Báo cáo: Nghiên cứu lịch sử VN
lượt xem 243
download
Đất nước Việt Nam, con người Việt Nam luôn tự hào có một nền văn hiến lâu đời với hơn 4000 nghìn năm lịch sử hào hùng. Có được những trang sử hào hùng ấy là nhờ công lao của biết bao thế hệ cha ông, tổ tiên và các bậc tiền nhân hào kiệt đã nối tiếp nhau thêu dệt nên. Đặc biệt phải kể đến những trang sử vẻ vang của buổi đầu dựng nước khi khai thiên lập địa,đánh dấu sự khởi đầu của đất nước ta, làm nên bước ngoặt cho lịch sử dân tộc Việt. Đó là trang sử về...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Báo cáo: Nghiên cứu lịch sử VN
- Viện Đại học Mở Hà Nội Khoa Du Lịch BÀI TẬP NGHIÊN CỨU LỊCH SỬ VIỆT NAM Giáo viên hướng dẫn: PGS.TS Nguyễn Mạnh Tùng Thực hiện: Lớp A3K18 Năm 2010 ĐỀ TAI : HỒ ̀ QUÝ LY...........133
- Người thực hiên: Trân Đinh Hưng ........................................................................................133 ̣ ̀ ̀ Lớp: A3K18...............................................................................................................................133 I.TIÊU SỬ .................................................................................................................................133 ̉ Người thực hiên: Nguyên Xuân Huy......................................................................................143 ̣ ̃ Lớp: A3K18...............................................................................................................................143 I. TIÊU SỬ ̉ ....................................................................................................143 II. CUÔC ĐỜI .......................................................................................................................143 ̣ 1.Gặp gỡ Nguyễn Trãi.............................................................................................................144 2.Vụ án Lệ Chi Viên................................................................................................................145 * Quan điểm của các sử gia...................................................................................................145 * Trong văn học nghệ thuật...................................................................................................147 c.Được lập miếu thờ..............................................................................................................147 d.Truyền thuyết rắn báo oán..................................................................................................147 2Bùi Thị Xuân : Nữ tướng tài ba............................................................................................169 3Tính Cách Của Một Nữ Tướng...........................................................................................170 a) Có tấm lòng thương dân.................................................................................................170 ii.Không vì tình riêng..........................................................................................................170 iii.Bại trận vẫn hiên ngang................................................................................................170 Ngoài thái độ hiên ngang khi bị hành hình, người ta còn truyền rằng khi nghe Bùi Thị Xuân bị bắt, chúa Nguyễn Ánh bèn sai người áp giải đến trước mặt rồi hỏi với giọng đắc chí: Ta và Nguyễn Huệ ai hơn?..................................................................................170 ĐỀ TAI: TRẦN KHÁT CHÂN ................................................................................................179 ̀ Người thực hiên: Nguyên Văn Manh.....................................................................................179 ̣ ̃ ̣ I. TIÊU SỬ .............................................................................................................................180 ̉ 3. Vinh danh............................................................................................................................182 III. HUYÊN TRÂN VỚI THI CA NGHỆ THUÂT ...............................................................186 ̀ ̣ ................................................................................................................................................186 iii. TƯỞNG NHỚ..................................................................................................................186 Đền thờ Huyền Trân công chúa.............................................................................................186 Địa chỉ: thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế..................................................................186 a.Hoàng hậu Nhà Lý...............................................................................................................188 b.Góp phần xây dựng nhà Trần ............................................................................................188 c.Mối quan hệ với Trần Thủ Độ...........................................................................................189 ĐỀ TAI: LÊ PHỤNG HIỂU .....................................................................................................190 ̀ Người thực hiên: Đỗ Quang Minh..........................................................................................190 ̣ 4TIÊU SỬ...............................................................................................................................190 ̉ Lê Phụng Hiểu (? - ?) là một đại tướng nhà Lý, phụng sự ba triều vua đầu tiên của nhà Lý đó là vua Lý Thái Tổ, Lý Thái Tông và Lý Thánh Tông. Ông là người có công rất lớn trong việc phò vua Lý Thái Tông tức Lý Phật Mã lên ngôi............................................................190 II. SỰ NGHIÊP.......................................................................................................................191 ̣ 1. Phò tá nhà Lý.......................................................................................................................191 a. Dẹp loạn Tam Vương...................................................................................................191 b. Nhậm chức Đô thống Thượng tướng quân...................................................................191 2. Giai thoại............................................................................................................................191 a) Một mình địch lại cả một làng.....................................................................................191 b) Lê Phụng Hiểu và sự tích thác đao điền..........................................................................191 ĐỀ TAI: NGUYỄN CẢNH CHÂN ..........................................................................................193 ̀ Người thực hiên: Trịnh Thị Ngân ..........................................................................................193 ̣ ĐỀ TAI: QUANG TRUNG NGUYỄN HUỆ ...........................................................................198 ̀ Người thực hiên: Nguyên Quynh Như...................................................................................198 ̣ ̃ ̀ 1.Công hộ giá.............................................................................................................................202 2.Anh dũng hy sinh....................................................................................................................203 ĐỀ TAI: MẠC ĐĂNG DUNG ..................................................................................................209 ̀ Người thực hiên: Vũ Thị Nhuân .............................................................................................209 ̣ ̀ 2
- 2. Làm vua...............................................................................................................................215 3. Quan hệ với nhà Minh........................................................................................................216 ...........................................................................................................................................217 a. Năm 1528........................................................................................................................217 b. Đầu hàng năm 1540........................................................................................................217 II. CUỘC ĐỜI....................................................................................................................225 1.Người học trò xuất sắc của Chu Văn An .................................................................225 Ông là một trong những học trò xuất sắc của Chu Văn An, đỗ Thái học sinh (Tiến sỹ) và ra làm quan vào năm 1323, dưới thời vua Trần Minh Tông. Năm 1345, ông được cử làm Chánh sứ sang thương thảo với nhà Nguyên; sau khi trở về, ông được giao giữ chức Chưởng bạ thư khiêm khu mật tham chính, và 12 năm sau ông được thăng đến chức Nhập nội hành khiển tri khu mật viện sự, rôi thăng lên chức Nhâp nôi nap ngôn. Vao ̀ ̣ ̣̣ ̀ những năm 60 cua thế kỉ 14, ông được cử trông coi viêc phong thủ biên cương.............225 ̉ ̣ ̀ Pham Sư Manh là ban thân cua Lê Quat, cả hai đêu nôi tiêng về văn hoc cung như đao đức ̣ ̣ ̣ ̉ ́ ̀ ̉ ́ ̣ ̃ ̣ cuôi đời Trân. Đã nhiêu lân ông cung Lê Quat muôn sửa đôi môt số chế độ nhà Trân, song ́ ̀ ̀̀ ̃ ́ ́ ̉ ̣ ̀ không được nghe theo. Phạm Sư Mạnh là một trí thức Nho giáo, sống có hoài bão, mang nặng ưu tư trước bao biến thiên của thời cuộc. Ông có nhiều trăn trở trước sự suy thoái của đạo Thánh hiền ở cuối đời Trần. Người ta thường nói đến thái độ bài Phật của Lê Quát, và đôi khi còn gán ghép cho ông, nhưng đọc lại bài văn bia của Lê Quát viết về chùa Thiệu Phúc (Bắc Giang), và bài văn bia do ông viết ở chùa Sùng Hưng (núi Văn Lỗi), chúng ta chẳng tìm thấy có điểm nào được gọi là “bài Phật”, mà nói như Gs Nguyễn Huệ Chi, bài văn bia của Lê Quát “thực chất chỉ là một lời tự thú về cái bất lực của một tín đồ nhà Nho trước cảnh hiu quạnh của môn phái mình” mà thôi..................225 Tuy là một nhà Nho nặng lòng trắc ẩn với đạo Thánh hiền, nhưng Phạm Sư Mạnh lại là người có những chiêm nghiệm rất thâm trầm về triết lý nhà Phật. Qua những tác phẩm thơ văn ông để lại, đặc biệt là bài thơ đề vịnh chùa Báo Thiên và bài văn bia chùa Sùng Hưng, chúng ta thấy rằng, Phạm Sư Mạnh là người có ý thức rất rõ trong việc giữ gìn các giá trị truyền thống và nguồn mạch tâm linh của dân tộc. Theo ông, ngôi chùa không chỉ là nơi quy hướng tâm linh của người dân mà còn là điểm hội tụ của hồn thiêng sông núi, là giềng mối muôn đời hộ trì cho sự an nguy của nước nhà. Nếu không có được một tâm thức như vậy thì trong bài bi minh chùa Sùng Hưng, núi Vân Lỗi, ông cũng không thể viết được rằng: Kề non Vân Lỗi, Am cỏ bên sông, Người đứng xây dựng, Giới tuệ viên thông, Kẻ sống người chết, Nghìn năm phúc chung, Chúng sinh cứu vớt, Từ bi rủ lòng, Bến mê dẫn đặt, Muôn loài qua sông, Mọi người hớn hở, Khắp chốn ngóng trông, Đạo huyền sâu lắng, Bờ bến khôn cùng…”.....................................................................225 2. Nhà thơ yêu nước.................................................................................................................225 Ngoai viêc là môt vị quan tai gioi, ông con là nhà thơ yêu nước có tập "Hiệp Thạch tập". ̀ ̣ ̣ ̀ ̉ ̀ Tại núi Kính Chủ ở quê hương ông, trên vách đá có khắc bài thơ và bút tích của ông...225 Trước tác của Phạm Sư Mạnh còn lại không nhiều, ngoài bài văn bia chùa Sùng Hưng nói trên, hiện chỉ còn 33 bài thơ được chép rải rác trong Việt âm thi tập, Trích tuyển chư gia luật thi, Trích diễm thi tập và Toàn Việt thi lục. Trong đó, có khá nhiều bài thơ vịnh cảnh những ngôi chùa nổi tiếng ở Thăng Long và những vùng lân cận,như Đề Cam Lộ tự (Đề vịnh chùa Cam Lộ), Đông Sơn tự hồ thượng lâu (Lầu trên hồ chùa đông Sơn), Du Phật Tích Sơn ngẫu đề (Thăm chùa núi Phật Tích ngẫu hứng đề thơ)….......................226 Đặc biệt, bài thơ Đề Báo Thiên tháp mà ông để lại, đối với hậu thế hôm nay, đó là một lời hoài vọng ngậm ngùi, và cũng là một tư liệu lịch sử quý giá, là “của tin còn lại” về một danh lam bậc nhất của đất Thăng Long xưa, từng được tôn vinh An Nam tứ đại khí trong suốt hơn 800 năm, trước khi bị Giám mục Puginier cấu kết với gian thần Nguyễn Hữu độ cho triệt phá để xây dựng nhà thờ Lớn, Hà Nội vào năm 1883:..........226 Trấn áp đông tây củng đế kỳ Khuy nhiên nhất tháp độc nguy nguy Sơn hà bất động kình thiên trụ Kim cổ nan ma lập địa chùy Phong bãi chung linh thời ứng đáp 3
- Tinh di đăng chúc dạ quang huy Ngã lai dục thử đề danh bút Quản lĩnh xuân giang tác nghiễn trì.............................................................................226 Trấn áp đông tây giữ đế đô................................................................................................226 Hiên ngang ngọn tháp đứng trơ trơ....................................................................................226 Non sông vững chãi tay trời chống....................................................................................226 Kim cổ khôn mòn đỉnh tháp nhô........................................................................................226 Thỉnh thoảng gió lay chuông ứng đáp................................................................................226 Đêm đêm sao xế đuốc khôn mờ.........................................................................................226 Tới đây những muốn dầm ngòi bút...................................................................................226 Chiếm cả dòng sông mài mực thơ....................................................................................226 (Đào Thái Tôn dịch )...........................................................................................................226 Bài thơ này có thể được Phạm Sư Mạnh trước tác trước năm 1368, trong thời gian ông còn làm quan ở kinh thành Thăng Long. Sau năm 1368, ông được cử đi xét duyệt quân binh ở các lộ rồi lui về ở ẩn, và không biết ông đã mất vào năm nào. ...........................226 III. TƯỞNG NHỚ.............................................................................................................227 Hiên nay cac văn bia cua Pham Sư Manh được tim thây ở động Kính Chủ hay còn gọi là ̣ ́ ̉ ̣ ̣ ̀ ́ Động Dương Cốc từng được phong là “Nam Thiên đệ lục động”. Đây là môt trong 22 ̣ hang đông trên núi Dương Nham (xã Phạm Mệnh) , huyên Kinh Môn, Hai Dương.......227 ̣ ̣ ̉ Ngoai ra bai vị cua ông cung được thờ ở văn miêu Mao Điên ở làng Mậu Tài, xã Cẩm ̀ ̀ ̉ ̃ ́ ̀ Điền (Cầm Giàng, Hải Dương) với lịch sử hơn 500 năm, cung với bai vị cua Khổng Tử, ̀ ̀ ̉ ông tổ của đạo Nho , cac bài vị của danh nhân văn hóa thế giới Nguyễn Trãi, thầy giáo ́ Chu Văn An, Lưỡng quốc trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi, Trạng trình Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nhà toán học Vũ Hữu, Danh y Tuệ Tĩnh, nữ tiến sĩ đầu tiên Nguyễn Thị Duệ.............227 Tên cua Pham Sư Manh cung được dung để đăt tên môt con phố nhỏ ở HN. Phố Phạm Sư ̉ ̣ ̣ ̃ ̀ ̣ ̣ Mạnh là đất cũ trong Cục Bảo Toàn. Phố này vốn ngày xưa là nơi đúc tiền thời Nguyễn (còn gọi là Tràng Tiền), do đó thời Pháp thuộc gọi là phố "Xưởng đúc tiền" (Rue de la Sapèquerie). Sau năm 1945, phố được mang tên Phạm Sư Mạnh....................................227 Hậu thế hôm nay, mỗi khi hoài niệm về chùa Báo Thiên, gợi nhắc lại An Nam tứ đại khí, vẫn mãi biết ơn ông về bài thơ này. Khắp các tỉnh thành cả nước, hiện đều có những con đường được mang tên ông...............................................................................227 TIÊU SỬ.....................................................................................................................................228 ̉ II. CUỘC ĐỜI...........................................................................................................................228 1. Nã đại bác vào tòa khâm sứ đồn Mang Cá.......................................................................228 ĐỀ TÀI: CÁC CHÚA NGUYỄN.............................................................................................258 Người thực hiện: Đặng Thị Thu Thảo.................................................................................258 Lớp: A3K18............................................................................................................................258 I. CHÍN CHÚA........................................................................................................................258 1. Xuất thân.............................................................................................................................261 2. Thời gian tại kinh thành Huế............................................................................................262 3. Phong trào Cần Vương.......................................................................................................262 II. CUỘC ĐỜI LƯU VONG.................................................................................................262 1. Lưu vong............................................................................................................................262 IV. KẾT LUẬN.......................................................................................................................264 Cuộc đời và những câu chuyện kể về vua Hàm Nghi - vị vua tài năng và có số phận kỳ lạ không chỉ được ghi lại trong lịch sử của nước Việt Nam, mà còn đi vào văn học, tiểu thuyết nước ngoài như một câu chuyện cổ tích thần kỳ......................................................264 ĐỀ TÀI: TỐNG DUY TÂN......................................................................................................275 Người thực hiện: Vũ Thị Thu................................................................................................275 Lục long thiên ngoại cách yên phân.......................................................................................281 Ngoài trời xe ngựa khói mây mờ............................................................................................281 1. Bối cảnh lịch sử.................................................................................................................321 2. Diễn biến............................................................................................................................322 4
- ĐỀ TÀI: LẠC LONG QUÂN VÀ ÂU CƠ Người thực hiện: Lê Thị Ngọc Ánh Lớp: A3K18 Đất nước Việt Nam, con người Việt Nam luôn tự hào có một nền văn hiến lâu đời với hơn 4000 nghìn năm lịch sử hào hùng. Có được những trang sử hào hùng ấy là nhờ công lao của biết bao thế hệ cha ông, tổ tiên và các bậc tiền nhân hào kiệt đã nối tiếp nhau thêu dệt nên. Đặc biệt phải kể đến những trang sử vẻ vang của buổi đầu dựng nước khi khai thiên lập địa,đánh dấu sự khởi đầu của đất nước ta, làm nên bước ngoặt cho lịch sử dân tộc Việt. Đó là trang sử về Lạc Long Quân và Âu Cơ – về tổ tiên con dân nước Việt, về nguồn cội dòng giống dân tộc Việt và sự hình thành nhà nước đầu tiên của chúng ta. Tác phẩm nghiên cứu lịch sử mang tên “Lạc long Quân và Âu Cơ” hứa hẹn sẽ mang lại cho các bạn nguồn cảm hứng, cái nhìn toàn diện, những khám phá mới mẻ, hoài niệm thú vị về đề tài Lạc long Quân và Âu Cơ . Tác phẩm gồm 5 phần xuyên suốt và thống nhất theo một chủ đề. • Phần I: Lạc Long Quân và Âu Cơ. • Phần II: Ý nghĩa và giá trị. • Phần III: Chuyện bên lề. • Phần IV: Con Rồng Cháu Tiên. • Phần V: Khám phá hình ảnh. Lịch sử dân tộc Việt Nam đã khởi đầu bằng một huyền thoại cao đẹp, huyền thoại "Con Rồng Cháu Tiên". Cách đây lâu đời lắm, ở Lĩnh Nam có một thủ lĩnh tên là Lộc Tục, hiệu là Kinh Dương Vương, sức khoẻ tuyệt trần, lại có tài đi lại dưới nước như đi trên cạn. Một hôm, Kinh Dương Vương đi chơi hồ Ðộng Ðình, gặp Long Nữ là con gái Long Vương, hai người kết duyên thành vợ chồng và ít lâu sau sinh được một người con trai, đặt tên là Sùng Lâm. Lớn lên Sùng Lâm rất khoẻ, một tay có thể nhấc bổng lên cao tảng đá hai người ôm. Cũng như cha, 5
- Sùng Lâm có tài đi lại dưới nước như đi trên cạn. Khi nối nghiệp cha, chàng lấy hiệu là Lạc Long Quân. Lúc bấy giờ ở đất Lĩnh Nam còn hoang vu, không một nơi nào yên ổn, Lạc Long Quân quyết chí đi du ngoạn khắp nơi. Chàng đã giúp dân trừ được rất nhiều tai ương, hoạn nạn như diệt Ngư tinh, Hồ tinh, Mộc tinh. Không những thế chàng còn chỉ cho nhân dân biết cách trồng lúa, đánh cá, làm nhà mà làm ăn sinh sống. Chàng được nhân dân khắp mọi nơi yêu quý, khâm phục. Lạc Long Quân đi tuần thú gặp Âu Cơ (con gái Đế Lai-người từ phương Bắc) ở động Lăng Xương (nay là huyện Thanh Thủy, Phú Thọ) kết duyên thành vợ chồng, đưa về núi Nghĩa Lĩnh. Tục truyền rằng, Âu Cơ sinh ra một bọc trăm trứng nở thành trăm con trai. Khi các con lớn lên, Lạc Long Quân đã nói với Âu Cơ rằng: “Ta là giống Rồng, nàng là giống Tiên, thủy hỏa khắc nhau, chung hợp thật khó...” Vì thế, hai vị đã chia 50 người con theo mẹ lên núi, 50 người con theo cha xuống biển để lưu truyền được lâu dài. Vương thứ nhất, đặt tên nước là Văn Lang, đóng đô ở Phong Châu, chia nước làm 15 bộ. Nơi vua ở là bộ Văn Lang, con trai vua gọi là Quan Lang, con gái vua gọi là Mỵ Nương, tướng văn gọi là Lạc hầu, tướng võ gọi là Lạc tướng, các quan gọi là Bồ chính, đời đời cha truyền con nối gọi là Phụ đạo.Tương truyền đã truyền cho nhau 18 đời vua đều lấy hiệu là Hùng Vương, trị vì đất nước trong 2621 năm (từ năm Nhâm Tuất 2879 TCN đến năm 258 TCN), trở thành tổ tiên của các tộc người, dòng họ Việt Nam ngày nay. Lạc Long Quân là người mở mang cõi Lĩnh Nam, đem lại sự yên ổn cho dân. Vua Hùng là người dựng nước, truyền nối được mười tám đời. Do sự tích Lạc Long Quân và Âu Cơ, nên dân tộc Việt Nam vẫn kể mình là dòng giống Tiên Rồng. Truyền thuyết Con Rồng Cháu Tiên lần đầu tiên được chép trong cuốn Lĩnh Nam Chích Quái của Trần Thế Pháp với tựa đề Hồng Bàng Thị. Không đơn thuần chỉ phản ánh một nguồn cội con người, một giống nòi dân tộc, truyền thuyết về Lạc Long Quân và Âu Cơ còn chứa đựng biết bao ý nghĩa sâu xa toát lên ở nhiều khía cạnh về đất nước và con người Việt Nam: về lịch sử, chính trị, văn hóa, xã hội, tâm linh… Câu chuyện thần thoại mà thấm đẫm ý nghĩa, giá trị lịch sử và nhân văn cao cả; ăn sâu vào nếp nghĩ và tâm hồn người Việt. Truyền thuyết Lạc Long Quân và Âu Cơ đánh dấu sự ra đời nhà nước đầu tiên của dân tộc ta, quốc hiệu là Văn Lang, kinh đô đóng ở Phong Châu (Phú Thọ), chia nước làm 15 bộ (bao gồm :Giao Chỉ, Chu Diên, Vũ Ninh, Phú Lộc, Việt Thường, Cửu Đức, Ninh Hải, Dương Tuyền, Lục Hải,Vũ Định, Hoài Hoan, Cửu Chân, Bình Văn, Tân Hưng, nơi vua ở là bộ Văn Lang ) đều là đất thần thuộc của Hùng Vương. Nhà nước Văn Lang từ khi thành lập đã là 6
- một nhà nước độc lập, tự chủ, có bờ cõi, lãnh thổ riêng, có tổ chức chính trị riêng, được phân công quản lí rõ ràng , đứng đầu là vua Hùng. Qua câu chuyện, chúng ta có thể thấy sự hình thành nhiều tập tục trong đời sống sinh hoạt, sản xuất và văn hóa có giá trị sâu sắc còn lưu truyền đến ngày nay như: Làm nhà sàn, trồng lúa nếp, thổi cơm lam, tục vẽ mình, vẽ mắt thuyền khi ra khơi đánh bắt…Nhân dân biết giúp đỡ nhau , dựa vào nhau cùng chung sống. Với sức mạnh phi thường của Lạc Long Quân, chàng đã cứu giúp nhân dân khỏi 3 hoạn lớn. Những địa danh nổi tiếng như: núi Cẩu Đầu Sơn, Cẩu Đầu Thủy, đảo Bạch Long Vĩ đã được hình thành từ việc giết Ngư Tinh. Và đầm Xác Cáo, nay là Tây Hồ có tên nhờ việc diệt Hồ Tinh. Vùng Quỷ Xương Cuồng cũng nhờ dự đánh đuổi Mộc Tinh của chàng. Cộng đồng người Việt đã góp mặt vào cộng đồng nhân loại từ rất lâu đời cách đây hơn 4000 năm, sinh sống và phát triển thành một xã hội to lớn. Con người Việt Nam từ buổi sơ khai hình thành đã có những phẩm chất tốt đẹp đáng quý không thua kém gì con người trên khắp thế giới. Người Việt có tiếng nói riêng và có ý thức dân tộc sâu sắc; cùng nhau thêu dệt nên bản sắc dân tộc Việt. Người Việt Nam tin rằng mình vốn thuộc dòng giống Tiên Rồng ,bởi thế đối với người Việt Nam nói riêng, con rồng thực sự là một con vật hết sức thiêng liêng và cao quý. Rồng là tổ tiên của con người Việt Nam. Nó tượng trưng cho sức mạnh, quyền lực của dân tộc Việt Nam và được nhân dân khắp nơi quý trọng, tôn thờ. Con rồng trong Phật giáo là linh vật Hộ Pháp, tức là bảo vệ cho giáo lí Phật giáo và những ai theo đuổi giáo lí đó. Con rồng được xem là một trong tứ quý: Long, Lân, Quy, Phụng. Nhiều nơi người ta lập đền thờ để thờ con rồng. Tiên được quan niệm là người sống trên núi, hiền từ thanh thoát, sống mãi không chết. Còn rồng thì được coi là chúa tể của biển cả, làm mưa làm gió, thiên biến vạn hóa. Qua biểu tượng rồng tiên trên đây ông bà tổ tiên muốn dạy chúng ta rằng: con người là một kết hợp vừa biến hóa vừa trường cửu, vừa vật chất, vừa siêu phàm, vừa linh ẩn, vừa thường hằng, vừa xinh đẹp dịu hiền, vừa hùng dũng cương quyết, vừa tình vừa lý, vừa chan chứa yêu thương, vừa uy lực vô song. Và để tưởng nhớ các bậc thủy tố, các bậc tiền nhân đã có công dựng nước và giữ nước ,nhân dân Việt Nam nhiều nơi đã xây các công trình đền thờ, khu di tích lịch sử, bảo tàng văn hóa lịch sử về Lạc Long Quân, Âu Cơ và các vị vua Hùng nhằm thể hiện truyền thống “uống nước nhớ nguồn”,tấm lòng hiếu đạo của những người con đất Việt. Hàng năm nhân dân đều tổ chức các lễ hội, lễ hành hương, các chương trình văn hóa nghệ thuật để bày tỏ tình cảm của mình với tổ tiên. Như đền Mẫu Âu Cơ ở Hạ Hòa – Phú Thọ, đền Báo Ân ở Hưng Yên; đền Lạc Long Quân ở Việt Trì – Phú Thọ, đền Kim Liên ở Hà Nội, đền Tổ đình Quốc tổ Lạc Hồng ở phường 3 – Gò Vấp- tp Hồ Chí Minh . 7
- Thời Hùng Vương đã trở thành huyền sử; có sót lại chăng chỉ còn là những tục ngữ ca dao và cổ tích lưu truyền trong dân gian. Nhưng ngày giỗ Tổ Hùng Vương vẫn ăn sâu vào tâm linh người Lạc Việt. Trải qua hơn 1000 năm Bắc thuộc dưới ách đô hộ phong kiến Bắc phương; tiếp theo là 1000 năm hưng quốc với bao thăng trầm của lịch sử; tâm linh của người Lạc Việt vẫn luôn nhớ về cội nguồn. Ngày giỗ Tổ 10 – 3 là một trong những ngày lễ hội thiêng liêng nhất của người Lạc Việt. Dù đi ngược về xuôi Nhớ ngày giỗ tổ mùng mười tháng ba Dù ai buôn bán gần xa Nhớ ngày giỗ tổ hang ba mùng mười Huyền thoại Lạc Long Quân và Âu Cơ mãi mãi trường tồn với non nước, con người Việt Nam. Nó không những trở thành một ý niệm thiêng liêng, lòng tự hào , tự tôn dân tộc của nhân dân Việt Nam, mà còn là một biểu tượng cao đẹp của dân tộc Việt Nam mà bạn bè khắp năm châu luôn ngưỡng mộ. Câu chuyện thuở xưa còn gìn giữ đến ngày nay đã phản ánh rất sinh động linh hồn người Việt, xứng đáng mang một tầm vóc lịch sử quốc gia của một dân tộc anh hùng. 8
- ĐỀ TÀI: SỰ TÍCH BÁNH CHƯNG BÁNH DÀY Người thực hiện: Đặng Tuấn Anh Lớp: A3K18 Trong văn hóa ẩm thực của người Việt Nam, bánh chưng là món ăn truyền thồng nhằm thể hiện lòng biết ơn của con cháu với cha ông và trời đất, xứ sở. Nó có nguồn gốc từ thời vua Hùng thứ VI. Bánh chưng song hành cùng lịch sử dân tộc và trở thành biểu tượng của ngày Tết cổ truyền Việt Nam. Bánh chưng được gói từ lá dong với thịt lợn, đỗ xanh, gạo nếp. Bánh được làm vào các dịp Tết Nguyên Đán và ngày giỗ Tổ Hùng Vương (mùng 10 tháng 3 Âm lịch). Dịp Tết ngày nay ít thấy cảnh các bà các chị tất bật chuẩn bị làm bánh chưng, nào rửa lá dong, nào ngâm gạo hay đãi đỗ, cảnh trẻ con háo hức xem bố mẹ gói bánh, cảnh già trẻ lớn bé ngồi quây quần bên bếp lửa nấu bánh chưng, mặc cho ngoài trời sương lạnh giá. Với nhiều thế hệ, chiếc bánh chưng là niềm hân hoan của ngày Tết sum vầy, đoàn tụ. Những chiếc bánh đẹp, đầy đặn, vuông vức được dành riêng để cúng Tổ tiên. Bánh chưng vẫn nhắc nhở con cháu ngàn đời về truyền thống dân tộc. Ngày nay, nguyên liệu làm bánh chưng vẫn vậy, vẫn gạo nếp, lá dong, thịt mỡ, đỗ xanh. Bánh muốn ngon thì phải chuẩn bị nguyên liệu thật kĩ: gạo ngâm đãi thật kĩ,đậu xanh đồ vừa chín tới, thịt phải có cả mỡ, nạc, bì, ướp đủ gia vị, gói xong phải luộc ngay bánh mới xanh. Để chiếc bánh vuông đẹp, chín rền thì lúc gói phải “ đỗ trong gạo, gạo trong lá”, gói chặt tay, không cần ép mà bánh vẫn để được lâu, miếng bánh sau khi cắt nhân đỗ, thịt nạc luôn cân đối ở tất cả các phần. Lại nói về cách cắt bánh, ngày nay, mọi người cắt bánh thành 4 hoặc 8 phần. Lạt được tước nhỏ, đặt theo hình chữ thập chính giữa bánh, rồi lại đặt 2 chiếc lạt theo 4 góc thành một hình chữ thập nữa. Kế đó, lật ngược chiếc bánh lên, thắt lạt lại theo thứ tự để cắt bánh. Với cách cắt này, các miếng bánh thật đều nhau, đều có cả thịt và nhân đỗ. Thế nhưng, rất ít người biết đến cách bánh của người xưa. Người xưa cắt bánh thành 9-16 miếng vuông vức. Những miếng bánh ở giữa được dành cho người lớn tuổi. Nhưng miếng bánh xung quanh được dành cho cha mẹ,tiếp theo nữa là dành cho con cháu. Điều dó thể hiện truyền thống tôn trọng người cao tuổi,"kính già, già để tuổi cho" của dân tộc. Song hành với bánh chưng là bánh dày. Bánh có hình tròn, thường được làm bằng gạo nếp. Bánh được làm chủ yếu trong dịp giỗ tổ Hùng Vương. Cách làm bành tuy đơn giản nhưng lại rất kì công. Người ta chọn loại gạo nếp ngon, đồ kỹ (có thể đồ hai lượt), rồi giã trong cối tới khi có được một khối bột nếp chín dẻo quánh. Đây là công việc đòi hỏi sức vóc, thường chỉ nam thanh niên làm vì bột nếp chín đặc biệt dính và quánh, việc nhấc chày lên cũng không đơn giản. Nếu giã không nhuyễn hẳn ăn còn hạt gạo sẽ mất ngon, dễ bị "lại" 9
- bánh. Thường thường người ta có thể dùng chút mỡ lau vào đầu chày giã cho đỡ bị bết dính, nhưng óc lợn hấp chín được sử dụng cho mục đích này nhiều hơn. Bánh dày loại phổ biến nhất là loại bánh dày trắng không nhân, nhỏ bằng lòng bàn tay, nặn hình tròn dày chừng 1 đến 2 cm. Cứ 2 cái bánh thì thành một cặp. Người mua có thể chọn mua một cái hay cả cặp và thường kẹp ăn chung với giò lụa, ruốc… Có một địa danh gắn liền với bánh dày, đó là bánh dày Quán Gánh (trên đường từ Hà Nội đi Hải Dương. Khi đi qua địa danh giáp Hà Nội này, người ta thường gặp nhiều sạp bán bánh dày Quán Gánh. Loại bánh này thường bán thành một cọc gồm 5 bánh, nhân mặn hoặc nhân ngọt, gói trong lá chuối tươi. Các loại bánh của nông thôn miền bắc Việt Nam kể trên thường để không được lâu, có lẽ chỉ một ngày là se mặt hoặc lại gạo hoặc ôi thiu. Với loại bánh dày của người vùng cao thì khác. Bánh được chế biến cùng cách kể trên mỗi dịp Tết, song được nặn to như cái bánh đa. Bánh được trữ trên gác bếp, để khô cả năm trời và là món ăn quý. Mỗi khi dùng, người ta xắt bánh ra thành miếng nhỏ, rồi nướng phồng trên bếp than như bánh tổ Dáng vuông của bánh chưng, dáng tròn của bánh dày đã thể hiện vũ trụ quan của người Việt cổ. Hình tròn tượng trưng cho bầu trời,hình vuông tượng trưng cho mặt đất.Người xưa đã khéo léo lựa chọn hai sản vật thật đặc biệt dâng lên trời đất, dâng lên tổ tiên. Hai thứ bánh này cũng thể hiện sụ tương giao hòa hợp của hai hình thể "rỗng" và "đặc", "vuông" và "tròn"- tuy tương khắc nhau như "trời" và "đất", "đàn ông" và "đàn bà" nhưng phải kết giao với nhau, tạo nên vạn vật. "Lễ vuông tròn" của bánh chưng - bánh dày thể hiện tình cảm gắn bó thủy chung của vợ chồng, giống như câu thơ của Nguyễn Du: "Trăm năm tính cuộc vuông tròn Phải dò cho đến ngọn nguồn lạch sông." Bánh chưng - bánh dày đã trở thành món ăn truyền thống của dân tộc Việt Nam. Qua hàng ngàn năm,bánh chưng-bánh dày vẫn trường tồn,vẫn cách làm ấy,vẫn nguyên liệu ấy, vẫn hương vị ấy... Bánh chưng-bánh dày thể hiện truyền thống quý báu của nhân dân ta. Đặc biệt,chiếc bánh chưng là tín hiệu của ngày Tết,là biểu tượng của sum họp,đoàn tụ,là món ăn không thể thiếu trong mâm cỗ ngày Tết: "Thịt mỡ,dưa hành,câu đối đỏ, Cây nêu,tràng pháo,bánh chưng xanh." 10
- ĐỀ TÀI: NỮ TƯỚNG LÊ CHÂN Người thực hiện: Nguyễn Thị Mai Anh Lớp A3K18 Nữ tướng Lê Chân không chỉ là niềm tự hào của người dân Hải Phòng nói riêng mà còn là niềm tự hào của dân tộc ta đặc biệt là đối với người phụ nữ Việt Nam. I. TIỂU SỬ Về nữ tướng Lê Chân hiện nay không rõ cụ thể năm sinh năm mất, chỉ biết bà xuất thân trong một gia đình có truyền thống dạy học và chữa bệnh. Cha bà là Lê Đạo nổi tiếng là ngươi nhân đức luôn sẵn lòng giúp đỡ những người dân nghèo khổ. Mẹ bà là Trần Thị Châu – một người phụ nữ đảm đang hiền thục. Hai người lấy nhau đã lâu sau một lần đến vùng đất Yên Tử linh thiêng thành tâm cầu khấn mới sinh hạ được Lê Chân. Nàng không chỉ xinh đẹp tài năng mà ẹ còn đặc biệt có chí hơn người. Chính sắc đẹp của nàng là nguyên nhân gây ra thảm họa cho cả gia đình. II. CUỘC ĐỜI Vào mùa xuân năm Kiến Vũ thứ 16 tức tháng ba năm 40 TCN, thời gian đó, quân Hán đang xâm lược nước ta trong một lần đi kinh lý qua vùng Đông Triều, tên Thái thú nhà Hán là Tô Định nghe kẻ nịnh thần tâu về sắc đẹp như tiên nữ giáng trần của Lê Chân . Hắn ngỏ ý muốn lấy nàng làm thiếp nhưng Lê Chân và cha mẹ nhất mực khước từ. Tức giận vì việc cầu hôn không thành, theo truyền thuyết Tô Định đã sát hại cha mẹ Lê Chân . Căm hận quân cướp nước tham tàn bỉ ổi, nuôi mối thù nhà Lê Chân tìm thầy ôn luyện binh thư võ nghệ quyết chí trả thù. Sau khi võ nghệ đã tinh thông nàng tìm về khu vực An Dương là cửa sông Cấm Hải Phòng ngày nay để sinh cơ lập nghiệp. Lúc bấy giờ đây mới chỉ là một vùng đất hoang toàn bồi bãi, nhưng với ý chí và lòng quyết tâm từ lâu luôn nung nấu, chỉ sau khoảng 10 năm Lê Chân đã biến vùng biển nay trở thành một nơi trù phú. Trong thời gian sinh sống tại đây, Lê Chân không ngừng tích trữ lương thực và huấn luyện binh sĩ. Khi lương thảo binh lực đã có sẵn trong tay mùa xuân năm 40 Lê Chân phất cờ khởi nghĩa ở Mê Linh đánh quân Đông Hán. Cuộc khởi nghĩa của bà được nhân dân khắp nơi ủng hộ và hưởng ứng. Cho đến giờ cuộc khởi nghĩa vẫn luôn là niềm tự hào của dân tộc ta. 11
- Lê Chân đã tìm lên xứ Đoài gặp Trưng Trắc Trưng Nhị và xin nhập vào đội quân của hai bà. Từ căn cứ An Biên Lê Chân đưa quân lên hợp lực bàn mưu tính kế với hai bà Trưng. Chảng bao lâu khởi nghĩa đã lan rộng ra khắp các quận Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam, Hợp Phố. Trong một thời gian ngắn quân ta đã tiêu diệt được sáu mươi lăm thành trì trên cả nước khiến bọn tàn quân Tô Định phải cuống cuồng bỏ chạy. Đây là một chiến công vang dội. Trong các trận đánh, Lê Chân luôn luôn là thủ lĩnh của đội quân tiên phong lập được nhiều công lớn. Khi kháng chiến thành công Hai bà Trưng đã xưng vương Lê Chân được phong chức “Chưởng quản binh quyền” kiêm trấn thủ Hải Tần. Phụng mệnh, nàng trở về vùng Đông Triều Quảng Ninh và Hải Phòng ngày nay tiếp tục trấn giữ vùng trọng yếu phía đông Tổ quốc. Nàng đã động viên khuyến khích nhân dân trong vùng chịu khó chăm lo sản xuất, tiếp tục khai khẩn đất hoang biến nơi đây thành một vùng đất thực sự giàu có, trù phú, ấm no. Bà đặt tên cho nơi đây là An Biên trang để tưởng nhớ về quê cũ. Học theo công đức người cha, Lê Chân thường xuyên giúp đỡ chữa bệnh cứu ngươi. Có truyền thuyết cho rằng Lê Chân được phong là “Thánh Chân công chúa” chuyên lo việc tiếp quản binh quyền, huấn luyện binh sĩ . Có thể coi thời đại Hai Bà Trưng là chính quyền phong kiến đầu tiên của nước ta dù còn sơ khai. Chính quyền này kéo dài đến năm 40 TCN, vua Hán đã sai tướng giỏi của hắn là Mã Viện cầm quân sang đàn áp Hai Bà Trưng. Một lần nữa hai bà lại chiến đấu vô cùng quả cảm, nhưng cảm thấy sự chênh lệch lớn về lực lượng, biết không thể thắng nổi quân giặc, Hai Bà đã trầm mình tự vẫn ở dòng sông Hát, tuy nhiên đây mới chỉ là một trong số những giả thuyết về cái chết của hai bà. Về phía Lê Chân bà cũng mất vào cùng năm đó nhưng xoay quanh cái chết của bà còn tồn tại nhiều truyền thuyết: • Có thế bà đã trầm mình tự vẫn cùng các Trưng Vương. • Hoặc bà đã chiến đấu vô cùng anh dũng tại sông Bạch Đằng nhưng sau đó buộc phải rút về Mai Động Hà Nội ngày nay và hy sinh tại đó. • Giả thuyết thứ 3 là bà đã trầm mình tự vẫn hoăc hy sinh anh dũng tại vùng núi Kim Bảng. III. TƯỞNG NHỚ Tưởng nhớ đến công lao của bà, người dân Hải Phòng đã lập đền thờ bà . Hiên nay Đền Nghè là ngôi đền tiêu biểu nhất thờ nữ tướng Lê Chân. Lúc đầu, đền thờ chỉ là một gian miếu nhỏ, mái lợp gianh. Từ sau năm 1919, đền Nghè mới được xây dựng khang trang như hiện nay. Năm 1919 tòa Hậu Cung của đền được xây dựng. Năm 1925 tòa Hậu cung được trùng tu đến năm 1926 tòa Tiền Bái được xây dựng. Hiện nay Đền có 2 nhà chính - Tiền tế và Hậu cung. Giữa Tiền tế và Hậu cung là nhà Thiên Hương 2 tầng, mái tâm đầu đao. Trong toà hậu cung đặt tượng bà Lê Chân, hai bên là tượng song thân của bà . 12
- Đến thăm Đền Nghè, quí khách thường chú ý đến 2 vật tích độc đáo– đó là Khánh đá và Sập đá. Khánh làm bằng một tấm đá nguyên dày 5cm được tách ra thành hình chiếc khánh (có chiều cao 1m, rộng 1,6m). Mặt trước khánh khắc nổi 2 con rồng chầu mặt nguyệt và hình mây bay xung quanh. Mặt sau khánh khắc hình mây bay và sóng nước cả hai mặt có 2 núm tròn, lồi cao là chỗ để gõ. Tiếng khánh đá trong ngân vang êm dịu, lan tỏa, hướng ta tới cõi tâm linh huyền ảo mà thiêng liêng. Đền Nghè mở hội lễ chính vào ngày mùng 8, 9, 10 tháng 2 âm lịch, tương truyền là ngày sinh của Lê Chân. Tại đềncòn dâng lễ vào ngày đại thắng 15 tháng 8, và ngày 25 tháng Chạp âm lịch. Mở đầu hội là lễ rước ngai, mũ ,ấn từ đền Nghè vào đình làng, khi rước phải xin phép Thành Hoàng cho dân được hành lễ. Đi đầu cuộc rước là người cầm cờ, rước phướn đủ màu sắc; theo sau là các hiệu chiêng hiệu trống, phường bát âm, theo sau là các bô lão. Lễ rước về đến đình thì dừng lại, các đồ thờ lưu lại trong đính suốt 3 ngày, mỗi ngày các quan tế tiến lễ hai lần, gồm hương, hoa, xôi, quả, khi có lợn thì phải làm sạch ,bỏ ruột và gan, tế lễ xong đem chia đều cho dân làng ,không phân biệt nam hay nữ. Trong 3 ngày hội dân làng diễn nhiều trò vui như : cờ người, đấu vật, thi tài, ban đêm thì hát xướng. Sáng ngày mồng 10, cuộc rước từ đình về đền được cử hành long trọng. Khi về đến đền Nghè cử hành lễ tế. Đặc biệt những người chủ trì và tham dự lễ đều là phụ nữ, các vai nữ quan cũng thành thục theo nghi lễ truyền thống. Tương truyền bà Lê Chân sống khôn chết thiêng, khi mất xác bà hóa đá trôi từ phía sông Kinh Thầy đến vùng bến Bính Hải Phòng ngày nay. Nhân dân nhìn thấy biết là bà linh ứng nên đã khiêng tượng đá về lập đền thờ . Đền Nghè là một ngôi đền xinh xắn với quy mô không lớn nhưng nổi tiếng rất linh thiêng và vẻ đẹp kiến trúc mang đậm màu sắc của kiến trúc các triều đại trước, hết sức khéo léo và tinh tế .Nhân dân Hải Phòng và các tỉnh lân cận như Hải Dương, Thái Bình, Quảng Ninh… Hàng năm đến ngày lễ Tết đều về đây thắp hương, cúng bái cầu mong những điều thuận lợi và may mắn. Về sau nữ tướng Lê Chân được phong làm Thượng đẳng Phúc thần công chúa. Tưởng nhớ công ơn bà, một nữ tướng tài ba, nhân dân Hải Phòng đã tạc tượng bà bằng đồng với dáng đứng uy nghi nhưng đầy chất nữ tính, biểu tượng cho người con gái Việt Nam. Tượng đài nữ tướng Lê Chân được nhân dân thành phố Hải Phòng khánh thành vào tháng 1 năm 2001. Hiện nay Đền Nghè tọa lạc trên phố Mê Linh cách Nhà Hát Lớn thành phố khoảng 600m. Tuy nhiên đây không phải là nơi duy nhất thờ nữ Tướng Lê Chân. Tại vùng núi Lạt Sơn cũng có Đền thờ Bà Lê Chân với quang cảnh núi rừng bao quanh rất đẹp như Voi phục. Diện tích khu vực này lên đến 20ha nhưng rất tiếc vẫn chưa được công nhận là di tích lịch sử. Tại làng Mai Động cũng lập đền thờ bà và tôn bà là Thành Hoàng làng. Hàng năm làng mở hội vào các ngày 4, 5, 6 tháng 1 Âm lịch. Vào ngày hội, dân làng chuẩn bị lễ vật cúng thần và 13
- sau những lễ nghi truyền thống, là các cuộc đấu vật diễn ra ở Đồng Vật. Tục truyền đây là nơi nữ tướng Lê Chân từng luyện võ vật cho trai gái làng thuở đó. Hội vật làng Mai Động đến nay vẫn được duy trì và tổ chức trong ngày hội làng . Gần 96 Mê Linh Hải Phòng còn có một ngôi Đền nhỏ thờ nữ tướng Lê Chân của con cháu dòng họ Lê nhưng được rất ít người biết đến. Có thể nói nũ tướng Lê Chân là một niềm tự hào không chỉ của riêng người dân Hải Phòng. Hy vọng rằng, trong một tương lai không xa những ngôi đền thờ vị nữ tướng miền biển này sẽ trở thành một trong những điểm đến du lịch hấp dẫn du khách trong nước và quốc tế 14
- ĐỀ TÀI: THÁNH GIÓNG Người thực hiện: Vũ Hồng Anh Lớp: A3K18 Thánh Gióng hay gọi là Phù Đổng Thiên Vương hay Xung Thiên Thần Vương, là một trong bốn vị thánh bất tử trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam (Tứ bất tử). Người có công dẹp giặc Ân đem lại thái bình cho đất nước. I. TRUYỀN THUYẾT Truyền thuyết kể rằng: Ông sinh ra tại xã Phù Đổng, huyện Gia Lâm, Hà Nội, thời vua Hùng thứ 6. Thánh Gióng là người "trời" đầu thai làm đứa trẻ tuy lên ba mà không biết nói cười, đi đứng. Nhưng khi có bộ tộc khác (truyền thuyết ghi là giặc Ân) tràn xuống thì cất tiếng gọi mẹ nhờ ra gọi sứ giả của nhà vua, rồi bỗng chốc vươn vai thành một thanh niên cường tráng đi đánh giặc. Sau khi đánh tan giặc Ân, ông bay về trời. Nơi ông hóa chính là núi Sóc thuộc huyện Sóc Sơn, Hà Nội. Trong trận chiến với nhà Ân Thánh Gióng cùng chiến đấu với Thánh Hùng Linh Công, cả hai cùng hợp binh lại đánh một trận quyết định ở chân núi An Vũ Ninh Sơn. Hùng Linh Công là cháu ruột Vua Hùng, một danh tướng thuộc đời Hùng Vương thứ sáu (1718 - 1631 TCN), ông được vua trao cho kim đao và 3 vạn binh mã đi tiên phong cùng với Thánh Gióng đánh tan giặc Ân. Ông được vua Hùng giao cho cai quản xứ Kinh Bắc, ông cũng có công trừ hổ để giữ cuộc sống an bình cho dân. Ông sinh ra và mất trên đất Hiệp Hòa, Bắc Giang và được thờ ở Đền IA khoảng 3700 năm nay. Thánh Gióng thể hiện tinh thần và sức mạnh của người Việt trong đấu tranh chống ngoại xâm, giữ nước. II. TRUYỀN THUYẾT THÁNH GIÓNG GỬI GẮM NHỮNG GIÁ TRỊ LỚN LAO Truyền thống yêu nước và đánh giặc bảo vệ đất nước xuất phát ngay từ những buổi đầu dựng nước. Sự đồng tâm nhất trí, đoàn kết một lòng, tạo nên sức mạnh tinh thần dân tộc to lớn của người Việt Xuất hiện những đồ vật bằng sắt cho thấy người Việt đã biết sử dụng những đồ vật bằng sắt thành thạo, có khả năng chế tác thành những công cụ đó một cách thành thục.Điều này thể hiện trình độ văn hóa rất phát triển của chúng ta lúc bấy giờ. Hình ảnh cây tre đánh giặc chứa đựng những giá trị tinh thần, sức mạnh của dân tộc Việt Nam, là hình ảnh tiêu biểu cho thế hệ trẻ. Hành động ngoái nhìn lại quê hương, vái lạy mẹ cùng những người dân trong làng và để lại áo giáp sắt, mũ sắt của Thánh Gióng cũng là bài học về tấm lòng hiếu nghĩa, uống nước nhớ nguồn, không màng vinh hoa phú quí, danh lợi. 15
- III. TƯỞNG NHỚ Về di tích đền Phù Đổng, đây là một công trình kiến trúc mang đậm bản sắc văn hóa dân gian. Đền Phù Đổng thuộc xã Phù Đổng, huyện Gia Lâm, ngoại thành Hà Nội. Từ trung tâm Hà Nội qua cầu Chương Dương theo quốc lộ 1 tới cầu Đuống, vượt sang bên kia sông rồi rẽ phải đi thêm 5 km là xã Phù Đổng. Đền được vua Lý Thái Tổ cho lập từ khi dời đô ra Thăng Long (1010) và được trùng tu, sửa chữa nhiều lần. Ngôi đền hiện nay gồm: bái đường, hậu cung, nhà thủy đình múa rối nước ở ao trước đền. Trong đền, tượng Thánh Gióng khá lớn ngồi giữa, hai bên là tượng các quan hầu. Gía trị lớn nhất là đôi rồng đá cách điệu đặt ở bậc thềm, đôi sư tử đá tạc vào thế kỉ XIX, cỗ ngai trạm trổ rất đẹp, tấm bia đá khắc năm 1660 và đôi chén sứ. Phù Đổng còn có các di tích đền Hạ thờ mẹ Thánh Gióng và miếu Ban, Cố Viên gắn với truyền thuyết Thánh Gióng chào đời, mẹ Gióng đến hái rau rồi ướm chân mình vào chân người khổng lồ; Giá Ngự và mộ Trần Đô Thống- vị tướng tiên phong trong đoàn quân phá giặc Ân; chùa Kiến Sơ, nơi Lý Công Uẩn được Thánh Gióng chúc mừng bằng bài thơ hiện lên thân cây, khi người đến thăm chùa. Hàng năm, tại đền Gióng, cứ vào ngày 9 tháng 4 âm lịch, dân làng Phù Đổng mở hội diễn lại sự tích Thánh Gióng đánh giặc Ân. Bên cạnh đó ở rất nhiều nơi trên đất nước cũng tổ chức lễ hội tưởng niệm người anh hùng dân tộc này như: Chi Nam, Xuân Đỉnh, Bộ Đầu… Thánh Gióng- một trong “Tứ bất tử” theo quan niệm dân gian xưa luôn là đề tài nghiên cứu của các nhà khoa học. Gần đây Tiến sỹ Hán học Cung Khắc Lược và Tiến sĩ Lương Văn Kế đã công bố những phát hiện mới về nguồn gốc Thánh Gióng. Những công bố này được căn cứ vào một bản thần phả của đền Bộ Đầu (xã Thống Nhất, Thường Tín, Hà Nội). Theo thần phả thì Thánh Gióng có họ Đổng, xuất thân rõ ràng, có cha, có mẹ. Đặc biệt, dòng họ Đổng nổi tiếng với những chiến công trị thủy, giúp nước cứu dân. Những phát hiện này đã mở rộng thêm tư liệu cho vị thánh, mang đến những phát hiện thú vị, chân thực hơn. Nếu ai đã từng đến với hội Gióng hẳn không thể nào bỏ qua được những điệu hát, những tích truyện và những giá trị văn hóa lưu truyền đến ngày nay. Hội Gióng chứa đựng những giá trị văn hóa dân tộc. Do đó Hội Gióng xứng đáng được bình chọn là Di sản Văn hóa Phi vật thể của toàn nhân loại. Việc Hội Gióng đựợc công nhận là Di sản Văn hóa Phi vật thể của nhân loại có ý nghĩa rất lớn đối với người dân Thủ đô nói riêng và Việt Nam nói chung. Để bày tỏ tấm lòng thành kính với vị thánh bất tử này, vào ngày 21-9, tại Hà Nội, Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam (TƯGHPGVN) đã tổ chức họp báo công bố tiến độ xây dựng tượng đài Thánh Gióng, chương trình Lễ khai quang yên vị - hô thần nhập tượng và cầu nguyện quốc thái dân an. Vào lúc 21h 30 ngày 26/9, tại đỉnh núi Đá Chồng thuộc khu di tích đền Sóc, xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn, Hà Nội Giáo Hội Phật giáo Việt Nam đã tổ chức lễ 16
- Khai quang yên vị - Hô thần nhập tượng Đức Thánh Gióng – Phù Đổng Thiên Vương. Đây là công trình trọng điểm kỷ niệm Đại lễ 1000 năm Thăng Long – Hà Nội. Thánh Gióng là vị Thánh lớn nhất trong hàng “Tứ bất tử” biểu tượng tinh thần quật khởi ý chí vươn lên triệu người như một, biểu tượng tinh thần “Từ bi bác ái”, “Công thành thần thoái” của dân tộc Việt Nam. Có thể nói Thánh Gióng là một trong những vị thần tồn tại mãi mãi, trường cửu trong đời sống tâm linh và tín ngưỡng của dân tộc Việt Nam ngàn đời. 17
- ĐỀ TÀI: SỰ TÍCH QUẢ DƯA HẤU Người thực hiện: Bùi Thị Kim Anh Lớp: A3K18 Mỗi khi thưởng thức trái dưa hấu ngon ngọt, thơm mát, chắc hẳn ai cũng đã một lần được nghe kể về “Sự tích dưa hấu” và chàng Mai An Tiêm – người đã có công phát hiện, gieo trồng trái dưa quý, góp phần làm phong phú thêm vườn cây trái của đất Việt ta. I. SỰ TÍCH QUẢ DƯA HẤU Câu chuyện bắt đầu từ việc Mai An Tiêm may mắn được Vua Hùng nhận làm con nuôi. Do thông minh, tài trí hơn người, lại chăm chỉ tháo vát nên Vua Hùng rất yêu mến chàng và thường ban cho những sản vật quý. Tuy nhiên trước một xã hội phong kiến còn mang nhiều những phong tục và luật lệ hà khắc, lại không thể tránh khỏi nhiều kẻ quan lại tham lam ganh ghét, đố kỵ. Đó cũng là lẽ thường bởi xã hội nào cũng có kẻ tốt người xấu. Những tên tham quan thường hay xu nịnh vua luôn tìm cách “bới lông tìm vết” để hại Mai An Tiêm. Nhưng An Tiêm cũng không vì thế mà lo sợ, chàng vẫn luôn thẳng thắn nói với vợ con: “Của biếu là của lo, của cho là của nợ”. Lũ nịnh thần đã nhân cơ hội đó đặt điều nói xấu chàng với Vua Hùng. Và chàng đã không tránh khỏi cơn thịnh nộ của nhà vua. Là một vị vua, người đứng đầu đất nước, nắm trong tay toàn bộ quyền cai trị, vua bảo “chết” thì phải tuân lệnh. Thế là trong lúc tức giận, nhà vua đã ra lệnh đày gia đình An Tiêm ra một hòn đảo hoang trên biển Đông mà chỉ cho mang theo một chút lương thực. Cuộc sống trên đảo của gia đình An Tiêm vô cùng vất vả nhưng chàng không bao giờ mất đi hy vọng, luôn tin vào một tương lai tươi đẹp phía trước. Và quả thật ông Trời đã không phụ lòng người, một hôm chàng thấy một con chim đang ăn một thứ quả màu đỏ. Với ý nghĩ rằng chim ăn được thì chắc người cũng ăn được nên An Tiêm đã nhặt hạt về đem gieo ở một khoảnh đất. Ngày ngày, hai vợ chồng An Tiêm chăm sóc giống cây đó rất chu đáo và hồi hộp chờ đợi cây ra hoa rồi kết quả, nhưng trái lạ đó cứ lớn mãi, không biết lúc nào có thể thu hoạch. Thế rồi một hôm có một đàn quạ ở đâu bay đến mổ trái dưa lạ, An Tiêm thấy thế bèn cắt vào ăn thử và thấy vị thanh ngọt, khoan khoái trong người. Từ đó, gia đình chàng cùng nhau chăm sóc và trồng thêm thứ quả lạ, vì không biết dưa ấy tên là gì, mới nhân chim tha từ phương tây đem đến nên đặt tên là “Tây qua” hay còn gọi là dưa tây. Cứ mỗi lần thu hoạch dưa, chàng lại dành ra mấy quả rồi lấy dao vạch lên đó, đem thả ra biển với ước mong có con thuyền nào đó bắt gặp trái dưa này và biết chàng ở đây. Quả nhiên, có một thuyền buôn đã đến hòn đảo và An Tiêm đã lấy dưa để đổi lấy vật dụng trong nhà, cuộc sống dần dần khá lên.Về phần Vua Hùng, sau khi đày An Tiêm ra đảo hoang, vua cứ nghĩ là An Tiêm đã chết. Cho đến một ngày kia, thị thần dâng thứ quả lạ, vua ăn ngon miệng bèn hỏi thăm tung tích, mới biết là do An Tiêm trồng 18
- ngoài đảo. Vua ngẫm nghĩ thấy mình sai, cho thuyền ra đón gia đình An Tiêm trở về. An Tiêm và nàng Ba mừng rỡ, thu hoạch hết những quả dưa chín và đem hạt giống đem về phân phát cho bà con hàng xóm và dạy cho họ cách trồng dưa. Kể từ đó, nước Văn Lang có thêm loại dưa hấu đỏ, đó là nguồn gốc giống dưa hấu mà chúng ta ăn ngày nay. Ngoài ra vẫn còn nhiều dị bản về Mai An Tiêm, trong đó tôi xin đưa ra một dị bản mà bạn đọc có thể tham khảo: Chuyện “dưa hấu” trong “Lĩnh Nam chích quái”. II. Ý NGHĨA Cũng như nhiều truyền thuyết khác kể về thời dựng nước của các vua Hùng, truyện "Sự tích dưa hấu" giải thích thêm nguồn gốc một sản vật quý của đất nước cũng xuất hiện ở thời Hùng Vương. Câu chuyện còn minh họa cho tục ngữ của người Việt đúc kết kinh nghiệm sống. Câu chuyện có thể là một chứng tích mở đầu cuộc phiêu lưu trên biển đầu tiên của người Việt cổ, với những chi tiết phong phú, sống động. Câu chuyện còn mang ý nghĩa ca ngợi ý chí vươn lên của con người trong bất cứ hoàn cảnh khó khăn nào (gia đình An Tiêm trên đảo hoang), tinh thần đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau của cư dân đất Việt (bà con hàng xóm giúp đỡ gia đình An Tiêm). Đồng thời, đề cao tình cảm gia đình khăng khít bền chặt, càng thêm cảm phục người phụ nữ Việt Nam qua hình ảnh nàng Ba - người phụ nữ : có tấm lòng thuỷ chung son sắt, hiền hậu, đảm đang, chăm chỉ, tháo vát, yêu thương chồng con… Bên cạnh cái mẫu chung: Mai An Tiêm và sự tích Quả dưa hấu cũng chỉ là truyền thuyết, là truyện dân gian như ngàn vạn câu chuyện dân gian và sự tích khác, thì ở đây nó còn có một đặc trưng rất riêng, đó là vì nó gắn với mảnh đất, ngọn núi Mai An Tiêm, tên người và một dòng họ Mai có thực. Mảnh đất Nga Sơn được biểu tượng như thánh địa của dòng họ này. Trong tất cả các dòng họ đang hiện hữu ở Việt Nam thì có lẽ dòng họ Mai có một niềm tự hào lớn nhất, vì theo truyền thuyết thì đây là dòng họ có nguồn gốc từ Vua Hùng. Mai An Tiêm là con trai vua Hùng. Các dòng họ lớn như Ngô, Đinh, Lí, Trần, Lê, Nguyễn... đồ sộ hoành tráng gắn với lịch sử dựng nước oai hùng của dân tộc, với những tài năng trác tuyệt là vậy mà cũng chưa có được minh chứng là trực hệ của vua Hùng, dù chỉ là truyền thuyết. Nó vừa là truyền thuyết, vừa là dã sử, lại cũng vừa là hình bóng của lịch sử. Từ chính truyền thuyết, người xưa đã cung cấp cho chúng ta những cứ liệu tham chiếu về một thời đại rất đáng quan tâm: Thời đại Hồng Bàng - Nhà nước Văn Lang của các Vua Hùng. Truyền thuyết là của dân gian tạo ra, truyền đời này qua đời khác, ai muốn cảm nhận nó theo góc độ nào tuỳ ý. Mọi người Việt Nam đều có chung quyền lợi thụ hưởng tinh hoa và cùng nhau chia sẻ những trắc uẩn từ đó mà ra. Thiết nghĩ, truyền thuyết Mai An Tiêm gắn với quả dưa hấu Nga Sơn cũng chỉ đủ căn cứ cho sự suy luận đến mức độ đó. Đáng tiếc, trong những năm gần đây, trước yêu cầu tôn tạo, trùng tu, bảo quản và phát triển di sản văn hoá, cả vật thể và phi vật thể, nhiều nơi nhiều người đã đi hơi quá bước. Họ 19
- đã viết lại truyện dân gian, bịa ra truyền thuyết với bố cục chặt chẽ, hợp lí, chấm phá các chi tiết li kì, quái đản nhằm tạo lực hút cho những người mê tín và khách du lịch hiếu kì phương xa. Đó là một lỗi lầm của truyền thuyết và văn hoá. May mắn thay, truyền thuyết Mai An Tiêm và Quả dưa đỏ không chịu chung cảnh ngộ. Những gì hiện diện trong truyền thuyết này đã mang giá trị phản ánh một hiện thực hoặc chí ít cũng biểu đạt một quan niệm của cha ông ta từ ngàn năm trước về thời đại các vua Hùng vẫn được giữ gìn nguyên bản. Hậu thế có quyền tự hào; có quyền phán xét. Cũng từ đây, truyền thuyết đã cho chúng ta những ý niệm về xã hội Việt Nam thời Hồng Bàng; đó là một quốc gia, một dân tộc có văn hoá và chính trị độc lập, vào loại sớm nhất thế giới. III. TƯỞNG NHỚ Mai An Tiêm được coi là ông tổ của nghề trồng dưa hấu ở Việt Nam. Để tưởng nhớ công ơn của Mai An Tiêm, người dân Nga Sơn đã lập đền thờ ông và suy tôn ông là “Bố cái dưa Tây” và tổ chức lễ hội vào ngày 12 - 15/3 âm lịch hàng năm. Ngôi đền Mai AN Tiêm thuộc xã Nga Phú huyện Nga Sơn. Cách huyện lỵ Nga Sơn 5km về phía Đông Bắc. Ngoài ra, nhân dân ta còn tổ chức lễ hội Mai An Tiêm – một lễ hội văn hoá, lịch sử giàu truyền thống, tưởng nhớ công ơn của các bậc tiền bối đã có công gây dựng, gìn giữ và bảo vệ non sông đất nước. Lễ hội cũng là dịp để các thế hệ con cháu tri ân, đồng thời tiếp nối truyên thống lịch sử vẻ vang của cha ông, tiếp tục phát huy truyền thống yêu nước, tinh thần đoàn kết toàn dân tộc, khai thác mạnh mẽ tiềm năng, thế mạnh, góp phần thực hiện thắng lợi công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Dưa hấu là một loại quả có vai trò rất quan trọng đối với đời sống.Vào những ngày Tết, trên bàn thờ ông bà, thường có bộ lư hương bằng đồng được lau chùi sáng bóng, hai bên có chân đèn cắm nến đỏ, một cặp dưa hấu đẹp nhất đặt trang trọng trên bàn thờ. Ngày đầu xuân, trái dưa bổ đôi , màu đỏ ngọt ngào như lời chúc một năm mới đầy may mắn và hạnh phúc.Màu đỏ của trái dưa hấu tượng trưng cho tài lộc, may mắn. Bổ trái dưa mang màu sắc đỏ thắm ai ai cũng mừng vui, kỳ vọng cho công việc làm ăn cả năm được hưng thịnh. Là một loại quả có hình dáng khá đẹp, đối với những người phụ nữ khéo tay thì dưa hấu rất thích hợp dùng để trang trí. Tuy nhiên để trang trí được một quả dưa đẹp còn phụ thuộc nhiều vào sự khéo léo, tỉ mỉ và cả tấm lòng người khắc. Ngoài ra, dưa hấu còn được dùng tươi tráng miệng sau bữa ăn và giải khát chống nhiệt. Đặc biệt, vào những ngày nắng nóng, đối với những người làm việc mệt nhọc hoặc đi đường xa khát nước, một vài miếng dưa hấu cũng đủ làm bớt mệt, đỡ khát, sảng khoái, dễ chịu. Không chỉ là một loại quả may mắn bày trên mâm ngũ quả ngày Tết, món quả giải khát tuyệt vời ấy còn là một vị thuốc thanh nhiệt, tiêu khát, giải độc rất hiệu quả. Thật là một sản vật quý hiếm của tạo hoá. 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề tài: TÌNH HÌNH RUỘNG ĐẤT VÀ KINH TẾ NÔNG NGHIỆP HUYỆN BA BỂ NỬA ĐẦU THẾ KỶ XIX
107 p | 195 | 25
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "Nghiên cứu tính cạnh tranh trong du lịch của thành phố Huế"
12 p | 95 | 15
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học " NĂM 1783 NGUYỄN ÁNH CÓ CHẠY RA CÔN ĐẢO HAY KHÔNG? "
7 p | 64 | 10
-
BÁO CÁO " HIỆN TRẠNG NUÔI CÁ CẢNH GIẢI TRÍ CỦA NGƯỜI DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH "
8 p | 105 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn