intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Báo cáo nghiên cứu khoa học: "ỨNG DỤNG MỘT SỐ PHẦN MỀM ĐỂ HỖ TRỢ VIỆC GIẢNG DẠY HỌC PHẦN NGỮ ÂM HỌC TIẾNG ANH"

Chia sẻ: Nguyễn Phương Hà Linh Linh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

85
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài này giới thiệu việc ứng dụng một số chương trình tiện ích để giúp minh hoạ bằng hình ảnh một số vấn đề về ngữ âm như cơ chế cấu tạo âm và các đặc điểm ngữ âm (độ vang, trường độ, thanh tính). Hy vọng rằng các chương trình được giới thiệu sẽ giúp người học lĩnh hội tốt hơn, hỗ trợ cho việc thu thập dữ liệu trong các bài tập lớn cũng như trong thực tập nghiên cứu....

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Báo cáo nghiên cứu khoa học: "ỨNG DỤNG MỘT SỐ PHẦN MỀM ĐỂ HỖ TRỢ VIỆC GIẢNG DẠY HỌC PHẦN NGỮ ÂM HỌC TIẾNG ANH"

  1. ỨNG DỤNG MỘT SỐ PHẦN MỀM ĐỂ HỖ TRỢ VIỆC GIẢNG DẠY HỌC PHẦN NGỮ ÂM HỌC TIẾNG ANH APPLYING SOFTWARE TO ENHANCE THE QUALITY OF ENGLISH PHONETICS TEACHING NGŨ THIỆN HÙNG Trường Đại học Ngoại Ngữ, Đại học Đà Nẵng TÓM TẮT Bài này gi ới thiệu việc ứng dụng một số chương trình tiện ích để giúp minh hoạ bằng hình ảnh một số vấn đề về ngữ âm như cơ chế cấu tạo âm và các đặc điểm ngữ âm (độ vang, trường độ, thanh tính). Hy vọng rằng các chương trình được giới thiệu sẽ giúp người học lĩnh hội tốt hơn, hỗ trợ cho việc thu thập dữ liệu trong các bài t ập lớn cũng như trong thực tập nghi ên cứu. ABSTRACT This article introduces some utility programs to support the presentation of some Phonetics- related issues with visual demonstration, namely the mechanism of speech sound production and their phonetic features (sonority, length of articulation, voicing). It is expected that such authorwares as suggested can help to facilitate learners’ comprehension in phonetics class and in data collection for research study. 1. Đặt vấn đề Là học phần đư ợc giảng dạy đầu tiên trong các học phần lý thuyết tiếng về ngôn ngữ, Ngữ âm – Âm vị học (NAH-AVH) nhằm trang bị cho ngư ời học một xuất phát điểm để tiếp cận với các thông tin miêu tả về mặt hình thức của ký hiệu ngôn ngữ từ đó hình thành được cái nhìn thấu đáo hơn về 1) bình diện cấu tạo, âm học của các âm và 2) bình diện chức năng, khả năng tổ hợp của chúng trong ngữ lưu. Trên thực tế, để đạt được mục tiêu thứ nhất, việc giảng dạy họ c p hần Ngữ âm học (NAH) gặp nhiều khó khăn, xét trên bình diện truyền đạt của người dạy cũng như lĩnh hội của người học. Ngoài đặc thù của bộ môn lý thuyết tiếng là tính trừu tượng của các khái niệm công cụ cùng các tên gọi, thuật ngữ xa lạ khó nhớ, riêng đối với học phần NAH, người học thường khó hình dung được vấn đề cấu tạo các âm, các đặc điểm âm học của chúng trong phát âm cùng vấn đề tiếp nhận của người nghe xét trên bình diện định tính lẫn định lượng. Sinh viên thường phải cố lĩnh hội các vấn đề được miêu tả và minh hoạ qua các một số hình ảnh hạn chế ở dạng tĩnh in trong sách giáo khoa và do vậy, thường được thuyết giải dài dòng, gây khó hiểu cho người đọc. Bản thân ngư ời dạy học phần này phải đối mặt với vấn đề biểu diễn các thông tin miêu tả về cơ chế cấu tạo âm cùng những đặc trưng ngữ âm của các âm. Việc trình bày ch ỉ bằng lời nói và minh ho ạ của các hình ảnh tĩnh tại lấy được từ các sách giáo khoa và thậm chí ngay cả các chuyên khảo ngữ âm làm hạn chế sự tiếp thu của ngư ời học. Mặt khác, việc củng cố và vận dụng kiến thức đã truyền đạt cho người học cũng còn nhiều hạn chế nếu chỉ thông qua các dạng bài tập theo kiểu đã có trong sách giáo khoa. Xuất phát từ đặc thù môn học NAH-AVH cùng yêu cầu lĩnh hội của người học với những hạn chế của các nguồn t ài nguyên hiện hữu, tôi cố gắng đi t ìm giải pháp cho các vấn đề sau đây: 1) Làm thế nào để trình bày cơ chế cấu tạo các âm tiếng Anh một cách hiệu quả hơn thông qua những hình ảnh sinh động?
  2. 2) Làm thế nào để trình bày những đặc điểm ngữ âm của các âm tiếng Anh về mặt thanh học thông qua các minh hoạ bằng sơ đồ, hình ảnh sinh động? 3) Làm thế nào để củng cố kiến thức đã tiếp thu cho người học và giúp họ phát triển kiến thức đã lĩnh hội? 2. Giải quyết vấn đề Bài báo giải quyết các vấn đề cụ thể sau đây: 1) Thiết kế trình bày các bộ phận cấu âm và thành tố cơ bản của cơ chế cấu tạo âm một cách hình ảnh hơn. 2) Thiết kế trình bày các đặc điểm ngữ âm của các âm tiếng Anh như: trường độ phát âm của âm; thanh tính của âm; độ vang của âm. Về phương pháp tr ình bày, tôi sử dụng chủ yếu phương tiện trực quan nghe nhìn với phần mềm Powerpoint trong Window Microsoft Office 2003 với các liên kết các bộ phần mềm hỗ trợ cho việc giảng dạy ngữ âm như: Phonetics – An Introductive Interaction của T.S. Nicolas Reid Trường Đại học New Zealand Australia Macromedia Authorware 1997. Speech Solutions English Computerized Learning, Inc. 1996 GoldWave phiên bản 4.02 của Chris Craig 1998 Để thu thập dữ liệu có thể sử dụng chương trình Polderbit Sound Recorder and Sound Editor Version 4.0.0.90, và để thiết kế các bài tập có thể sử dụng phầm mềm soạn bài tập trên máy vi tính Hot Potato. Hiện nay, với các phần mềm đã nêu ta có thể tải miễn phí từ trên mạng và có thể cài đặt với các máy tính sử dụng các phiên bản Window từ 1998 trở đi. Riêng chương trình Phonetics – An Introductive Interaction của và Speech Solutions đa số các giáo viên trong khoa đã tu nghiệp tại Úc đã đư ợc tiếp cận và có được chương tr ình này, và việc sao chép sử dụng trong nội bộ Trường Đại học Ngoại ngữ là khả hữu. Với các nguồn tài nguyên và ý thức sử dụng như vậy tôi xin trình bày việc vận dụng vào các nội dung giảng dạy như sau: 2.1. Thiết kế trình bày các bộ phận cấu âm và thành tố cơ bản của cơ chế cấu tạo âm a) Các bộ phận cấu âm: Trên nền các slide của Powerpoint, toàn bộ các bộ phận của bộ máy cấu âm được t rình chiếu. Sau đó các mũi tên chỉ các bộ phận sẽ hướng sự chú ý của người học đến từng bộ phận cấu âm rồi đến tên của bộ phận này. Các bộ phận này sẽ được giới thiệu lần lượt theo trình tự từ trên xuống dưới hoặc từ dưới dần lên trên. Cách trình chiếu này sẽ giúp người học tập trung sự chú ý vào vị trí từng bộ phận cấu âm cùng tên gọi của chúng, khác với cách trình bày tĩnh của giáo trình với sự xuất hiện tất cả bộ phận một lần trên trang giấy, gây nhiễu và làm người học khó tiếp thu với các tên gọi xa lạ. Phần củng cố được thực hiện với việc trình chiếu hình ảnh mô phỏng bộ máy cấu âm liên kết với chương trình Phonetics – An Introductive Interaction, trong đó mỗi bộ phận sẽ lần lượt hiện lên và được tô đậm, nối với mũi tên chỉ tên gọi bộ phận này khi ta click vào từng tên gọi của các bộ phận được trình bày từ trên xuống dưới. Giảng viên cũng có thể click vào bất kỳ tên gọi bộ phận và mũi tên sẽ chỉ vào bộ phận được tô đậm, để giúp người học có phản xạ nhận dạng bộ phận cấu âm nhanh hơn. Người học sẽ được yêu cầu nhìn vào hình ảnh bộ phận cấu âm được tô đậm màu hồng và click vào tên gọi đúng. Mũi tên sẽ hiện lên nối tên gọi đúng với hình ảnh được tô đậm.
  3. Hình 1a: Các bộ phận cấu âm Hình 1b: Các bộ phận cấu âm (giới thiệu trên nền slide của Powerpoint) (giới thiệu trên phần liên kết để củng cố) b) Thành tố cơ bản của cơ chế cấu tạo âm + Cơ chế khởi âm (Initiation) Vấn đề ở đây là minh hoạ các kiểu luồng hơi từ phổi: Âm được tạo ra với luồng hơi thở ra (Egressive pulmonic airstream) hay hút vào (Ingressive pulmonic airstream). Phần này được trình bày với hình ảnh động liên kết với chương trình Phonetics – An Introductive Interaction. Người học sẽ nhìn thấy phổi cử động co vào hay giãn nở khi người phát âm thở ra hay hút vào. Hình 1c: Âm thở ra Hình 1d: Âm hút vào + Cơ chế vang âm: Vấn đề ở đây là minh hoạ cơ chế tạo thanh cho các các âm. H ình ảnh động liên kết với chương trình Phonetics–An Introductive Interaction sẽ cho thấy hoạt động của thanh đới(Vocal folds): các phần sụn phểu và dây thanh khép hay mở; rung hay không rung trong quá trình phát ra một âm. Hình 1e: Thanh đới mở, không rung Hình 1f: Thanh đới khép, rung khi khi phát âm một âm vô thanh phát âm một âm hữu thanh
  4. + Cơ chế cấu hình âm: Vấn đề ở đây là minh ho ạ quá trình tương tác giữa các bộ phận phát âm để tạo hình và chất của âm ở các khoang cộng hưởng. Hình ảnh động liên kết với chương trình Speech Solutions sẽ cho thấy các bộ phận cấu âm động và tĩnh tương tác để cấu tạo các âm với các chất lượng khác nhau. Hình 1g: Tương tác giữa Hình 1h: Tương tác giữa môi trên & môi dưới để tắc hơi môi trên & môi dưới để bật âm Vấn đề minh hoạ khẩu hình, khẩu độ, dạng môi, độ cao của lưỡi khi phát âm nguyên âm cũng có thể được giải quyết bằng cách biểu diễn hình ảnh chính diện của miệng người phát âm các âm, như các nguyên âm [ e ] và [ I ] dưới đây. Phần biểu diễn được liên kết với chương trình Speech Solutions. Hình 1i: Dạng môi và khẩu độ của [e] Hình 1j: Dạng môi và khẩu độ của [I] Hình 1k: Độ cao lưỡi của [e] Hình 1l: Độ cao lưỡi của [I] 2.2. Trình bày minh hoạ một số đặc điểm ngữ âm của các âm tiếng Anh về m ặt thanh học + Độ vang của các loại âm: Vấn đề ở đây là làm thế nào để người học có thể có được bằng chứng về sự phân biệt độ vang của các loại âm. Phần minh hoạ liên kết với chương trình GoldWave sẽ cho thấy độ vang của các loại âm: nguyên âm > phụ âm; âm cận > âm bên > âm mũi > xát > âm tắc xát > âm xát. Hình 2a dưới đây cho thấy độ vang của nguyên âm [ aI ] trong từ eyes và ice lớn hơn độ vang của phụ âm [ z ] và [ s ]; [ s ] lớn hơn [ z ].
  5. Hình 2a: Sóng âm của âm tiết [ aI z ] & [ aI s ] + Trường độ của âm: Người học có thể có ý thức về phát âm phụ âm cuối nhưng thường không ý thức và thể hiện được độ dài của phụ âm cuối. Hình ảnh sóng âm 2a ở trên cũng cho thấy phụ âm vô thanh [ s ] có độ dài phát âm lớn hơn phụ âm hữu thanh [ z ] ở vị trí cuối. Đặc biệt hình này cũng cho thấy nguyên âm [ aI ] trong eyes được phát âm d ài hơn âm [ aI ] trong ice do ảnh hư ởng của phụ âm cuối [ z ]. (Xin xem hình 2a). + Thanh tính của các loại âm: Trong môi trường giảng dạy với điều kiện hạn chế, người dạy thư ờng chỉ cố gắng làm cho học viên cảm nhận được thanh tính của âm qua việc sờ tay lên cuống họng để cảm nhận rung động dây thanh khi phát âm âm hữu thanh; hoặc chỉ minh hoạ qua các hình ảnh tĩnh tại trong sách giáo khoa. Với chương trình Speech So lutions, người học có thể nhìn thấy dây thanh rung động hay không khi một âm cụ thể được phát ra. Ích lợi ở đây là người học có thể phân biệt được 2 âm giống nhau về sự tham gia và tương tác của bộ phận cấu âm nhưng khác nhau về thanh tính qua hình ảnh rung động dây thanh. Hình 2b: Hoạt động của dây thanh Hình 2b: Hoạt động của dây thanh khi phát âm âm vô thanh [ ph ] khi phát âm âm hữu thanh [ l ] 2.3. Vấn đề thu thập và xử lý dữ liệu Đối với người dạy và người học, việc thu thập, xử lý và biểu diễn các thông tin về mặt ngữ âm dường như rất khó khăn và khó thực hiện. Thực ra, vấn đề ở đây là ta sử dụng chương trình phần mềm nào để ghi âm và lưu các dữ liệu dưới dạng các file có đuôi Wave để tiện xử lý bằng máy tính. Ta có thể sử dụng chương trình Sound Recorder có trong phần Office của máy tính (theo đường dẫn Program – Accessories – Entertainment – Sound Recorder). Tuy nhiên, chương tr ình có hạn chế là chỉ ghi âm trong thời lượng 1 phút. Một trong các chương trình có thể tải được trên mạng là Polderbit Sound Recorder and Sound Editor Version 4.0.0.90. Với chương trình này ta có thể sử dụng micro để thu trực tiếp từ cuộc phỏng vấn, các
  6. thể hiện bài tập chẩn đoán âm cũng như sử dụng dây nối 2 đầu để chuyển từ băng cassette sang máy tính và lưu lại dưới dạng file Wave, lọc âm và điều chỉnh âm lượng cũng như cắt dán phần ta cần. Hình 3: Giao diện của Polderbit Sound Recorder & Sound Editor khi thu và xử lý 2 âm tiết [ aI z ] & [ aI s ] 3. K ết luận Chúng tôi hy vọng rằng việc ứng dụng các chương trình tiện ích trên sẽ giúp hỗ trợ cho cả ngư ời dạy lẫn người học trong việc trình bày và lĩnh hội các vấn đề ngữ âm đã nêu. Riêng đối với bản thân người học có thể sử dụng các chương t rình này trong việc thu thập và trình bày các bài tập thảo luận và ngay cả trong luận văn tốt nghiệp của họ nữa. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Craig, Chris 1998 GoldWave version 4.02 http://www.goldwave.com [2] Reid, Nicolas 1997 Phonetics – An Introductive Interaction New Zealand University, Australia Macromedia Authorware. [3] Hot Potatoes Half-Baked Software., Inc. 2004 http://www.halfbakedsoftware.com/hotpot/ [4] Polderbit Sound Recorder and Sound Editor Version 4.0.0.90 http://www.polderbits.com [5] Speech Solutions, English Computerized Learning, Inc. 1996.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2