Báo cáo nghiên cứu khoa học: " TÌM HIỂU NGỮ CẢNH VĂN HOÁ XÃ HỘI TRONG GIÁO TRÌNH “BUSINESS BASICS”"
lượt xem 6
download
Cũng như việc dạy và học tiếng Anh tổng quát, dạy và học tiếng Anh thương mại cần gắn liền với các ngữ cảnh văn hoá xã hội (sociocultural contexts). Bên cạnh các yếu tố như phương pháp, môi trường giảng dạy…, sách giáo khoa tiếng Anh thương mại cũng đóng vai trò tích cực. Hầu hết các sách tiếng Anh thương mại hiện nay đều thể hiện ý nghĩa văn hoá xã hội. Ý thức được điều này sẽ giúp việc dạy và học hiệu quả hơn. Tuy nhiên, trong thực tế không phải tất cả người dạy đều...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Báo cáo nghiên cứu khoa học: " TÌM HIỂU NGỮ CẢNH VĂN HOÁ XÃ HỘI TRONG GIÁO TRÌNH “BUSINESS BASICS”"
- TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 4(39).2010 TÌM HIỂU NGỮ CẢNH VĂN HOÁ XÃ HỘI TRONG GIÁO TRÌNH “BUSINESS BASICS” AN ANALYSIS OF SOCIOCULTURAL CONTEXTS IN THE TEXTBOOK “BUSINESS BASICS” Nguyễn Thị Diệu Hương Trường Đại học Ngoại Ngữ, Đại học Đà Nẵng TÓM TẮT Cũng như việc dạy và học tiếng Anh tổng quát, dạy và học tiếng Anh thương mại cần gắn liền với các ngữ cảnh văn hoá xã hội (sociocultural contexts). Bên cạnh các yếu tố như phương pháp, môi trường giảng dạy…, sách giáo khoa tiếng Anh thương mại cũng đóng vai trò tích cực. Hầu hết các sách tiếng Anh thương mại hiện nay đều thể hiện ý nghĩa văn hoá xã hội. Ý thức được điều này sẽ giúp việc dạy và học hiệu quả hơn. Tuy nhiên, trong thực tế không phải tất cả người dạy đều hiểu được mục đích, lý do chọn lựa và ý nghĩa các ngữ cảnh văn hoá xã hội được đưa vào trong các bài học của cuốn sách. Và người học chỉ xem cuốn sách đơn thuần là tài liệu để thực hành ngôn ngữ. Bài báo này sẽ thử tìm hiểu các ý nghĩa văn hoá xã hội trong giáo trình tiếng Anh thương mại “Business Basics”. Do giới hạn về độ dài, bài báo chưa đề cập đến những tác động của ý nghĩa văn hoá xã hội đối với hiệu quả dạy và học tiếng Anh tại các lớp kinh tế thuộc Đại học Đà Nẵng. ABSTRACT Like teaching and studying General English, teaching and studying Business English should be in close contact with sociocultural contexts. Besides the factors such as methodology, environments, textbooks of Business English also play an important role. Most of the textbooks of Business English available currently reflect sociocultural meanings. Full awareness of this will help increase the effectiveness of instruction of Business English. However, the reality is that not all teachers are aware of purposes, reasons of choices of sociocultural contexts and significance of these contexts. And learners merely use these books for practice of language. This article makes an attempt to analyze the sociocultural meanings in “Business Basics”. Due to the limit of the length, the impacts of this book on the instruction of Business English at economic classes in Danang University have not been mentioned in this article. 1. Mở đầu Ngày nay việc học một ngoại ngữ nói chung và tiếng Anh nói riêng không chỉ đơn giản là việc truyền đạt và tiếp thu kiến thức về ngôn ngữ như một mẫu câu, hay một điểm ngữ pháp nào đó. Theo Guile [8], việc học một ngôn ngữ sẽ hiệu quả hơn nếu nó được gắn với các ngữ cảnh văn hoá xã hội. Điều này lại càng đặc biệt quan trọng đối với sinh viên kinh tế học tiếng Anh thương mại, bởi trong tương lai họ sẽ dùng tiếng Anh trong nhiều tình huống công việc có ý nghĩa văn hoá xã hội như giao tiếp với khách hàng, đàm phán với đối tác, hay phỏng vấn xin việc. Tất cả những tình huống đó không 166
- TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 4(39).2010 những yêu cầu nguời nói có một khả năng nói tiếng Anh nhất định mà còn đòi hỏi người nói hiểu tình huống và ứng xử thích hợp trong những tình huống đó. Do đó, nếu việc học tiếng Anh thương mại càng gắn với ngữ cảnh văn hoá xã hội thì người học lại càng dễ dàng thích nghi với những tình huống thật trong công việc và trong xã hội. Một trong những phương tiện giúp tăng ý nghĩa văn hoá xã hội trong tiếng Anh thương mại là giáo trình tiếng Anh thương mại. Trên thị truờng hiện có rất nhiều giáo trình như “Business Basics”, “Market Leader”, “Challenges”, …. Nhìn chung các sách càng được xuất bản càng gần đây nhất thì càng phong phú về các ngữ cảnh văn hoá xã hội, so với những quyển sách xuất bản vào những năm 80 của thế kỷ trước, chỉ cung cấp cho người học những bài đọc dài về các vấn đề kinh tế vĩ mô. Có thể nói sự phong phú các ngữ cảnh văn hoá xã hội trong những sách mới là do những ảnh hưởng của những xu thế mới trong thời đại công nghệ thông tin, sự hội nhập và sự toàn cầu hoá. Bài viết này sẽ thử tìm hiểu về ý nghĩa văn hoá xã hội trong giáo trình “Business Basics”. Giáo trình này sẽ được so sánh với hai giáo trình “We Mean Business” và “We Are in Business” để làm rõ hơn ý nghĩa văn hoá xã hội trong giáo trình này. 2. Mối quan hệ giữa ngôn ngữ, tiếng Anh thương mại và xã hội Ngôn ngữ và xã hội có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Theo Fairclough Norman [5:8], ngôn ngữ được xem như là một hình thức thực tế xã hội (a form of social practice). “Ngôn ngữ là một phần của xã hội; các hiện tượng ngôn ngữ là một hình thức đặc biệt của hiên tượng xã hội…” . Chính vì vậy, việc dạy và học một ngôn ngữ không thể tồn tại tách rời khỏi xã hội. Nó không chỉ là hoạt động dạy và học mà còn là sự chuẩn bị cho “sinh viên ứng xử thích hợp, có mục đích trong nhiều tình huống xã hội.” [4:9]. Mối quan hệ giữa ngôn ngữ và xã hội là một tất nhiên trong tiếng Anh thương mại. LeClaire cho rằng “Việc dạy tiếng Anh thương mại không thể tách rời khỏi thực tế lịch sử, chính trị, … công nghệ, và xã hội ở bất cứ quốc gia và lãnh thổ nào” (trích trong Canagarajah, 1999, trang xv). [3, xv] 3. Ý nghĩa văn hoá xã hội trong giáo trình “Business Basics” “Business Basics” là giáo trình tiếnh Anh thương mại của nhà xuất bản Oxford được soạn theo đường hướng giao tiếp. Theo tác giả của cuốn sách, Grant & McLarty [7], hai mục tiêu của sách là phát triển kỹ năng ngôn ngữ và kỹ năng sử dụng ngôn ngữ ở nơi làm việc. Bên cạnh các cấu trúc ngôn ngữ, “Business Basics” chứa đựng nhiều ý nghĩa văn hoá xã hội. Những ý nghĩa đó có thể được tìm thấy qua hai yếu tố cơ bản: hình ảnh thu nhỏ của nơi làm việc, của thế giới thương mại và những hoạt động thực hành ngôn ngữ trong sách. 3.1 Hình ảnh nơi làm việc và thế giới làm việc thu nhỏ trong “Business Basics” Trước hết, ý nghĩa văn hoá xã hội được thể hiện qua môi trường làm việc và thế giới thương mại được xây dựng trong các bài học. Cụ thể như sau: 167
- TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 4(39).2010 - Rất nhiều công ty đa quốc gia hay tờ báo quốc tế cung cấp tài liệu cho nội dung của cuốn sách như Sony, Nokia, McDonald’s, Times Newspapers Ltd., …. Ngoài ý nghĩa làm tăng tính xác thực (authenticity) của thông tin và kiến thức trong sách, điều này còn phản ánh mối quan hệ hai chiều giữa sự toàn cầu hoá và tiếng Anh thương mại. Mối quan hệ đó là, một mặt tiếng Anh thương mại phản ánh xu hướng toàn cầu hoá hiện nay, đúng với chức năng xã hội của nó. Mặt khác, như Bordyuk và Lee trình bày “Quá trình toàn cầu hoá đã và đang có tác động lớn đến khái niệm và ngữ dụng học của tiếng Anh thương mại…” [2, 117]. Bên cạnh đưa ra những vấn đề kinh tế như marketing, nhân sự…, các bài đọc cung cấp cho sinh viên lượng kiến thức nhất định về các công ty đa quốc gia. Đó là những công ty đang hoạt động khắp nơi trên thế giới và đang có ảnh hưỏng đến nền kinh tế toàn cầu nói chung và nền kinh tế Việt Nam nói riêng. Lấy bài 1.2 với nội dung về Nokia làm ví dụ. Với nhiều hình thức trình bày khác nhau như bản đồ với trụ sở chính của Nokia, hình ảnh về nơi sản xuất của Nokia, hay các bài tập điền từ, sinh viên được cung cấp một bản sơ lược (profile) về công ty đa quốc gia này. Đối với tác giả của quyển sách, sự chọn lựa Nokia làm nội dung nhằm đảm bảo sự quen thuộc của công ty đối với người học ở khắp nơi trên thế giới. Còn đối với người học mà cụ thể là sinh viên Việt Nam, điều này có thể làm tăng sự quan tâm của họ đối với bài học, đặc biệt những sinh viên đang mong muốn làm việc tại tập đoàn hàng đầu trong lĩnh vực truyền thông di động này. - Một môi trường làm việc hiện đại được xây dựng trong các bài học. Có thể dễ dàng tìm thấy rất nhiều từ vựng và hình ảnh về thiết bị văn phòng hiện đại, phương tiện hiện đại như máy tính xách tay, máy fax, thang máy, phòng hội nghị, hay các từ vựng và hình ảnh liên quan đến cách thức làm việc và giao dịch kinh doanh mới như làm việc từ xa (telecommuting), bán hàng qua mạng (on- line selling). Điều này cho thấy cuốn sách một mặt phản ánh xu thế phát triển của thời đại khoa học và công nghệ thông tin, mặt khác giúp sinh viên làm quen đến khái niệm môi trường làm việc hiện đại, đặc biệt là khái niệm làm việc từ xa, một cách làm việc còn xa lạ ở nước ta. Trong khi đó, hai giáo trình “We Mean Business” và “We Are in Business” giới thiệu văn phòng làm việc truyền thống không có máy móc hiện đại như được minh hoạ trong “We Mean Business” trang 58 hay cách làm việc truyền thống như hình thức thư tín và mua bán không qua mạng trong “We Are in Business”. Với thông tin cũ như vậy, hai giáo trình này khó có thể kích thích sinh viên trong giai đoạn hiện nay. - Văn hoá công ty và văn hoá trong kinh doanh được thể hiện cụ thể trong “Business Basics”. Các bài học “Meeting People”, “People at Work” và “The World of Work” gắn liền với những cách ứng xử như đón tiếp khách viếng thăm, chiêu đãi một đối tác, xưng hô với cấp trên, ăn mặc nơi làm việc. Hoặc bài “Getting a Job” giới thiệu sinh viên quá trình xin việc, cách viết thư xin việc,… Đây chắc chắn là những tình huống mà sinh viên sẽ gặp trong công việc tương 168
- TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 4(39).2010 lai. Như vậy “Business Basics” bên cạnh giúp sinh viên thực hành ngôn ngữ còn giúp sinh viên ý thức được sự cần thiết phải hiếu ngữ cảnh văn hoá xã hội để có thể thành công trong các tình huống đó. Một lần nữa đây là điểm hoàn toàn không được đề cập đến trong “We Mean Business” và “We Are in Business”. Ngưòi học chỉ thực hành các cấu trúc ngữ pháp và từ vựng mà không được đưa vào các tình huống thật trong công việc. - Nhiều vấn đề đang là mối quan tâm chung hiện nay của toàn cầu như môi trường, sự nóng lên của trái đất, dân số, phương tiện giao thông cũng được đưa vào sách “Business Basics”. Như vậy, “Business Basics” đã không tách rời việc học tiếng Anh với bối cảnh xã hội chung của toàn thế giới, nhấn mạnh quan điểm toàn cầu hoá và ý nghĩa văn hoá xã hội trong các bài học. 3.2 Các hoạt động thực hành trong “Business Basics” Theo Savignon [9], một lớp học theo đường hướng giao tiếp (Communicative Language Teaching- CLT) phải bao gồm bốn yếu tố: ngữ pháp (grammatical), diễn ngôn (discourse), chiến lược (strategic) và văn hoá xã hội (sociocultural). Khả năng giao tiếp của người học chỉ được phát triển trọn vẹn khi các hoạt động giao tiếp phải là cơ hội để sinh viên phát triển đồng thời bốn năng lực này. Muốn vậy, người học phải có nhiều cơ hội tương tác, bởi một khi có sự tương tác xảy ra, ngoài yếu tố ngữ pháp hiển nhiên được thực hành, sinh viên sẽ được thực hành năng lực về văn hoá xã hội cùng hai yếu tố còn lại. Theo Berns [1], chính ngữ cảnh quyết định việc sử dụng ngôn ngữ của người nói. Trong “Business Basics”, một trong mục tiêu của từng bài học là phát triển kỹ năng giao tiếp của người học. Hầu hết các hoạt động thực hành ngôn ngữ được thiết kế dưới hình thức tương tác giữa các người học với nhau. Một trong hình thức đó là đóng vai giao tiếp (role playing) trong nhiều tình huống như giải quyết phàn nàn của khách hàng, thương lượng giá cả, đón tiếp khách mới,…. Trong tất cả tình huống này, người học phải ý thức ngữ cảnh và vai của mình để sử dụng ngôn ngữ thích hợp. Lấy bài 4 “Visiting a Company” làm ví dụ, trong bài này, với hoạt động đón tiếp vị khách lần đầu tiên đến công ty, sinh viên sẽ phát triển năng lực về văn hoá xã hội qua việc thể hiện các nghi thức xã giao, sử dụng ngôn ngữ trang trọng (formal language), bắt đầu cuộc đối thoại (breaking the ice) với một đề tài thích hợp nào đó để tránh sốc về văn hoá, đôi khi làm hỏng cuộc gặp mặt đầu tiên này. Ví dụ ở Việt Nam, trong các cuộc gặp gỡ lần đầu, người ta có thể hỏi nhau các vấn đề cá nhân như gia đình, tuổi tác, … để biểu lộ sự quan tâm và thân thiện. Tuy nhiên ở một số nước, đó là điều nên tránh. Bên cạnh đó, quan điểm văn hoá xã hội trong “Business Basics” còn được thể hiện qua các hoạt động giải quyết vấn đề (problem-solving activities). Những hoạt động này yêu cầu sinh viên phải có kiến thức về các vấn đề xã hội. Ví dụ, bài thực hành thêm cho “will” dự báo các xu hướng xã hội trong bài 9.2 “Thinking Ahead” dành cho sinh viên khá giỏi đòi hỏi vốn hiểu biết về các vấn đề như hình thức mua bán, xu hướng sử dụng tiền tệ giữa các nước, nhiệt độ trái đất, … 169
- TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 4(39).2010 4. Kết luận Những phân tích trên đây đã thể hiện rất rõ rằng hầu hết các ngữ liệu trong Business Basics từ các bài đọc, tranh ảnh và ngay cả hoạt động thực hành ngôn ngữ đều gắn liền với các ngữ cảnh văn hóa xã hội cụ thể. Điều này thật sự có ý nghĩa đối với bối cảnh hiện nay của Việt Nam. Đó là trong xu thế toàn cầu hóa, Việt Nam đã là thành viên của WTO, và ngày càng thâm nhập sâu hơn vào nền kinh tế thế giới thì việc học tiếng Anh thương mại gắn liền với những tình huống văn hóa xã hội sẽ giúp cho sinh viên Việt Nam dễ thích ứng với môi trường làm việc mang tính toàn cầu hóa. Tuy nhiên có lẽ không phải người dạy và người học nào đều ý thức được ý nghĩa này. Nguyên nhân có thể là do quan niệm cho rằng sách đơn thuần được dùng để thực hành ngôn ngữ. Bài viết này hy vọng sẽ góp phần thay đổi quan niệm này. Có như vậy, Business Basics nói riêng và sách tiếng Anh thương mại nói chung sẽ được sử dụng đúng hơn với mục đích biên soạn, tăng hứng thú cho người hoc, và góp phần đạt đến mục tiêu của việc học tiếng Anh thương mại, đó là người học có thể sử dụng ngôn ngữ trong các tình huống công việc sau này. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Berns, M., Contexts of Competence: English Language Teaching in Non-native Contexts, New York: Plenum, 1990. [2] Bordyuk, L. & Lee, R.E., Linguistic Competence, Cultural Understanding, and Business education in the Ukraine, 2004. In Alon, I. & McIntyre, J. R. (Eds.) Business Education and Emerging Market Economies: Perspectives and Best Practices (pp.115-140). The Netherlands, Kluwer Academic Publishers. [3] Canagarajah, A.S., Resisting Linguistic Imperialism in English Teaching. Oxford: Oxford University Press, 1999. [4] Corder, S.P., Applied Linguistics and Language teaching. In J. B. Allen & S.P.Corder (Eds.) The Edinburgh Course in Applied linguistics, 2, 1-15. London: Oxford University Press, 1975. [5] Fairclough, N., Language and Power (2th ed.),London: Longman, 2001. [6] Grant, D. & McLarty, Business Basics: Student’s Book, Oxford: Oxford University, 2001. [7] Grant, D. & McLarty, Business Basics: Teacher’s Book, Oxford: Oxford University Press, 2001. [8] Guile, D., From ‘Credentialism’ to the‘Practice of Learning’: Reconceptualising Learning for the Knowledge Economy. Policy Futures in Education, 1(1), 84-105, 2003. [9] Savignon, S.J., Communicative Competence: Theory and Classroom Practice (2nd edition). Sydney: The McGraw Hill Companies, 1997. 170
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "NGHIÊN CỨU CHẤT LƯỢNG NƯỚC VÀ TÔM TỰ NHIÊN TRONG CÁC MÔ HÌNH TÔM RỪNG Ở CÀ MAU"
12 p | 1363 | 120
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "Cái tôi trữ tình trong thơ Nguyễn Quang Thiều."
10 p | 614 | 45
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "NGHIÊN CỨU PHỐI TRỘN CHI TOSAN – GELATI N LÀM MÀNG BAO THỰC PHẨM BAO GÓI BẢO QUẢN PHI LÊ CÁ NGỪ ĐẠI DƯƠNG"
7 p | 518 | 45
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM ẢNH HƯỞNG CỦA MƯA AXÍT LÊN TÔM SÚ (PENAEUS MONODON)"
5 p | 454 | 44
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "ỨNG DỤNG PHƯƠNG PHÁP PCR-GENOTYPI NG (ORF94) TRONG NGHIÊN CỨU VI RÚT GÂY BỆNH ĐỐM TRẮNG TRÊN TÔM SÚ (Penaeus monodon)"
7 p | 378 | 35
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: " NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC DINH DƯỠNG CÁ ĐỐI (Liza subviridis)"
6 p | 380 | 31
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: " NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC SINH SẢN CỦA CÁ ĐỐI (Liza subviridis)"
8 p | 331 | 29
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "NGHIÊN CỨU CẢI TIẾN HỆ THỐNG NUÔI KẾT HỢP LUÂN TRÙNG (Brachionus plicatilis) VỚI BỂ NƯỚC XANH"
11 p | 385 | 29
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "Quan hệ giữa cấu trúc và ngữ nghĩa câu văn trong tập truyện ngắn “Đêm tái sinh” của tác giả Trần Thuỳ Mai"
10 p | 434 | 24
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: " NGHIÊN CỨU TẠO KHÁNG THỂ ĐƠN DÒNG VI-RÚT GÂY BỆNH HOẠI TỬ CƠ QUAN TẠO MÁU VÀ DƯỚI VỎ (IHHNV) Ở TÔM PENAEID"
6 p | 354 | 23
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: " NGHIÊN CỨU ƯƠNG GIỐNG VÀ NUÔI THƯƠNG PHẨM CÁ THÁT LÁT (Notopterus notopterus Pallas)"
7 p | 306 | 22
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CÁ KẾT (Kryptopterus bleekeri GUNTHER, 1864)"
12 p | 298 | 20
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "NGHIÊN CỨU DÙNG ARTEMIA ĐỂ HẠN CHẾ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TIÊM MAO TRÙNG (Ciliophora) TRONG HỆ THỐNG NUÔI LUÂN TRÙNG"
10 p | 367 | 18
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: " NGHIÊN CỨU PHÂN VÙNG THỦY VỰC DỰA VÀO QUẦN THỂ ĐỘNG VẬT ĐÁY"
6 p | 348 | 16
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: " NGHIÊN CỨU THIẾT LẬP HỆ THỐNG NUÔI KẾT HỢP LUÂN TRÙNG (Brachionus plicatilis) VỚI BỂ NƯỚC XANH"
10 p | 373 | 16
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: " NGHIÊN CỨU THAY THẾ THỨC ĂN SELCO BẰNG MEN BÁNH MÌ TRONG NUÔI LUÂN TRÙNG (Brachionus plicatilis) THÂM CANH"
10 p | 347 | 15
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: " NGHIÊN CỨU ƯƠNG GIỐNG CÁ KẾT (Micronema bleekeri) BẰNG CÁC LOẠI THỨC ĂN KHÁC NHAU"
9 p | 258 | 9
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: " NGHIÊN CỨU SỰ THÀNH THỤC TRONG AO VÀ KÍCH THÍCH CÁ CÒM (Chitala chitala) SINH SẢN"
8 p | 250 | 7
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn