NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN KỸ THUẬT SPECT/ CT TRÊN<br />
CƠ SỞ THIẾT BỊ CT CÔNG NGHIỆP MỘT NGUỒN - MỘT ĐẦU DÒ<br />
QUY MÔ PHÒNG THÍ NGHIỆM<br />
PHẠM VĂN ĐẠO, ĐẶNG NGUYÊN TUẤN, ĐẶNG NGUYỄN THẾ DUY,<br />
BÙI TRỌNG DUY, PHAN QUỐC MINH<br />
Trung tâm Ứng dụng Kỹ thuật Hạt nhân trong Công nghiệp. 13 Đinh Tiên Hoàng, Đà Lạt, Lâm Đồng.<br />
E-mail: office@canti.vn<br />
<br />
Tóm tắt: Đề tài “Nghiên cứu phát triển kỹ thuật SPECT/CT trên cơ sở thiết bị CT công nghiệp<br />
một nguồn – 1 đầu dò quy mô phòng thí nghiệm” là nghiên cứu tiếp sau đề tài “Nghiên cứu chế<br />
tạo thử nghiệm thiết bị CT công nghiệp loại 1 nguồn – 1 đầu dò quy mô phòng thí nghiệm”. Đề<br />
tài được đặt ra với mục tiêu chính là nghiên cứu tiếp cận kỹ thuật SPECT phục vụ hướng nghiên<br />
cứu về hình ảnh hạt nhân của Trung tâm Ứng dụng kỹ thuật hạt nhân trong công nghiệp, xây<br />
dựng cấu hình thiết bị và phần mềm tái tạo hình ảnh SPECT/CT. Với mức độ và kinh phí của đề<br />
tài, sản phẩm của đề tài được đặt ra là một cấu hình thiết bị SPECT (2 đầu dò) kết hợp CT (1<br />
nguồn - 1 đầu dò) có thể chụp ảnh SPECT/CT ở trạng thái tĩnh. Hình ảnh SPECT/CT được tái tạo<br />
bằng 3 phương pháp là Chiếu ngược có lọc (FBP), Đại số (ART) và Tối đa hóa kỳ vọng (EM).<br />
Hình ảnh SPECT được hiệu chỉnh hấp thụ thông qua hệ số hấp thụ tuyến tính từ hình ảnh CT<br />
được ứng dụng với thuật toán Đại số (ART).<br />
<br />
Keywords: SPECT/CT, SPECT, chuẩn đoán hình ảnh<br />
<br />
I. GIỚI THIỆU<br />
Kỹ thuật SPECT/CT là sự kết hợp giữa hai kỹ thuật tái tạo hình ảnh SPECT (Single<br />
Photon Emission Computed Tomography) và CT (Computed Tomography). Do những đặc tính<br />
ưu việt của kỹ thuật này nên chúng đã và đang được nghiên cứu, ứng dụng rộng rãi không những<br />
trong y học mà còn trong các ngành khác như công nghiệp, sinh học, nghiên cứu khoa học …<br />
Mỗi kỹ thuật có những ưu điểm riêng và mục đích sử dụng khác nhau, trong khi CT cung cấp<br />
hình ảnh về cấu trúc bên trong của cơ thể theo mật độ thì SPECT cung cấp hình ảnh về sự phân<br />
bố hoạt độ của chất đánh dấu phóng xạ bên trong đối tượng, vật thể.<br />
Trong chuẩn đoán và điều trị ung thư, kỹ thuật SPECT/CT giúp xác định chính xác vị trí<br />
giải phẫu (từ hình ảnh CT) các tổn thương chức năng (từ hình ảnh SPECT). Trong lĩnh vực công<br />
nghiệp cũng như trong nghiên cứu khoa học – kỹ thuật khác, chụp cắt lớp hình ảnh được sử dụng<br />
như là một công cụ khảo sát không phá hủy tiên tiến. Kỹ thuật này giúp đo đạc phân bố mật độ<br />
vật chất bên trong vật thể cũng như khảo sát phân bố các pha bên trong các thiết bị, đối tượng đa<br />
pha mà không làm ảnh hưởng đến hoạt động của thiết bị, đối tượng đó.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
1<br />
II. NGUYÊN LÝ CHUNG<br />
Phương pháp chụp ảnh cắt lớp cho<br />
phép xác định phân bố mật độ vật chất hoặc<br />
phân bố hoạt độ phóng xạ trong mặt cắt của<br />
vật thể dựa trên tính toán tập số liệu các<br />
phép đo phóng xạ.<br />
Giả sử chia một lát cắt vật thể thành<br />
nhiều đơn vị vật chất với kích thước nhất<br />
định. Khi chùm tia photon quét qua lớp vật<br />
chất đó (ngang hoặc dọc) thì nó sẽ lần lượt<br />
xuyên qua các đơn vị vật chất. Tín hiệu<br />
truyền qua mỗi đơn vị vật chất sẽ khác<br />
nhau do có độ suy giảm tuyến tính khác Hình 1: Nguyên lý của chụp cắt lớp điện toán CT,<br />
nhau, tuỳ thuộc vào góc quay, độ lớn của SPECT<br />
góc nhìn trong mặt phẳng quét và khoảng<br />
cách của nó tới đầu dò. Các tín hiệu thu được với các góc quay khác nhau trong mặt phẳng tương<br />
ứng. Các tín hiệu này là cơ sở để tái tạo hình ảnh trên máy tính thông qua phần mềm được hỗ trợ<br />
các thuật toán về ma trận.<br />
<br />
Đối với CT<br />
Xét trường hợp một chùm bức xạ có<br />
cường độ ban đầu I0 thì cường độ chùm bức<br />
xạ sau khi đi qua đối tượng như sau:<br />
I I 0e <br />
f ( x , y ) ds<br />
(1)<br />
Với s là quãng đường chùm bức xạ đi<br />
qua trong đối tượng tại vi trí có hệ số hấp thụ<br />
f(x,y). Tổng tia (ray sum) tại t1 được cho bởi<br />
công thức:<br />
I <br />
P (t1 ) f ( x, y )ds ln <br />
( ,t1 ) line I0 <br />
(2)<br />
Dữ liệu hình chiếu của vật thể ghi nhận<br />
tại góc θ :<br />
P (t ) f ( x, y ) (3)<br />
với ℜ là toán tử biến đổi ℜadon.<br />
Để tái tạo hình ảnh, ta cần một phép<br />
biến đổi ℜadon ngược như sau:<br />
f ( x, y ) 1 P (t ) (4) Hình 2: Vật thể f(x,y) và hình chiếu của nó P(t 1)<br />
tại góc xoay <br />
<br />
<br />
2<br />
Hình ảnh tái tạo là tập hợp các giá trị của f(x,y, các giá trị này thu được từ áp dụng thuật<br />
toán tái tạo hình ảnh với tập hợp các số liệu đo P (t ) quanh đối tượng.<br />
<br />
Đối với SPECT<br />
Hình 3 mô tả một mặt cắt của đối<br />
tượng với một phân bố chất đánh dấu<br />
phóng xạ bên trong. Giả sử tại mỗi điểm<br />
đo, nguồn phát phóng xạ là một nguồn<br />
điểm lý tưởng thì số đếm đo được tại đầu<br />
dò tỷ lệ thuận với hoạt độ phóng xạ của<br />
điểm phát phóng xạ đó. Nếu khe hở chuẩn<br />
trực của đầu dò là lý tưởng (rất hẹp, sâu),<br />
thì đầu dò chỉ ghi nhận được bức xạ phát ra<br />
dọc theo khe R1R2. Quá trình này tương tự<br />
như quá trình ghi nhận cường độ bức xạ<br />
trong kỹ thuật CT, và số đếm ghi nhận tại<br />
mỗi điểm đo cũng được gọi là một tổng tia<br />
(ray sum). Bằng kết hợp nhiều tổng tia đo<br />
được trên cùng một góc xoay , ta thu được<br />
Hình 3 : Trong SPECT, phân bố của chất phóng xạ<br />
số liệu hình chiếu. Biến đổi ℜadon ngược<br />
được đo đạc bằng đầu dò chuẩn trực<br />
bộ số liệu hình chiếu để tái tạo lại phân bố<br />
phóng xạ bên trong đối tượng khảo sát.<br />
Trong thực tế chùm bức xạ phát ra từ vị trí phát xạ bị hấp thụ và tán xạ trên đường đi của<br />
nó đến đầu dò nên hình chiếu PAS θ (t) sẽ thấp hơn so với hình chiếu lý tưởng Pθ(t), sự suy giảm<br />
này phụ thuộc chủ yếu vào mật độ vật chất giữa nguồn phát và đầu dò bức xạ. Mức độ hấp thụ có<br />
thể định tính bằng một hệ số truyền qua TF(t’,s’,) là một phần của các bức xạ truyền qua một độ<br />
dày có hệ số hấp thụ không đồng nhất tại góc xoay<br />
. Hệ số này được tính toán như sau:<br />
<br />
<br />
TF (t , , s , , ) exp f t , s )ds <br />
, , ,<br />
(5)<br />
s ,<br />
<br />
Với f(t’,s’) là phân bố của hệ số hấp thụ<br />
tuyến tính theo vị trí. Biểu thức (5) chỉ chính xác đối<br />
với một chùm bức xạ đơn năng và không bị ảnh<br />
hưởng của tán xạ.<br />
Một phương pháp hiệu chỉnh hấp thụ phổ<br />
biến hiện nay là phương pháp của Chang. Phương<br />
pháp này được thực hiện bằng cách xác định hệ số<br />
hiệu chỉnh C(x’, y’) cho từng vị trí (x’,y’) trong hình<br />
ảnh SPECT bằng biểu thức sau: Hình 4: Sự ảnh hưởng của hấp thụ đến<br />
hình ảnh SPECT<br />
<br />
<br />
<br />
3<br />
M 1<br />
, , 1 , , <br />
C(x , y ) <br />
M<br />
<br />
i 1<br />
TF (t , s , i )<br />
<br />
(6)<br />
<br />
Với M là số góc chiếu i.<br />
Tuy nhiên, trong đề tài thực hiện hiệu chỉnh hệ số hấp thụ tuyến tính trên hình ảnh CT<br />
theo phương pháp sau:<br />
Tương tự như mô hình của hình 2, khi detector được đặt để ghi nhận bức xạ truyền dọc<br />
<br />
theo đường thẳng AB theo hướng của vector đơn vị s . Góc quay được thực hiện trong đoạn [0,<br />
] hoặc trong khoảng [0, 2 ), tương ứng với chỉ số i chạy từ 1 đến M.<br />
Giả sử Cjk ~ C(x,y) và fjk ~ f(x,y) lần lượt là giá trị hoạt độ của nguồn và giá trị suy giảm<br />
tại pixel thứ k thuộc tia thứ j, qj là tổng số pixel trên tia thứ j. Công thức biến đổi ℜadon trong<br />
trường hợp SPECT được tính như sau:<br />
qj<br />
k <br />
P t C ( j , k ) k 1 jk l1 f jl .ds jl .ds jk<br />
C . exp (7)<br />
<br />
Phương pháp tái tạo và hiệu chỉnh hình ảnh SPECT bằng thuật toán đại số (ART) được<br />
thực hiện như sau:<br />
Bước 1: Ước đoán giá trị Cjk_old (ban đầu)<br />
Bước 2: Tính tổng cường độ phóng xạ đo được tại detector khi có các giá trị ước<br />
đoán Cjk_old và và giá trị suy giảm f của các pixel thuộc tia thứ j:<br />
qj<br />
k <br />
P t C jk _ old . exp f jl .s jl .s jk (8)<br />
k 1 l 1 <br />
Bước 3: Tính phân bố nguồn dựa trên công thức tái tạo đại số<br />
PAS t P t <br />
C zjk1_ new C zjk _ old . qj<br />
.W jk (9)<br />
2<br />
W<br />
k 1<br />
jk<br />
<br />
<br />
<br />
Bước 4: C jkz _ old C zjk1_ new<br />
<br />
Với λ và Wjk lần lượt là hệ số hồi phục và trọng số đóng góp của pixel thứ k trên tia thứ j.<br />
Các bước trên được thực hiện tuần tự từ trên tất cả các hình chiếu. Do đó, mỗi giá trị<br />
pixel được tính và hiệu chỉnh qua các giá trị suy giảm f đối với từng hình chiếu.<br />
Như vậy, phương pháp tái tạo ảnh CT là sự xác định phân bố mật độ vật chất, trong khi<br />
phương pháp tái tạo ảnh SPECT là xác định hoạt độ phóng xạ phân bố trong vật thể thông qua<br />
các giá trị hình chiếu đo đạc xung quanh vật thể. Về nguyên lý, phương pháp tái tạo ảnh CT và<br />
SPECT tương tự nhau về thuật toán, chỉ khác nhau về cách xử lý hình học cho mỗi phương pháp.<br />
<br />
<br />
<br />
4<br />
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU<br />
<br />
1. Cấu hình thiết bị<br />
Với mục tiêu nghiên cứu tiếp cận kỹ<br />
thuật SPECT phục vụ hướng nghiên cứu về<br />
hình ảnh hạt nhân của Trung tâm Ứng dụng kỹ<br />
thuật hạt nhân trong công nghiệp, xây dựng cấu<br />
hình thiết bị và phần mềm tái tạo hình ảnh<br />
SPECT, dựa trên thiết bị CT cấu hình 1 nguồn<br />
– 1 đầu dò của đề tài cấp cơ sở năm 2008, sản<br />
phẩm của đề tài theo thuyết minh được kỳ vọng<br />
như sau:<br />
<br />
Cấu hình CT:<br />
- Nguồn phóng xạ: Cs-137, hoạt độ 20 -<br />
50mCi Hình 5: Cấu hình CT với 1 nguồn – 1 đầu dò<br />
- Dectector NaI(Tl) kích thước 1,5 x 1,5 inch (1<br />
detector)<br />
- Kích thước hình ảnh tối đa: 256 x 256 pixel<br />
- Đường kính vật thể tối đa: 600 mm<br />
- Dải mật độ: 0 – 7.8g/cm3<br />
- Tốc độ chụp/lát cắt/vật thể lớn nhất: 3 giờ<br />
<br />
Cấu hình SPECT:<br />
Được sử dụng chung phần cứng cơ khí<br />
với cấu hình CT (chỉ cần xoay một góc 1800),<br />
cấu hình SPECT (đo vật thể trên toàn bộ 360 0)<br />
không cần nguồn phóng xạ, thay vào đó là một<br />
detector khác cho phép thiết bị chỉ cần xoay 1800<br />
là có thể dựng ảnh SPECT bên trong đối tượng.<br />
- Dectector NaI(Tl) kích thước 1,5 x 1,5 inch (2<br />
detector)<br />
- Kích thước hình ảnh tối đa: 64 x 64pixel<br />
- Đường kính vật thể tối đa: 300mm<br />
- Tốc độ chụp/lát cắt/vật thể lớn nhất: 6 giờ<br />
Hình 6: Cấu hình SPECT với 2 đầu dò<br />
Phần mềm tái tạo ảnh:<br />
Phần mềm tái tạo hình ảnh SPECT/CT được hỗ trợ các thuật toán tái tạo ảnh: Chiếu<br />
ngược có lọc (FBP), Tái tạo đại số (ART), Thống kê (tối đa hóa kỳ vọng – EM) và các thuật toán<br />
xử lý hình ảnh khác, có khả năng hiệu chỉnh hấp thụ trên hình ảnh SPECT<br />
<br />
5<br />
2. Kết quả thực nghiệm<br />
<br />
a. Thí nghiệm 1<br />
Thử nghiệm chụp ảnh SPECT/CT đầu<br />
tiên được thực hiện trên một phantom với cấu<br />
trúc như hình 7. Bên trong có 2 ống PVC nhỏ<br />
hơn, độ dày của hai ống PVC nhỏ là 2 mm<br />
<br />
Kết quả<br />
Phantom được chụp cắt lớp CT với<br />
nguồn Cs-137 hoạt độ 20mCi. Có 64 hình<br />
chiếu và 121 phép đo/ hình chiếu, bước dịch<br />
chuyển 1mm/ phép đo, góc xoay 2.8150/ hình<br />
chiếu (viết tắt: 64x121, 1mm, 2.8150). Hình Hình 7: Phantom thử nghiệm SPECT/CT<br />
8(a) bên dưới là hình ảnh CT tái tạo của<br />
phantom.<br />
Sau khi kết thúc việc chụp ảnh CT, 200Ci hòa tan trong 100 ml nước được rót đầy vào<br />
hai ống nhựa PVC nhỏ. Sau đó chụp ảnh SPECT của phantom với phép đo (64x121, 1mm,<br />
2.8150) với mỗi đầu dò. Hình ảnh SPECT sau khi tái tạo bằng thuật toán ART và được hiệu<br />
chỉnh hấp thụ bằng các giá trị hấp thụ tuyến tính từ hình ảnh CT (hình ảnh CT và SPECT phải<br />
được định dạng kích thước bằng nhau) - hình 8(b) (c). Hình 9 biểu diễn hình ảnh SPECT/CT.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 8: (a) Hình ảnh CT tái tạo bằng thuật toán ART, (b) và (c) Hình ảnh SPECT<br />
trước và sau khi hiệu chỉnh hấp thụ<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
6<br />
Hình 9: Hình ảnh SPECT/CT với SPECT đã được hiệu chỉnh hấp thụ.<br />
<br />
b. Thí nghiệm 2<br />
Thử nghiệm thứ hai được thực hiện với một phantom mô phỏng mẫu lõi trong dầu khí,<br />
cấu tạo của phantom bao gồm một ống hình trụ bằng nhựa ABS đường kính ngoài 200mm, dày<br />
10mm, bên trong chứa đá granite kích thước 2 ~ 3 cm phân bố không có thứ tự. Nước được rót<br />
vào trong ống nhựa để lấp đầy các khe hở giữa các viên đá granite. Tổng thể tích nước chiếm chỗ<br />
khoảng 150ml.<br />
<br />
Kết quả<br />
Phantom được chụp cắt lớp CT với nguồn Cs-137 hoạt độ 20mCi. Thực hiện phép đo<br />
(128x256, 1mm, 1.40). Hình 10(a) là hình ảnh CT tái tạo của phantom.<br />
Sau khi kết thúc việc chụp ảnh CT, 1mCi đồng vị I-131 với thể tích 10 ml đã được bơm<br />
vào nước chứa trong ống nhựa. Do nước đã có sẵn trong ống và đồng vị phóng xạ được đưa vào<br />
sau nên sẽ không có một quá trình pha trộn tốt giữa nước có sẵn và dung dịch phóng xạ thêm<br />
vào, phóng xạ sẽ có phân bố không đồng đều trong nước chiếm chỗ trong ống nhựa ABS chứa đá<br />
granite. Phantom sau đó được chụp ảnh SPECT với phép đo (128x256, 1mm, 1.40) với mỗi đầu<br />
dò. Hình ảnh SPECT sau khi tái tạo bằng thuật toán EM thì được hiệu chỉnh hấp thụ bằng các giá<br />
trị hấp thụ tuyến tính từ hình ảnh CT. Hình 10(b) và hình 10(c) là hình ảnh SPECT tái tạo bằng<br />
thuật toán EM trước và sau khi hiệu chỉnh hấp thụ. Hình 11 biểu diễn hình ảnh kết hợp<br />
SPECT/CT.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 10: (a) Hình ảnh CT tái tạo bằng thuật toán EM, (b) và (c) Hình ảnh SPECT<br />
trước và sau khi hiệu chỉnh hấp thụ<br />
<br />
7<br />
Hình 11: Hình ảnh SPECT/CT với SPECT đã được hiệu chỉnh hấp thụ<br />
<br />
<br />
IV. KẾT LUẬN<br />
<br />
Đề tài nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ cấp cơ sở “Nghiên cứu phát triển kỹ<br />
thuật SPECT/CT trên cơ sở thiết bị CT công nghiệp một nguồn – 1 đầu dò quy mô phòng thí<br />
nghiệm” đã tiếp cận và ứng dụng được kỹ thuật SPECT trong việc xác định phân bố chất đánh<br />
dấu bên trong vật thể. Đề tài cũng đã tiếp cận được một trong số các kỹ thuật hiệu chỉnh hình ảnh<br />
SPECT bằng việc hiệu chỉnh hấp thụ, là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến độ trung thực<br />
của hình ảnh SPECT.<br />
Thông thường, thiết bị SPECT tiên tiến trong y tế có hai khối đầu dò với 40 – 60 phần tử<br />
mỗi khối, một số thiết bị SPECT công nghiệp sử dụng đến 48 đầu dò để có thể chụp được hình<br />
ảnh SPECT trong thời gian ngắn nhất. Với chỉ hai đầu dò, thời gian chụp cắt lớp SPECT có thể<br />
lên đến 10 giờ cho một hình ảnh nhưng với mục tiêu là nghiên cứu tiếp cận kỹ thuật SPECT<br />
phục vụ hướng nghiên cứu về hình ảnh hạt nhân của Trung tâm Ứng dụng kỹ thuật hạt nhân<br />
trong công nghiệp, xây dựng cấu hình thiết bị và phần mềm tái tạo hình ảnh SPECT, kết quả đề<br />
tài đã khẳng định khả năng nắm bắt và làm chủ kỹ thuật cũng như khả năng phát triển ứng dụng<br />
để phục vụ cho những đối tượng và bài toán cụ thể phục vụ nghiên cứu và sản xuất.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
8<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
[1] Industrial Process Tomography, IAEA – TECDOC – 1589, May 2008<br />
[2] Clinical Applications of SPECT/CT: New Hybrid Nuclear Medicine Imaging System, IAEA –<br />
TECDOC – 1597, August 2008<br />
[3] Emssion Tomography – The Fumdamental of PET and SPECT, Miles N. Wernick, Elsevier, 2004<br />
[4] SPECT/CT Physical Principles and Attenuation Correction, James A. Patton, J Nucl Med Technol<br />
2008; 36:1–10.<br />
[5] Báo cáo đề tài CS/10/06-01: Nghiên cứu phát triển kỹ thuật SPECT/CT trên cơ sở thiết bị CT công<br />
nghiệp một nguồn – một detector quy mô phòng thí nghiệm<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
9<br />
RESEARCH FOR DEVELOPING CT/SPECT TECHNQUE UTILIZING<br />
THE LAB-SCALED OF INDUSTRIAL ONE SOURCE – ONE<br />
DECTECTOR CT SYSTEM.<br />
<br />
PHAM VAN DAO, DANG NGUYEN TUAN, DANG NGUYEN THE DUY, BUI TRONG<br />
DUY, PHAN QUOC MINH<br />
Center for Applications of Nuclear Technique in Industry. 13 Dinh Tien Hoang, Da Lat, Lam Dong.<br />
E-mail: office@canti.vn<br />
<br />
Abstract: The “Research for developing CT/SPECT technique utilizing the lab-scaled of industrial<br />
one source – one detector CT system” is the continued project following the “Design and<br />
fabrication of a lab-scaled of industrial one source – one detector CT system”. The main aim of this<br />
project is to approach the SPECT technique for the development of the imaging technique research<br />
in the Centre for Applications of nuclear technique in industry (CANTI); fabricate and set up a<br />
hardware configuration; develop the image reconstruction software for CT/SPECT. Since the<br />
project budget is limited, the main product of this project is an associated hardware configuration<br />
of SPECT and CT (2 detector for SPECT and one source – one detector for CT) which can be taken<br />
SPECT/CT image in static condition. The SPECT/CT images can be reconstructed either by<br />
Filtered back projection (FBP) or Algebraic reconstruction technique (ART) or Expectation<br />
Maximization (EM) algorithms.<br />
<br />
Keywords: SPECT/CT, SPECT, Diagnostic imaging<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
10<br />