Báo cáo nghiên cứu khoa học: "NGHIÊN CỨU VÀ TRIỂN KHAI LINKED DATA CHO CÁC ỨNG DỤNG WEB NGỮ NGHĨA"
lượt xem 18
download
Web ngữ nghĩa là xu thế phát triển trong việc biểu diễn dữ liệu để khắc phục các hạn chế của Web hiện tại và hướng đến một thế hệ Web đáp ứng tốt hơn nhu cầu của con người và các ứng dụng. Linked Data là thuật ngữ chỉ cách thức liên kết các nguồn dữ liệu trên Web hay đơn giản là sử dụng Web để kết nối các dữ liệu từ nhiều nguồn khác nhau, là một trong những cách tạo dựng nền tảng cho Web ngữ nghĩa. Vấn đề đặt ra là làm sao để chúng...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Báo cáo nghiên cứu khoa học: "NGHIÊN CỨU VÀ TRIỂN KHAI LINKED DATA CHO CÁC ỨNG DỤNG WEB NGỮ NGHĨA"
- TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, Số 65, 2011 NGHIÊN CỨU VÀ TRIỂN KHAI LINKED DATA CHO CÁC ỨNG DỤNG WEB NGỮ NGHĨA Lê Thị Thanh Tâm, Trường Cao đẳng Công nghiệp Huế Hoàng Hữu Hạnh, Lê Mạnh Thạnh Đại học Huế TÓM TẮT Web ngữ nghĩa là xu thế phát triển trong việc biểu diễn dữ liệu để khắc phục các hạn chế của Web hiện tại và hướng đến một thế hệ Web đáp ứng tốt hơn nhu cầu của con người và các ứng dụng. Linked Data là thuật ngữ chỉ cách thức liên kết các nguồn dữ liệu trên Web hay đơn giản là sử dụng Web để kết nối các dữ liệu từ nhiều nguồn khác nhau, là một trong những cách tạo dựng nền tảng cho Web ngữ nghĩa. Vấn đề đặt ra là làm sao để chúng ta có thể chia sẻ các dữ liệu trên Web dễ dàng như chia sẻ các tài liệu trên Web ngày nay. Bài báo này trình bày các khái niệm và các kỹ thuật nền tảng của Linked Data, mô tả cách xuất bản Linked Data lên Web. Phần cuối đưa ra ví dụ minh họa việc xuất bản Linked Data và liên kết đến các nguồn dữ liệu khác trên Web. 1. Giới thiệu Mặc dù Web đã mang lại những lợi ích to lớn cho đến tận hôm nay. Tuy nhiên, những công nghệ đó chỉ áp dụng cho Web của tài liệu như hiện tại mà không thể áp dụng cho một thế hệ Web mới, Web dữ liệu (Web of Data). Thông thường, dữ liệu được xuất bản lên Web đã được định sẵn dưới dạng thô XML hay bằng HTML, mà bỏ qua nhiều cấu trúc và ngữ nghĩa của nó, dẫn đến thông tin thu được thiếu chính xác và đầy đủ. Trong Web siêu văn bản, tính tự nhiên của các mối quan hệ giữa hai tài liệu liên kết không rõ ràng vì định dạng dữ liệu HTML không hiệu quả khi biểu diễn các hạng mục riêng biệt được mô tả trong một tài liệu cụ thể và kết nối bởi liên kết định kiểu đến các mục liên quan. [1, 3] Xuất phát từ ý tưởng của Tim Berner-Lee năm 1998: “Web ngữ nghĩa không chỉ đưa dữ liệu lên Web. Nó còn là những liên kết để người hay máy có thể duyệt được dữ liệu trên Web. Với các dữ liệu được liên kết, khi bạn có một vài thứ bạn có thể tìm thấy những dữ liệu khác liên quan” [3]. Vấn đề đặt ra là làm sao để chúng ta có thể chia sẻ các dữ liệu (có cấu trúc) trên web dễ dàng như chia sẻ các tài liệu trên web ngày nay. Thuật ngữ Linked Data được Tim Berner-Lee đưa ra trong các ghi chép về kiến trúc Linked Data Web của mình. Thuật ngữ này chỉ cách thức (kiểu) để xuất bản và liên kết các dữ liệu có cấu trúc trên web. Giả định cơ bản của Linked Data là lợi ích và giá trị của dữ liệu tăng lên khi nó được liên kết với các dữ liệu khác [3, 9]. 179
- Trong khi thành phần chính của Web hiện nay (hay còn gọi là web siêu liên kết) là tài liệu HTML được kết nối bởi các siêu liên kết không định kiểu (không xác định kiểu dữ liệu hay kiểu quan hệ), Linked Data dựa vào tài liệu chứa dữ liệu dạng RDF [19]. Tuy nhiên, tốt hơn các tài liệu kết nối đơn giản, Linked Data sử dụng RDF để làm các câu định kiểu liên kết các tài nguyên trong thế gới thực. Kết quả, những gì chúng ta tham chiếu trong Web của dữ liệu, có thể thực sự được mô tả như trong thế giới thực (Web of things), được mô tả bởi dữ liệu trên Web. [7, 8] Tài nguyên Tài nguyên Tài nguyên Tài nguyên Tài nguyên Tài nguyên Tài nguyên Tài nguyên Tài nguyên Tài nguyên Liên kết Liên kết Liên kết Liên kết A B C E D Hình 1. Mô hình liên kết dữ liệu trong Web ngữ nghĩa 2. Một số khái niệm và thuật ngữ 2.1. Các nguyên lý của Linked Data Tim Berner Lee đã đưa ra 4 nguyên lý cơ bản của Linked Data như sau [3,7,11]: - Dùng URI để đặt tên cho mọi thứ, không chỉ là các tài liệu; - Sử dụng HTTP URI để tìm kiếm tên tài nguyên; - Khi tìm kiếm phải cung cấp thêm các thông tin hữu ích, sử dụng các kỹ thuật đã được chuẩn hóa (RDF, SPARQL); - Có những liên kết đến URI khác cho phép khám phá thêm những tài nguyên (tri thức) khác. Linked Data sử dụng mô hình dữ liệu RDF để xuất bản dữ liệu có cấu trúc trên Web và sử dụng liên kết RDF để kết nối các dữ liệu từ nhiều nguồn dữ liệu khác nhau. Điều đó tạo ra các nguồn dữ liệu chung trên Web nơi mà các cá nhân hay tổ chức có thể đưa dữ liệu lên hay sử dụng dữ liệu về bất cứ thứ gì [2, 8]. 2.2. Tài nguyên Để xuất bản dữ liệu trên Web, đầu tiên chúng ta phải đặt tên hay định danh các thứ quan tâm trong lĩnh vực của ứng dụng. Khi mô tả chúng, ta cần quan tâm đến các thuộc tính và mối quan hệ của chúng với những thứ khác. Trong thuật ngữ của kiến trúc Web, tất cả các thứ quan tâm được gọi là tài nguyên [8]. 180
- Có hai loại tài nguyên là tài nguyên thông tin và tài nguyên phi thông tin (tài nguyên thế giới thực hay còn gọi là thực thể thế giới thực) [8]. Tất cả tài nguyên trong Web tài liệu như các tệp tài liệu, hình ảnh và các tệp phương tiện khác đều là tài nguyên thông tin. Nhưng nhiều thứ mà chúng ta muốn chia sẻ dữ liệu thì không phải chẳng hạn như con người, sản phẩm vật lý, nơi chốn, chất đạm, các khái niệm khoa học, v.v… Tóm lại, tất cả các đối tượng thế giới thực tồn tại bên ngoài Web là các tài nguyên phi thông tin [8]. 2.3. Định danh tài nguyên Tài nguyên được định danh bằng URI (Uniform Resource Identifier - định danh tài nguyên đồng nhất). URI là một chuỗi các ký tự dùng để định danh tài nguyên trên Internet. Những dịnh danh này có khả năng tương tác với sự biểu diễn của tài nguyên trên mạng sử dụng giao thức cụ thể và phổ biến nhất là HTTP, do đó, thường gọi là lược đồ HTTP URI [15, 18]. 2.4. Biểu diễn tài nguyên Tài nguyên thông tin có sự biểu diễn (hiển thị). Một biểu diễn là chuỗi các byte trong một định dạng cứng như HTML, RDF, XML hay JPEG. Ví dụ: hóa đơn là một tài nguyên thông tin, nó có thể được biểu diễn như một trang HTML, một tài liệu PDF in được hay một tài liệu RDF. Một tài nguyên thông tin đơn có thể có nhiều biểu diễn khác nhau, như định dạng khác nhau về chất lượng phân giải hay ngôn ngữ tự nhiên. Tài nguyên phi thông tin không thể được biểu diễn một cách trực tiếp từ URI mà phải thông qua một tài nguyên thông tin biểu diễn mô tả của chúng [8, 15]. Định danh tài nguyên (URI) ID Ứng dụng Web ngữ nghĩa Trình duyệt Web RDF HTML URI tài liệu RDF URI tài liệu HTML Hình 2. Mối quan hệ giữa một tài nguyên và sự biểu diễn nó Có hai dạng mẫu HTTP URI để định danh URI là Hash URI (sử dụng phân đoạn #) và Slash URI (sử dụng dấu / ) để tách việc định danh với sự biểu diễn tài nguyên [8, 15]. 2.4.1. Bí danh URI Trong một môi trường mở như Web thì thường xảy ra vấn đề nhiều người cung cấp những thông tin khác nhau cùng chỉ đến một tài nguyên phi thông tin, ví dụ như vị trí địa lý hay các nhân vật nổi tiếng. Vì họ không biết về nhau nên họ đưa ra những URI khác nhau cho cùng một đối tượng thế giới thực. Các URI tham chiếu đến cùng một tài 181
- nguyên phi thông tin, chúng được gọi là các bí danh. 2.4.2. Tham chiếu URI Tham chiếu URI hay tham chiếu tài nguyên là tiến trình tìm kiếm một URI trên Web để lấy thông tin về tài nguyên được tham chiếu [8]. Với tài nguyên thông tin, khi một URI định danh của một tài nguyên thông tin được tham chiếu, máy chủ của URI đó thường sẽ sinh ra một biểu diễn mới, một hình ảnh chụp nhanh về trạng thái hiện tại của tài nguyên thông tin và gửi trở lại máy trạm dùng giao thức HTTP [8, 9, 15]. Tài nguyên phi thông tin không thể được tham chiếu trực tiếp. Vì vậy, kiến trúc Web sử dụng một bí quyết để làm cho URI định danh các tài nguyên phi thông tin được tham chiếu. Thay vì gửi một biểu diễn của tài nguyên, máy chủ gửi đến máy trạm một tài nguyên thông tin mô tả tài nguyên phi thông tin sử dụng mã HTTP 303 See Other. Điều này gọi là chuyển tiếp 303 (redirect). Bước thứ 2, máy trạm sẽ tham chiếu đến URI mới này và lấy thông tin mô tả biểu diễn tài nguyên phi thông tin [15]. 3. Xuất bản Linked Data Web ngữ nghĩa đã tạo nên một lớp ứng dụng mới sử dụng công nghệ Web ngữ nghĩa và gọi là các ứng dụng Web ngữ nghĩa [8, 13, 15]. Linked Data là cách thức liên kết dữ liệu trên Web. Vậy để tạo nên ứng dụng Linked Data, cần tìm hiểu cách xuất bản Linked Data lên Web như thế nào. Trình duyệt Linked Ứng dụng Linked Máy tìm kiếm Linked Data Data Data Tài nguyên Tài nguyên Tài nguyên Tài nguyên Tài nguyên Tài nguyên Tài nguyên Tài nguyên Tài nguyên Tài nguyên Liên kết Liên kết Liên kết Liên kết A B C E D Hình 3. Ứng dụng Web ngữ nghĩa sử dụng Linked Data Các ứng dụng Web ngữ nghĩa sử dụng Linked Data đều cần xuất bản dữ liệu lên Web. Sau đây là tiến trình chung cho việc xuất bản dữ liệu lên Web theo nguyên lý Linked Data. 182
- 3.1. Chuẩn bị dữ liệu Bước đầu tiên để xuất bản Linked Data là chuẩn bị dữ liệu cho ứng dụng. Dữ liệu của ứng dụng chính là các tài nguyên trên Web, do đó chuẩn bị dữ liệu trước hết chính là việc thiết kế không gian tên URI cho tập dữ liệu, có thể hiểu đó là cách tạo ra URI cho dữ liệu của ứng dụng. Và sau đó sẽ tạo mới hoặc chọn để sử dụng lại các bộ từ vựng có sẵn [8, 15]. TIẾN TRÌNH XUẤT BẢN LINKED DATA Chuẩn bị dữ liệu Tạo và sinh liên kết Xuất bản dữ liệu Kiểm thử và gỡ lỗi Hình 4. Tiến trình xuất bản Linked Data lên Web 3.2. Chọn URI Có hai mẫu HTTP URI dùng để định danh cho đối tượng là slash URI và hash URI. Vậy có thể chọn một trong hai mẫu HTTP URI để xác định các thực thể trong ứng dụng. Cả hai mẫu này đều đảm bảo rằng các máy trạm có thể phân biệt giữa URI xác định thực thể thế giới thực và URI định danh tài liệu Web mô tả những thực thể thế giới thực tức là tài nguyên thông tin và tài nguyên phi thông tin. Một số tiêu chí thông thường được đưa ra cho việc định danh đối tượng như sau: - Đặt tên dễ nhớ, ngắn gọn. - Định danh trong không gian tên của mình. (Tên miền có thể chính là không gian tên). - Quan tâm đến tính mềm dẻo và nhất quán của URI vì việc thay đổi URI sẽ làm vỡ các liên kết đã thiết lập. Tài nguyên thông tin thì thường có một địa chỉ Web cụ thể để biểu diễn. Nhưng một tài nguyên phi thông tin thì không. Một tài nguyên phi thông tin cần xác định 3 định danh URI liên quan: - 1 định danh cho tài nguyên. - 1 định danh cho tài nguyên thông tin mô tả tài nguyên đó phù hợp cho trình 183
- duyệt HTML (biểu diễn bởi trang web). - 1 định danh cho tài nguyên thông tin mô tả tài nguyên đó phù hợp cho trình duyệt RDF (biểu diễn dạng RDF/XML). Có nhiều ý tưởng trong việc chọn URI, sau đây là một số ví dụ dùng slash URI: Cách 1: - http://dbpedia.org/resource/Vietnam - http://dbpedia.org/page/Vietnam - http://dbpedia.org/data/Vietnam Cách 2: - http://id.dbpedia.org/Vietnam - http://pages.dbpedia.org/Vietnam - http://data.dbpedia.org/Vietnam Tuy vậy, thường cần phải có một vài từ khóa chính trong URI của ứng dụng để chắc chắn cho nó là duy nhất. Từ khóa này cần có ý nghĩa trong lĩnh vực của ứng dụng. Ví dụ: một phần số ISBN trong lĩnh vực sách và xuất bản được đưa vào định danh URI là tốt hơn như làm khóa cho các bản ghi CSDL, điều này cũng làm việc khai phá các liên kết RDF cũng dễ hơn. 3.3. Chọn bộ từ vựng RDF Khi xuất bản dữ liệu lên Web, nhiều tổ chức, cá nhân khác nhau sử dụng các bộ từ vựng khác nhau để tham chiếu cho các tài nguyên của ứng dụng tùy theo sở thích hay mối quan tâm của họ. Web dữ liệu là một môi trường mở, chúng ta có thể dùng bất kỳ bộ từ vựng nào và có thể dùng cùng lúc hoặc không, tùy ý. Mặc dù vậy, tốt nhất chúng ta nên sử dụng lại những thuật ngữ từ những bộ từ vựng RDF phổ biến như FOAF, SIOC, SKOS, DOAP, vCard, Dublin Core, OAI-ORE hay GoodRelations để làm cho các ứng dụng máy trạm dễ dàng xử lý Linked Data. Khi những bộ từ vựng đó không đủ cung cấp các thuật ngữ cho ứng dụng, người xuất bản dữ liệu cần phải định nghĩa thuật ngữ mới và được định nghĩa bởi các URI xác định [8,13]. Tóm lại, để máy trạm dễ dàng xử lý dữ liệu, các bộ từ vựng thông dụng có thể được sử dụng lại. Chỉ nên định nghĩa những từ mới nếu như không tìm thấy từ nào trong các bộ từ vựng đã có. Khi không tìm được bộ từ vựng nào sẵn có phù hợp cho các lớp và thuộc tính của ứng dụng thì cần phải định nghĩa ra chúng. Định nghĩa một thuật ngữ mới không khó. Chúng ta có thể định nghĩa những từ vựng sử dụng lược đồ RDF hay OWL. 184
- 3.4. Tạo liên kết dữ liệu Liên kết dữ liệu (typed link) chính là điều cốt lõi của Web dữ liệu. Nếu không có liên kết hay chỉ có những liên kết ở mức nội bộ, dữ liệu bị giới hạn trong những phạm vi nhất định. Liên kết dữ liệu cho phép con người hay các ứng dụng duyệt qua những nguồn dữ liệu khác nhau và khám phá thêm dữ liệu, thông tin hữu ích. Trong các ứng dụng Linked Data, đó chính là các liên kết RDF dựa trên các lượt đồ RDF (RDFS). Để ứng dụng là một phần của Web dữ liệu, nguồn dữ liệu của chúng ta cần thiết lập các liên kết RDF đến các thực thể liên quan trong các nguồn dữ liệu khác. Các nguồn dữ liệu của các ứng dụng khác nhau nên có các liên kết RDF qua lại lẫn nhau giữa các tài nguyên tương tự hay có liên quan [2]. Khi có quá nhiều thực thể trong các nguồn dữ liệu cung cấp thông tin, thì việc tạo ra các liên kết RDF bằng thủ công khó khăn hơn, dẫn đến các cách tiếp cận tự động hoặc bán tự động sinh liên kết RDF. 3.4.1. Tạo liên kết thủ công Để tạo các liên kết thủ công thì chúng ta phải biết trước một số thông tin về tập dữ liệu chúng ta muốn liên kết. Một khi xác định được tập dữ liệu cụ thể phù hợp để liên kết, chúng ta có thể tự tìm các tham chiếu URI muốn liên kết. Nếu nguồn dữ liệu không cung cấp giao diện tìm kiếm, chẳng hạn như điểm cuối SPARQL hay một mẫu HTML, và có thể dùng trình duyệt Linked Data như Tabulator hay Marbles để duyệt tập dữ liệu và tìm ra URI đúng [8]. Chúng ta cũng có thể sử dụng dịch vụ Sindice để tìm các URI tồn tại hay để chọn một thứ phổ biến nhất khi có nhiều lựa chọn. Uriqr cho phép tìm URI về người bạn biết, đơn giản tìm theo tên. Kết quả sắp xếp theo cách URI cụ thể được tham chiếu trong tài liệu RDF trên Web nhưng chúng ta cần một ít thông minh của con người để lấy được URI phù hợp nhất để sử dụng. Sindice chỉ mục Web ngữ nghĩa và có thể nói cho bạn biết nguồn nào là URI chắc chắn. Vì vậy, dịch vụ này có thể giúp chúng ta chọn URI phổ biến nhất cho một khái niệm.[8] 3.4.2. Tự động sinh liên kết Cách tiếp cận thủ công mô tả trên không mềm dẻo đối với tập dữ liệu lớn. Trong trường hợp này, người ta sử dụng thuật toán sinh liên kết tự động để sinh ra các liên kết RDF giữa các nguồn dữ liệu. Đây là vấn đề phổ biến trong cộng đồng CSDL. Dự án liên kết dữ liệu mở (LOD-Linking Open Data Project) tập hợp các tài nguyên liên quan để sử dụng thuật toán sinh liên kết trong ngữ cảnh Linked Data. Hiện nay, vẫn còn thiếu các công cụ sử dụng để dễ dàng sinh liên kết RDF [8]. Vì vậy, người ta thường cài đặt thuật toán này với những tập dữ liệu cụ thể. 3.5. Xuất bản dữ liệu Việc xuất bản lên Web như thế nào hiệu quả phụ thuộc nhiều yếu tố. Đầu tiên phải kể đến là dữ liệu của chúng ta lớn bao nhiêu? Nếu chỉ xuất bản vài trăm bộ ba RDF, 185
- chúng ta có thể cung cấp chúng trong 1 tệp RDF tĩnh và tải lên Web. Nếu dữ liệu nhiều hơn, chúng ta có thể đưa vào trong kho lưu trữ RDF và dùng các công cụ giao tiếp như Pubby để xuất bản chúng. Tiếp đến, chúng ta cần xem xét hiện nay dữ liệu đang được lưu trữ như thế nào? Nếu thông tin hiện đang lưu trữ trong CSDL quan hệ, chúng ta có thể dùng D2R Server để chuyển đổi và xuất bản kiểu khung nhìn RDF. Nếu thông tin là có sẵn thông qua API, bạn có thể cài đặt một bao bọc quanh các API. Nếu thông tin của bạn ở dạng khác như MS Excel, CSV hay BibTeX, bạn cần chuyển qua RDF trước. Và một yếu tố nữa cần quan tâm là sự thay đổi hay cập nhật của dữ liệu. Nếu dữ liệu phải thay đổi thường xuyên, chúng ta có thể thích cách tiếp cận mà sinh ra khung nhìn RDF trên dữ liệu như D2R Server [8,9,15]. Hiện nay, đã có nhiều công cụ hỗ trợ xuất bản Linked Data đã và đang được phát triển. Các công cụ này vừa cung cấp kho nội dung RDF cho Linked Data trên Web vừa cung cấp khung nhìn Linked Data trên nguồn dữ liệu không RDF. Công cụ cho phép người xuất bản từ việc giải quyết với chi tiết kỹ thuật như dàn xếp nội dung và đảm bảo rằng dữ liệu được xuất bản phụ thuộc thực tiễn cộng đồng Linked Data. Tất cả công cụ hỗ trợ tham chiếu lại URI trong mô tả RDF. Thêm vào đó, một vài công cụ cung cấp truy cập truy vấn SPARQL đến tập dữ liệu và hỗ trợ xuất bản RDF. Một số công cụ phổ biến hiện nay như D2R Server, Virtuoso Universal Server, Talis Platform, Pubby, Triplify, SparqlPlug, OAI2LOD Server, SIOC Exporters [8,13,15]. 3.5.1. Cung cấp tệp RDF tĩnh Cách đơn giản nhất cung cấp Linked Data là tạo ra tệp RDF tĩnh và tải chúng lên một Web server. Trên Web thông thường, các trang HTML lớn sẽ tải rất chậm và sử dụng băng thông không cần thiết. Điều này cũng đúng khi xuất bản Linked Data: Tệp RDF của chúng ta không nên quá lớn. Nếu tệp dữ liệu lớn và mô tả nhiều tài nguyên, chúng ta nên chia chúng thành nhiều tệp RDF. Khi có nhiều tệp RDF, chắc chắn rằng chúng được liên kết đến những tệp khác thông qua bộ ba RDF mà bao gồm các tài nguyên được mô tả trong nhiều tệp khác nhau [8]. Chúng ta sử dụng dạng tệp tĩnh khi cấu trúc và kích thước của tập dữ liệu là không thay đổi nhiều trong tương lai. 3.5.2. Cung cấp CSDL quan hệ Nếu dữ liệu của chúng ta được lưu trữ trong một CSDL quan hệ, ý tưởng tốt là để yên nó ở đó và xuất bản Linked Data trên CSDL đã tồn tại của chúng ta. Một công cụ để cung cấp Linked Data từ CSDL quan hệ là D2R Server. D2R Server dựa trên ánh xạ khai báo giữa lược đồ CSDL và thuật ngữ RDF đích. Dựa trên ánh xạ này, D2R cung cấp Linked Data trên CSDL của bạn và cung cấp một điểm cuối SPARQL cho CSDL [8,15]. 3.5.3. Cung cấp các kiểu thông tin khác Nếu dữ liệu đang được biểu diễn ở các định dạng khác như CSV, MS Excel hay 186
- BibTEX thì chúng ta cần chuyển đổi dữ liệu qua RDF. Một số công cụ hỗ trợ việc này là: ConverterToRdf của ESW Wiki, và RDFizers của nhóm SIMILE [8,9]. 3.6. Kiểm thử và gỡ lỗi Sau khi xuất bản thông tin dạng Linked Data trên Web, chúng ta cần kiểm tra thông tin có được truy cập đúng chưa. Chúng ta có thể kiểm tra các URI với dịch vụ kiểm tra Linked Data sử dụng Vapour Linked validation service tại địa chỉ http://vapour.sourceforge.net/. Dịch vụ này sinh ra các báo cáo chi tiết cách URI hoạt động với các yêu cầu HTTP như thế nào. Thêm vào đó, để xem dữ liệu Linked Data của chúng ta đã hiển thị đúng trong các trình duyệt và các liên kết có hoạt động đúng như mong muốn không, chúng ta có thể nhập các URI vào trong các trình duyệt Linked Data như Tabulator, Marbles, OpenLink RDF Brower, Disco [6,8]. 4. Ví dụ minh họa 4.1. Bài toán Dữ liệu cá nhân của tác giả được thiết kế và lưu trữ ở dạng tệp foaf.rdf, sau đó được xuất bản lên web tại host http://www.letam.byteact.com. Trong hồ sơ này, tác giả liên kết đến một số hồ sơ hay tài nguyên của người khác đã biết và sẵn có trên Web. Sau khi xuất bản lên Web, duyệt dữ liệu với trình duyệt hỗ trợ Linked Data. Từ đó, khám phá thêm các thông tin hữu ích từ các liên kết sẵn có trong tài liệu. Các móc xích liên kết sẽ dẫn người dùng đi sâu vào các thông tin liên quan. 4.2. Triển khai ứng dụng 4.2.1. Tạo và xuất bản hồ sơ FOAF cá nhân Hồ sơ cá nhân của tác giả được tạo ra, lưu thành tệp foaf.rdf và tải lên một máy chủ web miễn phí trên mạng, địa chỉ: http://www.letam.byteact.com. 4.2.2. Kiểm tra tính hợp lệ của dữ liệu Dữ liệu RDF trên được kiểm tra tính hợp lệ tại địa chỉ http://www.w3.org/RDF/Validator/. 4.2.3. Duyệt và khám phá liên kết Trình duyệt Linked Data duyệt hồ sơ FOAF của Lê Thị Thanh Tâm: 187
- Liên kết đến hồ sơ Tim Berners-Lee. 188
- Liên kết, khám phá các tài nguyên khác: Liên kết đến CSDL lưu trữ các bài báo của thầy Hoàng Hữu Hạnh và các thông tin hữu ích khác cũng hiển thị. Và nhiều thông tin khác hữu ích theo các liên kết RDF cũng được khám phá. 189
- 4.2.4. Tìm kiếm Dùng Marbles để tìm kiếm URI của Lê Thị Thanh Tâm: Xem một kết quả được tìm thấy: 190
- 5. Kết luận Tim Berners-Lee đã từng nói: “Chúng ta cần dữ liệu trên Web để làm việc cùng nhau tốt hơn” (We need data on the Web to work better together) [4]. Thế giới mà mọi người đều đưa dữ liệu lên Web và rồi để mọi người có thể sáng tạo trên Web là ý tưởng về Linked Data của ông. Và theo định nghĩa của ông, Linked Data là cách thức để xuất bản và liên kết các dữ liệu có cấu trúc trên Web. “Nếu mọi người đưa dữ liệu lên Web, dữ liệu của chính phủ, của khoa học, của cộng đồng hay bất kỳ thứ gì, sẽ có người khác dùng nó để tạo ra những điều tuyệt diệu bằng cách mà chúng ta có thể không bao giờ tưởng tượng được”. Tim Berners-Lee đã nói trong bài trình bày “Năm dữ liệu mở được đưa ra toàn cầu” (The year open data went worldwide) tại Hội thảo TED (Technology, Entertainment, Design) năm 2010 như vậy [5]. Và ngày hôm nay, ngay bây giờ trên Internet đã có một phong trào về dữ liệu mở đang được diễn ra trên khắp thế giới. Linked Data đã tạo nên một lớp các ứng dụng mới trên Web cũng như tạo ra nhiều cơ hội và thách thức cho các nhà nghiên cứu. Linked Data cũng đang dần trở thành một phương cách để tạo dữ liệu cho Web dựa trên RDF và các công nghệ Web ngữ nghĩa. Bài bài này trình bày các ý tưởng cơ bản cho việc xuất bản dữ liệu Linked Data cho các tài nguyên thông tin cho thế hệ Web mới - Web of Data. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Hoàng Hữu Hạnh, Web ngữ nghĩa: Những thách thức và hướng tiếp cận mới, Tạp chí Khoa học, Đại học Huế, Số 48, (2008), 31-40. [2]. Hoàng Nguyễn Tuấn Minh, Tìm hiểu các ngôn ngữ truy vấn trong Web ngữ nghĩa và ứng dụng trong truy xuất thông tin, Luận văn Thạc sĩ, Trường Đại học Khoa học Huế, 2009. [3]. Berners-Lee, T., Linked Data - Design Issues, Retrieved July 23, 2006, http://www.w3.org/DesignIssues/LinkedData.html [4]. Berners-Lee, T., The next Web of open: Linked Data, Video in TED2009 Conference, 2009. [5]. Berners-Lee, T., The year open data went worldwide, Video in TED2010 Conference, 2010. [6]. Berners-Lee, T., et. al., Tabulator: Exploring and Analyzing Linked Data on the Semantic Web, Procedings of the 3rd International Semantic Web User Interaction Workshop (SWUI06), 2006. [7]. Berrueta, D., Phipps, J., Best Practice Recipes for Publishing RDF Vocabularies - W3C Working Group Note, Retrieved June 14, 2009, http://www.w3.org/TR/swbp-vocab- pub. [8]. Christian Bizer, R. Cyganiak, and Tom Heath, How to Publish Linked Data on the Web, 191
- http://linkeddata.org/docs/how-to-publish, 2007. [9]. Christian Bizer, Tom Heath, Tim Berners-Lee, Linked Data-The Story So Far, Special Issue on Linked Data, International Journal on Semantic Web and Information Systems (IJSWIS), 2009. [10]. Christian Bizer, Tom Heath, Kingsley Idehen, Tim Berners-Lee, Linked Data on the Web (LDOW2008), WWW 2008 / Workshop Summary, 2008. [11]. Christian Bizer, Tom Heath, Tim Berners-Lee, Linked Data: Principles and State of the Art, 17th International World Wide Web Conference W3C Track @ WWW2008, Beijing, China, 2008. [12]. Georgi Kobilarov, Chris Bizer, Sören Auer, Jens Lehmann, Querying Wikipedia like a Database, Freie Universität Berlin, Universität Leipzig, 2009. [13]. Michael Hausenblas, Linked Data Applications, DERI Technical Report 2009-07-26. [14]. Michael Hausenblas, Wolfgang Halb, Interlinking of Resources with Semantics, Institute of Information Systems & Information Management, JOANNEUM RESEARCH, Steyrergasse 17, 8010 Graz, Austria, 2009. [15]. OpenLink Software, Deploying Linked Data, v1.3 (Virtuoso 5.0), 2008. [16]. Paul Miler, Does Linked Data need RDF?, Paul Miler, Cloud of data. http://cloudofdata.com/, 2009. [17]. Tom Heath, An Introduction to Linked Data, Talis Information Ltd, 2009. [18]. W. Halb, Y. Raimond, and M. Hausenblas, Building Linked Data For Both Humans and Machines, WWW 2008 Workshop: Linked Data on the Web (LDOW2008), (Beijing, China), 2008. [19]. Resource Description Framework, Website: http://www.w3.org/RDF/ . RESEARCH AND DEPLOYMENT LINKED DATA FOR SEMANTIC WEB APPLICATIONS Le Thi Thanh Tam, Hue College of Industry Hoang Huu Hanh, Le Manh Thanh Hue University SUMMARY Semantic Web is used as an important trend of data engineering in order to tackle the traditional Web’s weakness and move towards the furture Web that can satisfy the application revolution. Linked Data is a term refering to a way of publishing and interlinking structured data on the Web using Semantic Web technologies. In other words, Linked Data is simply about using the Web to create typed links between data from different resources. The research question is how to share data on the Web easily as document now. This paper presents some concepts and Linked Data technologies and show how to publish Linked Data which sets up a foundation for Semantic Web applications on the Web. 192
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "NGHIÊN CỨU CHẤT LƯỢNG NƯỚC VÀ TÔM TỰ NHIÊN TRONG CÁC MÔ HÌNH TÔM RỪNG Ở CÀ MAU"
12 p | 1367 | 120
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "Cái tôi trữ tình trong thơ Nguyễn Quang Thiều."
10 p | 614 | 45
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "NGHIÊN CỨU PHỐI TRỘN CHI TOSAN – GELATI N LÀM MÀNG BAO THỰC PHẨM BAO GÓI BẢO QUẢN PHI LÊ CÁ NGỪ ĐẠI DƯƠNG"
7 p | 528 | 45
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "Giọng điệu thơ trào phúng Tú Mỡ trong “Dòng nước ngược”"
8 p | 322 | 44
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM ẢNH HƯỞNG CỦA MƯA AXÍT LÊN TÔM SÚ (PENAEUS MONODON)"
5 p | 455 | 44
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC DINH DƯỠNG VÀ SINH SẢN CỦA LƯƠN ĐỒNG (Monopterus albus)"
12 p | 314 | 43
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "TÌNH HÌNH SỬ DỤNG THỨC ĂN TRONG NUÔI CÁ TRA VÀ BASA KHU VỰC ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG"
8 p | 229 | 38
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "ỨNG DỤNG PHƯƠNG PHÁP PCR-GENOTYPI NG (ORF94) TRONG NGHIÊN CỨU VI RÚT GÂY BỆNH ĐỐM TRẮNG TRÊN TÔM SÚ (Penaeus monodon)"
7 p | 379 | 35
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "NGHIÊN CỨU CẢI TIẾN HỆ THỐNG NUÔI KẾT HỢP LUÂN TRÙNG (Brachionus plicatilis) VỚI BỂ NƯỚC XANH"
11 p | 387 | 29
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "Vai trò của toán tử tình thái trong tác phẩm của Nguyễn Công Hoan (Qua phân tích truyện ngắn Mất cái ví)"
8 p | 268 | 24
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "Quan hệ giữa cấu trúc và ngữ nghĩa câu văn trong tập truyện ngắn “Đêm tái sinh” của tác giả Trần Thuỳ Mai"
10 p | 437 | 24
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: " NGHIÊN CỨU TẠO KHÁNG THỂ ĐƠN DÒNG VI-RÚT GÂY BỆNH HOẠI TỬ CƠ QUAN TẠO MÁU VÀ DƯỚI VỎ (IHHNV) Ở TÔM PENAEID"
6 p | 356 | 23
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "NGHIÊN CỨU DÙNG ARTEMIA ĐỂ HẠN CHẾ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TIÊM MAO TRÙNG (Ciliophora) TRONG HỆ THỐNG NUÔI LUÂN TRÙNG"
10 p | 367 | 18
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: " NGHIÊN CỨU THIẾT LẬP HỆ THỐNG NUÔI KẾT HỢP LUÂN TRÙNG (Brachionus plicatilis) VỚI BỂ NƯỚC XANH"
10 p | 375 | 16
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: " NGHIÊN CỨU PHÂN VÙNG THỦY VỰC DỰA VÀO QUẦN THỂ ĐỘNG VẬT ĐÁY"
6 p | 351 | 16
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: " NGHIÊN CỨU THAY THẾ THỨC ĂN SELCO BẰNG MEN BÁNH MÌ TRONG NUÔI LUÂN TRÙNG (Brachionus plicatilis) THÂM CANH"
10 p | 348 | 15
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: " CẬP NHẬT VỀ HỆ THỐNG ĐỊNH DANH TÔM BIỂN VÀ NGUỒN LỢI TÔM HỌ PENAEIDAE Ở VÙNG VEN BIỂN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG"
10 p | 195 | 14
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học công nghệ: Kết quả nghiên cứu lúa lai viện cây lương thực và cây thực phẩm giai đoạn 2006 - 2010
7 p | 190 | 13
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn