu đạt bằng biểu đồ sau: 25 25 21.5 20 20 14.5 15 13 8.5 10 9 8.5 10 9 10 8 8 7 564 6 4 5 3 0 VBT Nga VBT Việt ĐT "nói" ĐT "bảo" ĐT "hỏi" ĐT "nói" + NC ĐTPN ĐT không MNNN động ngữ danh ngữ Giới ngữ Khác Ghi chú: 1. động từ 'говорить/nói': 25% (VBT Nga) – 14.5 % (VBT Việt); 2. động từ 'спросить/bảo': 13% - 8%; 3. động từ 'спросить/hỏi’: 9% - 6%; 4. kết hợp với ngữ cảnh: 8%-8.5%; 4. động từ phát ngôn có nét nghĩa biểu niệm khác nhau: 5%-10%; 6. động từ không mang ý nghĩa nói năng: 6%-9%; 7. động ngữ: 6%-9%; 8. danh ngữ: 4%-8.5%; 9. giới ngữ 'По мнению/theo': 7%-10%; 10. Khác: 3%-4% . Biểu đồ trên cho thấy: Các tác giả của VBT tiếng Nga thường ưa thích dùng các ĐTD đơn, trong khi VBT tiếng Việt tỉ lệ ĐTD có cấu trúc cao hơn và cũng tương tự như vậy đối với các động từ có nét nghĩa biểu niệm khác nhau và không mang nghĩa nói năng. Còn trong VBT tiếng Việt các ĐTD tỏ ra có hiệu quả trong việc miêu tả những hoạt động nói năng, giúp người đọc cảm nhận được tình cảm, thái độ của tác giả. Trong VBT tiếng Việt, việc dùng danh ngữ ở vị trí của ĐTD cũng đem lại kết quả tương tự mở rộng cho danh ngữ. Từ đó có được những liên tưởng cần thiết chi tiết hơn. Hiện tượng này không phổ biến trong tiếng Nga. Việc dùng giới ngữ ''По мнению' trong VBT tiếng Nga, chiếm một tỷ lệ khá so với các phương thức khác và thường được dùng với tỷ lệ trong các câu dẫn gián tiếp, trong khi đó ngữ 'Theo...' trong VBT tiếng Việt được dùng với tỷ lệ không cao. Những khác biệt trên đây cho thấy các tác giả VBT tiếng Nga, chú trọng đến nội dung thông tin và nhiều khi muốn né tránh thể hiện quan điểm của mình, trong khi đó các tác giả VBT tiếng Việt có xu hướng ngược lại. 183
- TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 2(37).2010 5. Kết luận Từ những điều trình ở trên cho phép chúng ta rút ra một số kết luận sau: Văn bản tin tiếng Nga và văn bản tin tiếng Việt đều rất phong phú trong cách thể hiện ngữ nghĩa. Cách thể hiện ngữ nghĩa trong văn bản tin của hai ngôn ngữ có thể được biểu đạt bằng định ngữ, trạng ngữ, định ngữ với chức năng trạng ngữ, thành phần đồng chức năng, trích dẫn, … Tuy nhiên, cách thể hiện ngữ nghĩa của văn bản tin tiếng Nga cũng có một số điểm khác so với văn bản tin tiếng Việt. Điều đó được thể hiện rõ hơn cả là trong trích dẫn trực tiếp và động từ dẫn trong VBT để giúp người đọc nói chung, cho sinh viên ngoại ngữ nói riêng, hiểu nhanh văn bản tin, mang lại hiệu cao trong quá trình nắm bắt thông tin trong xã hội ngày càng phát triển với một mức độ đa dạng về loại hình tin và số lượng tin cũng ngày càng nhiều trong một VBT phù hợp với yêu cầu phát triển của một xã hội về mọi mặt: chính trị, kinh tế, quân sự, thương mại, ngoại giao, văn hoá, … TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Nguyễn Ngọc Chinh (2004), Nghiên cứu đặc trưng ngôn ngữ bản tin báo chí (Đối chiếu Nga, Anh, Việt), Đề tài khoa học công nghệ cấp Bộ, MS: B2004-III-26. [2] Nguyễn Ngọc Chinh (2005), Đặc trưng cấu trúc ngữ nghĩa của văn bản tin tiếng Nga (Qua trang web “gazeta.ru”, Đề tài khoa học công nghệ cấp Đại học Đà Nẵng, MS: T2005-III-9. [3] Đức Dũng (1998), Các thể ký báo chí, Nxb Văn hoá - Thông tin, Hà Nội. [4] Nguyễn Thị Thanh Hương (2002), Nghiên cứu đối chiếu thể loại phóng sự báo in trong tiếng Anh và tiếng Việt hiện đại trên bình diện phân tích diễn ngôn, LATS Ngữ văn, Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội. [5] C.И. Дерягина, Е.В. Мартыненко, И.И. Гадалина, Н.П. Кириленко (2000), В газетах пишут .... Русский язык, Москва. [6] Русско-вьетнамский словарь (1977), Т. I, Т. II, «Русский язык», Москва. BÁO Tiếng Nga: Известия, 168/27209, 13 среда, сентября 2006 г. и другие. ; Комсомольская правда, 110 (23747) 2006 г. и другие; Московские новости, 29 (1346) 04-10 августа 2006 г. и другие. Tiếng Việt: An ninh thế giới cuối tuần. (ANTGCT); Hà Nội mới. (HNM); Lao động. (LĐ); Nhân dân. (ND); Sài gòn Giải phóng. (SGGP); Thanh niên. (TN); Tiền phong chủ nhật. (TPCN); Tuổi trẻ. (TT) 184
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "NGHIÊN CỨU CHẤT LƯỢNG NƯỚC VÀ TÔM TỰ NHIÊN TRONG CÁC MÔ HÌNH TÔM RỪNG Ở CÀ MAU"
12 p | 1367 | 120
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "Cái tôi trữ tình trong thơ Nguyễn Quang Thiều."
10 p | 614 | 45
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "NGHIÊN CỨU PHỐI TRỘN CHI TOSAN – GELATI N LÀM MÀNG BAO THỰC PHẨM BAO GÓI BẢO QUẢN PHI LÊ CÁ NGỪ ĐẠI DƯƠNG"
7 p | 528 | 45
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM ẢNH HƯỞNG CỦA MƯA AXÍT LÊN TÔM SÚ (PENAEUS MONODON)"
5 p | 455 | 44
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "ỨNG DỤNG PHƯƠNG PHÁP PCR-GENOTYPI NG (ORF94) TRONG NGHIÊN CỨU VI RÚT GÂY BỆNH ĐỐM TRẮNG TRÊN TÔM SÚ (Penaeus monodon)"
7 p | 379 | 35
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: " NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC DINH DƯỠNG CÁ ĐỐI (Liza subviridis)"
6 p | 382 | 31
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: " NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC SINH SẢN CỦA CÁ ĐỐI (Liza subviridis)"
8 p | 339 | 29
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "NGHIÊN CỨU CẢI TIẾN HỆ THỐNG NUÔI KẾT HỢP LUÂN TRÙNG (Brachionus plicatilis) VỚI BỂ NƯỚC XANH"
11 p | 388 | 29
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "Quan hệ giữa cấu trúc và ngữ nghĩa câu văn trong tập truyện ngắn “Đêm tái sinh” của tác giả Trần Thuỳ Mai"
10 p | 437 | 24
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: " NGHIÊN CỨU TẠO KHÁNG THỂ ĐƠN DÒNG VI-RÚT GÂY BỆNH HOẠI TỬ CƠ QUAN TẠO MÁU VÀ DƯỚI VỎ (IHHNV) Ở TÔM PENAEID"
6 p | 357 | 23
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: " NGHIÊN CỨU ƯƠNG GIỐNG VÀ NUÔI THƯƠNG PHẨM CÁ THÁT LÁT (Notopterus notopterus Pallas)"
7 p | 310 | 22
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CÁ KẾT (Kryptopterus bleekeri GUNTHER, 1864)"
12 p | 299 | 20
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "NGHIÊN CỨU DÙNG ARTEMIA ĐỂ HẠN CHẾ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TIÊM MAO TRÙNG (Ciliophora) TRONG HỆ THỐNG NUÔI LUÂN TRÙNG"
10 p | 368 | 18
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: " NGHIÊN CỨU PHÂN VÙNG THỦY VỰC DỰA VÀO QUẦN THỂ ĐỘNG VẬT ĐÁY"
6 p | 351 | 16
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: " NGHIÊN CỨU THIẾT LẬP HỆ THỐNG NUÔI KẾT HỢP LUÂN TRÙNG (Brachionus plicatilis) VỚI BỂ NƯỚC XANH"
10 p | 375 | 16
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: " NGHIÊN CỨU THAY THẾ THỨC ĂN SELCO BẰNG MEN BÁNH MÌ TRONG NUÔI LUÂN TRÙNG (Brachionus plicatilis) THÂM CANH"
10 p | 348 | 15
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: " NGHIÊN CỨU ƯƠNG GIỐNG CÁ KẾT (Micronema bleekeri) BẰNG CÁC LOẠI THỨC ĂN KHÁC NHAU"
9 p | 259 | 9
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: " NGHIÊN CỨU SỰ THÀNH THỤC TRONG AO VÀ KÍCH THÍCH CÁ CÒM (Chitala chitala) SINH SẢN"
8 p | 252 | 7
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn