Báo cáo nghiên cứu: Phát triển nuôi ngao nhằm cải thiện và đa dạng sinh kế cho dân cư nghèo ven biển miền trung - Milestone 14
lượt xem 19
download
Mục tiêu của dự án là để cung cấp một nguồn thu nhập khác và an toàn thực phẩm thông qua sự phát triển và mở rộng công nghệ nuôi ngao (bao gồm cả sinh sản và nuôi thương phẩm) để đảm bảo sinh kế cho ngư dân nghèo ven bieent miền Bắc Trung Bộ Việt nam. Dự án đã có vai trò quan trọng trong việc xây dựng mô hình nuôi ngao công nghiệp bền vững cho vùng Bắc Trung Bộ Việt nam. Việc phổ biến công nghệ nuôi ngao có ảnh hưởng có ý nghĩa tới cộng đồng...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Báo cáo nghiên cứu: Phát triển nuôi ngao nhằm cải thiện và đa dạng sinh kế cho dân cư nghèo ven biển miền trung - Milestone 14
- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn CHƯƠNG TRÌNH HỢP TÁC PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP VÀ NÔNG THÔN (CARD) Phát triển nuôi ngao nhằm cải thiện và đa dạng sinh kế cho công đồng dân cư nghèo ven biển miền trung Việt nam (027/05VIE) Báo cáo hoàn thành dự án Milestone 14 Tháng 5/2010
- Mục lục Thông tin về đơn vị nghiên cứu ................................................................................ 4 1 Tóm tắt dự án ............................................................................................................. 6 2 Tóm tắt quá trình thực hiện ...................................................................................... 7 3 Giới thiệu và cơ sở luận chứng ................................................................................. 8 4 4.1 Mục tiêu và các kết quả của dự án ............................................................................ 8 4.2 Chiến lược và cách tiếp cận thực hiện ...................................................................... 9 4.3 Các phương pháp thực hiện ................................................................................ 10 Tiến độ thực hiện ..................................................................................................... 11 5 5.1 Các điểm nổi bật trong quá trình thực hiện......................................................... 11 5.1.1 Xây dựng quy trình vận hành trại sản xuất giống và thiết lập cơ sở hạ tầng 11 5.1.2 Thiết lập trại sản xuất giống mới và chuyển giao công nghệ ........................ 13 5.1.3 Xây dựng công nghệ sản xuất ngao ............................................................... 13 5.1.4 Các mô hình trình diễn .................................................................................. 15 5.2 Lợi ích ................................................................................................................. 17 5.2.1 Cơ hội tận dụng các áo nước lợ để nuôi ngao .................................................. 17 5.2.2 Tăng sản lượng và lợi ích từ việc nuôi ngao ở khu vực bãi triều .................... 17 5.2.3 Dễ dàng ứng dụng ............................................................................................ 17 5.2.4 Rủi ro đầu tư thấp ............................................................................................ 18 5.2.5 Tối đa tiềm năng thương mại thông qua hiểu biết ........................................... 18 5.3 Nâng cao năng lực .............................................................................................. 19 5.3.1 Cán bộ Phân viện Bắc Trung Bộ và cán bộ cấp tỉnh ....................................... 19 5.3.2 Người hưởng lợi cuối cùng .............................................................................. 19 5.4 Xuất bản .................................................................................................................. 19 5.5 Quản lý dự án .......................................................................................................... 21 Báo cáo các vấn đề khi thực hiện dự án ................................................................. 22 6 Môi trường .................................................................................................................... 22 Các vấn đề giới và xã hội .............................................................................................. 22 Ứng dụng cho các dự án khác ....................................................................................... 22 Thực hiện và các vấn đề bền vững .......................................................................... 22 7 Khó khăn và trở ngại..................................................................................................... 22 7.1 Lựa chọn ................................................................................................................. 22 7.2 Bền vững ................................................................................................................. 22 Các bước quan trọng tiếp theo ................................................................................ 22 8 Kết luận .................................................................................................................... 23 9 10 Lời cam đoan.............................................................................................................. 23 SARDI....................................................................................................................... 24 Phân Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản Bắc Trung Bộ ARSINC........................ 25 PHỤ LỤC A – Tiến độ thực hiện dự án so với mục tiêu, kết quả, các hoạt động và đầu tư đề ra.............................................................................................................................. 28 2
- PHỤ LỤC B: Các mô hình trình diễn ........................................................................... 32 Thiết kế và thu thập số liệu ở các mô hình trình diễn............................................ 32 1 Kết quả ...................................................................................................................... 34 2 Nuôi ngao đơn canh trong kênh dẫn nước .................................................................... 34 2.1.1 Các yếu tố môi trưởng ................................................................................... 34 2.1.2 Tăng trưởng và tỷ lệ sống .............................................................................. 35 Nuôi ngao kết hợp trong ao........................................................................................... 38 2.1.3 Các yếu tố môi trường ................................................................................... 38 2.1.4 Tăng trưởng và tỷ lệ sống .............................................................................. 38 2.1.5 Sản lượng ngao và tôm sú ............................................................................. 40 So sánh sự tăng trưởng của ngao M. lyrata nuôi kết hợp trong ao nuôi tôm và ngao nuôi đơn canh ở kênh dẫn nước .................................................................................... 41 2.1.6 Các yếu tố môi trường ................................................................................... 41 2.1.7 Tăng trưởng và tỷ lệ sống .............................................................................. 41 Kết luận .................................................................................................................... 44 3 Phụ lục C: Tóm tắt các tập huấn và hội thảo ................................................................. 45 Phụ lục D: Danh sách các sinh viên đã thực hiện đề tài tốt nghiệp dưới sự hướng dẫn của ARCINC/SARDI ....................................................................................................... 51 3
- 1 Thông tin về đơn vị nghiên cứu Phát triển nghề nuôi ngao nhằm cải thiện và đa dạng Tên dự án hoá sinh kế cho cộng đồng cư dân nghèo ven biển miền Trung Việt Nam (Dự án 027/05VIE) Phân viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản Bắc Viện nghiên cứu ở Việt Nam Trung Bộ, Việt Nam (ARSINC) Ông Chu Chí Thiết- Giám đốc dự án Ban quản lý dự án ở Việt Nam Viện Nghiên cứu và Phát triển Nam Australia Cơ quan phía Australia (SARDI) Tiến sỹ Martin S Kumar -Lãnh đạo dự án Nhân sự Australia Tháng 2 năm 2006 Ngày tiến hành dự án Tháng 3 năm 2009 Ngày kết thúc dự án (ban đầu) Tháng 2 năm 2010 Ngày kết thúc dự án (điều chỉnh) Thời gian viết báo cáo Tháng 2 năm 2006 – Tháng 5 năm 2009 4
- Cơ quan liên lạc Phía Úc: Ban Quản lý dự án Họ tên Điện thoại: Tiến sỹ Martin Kumar 08 82075 400 Chức vụ Quản lý khoa học và chương Fax: 08 82075 481 trình hệ thống sinh học kết hợp, Công nghệ sinh học và quản lý nguồn lợi kết hợp Cơ quan Viện Nghiên cứu và Phát triển Email: kumar.martin@saugov.sa.gov.au Nam Úc (SARDI) Phía Úc: Liên lạc hành chính Họ tên: Điện thoại Chức vụ: Fax: Cơ quan Email: Phía Việt Nam Họ tên: Điện thoại: Chu Chí Thiết 84 383 829 884 Chức vụ: Fax: Giám đốc 84 383 829 378 Cơ quan Phân viện Nghiên cứu Nuôi Email: arsinc_ria1@vnn.vn trồng Thuỷ sản Bắc Trung Bộ 5
- 2 Tóm tắt dự án Mục tiêu của dự án là để cung cấp một nguồn thu nhập khác và an toàn thực phẩm thông qua sự phát triển và mở rộng công nghệ nuôi ngao (bao gồm cả sinh sản và nuôi thương phẩm) để đảm bảo sinh kế cho ngư dân nghèo ven bieent miền Bắc Trung Bộ Việt nam. Dự án đã có vai trò quan trọng trong việc xây dựng mô hình nuôi ngao công nghiệp bền vững cho vùng Bắc Trung Bộ Việt nam. Việc phổ biến công nghệ nuôi ngao có ảnh hưởng có ý nghĩa tới cộng đồng ngư dân ven biển như viêc cung cấp công nghệ nuôi ngao trong ao hoặc công nghệ nuôi tăng sản lượng và tăng thu nhập ở vùng nuôi bãi triều. Dự án đồng thời cũng cập nhật các công nghệ cần thiết và cơ sở hạ tầng cho việc sản xuất giống nhân tạo như xây dựng trại sản xuất giống. Nhìn chung, dự án đã đạt được các mục tiêu quan trọng trong việc phát triển công nghệ nuôi ngao và các nguyên lý cho việc việc sản xuất giống để thu được sản lượng giống lớn. Các kết quả chủ yếu trong phát triển công nghệ: • Lần đầu tiên ở Việt anm, ngao (M lyrata) nuôi trong ao thành công. Các mô hình trình diễn cho kết quả thành công. • Xây dựng công nghệ sản xuất giống ngao với sản lượng lớn.. • Ngao được nuôi thành công trong kênh dẫn nước, tận dựng được chất dinh dưỡng từ nguồn nước thải từ các ao nuôi tôm. • Phát triển công nghệ nuôi ghép ngao và tôm. • Nâng cao sản lượng ngao nuôi ở khu vực bãi triều. Mục tiêu nâng cao năng lực cũng đạt được ở các mức độ khác nhau. (1) Hội thảo tập huấn kỹ thuật cho cán bộ kỹ thuật địa phương và các nông dân nuôi ngao ở quy mô nhỏ đã được tổ chức. Tập huấn kỹ thuật cho các cán bộ nghiên cứu trẻ của Việt nam trong việc sử dụng và ứng dụng các công nghệ sản xuất giống tiên tiến và các nghiên cứu cải tiến công nghệ nuôi ngao cũng được thực hiện ở cả Việt nam và Australia. (2) Các mô hình trình diễn sản xuất ngao thanh công đã được tiến hành ở cấp tỉnh (3) 4 trại sản xuất giống ngao đã được thành lập để cung cấp giống ngao và 1 bể ấp R&D đã được xây dựng ở Phân Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản Bắc Trung Bộ, Việt nam.. Báo cáo tiếp theo (MS 14, Báo cáo tổng kết 2009) trình bày quá trình hoàn thành tất cả các MS trong Thời khóa biểu 1, Phạm vi và các dịch vụ, và Phụ lục của Thời khóa biểu 2, bảng các MS, và các vấn đề liên quan đến mục tiêu của dự án như đã mô tả trong chương trình khung của văn bản dự án. Các MS được hoàn thành theo đúng yêu cầu của Văn phòng quản lý dự án CARD (như điều chỉnh thanh toán cho tất cả các MS). Lãnh đạo dự án là Dr Martin Kumar, SARDI và Giám đốc dự án là Mr Chu Chí Thiết, Vietnam chân thành cảm ơn sự hỗ trợ của CARD đã mang tới thành công của dự án. 6
- 3 Tóm tắt quá trình thực hiện Báo cáo giới thiệu các kết quả cuối cùng của dự án CARD “Phát triển nghề nuôi ngao nhằm cải thiện và đa dạng hoá sinh kế cho cộng đồng cư dân nghèo ven biển miền Trung Việt Nam (Dự án 027/05VIE)” được bắt đầu thực hiện từ tháng 4 năm 2006 và hoàn thành tháng 12 năm 2009. Mục tiêu của dự án đóng góp có ý nghĩa cho Chính phủ Việt Nam trong Chiến lược Phát triển và giảm tỷ lệ nghèo đói (CPRGS) và năm trong khung chiến lược của chương trình CARD. Mục tiêu của cụ thể của dự án là cung cấp cho cộng đồng dân cư nghèo thu nhập thay thế có tính bền vững và an toàn thực phẩm. Các mục tiêu của dự án là: (1) phát triển và mở rộng công nghệ sản xuất ngao giống bằng cách áp dụng các trang thiết bị của trại sản xuất nước mặn để sản xuất giống ngao với khối lượng lớn; (2) phát triển và mở rộng công nghệ nuôi ngao thương phẩm phù hợp với các điều kiện môi trường sinh thái khác nhau; (3) đánh giá tác động của dự án tới công đồng dân cư nghèo tham gia trong dự án. Dự án hoạt động ở 6 tỉnh, bao gồm Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên-Huế. Báo cáo này tóm tắt tiến độ thực hiện dự án, các mục tiêu đã đạt được và chỉ ra trong các báo cáo MS, trong đó mỗi một MS các mục tiêu được thảo luận chi tiết. Nhìn chung dự án đã đạt được các mục tiêu đề ra, ở một vài điểm vượt cả mong đợi. Dự án được chia thành 3 pha cụ thể. Trong năm đầu tiên, dự án tập trung vào phát triển công nghệ thông qua ứng dụng công nghệ nghiên cứu trong sản xuất giống và nuôi thương phẩm. Trong năm thứ 2, dự án tập trung vào thực hiện các mô hình trình diễn với sự tham gia của người dân để tìm ra công nghệ và trang thiết bị phù hợp cho việc xây dựng sổ tây hướng dẫn sản xuất ngao. Trong năm thứ 3, dự án tập trung vào quảng bá công nghệ thông qua việc mở rộng tập huấn và nông dân tham gia vào các mô hình trình diễn. Mưa bão đã ảnh hưởng tới tiến độ dự án cũng như ảnh hưởng tới nuôi trồng thủy sản ven biển nói chung. Thiên tai đã gây cản trở thực hiện các mô mình trình diễn ở một số tỉnh. Tuy nhiên dự án cũng đã hoàn thành trong 4 năm (Chương trình CARD đã gia hạn 6 tháng cho dự án). Điều tra tác động dự án đã chỉ ra rằng dự án đóng vai trò quan trọng có ý nghĩa trong việc nâng cao và mở rộng công nghệ nuôi ngao cho cộng đồng ngư dân ven biển Bắc Trung Bộ Việt Nam. Thực hiện dự án đã trực tiếp đóng góp trong việc nâng cao sản lượng, thu nhập, và tạo thêm công việc. Dự án đã cung cấp cơ hội cho việc tận dụng các vùng đất chưa sử dụng và chuyển chúng thành nơi sản xuất ngao. Lần đầu tiên ở Việt nam, nuôi ngao trong ao đã đạt được thành công. Nuôi ngao trong ao là một khái niệm mới và đang phát triển mạnh mẽ ở Việt nam. Loại hình nuôi ngao này cung cấp một phương tiện mới cho đời sống của ngư dân ven biển những người bị ảnh hưởng nặng nề do mất mát từ việc nuôi tôm vì dịch bệnh. Nuôi ngao cũng là một cách sử dụng đất xen canh và thêm thu nhập thông qua luân canh với nuôi tôm. Các hoạt động nâng cao năng lực tập trung vào các hoạt động thiết lập cơ sở hạ tầng và tập huấn. Sản xuất ngao giống từ các trại sản xuất giống đã bắt đầu năm 2008 từ trại giống nhà nước đầu tiên ở ARSINC với sự hỗ trợ của dự án CARD. Tiếp sau đó 4 trại sản xuất giống được thành lập. (i) Trung tâm sản xuất giống thủy sản Hoàng Thanh (Thanh Hóa); 7
- (ii) Trại sản xuất giống Hải Tuấn (Ninh Bình); (iii) Trại sản xuất giống thủy sản Vạn Xuân (HCM ); Và (iv) Phân Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản Bắc Trung Bộ (ARSINC) Tổng số 19 cán bộ đã cung caaos 4998 ngày công lao động cho các hoạt động khác nhau của dự án. 12 cán bộ văn phòng kỹ thuật của ARSINC đã được tập huấn về kỹ thuật sản xuất giống và nuôi thương phẩm trong quá trình thực hiện dự án. Sáu cán bộ trong số đó được tham gia tập huấn ở Australia. Hơn 200 nông dân và 36 trang trại đã tham gia mô hình trình diễn và được tiếp nhận cộng nghệ nuôi ngao. ARSINC có năng lực trong việc thiết kế, vận hành và quản lý các khía cạnh trong nuôi cả nuôi ngao thương phẩm và sản xuất giống. Thêm vào đó, các kỹ năng giao tiếp của cán bộ ARSINC cũng đã được nâng cao thông qua chương trình tập huấn tại Australia và làm việc với các chuyên gia quốc tế. Mặt khác, 7 sinh viên từ các trường Đại học đã thực hiện luận văn tốt nghiệp của họ ở các trại sản xuất ngao giống với sự hướng dẫn của ARSINC/SARDI và 2 sinh viên của trường Cao đằng đã tham gia vào chương trình trao đổi sinh viên tham gia vào các hoạt động nuôi ngao ở các địa điểm thí nghiệm. Các sinh viên này đã bảo vệ thành công luận văn tốt nghiệp của họ và đạt được thành tích xuất xắc. 4 Giới thiệu và cơ sở luận chứng Người dân ở ven biển Bắc Trung Bộ của Việt nam có rất ít đất để sản xuất, và nguồn lợi hải sản là một phần sinh kế quan trọng của người dân ở các vung này nhung đang bị khai thác quá mức. Khoảng 80% hộ gia đình ở ven biển phụ thuộc rất nhiều vào thu nhập từ đánh bắt. Hoaauf hết cộng đồng ven biển dựa vào việc khai thác cá và các hoạt động liên quan cho sinh kế của họ vì thiếu đất canh tác. Thời gian gần đây, nguồn lợi nước mặn tự nhiên đã bị giảm sút do khai thác quá mức, phá rựng ngập mặn và xây dựng các ao nuôi tôm. Vì vậy mục tiêu của dự án là cung cấp cho công đồng ngư dân nghèo ven biển nguồn thu nhập thay thế bền vững và an toàn lương thực. Nuôi trồng loài 2 mảnh vỏ là hoạt động tốt vì nó có giá trị cao mặc dụ tỷ lệ sản xuất thâp. Nuôi ngao là một hoạt đồng lợi nhuận nhất. Tuy nhiên, nuôi ngao có một số điểm bất lợi là hoàn toàn dựa vào nguồn giống tự nhiên. Sản xuất giống và các hệ thống nuôi kết hợp chưa được đánh giá nhiều. Gần đây, người dân tận dụng các vùng bãi triều phẳng để nuôi ngao. Dự án với tên “Phát triển nghề nuôi ngao nhằm cải thiện và đa dạng hoá sinh kế cho cộng đồng cư dân nghèo ven biển miền Trung Việt Nam” được kết hợp thực hiện giữa Phân Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản Bắc Trung Bộ (ARSINC) và Viện nghiên cứu và phát triển Nam Á (SARDI) để giải quyết các vấn đề kỹ thuật trong sản xuất ngao giống và đồng thời cải tiến công nghệ nuôi ngao thương phẩm. 4.1 Mục tiêu và các kết quả của dự án Dự án có 3 mục tiêu chính và đã đạt được từ năm 2006 đến năm 2009. Bao gồm: (1) Xây dựng và mở rộng công nghệ sản xuất ngao giống thông qua việc sử dụng các trang thiết bị của trại sản xuất giống cá biển cho sản xuất giống ngao mạt. 8
- (2) Xây dựng và mở rộng công nghệ nuôi ngao thương phẩm phù hợp với các điều kiện môi trường sinh thái khác nhau. (3) Đánh giá tác động của dự án đối với cộng đồng ngư dân nghèo trong vùng dự án. Các kết quả quan trọng đạt được bao gồm: Phát triển công nghệ sản xuất ngao giống (M.lyrata) ở miền Trung Việt nam • Phát triển công nghệ nuôi ngao trong ao ở 4 mô hình khác nhau: nuôi ngao kết • hợp với nuôi tôm, nuôi ngao trong kênh dẫn nước thải của trang trại nuôi tôm, nuôi ngao đơn canh trong ao và nuôi ngao luân canh với nuôi tôm. Xây dựng công nghệ nuôi ngao cải tiến cho vung nuôi bãi triều với các kích cỡ • giống khác nhau và mật độ khác nhau.. Hơn 200 nông dân bao gồm 36 trang trại đã tham gia thực hiện mô hình trình diễn • và đã nhận được tập huấn kỹ thuật nuôi ngao. Thiết lập được 4 trại sản xuất ngao giống thương mại. • Xây dựng 1 trại nghiên cứu sản xuất ngao giống ở ARSINC • 19 cán bộ kỹ thuật đã được tập huấn kỹ thuật sản xuất ngao giống và nuôi thương • phẩm trong quá trình thực hiện dự án. 7 sinh viên từ các trường Đại học đã thực hiện luận văn tốt nghiệp của họ ở các • trại sản xuất ngao giống với sự hướng dẫn của ARSINC/SARDI và 2 sinh viên của trường Cao đẳng đã tham gia vào chương trình trao đổi sinh viên tham gia vào các hoạt động nuôi ngao ở các địa điểm thí nghiệm. Trong mỗi mục tiêu của dự án, một loạt các hoạt động liên quan tới các kết quả mong đợi và MS đã được thực hiện và các khung chương trình (Bảng MS và Khung dự án) được cung cấp chi tiết ở các phần sau. Tỷ lệ áp dụng và chi tiết tác động của dự án được thể hiện trong báo cáo đánh giá ( Milestone 13). 4.2 Chiến lược và cách tiếp cận thực hiện Dự án được chia thành 3 pha cụ thể. Trong năm đầu tiên, dự án tập trung vào phát triển công nghệ thông qua ứng dụng công nghệ nghiên cứu trong sản xuất giống và nuôi thương phẩm. Trong năm thứ 2, dự án tập trung vào thực hiện các mô hình trình diễn với sự tham gia của người dân để tìm ra công nghệ và trang thiết bị phù hợp cho việc xây dựng sổ tây hướng dẫn sản xuất ngao. Trong năm thứ 3, dự án tập trung vào quảng bá công nghệ thông qua việc mở rộng tập huấn và nông dân tham gia vào các mô hình trình diễn. Tuy nhiên, mưa bão đã ảnh hưởng tới tiến độ dự án cũng như ảnh hưởng tới nuôi trồng thủy sản ven biển nói chung. Thiên tai đã gây cản trở thực hiện các mô mình trình diễn ở một số tỉnh. Tuy nhiên dự án cũng đã hoàn thành trong 4 năm. Tác động của dự án cũng được đánh giá trong năm thứ 4. Cách tiếp cận của các bên liên quan tham gia cho phép phát triển không chỉ nâng cao năng lực của các viện nghiên cứu mà còn cho tất cả các bên liên quan quan trọng khác. Mục tiêu của cách tiếp cận này mang lại lợi ích cả về phát triển kinh tế nông thôn (bằng cách nâng cao lợi ích của các bên liên quan) và nâng cao tính bền vũng về môi trường. Nâng cao năng lực của viện nghiên cứu bao gồm nâng cấp các trang thiết bị hiện có của trại sản xuất giống, và thiết lập trại sản xuất giống mới, tập huấn cho các nông dân địa phương các mô hình nuôi ngao và công nghệ sản xuất giống; tập huấn ở nước ngoài cho 9
- các cán bộ kỹ thuật về các lĩnh vực sản xuất thức ăn tươi sống, phân tích số liệu và quản lý dữ liệu. 4.3 Các phương pháp thực hiện Phương pháp chi tiết thực hiện dự án bao gồm cả thiết kế dự án được ủy ban kỹ thuật của CARD phê duyệt và đã trình bày trong đề cương dự án. Tóm tắt các phương pháp thực hiện được giới thiệu trọng báo cáo này. Xây dựng công nghệ sản xuất giống. (i) Các thông tin quan trọng cần thiết để bổ sung vào những thiếu sót trong việc xây dựng trại sản xuất giống đã đạt được thông qua việc tổ chức các thí nghiệm và mô hình trình diễn. Mục tiêu chính là để sản xuất giống ngao M. lyrata bằng phương pháp sinh sản nhân tạo. Mục tiêu cụ thể là: để xác định các điều kiện tối ưu về nhiệt độ, chất lượng nước và các yêu cầu về thức ăn; xác định mật độ ấu trùng và mật động ương nuôi. Thí nghiệm sản xuất giống được thực hiện tại trại sản xuất giống cá biển Cửa lò, Nghệ An. Ngao bố mẹ được thu từ tự nhiên. Ngao bố mẹ được giữ trong các điều kiện nhiệt độ khác nhau (nhiệt độ là một yếu tố kích thích phát triển tuyến sinh dục) và bổ sung tảo làm thức ăn cho ngao bố mẹ đến khi tuyến sinh dục thành thục. Ngao bố mẹ đạt tiêu chuẩn được kích thích sinh sản bằng cách đưa chúng vào môi trường tăng nhiệt độ nhanh. Năm đầu tiên tập trung vào việc xây dựng công nghệ sản xuất ngao giống với sản lượng spat lớn. Tài liệu hướng dẫn cho sinh sản đã được xây dựng. (ii ) Xây dựng mô hình nuôi: Nghiên cứu chính trong mô hình nuôi ao tập trung vào viêc nghiên cứu tìm nền đáy phù hợp, mật độ phù hợp và kích cỡ ngao giống phù hợp. Tất cả các thí nghiệm đều được lặp lại 3 lần. Các yếu tố về chất lượng nước, dinh dưỡng, các yếu tố sinh học được giám sát thường xuyến. Đo tăng trưởng của ngao bằng cách cân trọng lượng (g) và đo kích cỡ (mm) 2 tuần 1 lần. Tổng số 36 nông hộ (mỗi tỉnh có 6 nông hộ) đã tham gia thực hiện mô hình trình diễn. Kết qyar của năm thứ 2 (từ các mô hình trình diễn) là mô hình nuôi ngao trong ao và ngoài bãi triều. Đến cuối năm 2009, tổng số 200 nông hộ đã được tham gia tập huấn nuôi ngao trong ao và ngoài bãi triều. Các mô hình nuôi ngao sau đây được xây dựng. (a) Nuôi ngao ở bãi triều: Bãi triều được chia thành 3 khu vực dựa trên ảnh hưởng của thủy triều với nuôi ngao (b) Kết hợp nuôi ngao với nuôi tôm: đồng thời nuôi tôm và ngao đã được thực hiện với quan điểm là tăng thêm nguồn thu nhập. (c) nuôi xen canh: nuôi ngao được thực hiện sau vụ nuôi tôm (d) nuôi ngao đơn canh trong ao (e) nuôi ngao trong kênh dẫn nước thải của trang trại nuôi tôm. (iii) Đánh giá và phân tích: Các số liệu kinh tế xã hội được thu thập từ các hộ gia đình trước và sau khi tham gia thực hiện mô hình trình diễn của dự án để so sánh và đánh giá tác động của dự án. Các kết quả đánh giá này được trình bày trong MS 13 và đã trình với CARD. 10
- 5 Tiến độ thực hiện Các báo cáo MS 1-13 đã trình bày chi tiết tiến độ của dự án và đã nộp cho văn phòng quản lý dự án CARD và đã được thanh toán như tiến độ thực hiện. Các báo cáo này và các đánh giá góp ý của văn phòng quản lý dự án CARD được giữ tại văn phòng CARD, Việt nam. Báo cáo này là báo cáo hoàn thành dự án MS14 Các báo cáo tổng hợp kết quả từ các hoạt động của dự án đã được trình bày trong mỗi MS, và chỉ những kết quả chung liên quan đến các mục tiêu của dự án được trình bày trong báo cáo này. 5.1 Các điểm nổi bật trong quá trình thực hiện Các thành tựu chỉ yếu đạt được bao gồm các điểm nổi bật của được trình bày trong phần này. 5.1.1 Xây dựng quy trình vận hành trại sản xuất giống và thiết lập cơ sở hạ tầng Theo đề cương thiết kế thí nghiệm đã đề xuất và được ủy ban kỹ thuật của CARD phê duyệt, các thí nghiệm về sản xuất ngao giống được thực hiện tại trại thí nghiệm của ARSINC ở Cửa lò. Dựa trên thiết kế thí nghiệm sản xuất giống, các trang thiết bị của trại ARSINC đã được nâng cấp và sản xuất ổn định 4 loài tảo biển: Nanochloropsis, Isochrysis, Tetraselmis và Chaetoceros, đây là yếu tố chính giúp cho việc nuôi vỗ ngao bố mẹ và sản xuất giống ngao spat. Cơ sở hạ tầng như hệ thống cung cấp nước biển, hệ thống lọc nước, các bể ương nuôi ấu trùng và phòng thí nghiệm phân tích sinh hóa cũng được nâng cấp. Kết quả là trại sản xuất giống ngao (M. lyrata) đã được thiết lập tại Phân Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản Bắc Trung Bộ (ARSINC) với tất cả các trang thiết bị cần thiết. Nuôi vỗ ngao bố mẹ trong điều kiện nhận tạo đã thành công. Các kết quả chỉ ra rằng ngao bố mẹ thành thục tốt hơn với đáy cát. Thành công trong việc ương nuôi ấu trùng ngao ở trại sản xuất giống ARSINC, điều này đã được báo cáo trong MS6 và MS7. Ương nuôi ngao spat cũng đã thành công khi sử dụng trang thiết bị này. Đến cuối năm thứ 2 trên 6.5 triệu spat đã được sản xuất và cung cấp cho người dân. Trại sản xuất giống này có thể sử dụng cho cả việc sản xuất giống quy mô thương mại cũng như cho nghiên cứu và phát triển. Sau 2 năm hoạt động, dựa trên các kinh nghiêm ương nuôi ấu trùng thành công đã mở ra co hội cho sản xuất ngao mạt với khối lượng lơn. Công nghệ trong sản xuất ngao mạ (ví dụ: các tiêu trí lựa chọn và thiết lập trại sản xuất giống, sản xuất thức ăn tươi sống, ương nuôi ấu trùng) đã được báo cáo trong MS7. Các kết quả nổi bật trong sản xuất giống là: (1) Các định được các yếu tố kỹ thuật phù hợp cho mỗi giai đoạn ương nuôi ấu trùng khác nhau Dựa trên các kết quả đạt được của dự án, các yếu tố kỹ thuật quan trong cho ương nuôi ấu trùng ngao như sau: Mật độ ương nuôi: 10 ấu trùng trên 1 ml nước • Độ mặn: ngao M.lyrata có thể thích nghi được với biên độ mặn kowns, nhưng • phạm vi thích hợp là 10 to 25 ppt. Thay nước và làm sách ấu trùng: Nước ở trong các bể ương nên thay 100% sau • mỗi 2 ngày. Các bể này cung được làm sạch và diệt khuẩn bằng HCl 1% hoặc Iốt 11
- 1% và phơi khô trước khi sử dụng tiếp. Trong quá trình thay nước, ấu trùng được rửa và sếp thành hàng trên lưới, ví thế có thể phân loại kích cỡ. Thức ăn và tần xuất cho ăn: ấu trùng ngao được cho ăn hỗn hợp 3 loại tỏa biển: • Isochrysis galbana, Nanochloropsis oculata, Chaetoceros sp, với tỷ lệ cho ăn là 100.000 TB/ml và tần xuất cho ăn 4 ngày 1 lần. (2) Giới thiệu hệ thống khay trong giai đoạn xuống đáy của ấu trùng và cho ăn bằng tảo được gây màu trong ao. Khi ấu trùng ở giai đoạn xuống đáy và biến hình chúng được chuyển tới bể (hình chữ nhật) để nuôi cho đến khi đạt kichx cỡ phù hợp và chuyển ra hệ thống ương nuôi, đây là một phần của quá trình sản xuất giống. Hệ thống khay này trong đó nước với thức ăn bổ sung từ ao. Hệ thống này không chỉ là một bước làm cho ngao thích nghi với điều kiện tự nhiên mà còn giảm chi phí cho việc sản xuất tảo thâm canh trong phòng thí nghiệm. Các thí nghiệm sản xuất giống được thực hiện tại Phân viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản Bắc Trung Bộ (ARSINC). Dựa trên các thành công của các thí nghiệm, dự án đã xây dựng tài liệu hướng dẫn kỹ thuật cho việc vận hành sản xuất ngao giống (đã báo cáo trong MS8) với tiêu đề: Quy trình sản xuất ngao giống (Meretrix lyrata) tại Phân viên nghiên cứu nuôi trồng thủy sản Bắc Trung Bộ. Hình 1: Nông dân tham quan trại sản xuất giống mới 12
- 5.1.2 Thiết lập trại sản xuất giống mới và chuyển giao công nghệ ARSINC đã kết hợp với một số trịa sản xuất tư nhận để sản xuất ngao mạt cho các mô trình diễn cà phổ biến kỹ thuật cho họ. Công nghệ sản xuất ngao mạt (ví dụ: các tiêu trí lựa chọn và thiết lập trại sản xuất giống, sản xuất thức ăn tươi sống, ương nuôi ấu trùng) đã được báo cáo trong MS7. Trong quá trình hợp tác với một số trại sản xuất giống tư nhân, gần 20 triệu ngao mạt (xem trong MS10) đã được sản xuất đã vượt quá mục tiêu của dự án để cung cấp cho các người dân tham gia mô hình trình diễn. Các trại sản xuất ngao giống được thành lập. (i) Trung tâm sản xuất giống thủy sản Hoàng Thanh (Thanh Hóa); (ii) Trại sản xuất giống Hải Tuấn (Ninh Bình); (iii) Trại sản xuất giống thủy sản Vạn Xuân (HCM ); Và (iv) Phân Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản Bắc Trung Bộ (ARSINC) 5.1.3 Xây dựng công nghệ sản xuất ngao Mục tiêu chính của phần này là nâng cấp kỹ thuật nuôi ngao bãi triều truyền thống (sử dụng giống tự nhiên) và giới thiệu công nghệ nuôi ngao mới ở trong ao. Diện tích bãi triều ngày càng hạn chế và người dân đang gặp phải khó khăn trong việc tìm bãi triều để nuôi ngao. Một vài trang trại tôm bỏ hoang vì dịch bệnh và một số vùng ven biển chưa được sử dụng có thể chuyển sang nuôi trồng thủy sản. Phát triển công nghệ nuôi ngao trong ao đã đưa ra một cơ hội mới cho người dân để sử dụng các ao dư thừa và các diện tích khác. Hình 2:Giám sát nuôi ngao ở bãi triều 13
- Mô hình nuôi ngao trong ngao đã được thực hiện trong các ao với quan điểm là thu thập số liệu khoa học chính xác và đồng thời có khả năng nuôi ở phạm vi sản xuất thương mại. Các thí nghiệm đã cho các kết quả tốt. Thí nghiệm và các mô hình trình diễn tiếp theo chỉ ra rằng ngao có thể nuôi thành công trong hệ thống ao và tương lai nâng cao sản lương ngao từ vùng bãi triều có thể làm được. Các mô hình sản xuất đã được dự án xây dựng. a. Nuôi ngao trong ao o Nuôi ngao luân canh với nuôi tôm: sản xuất thành công ngao xen canh với nuôi tôm là một cơ hội mới cho người dân tận dụng ao nuôi tôm thường chỉ hoạt động trong 4 tháng/1 năm o Nuôi ngao đơn canh trong ao o Kết hợp nuôi ngao và tôm b. Nâng cao năng xuất nuôi cao ở khu vực bãi triều. Các kết quả đã đưa ra khuyến cáo mật độ ương nuôi và nền đáy phù hợp cho sự tối da hóa tăng trưởng và sản xuất ngao ở bãi triều. Dựa trên các kết quả thí nghiệm, dự án đã xây dựng tài liệu hướng dẫn kỹ thuật nuôi ngao (trong MS 11): Mô hình sản xuất ngao (Meretrix lyrata) trong ao, ngoài bãi triệu và nuôi luân canh với tôm. Hình 3. Hệ thống ao xây dựng đặ biệt cho thí nghiệm nuôi ngao Các thí nghiệm sử dụng hệ thống ao xây đặc biệt và được bố trí lặp lại. Dựa trên các kết quả thí nghiệm mô hình trình diễn được thiết kế và tổ chức ở các ao của nông dân 14
- 5.1.4 Các mô hình trình diễn Mô hình trình diễn bất đầu được thực hiện từ tháng 5 năm 2008. Tổng số 36 nông hộ đã tham gia mô hình trình diễn với 3 mô hình (nuôi ngoài bãi triều, nuôi luân canh tôm và ngao, nuôi kết hợp ngao và tôm) được chia thành 2 giai đoạn: 24 nông hộ tham gia trong đợt triển khai mô hình trình diễn đầu tiên với 2 mô hình nuôi bao gồm nuôi trong ao và nuôi ngoài bãi triều và 12 hô tham gia Hình 4: Chu kỳ sau đó với mô hình nuôi luận canh ngao nuôi tôm và ngao và tôm. Các trang trại nuôi tôm ở miền hang năm Trung Việt nam thường diễn ra từ tháng 4 đến tháng 9 mỗi năm. Luân canh nuôi ngao là một vụ nuôi xen ở trang trại nuôi tôm từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau và có thể đạt được kích cỡ phù hợp trong thời gian nuôi ngắn. Ngao phải đạt kích cỡ thương phẩm trong giai đoạn này trước khi bắt đầu mùa nuôi tôm. Các mô hình trình diễn nhận được sự hỗ trợ tích cục của ARSINC và cán bộ khuyến ngư tỉnh bằng cách hỗ trợ kỹ thuật và giám sát trong quá trình nuôi. Nhìn chung, thu nhập bình quân của các hộ nuôi ngao ở cả khu vực bãi triều và trong ao là khoảng 129,6 tr/ha, với tối thiểu là 32,2 tr/ha, và tối đa là 189tr/ha. Sự khác nhau trong về thu nhập giữa nuôi ngao bãi triều và nuôi trong ao là có ý nghĩa. Thu nhập trung bình của nuôi ngao ở bãi triều là 148,4 tr/ha và trong ao là 90,7tr/ha. Dự án CARD có vai trò quan trọng và cơ bản trong việc tằng năng suất ngao nuôi ngoài bãi triều và giới thiệu công nghệ nuôi ngao mới trong ao. Thực hành nuôi ngao trong ngao ở giai đoạn đầu được bắt đầu sau khi thực hiện dự án. Mức độ thu nhập từ nuôi ngao trong ao sẽ tăng hơn nữa vì người dân sẽ thu được nhiều kinh nghiệm hơn với mô hình sản xuất này. Mức độ thu nhập của nuôi ngao bãi triều đã tăng từ 121,6 tr/ha lên tới 148,4 tr/ha. 15
- Hình 5. Phân loại kích cỡ ngao. Phụ nữ tham gia vào việc thu hoạch và bán ra thị trường là chính. Với mô hình trình diễn thực hiện ở Quảng Bình trong 4 tháng với các mục tiêu như sau: (a) So sánh sản lượng ngao M. lyrata species với ngao địa phương M. meretrix ; (b) Nuôi ngao đơn canh trong kênh dẫn nước thải của ao nuôi tôm; và (c) So sánh sản lượng của 2 loài ngao khi áp dụng phương pháp nuôi kết hợp Kết quả của mô hình trình diễn này được trình bày trong Phụ lục B. Sản lượng ngao nuôi trong kênh cao hơn. Thêm vào đó, hệ thống kênh là một nguồn lực lý tưởng sử dụng cho việc nuôi ngao. Hình 6. Nuôi ngao trong kênh 16
- Kết quả chỉ ra răng ngao Meretrix lyrata là đối tương nuôi tốt hơn Meretrix meretrix. Thí nghiệm cũng chỉ ra rằng M. lyrata cũng là đối tương nuôi ghép với tôm tốt hơn. Hình 7. Nông dân và cán bộ của Phân Viện ghi chép sự tăng trưởng của ngao trong quá trình thực hiện mô hình trình diễn Mô hình kết hợp nuôi ngao và tôm tăng thu nhập và lợi nhuận cho người dân. Mô hình nuôi kết hợp đồng thời cũng làm tăng sản lượng nuôi tôm và trong cùng một thời điểm cung cấp thêm vụ nuôi ngao. Tuy nhiên, thí nghiệm cũng chỉ ra rằng, năng suất ngao có thể được cải thiện hơn nếu như có các nghiên cứu tiếp theo. Nuôi ngao sẽ cung cấp thêm thức ăn và đồng thời cải thiện môi trường. 5.2 Lợi ích 5.2.1 Cơ hội tận dụng các áo nước lợ để nuôi ngao Thành công nuôi ngao có thể tồn tại và phát triển trong ao đã mở ra cơ hội cho người dân tận dụng các ao đầm nước lợ những nơi mà thời gian gần đây bị sụp đổ vì quản lý kém. Thêm vào đó thành công của việc nuôi ngao vì vụ sản xuất thay thế sẽ cung cấp cơ hội mới cho người dân tận dụng các trạng trại nuôi tôm thường chủ dung 4 tháng 1 năm và do đó cung cấp nhiều sinh kế hơn cho công đồng ngư dân ven biển Bắc Trung Bộ. 5.2.2 Tăng sản lượng và lợi ích từ việc nuôi ngao ở khu vực bãi triều Thành công trong nuôi ngao bãi triều cung cấp cơ sở dữ liệu và các kiến thức cơ bản để xây dựng hướng dẫn kỹ thuật nuôi ngao thương phẩm. Mật độ và kích cỡ giống thích hợp sẽ cho năng suất cao hơn, giảm chi phí vận hành và mang lại lợi nhuận cao hơn. 5.2.3 Dễ dàng ứng dụng Các yếu tố như mật độ nuôi, độ muối nằm trong khả năng quản lý của người nuôi hay ông chủ ở quy mô nhỏ. Bằng nghiên cứu và hiểu biết về ảnh hưởng của các yếu tố lên sự 17
- sinh trưởng và tỷ lệ sống của ngao M lyrata và ấu trùng của nó, nhóm cán bộ của ARSINC đã xây dựng các kiến thức cơ bản cho việc thực hành ở các trang trại quy mô nhỏ có thể ứng dụng. 5.2.4 Rủi ro đầu tư thấp Chi phí đầu tư thấp, kỹ thuật sản xuất giống và nuôi thương phẩm đáng tin cậy, chi phí đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng thấp làm giảm rủi ro cho những người nuôi nhỏ lẻ hay công đồng ông chủ nhỏ. 5.2.5 Tối đa tiềm năng thương mại thông qua hiểu biết Tiềm năng sản xuất ngao thương mại của các ông chủ nhỏ nhờ áp dụng các hiểu biết thông qua dự án được mô tả trong bảng dưới đây Bảng . Ứng dụng công nghệ sản xuât ngao M lyrata thương mại Quy mô sản Hiểu biết Thực hiện sản xuất thương mại xuất Nuôi thương Mật độ • Nông dân cần biết mật độ nuôi tối ưu để đạt phẩm được năng suất tối đa trên mỗi m2 ao Chất đáy • Nông dân cần biêt loại đáy có thể ảnh hưởng tới tăng trưởng vì mối một loại đáy ở mỗi vùng khác nhau có một kiểu đất khác nhau Hệ thống nước vào • Hệ thống nước dẫn vào ao có thể tận dụng để và ra/ Hệ thống sử lý nước trước khi lấy nước vào ao nuôi tôm nuôi kết hợp trong vì ở đó chất lượng nước có thể chưa tốt cho ao ao nuôi tôm • Hệ thống kênh nước thải có thể được sử dụng để làm giảm ô nhiễm và giúp cho việc nuôi tôm bền vững hơn. • Kết hợp nuôi có thể tăng thêm thu nhập (cả tôm và ngao) cũng như nâng cao tính bền vững trong NTTS và ổn định cho vùng nuôi tôm Sản xuất giống Kỹ thuật sản xuất • Dễ dàng sử dụng, đầu tư thấp (ARSINC xây ngao mạt M lyrata dựng), có thể thực hiện nuôi ở trang trại hoặc cho nuôi ngao hợp tác trong khu vực • Giảm thu thập ngao mạt từ tự nhiên vì thế sẽ giảm tác động tới hệ sinh thái ven biển ở Việt nam Sản xuất giống Hốn hợp thức ăn • Cho phép hợp tác các trại giống và khu vực để / Nuôi ngao bố tảo nuôi thức ăn (sử dụng nuôi thuần chủng từ mẹ ARSINC và các nhà cung cấp nhà nước khác) cho các trại sản xuất giống ngao mạt Sản xuất giống Mật độ nuôi, tỷ lệ • Cho phép các trại sản xuất giống khu vực đạt / Ương nuôi ấu sống và tăng được năng suất ương nuôi ấu trùng tối đa trùng trưởng Độ muối, tỷ lệ • Cho phép các trại sản xuất giống khu vực đạt 18
- sống và tăng được năng suất ương nuôi ấu trùng tối đa, trưởng kiểm soát được độ muối nếu cần thiết Mật độ, xuống đáy Cho phép các trại sản xuất giống khu vực biết • được thời gian quay vòng sản xuất có thể đạt được trong mỗi vụ và cach để tăng tần suất sản xuất ngao mạt Cho đẻ/ Ấp Cho đẻ/ Ấp trứng Cho phép các trại sản xuất giống khu vực biết • trứng Các yếu tố, nguyên các yếu tố gi tác động đến đẻ và ấp trứng, từ đó có thể kiểm soát được việc sản xuất giống nhân 5.3 Nâng cao năng lực 5.3.1 Cán bộ Phân viện Bắc Trung Bộ và cán bộ cấp tỉnh Để nâng cao năng lực có 3 hình thức áp dụng Tập huấn tham quan học hỏi: cả trong nước và ngoài nước • (1) 06 cán bộ đã được tham gia tập huấn ở nước ngoài: (1) 04 cán bộ đã tham gia tập huấn sản xuất thức ăn tươi sống, phân tích số liệu, quản lý dinh dưỡng và chất lượng nước cũng như tham quan hệ thống nuôi trồng thủy sản kết hợp bằng cách sử dụng nước thải và các trang trại NTTS khác sử dụng hệ thống tuần hoàn nước ở Nam Úc; (2) 02 cán bộ tham gia tập huấn phân tích số liệu và kỹ năng viết bài đây là một điểm yếu của ARSINC (2) Đào tạo: 02 sinh viên từ trường Đại học Vinh làm luận văn tốt nghiêp dưới sự hướng dẫn của dự án và 03 sinh viên từ trường Cao đẳng thủy sản được lựa chọn tham gia chương trình trao đổi sinh viên thực hiện nuôi thương phẩm ngao dưới sự hướng dẫn của ARSINC/SARDI: 5.3.2 Người hưởng lợi cuối cùng Tập huấn và tham quan: tổng số 170 nông dân từ 6 tỉnh đã tham gia các buổi tập • huấn và hội thảo kỹ thuật trong quá trình triển khai dự án từ năm 2007-2009. Khoảng 12 nông dân đã được đi tham quan học hỏi ở trại sản xuất ngao giống Lý nhân, TP Hồ Chí Minh. Khuyến ngư: nông dân tham gia các mô hình trình diễn được khuyến khích trở • thành những nhà tập huấn trong các chương trình tập huấn cho nông dân khác. • Các hội thảo thu hút nông dân, cán bộ khuyến nông và chính quyền địa phương tham gia và các tổ chức khác liên quan tới nuôi ngao. 5.4 Xuất bản • Nghiên cứu giới thiệu tại Diễn đàn thủy sản Châu Á, Cochin, Ấn Độ tháng 11 năm 2007 (Như Văn Cẩn, Chu Chí Thiết và Martin S Kumar) Tiêu đề: “Ảnh hưởng của mật độ nuôi đến tăng trưởng, tỷ lệ sống và sản lượng của 2 cỡ nuôi ngao giống Meretrix lyrata nuôi trong vùng bãi triều” 19
- • Hướng dẫn sản xuất ngao giống ( Meretrix lyrata) (Chu Chí Thiết và Martin S Kumar) Hướng dẫn sản xuất giống ngao đã ghi nhân sự hợp tác nghiên cứu giữa Viện nghiên cứu phát triển Nam Úc (SARDI) và Phân viên nghiên cứu nuôi trồng thủy sản Bắc Trung Bộ (ARSINC). Tài liệu hướng dẫn được xuất bản với mục đích phổ biến rộng rãi cho các độc giả , đặc biệt là cho cán bộ nghiên cứu, sinh viên và nông dân ở Việt nam. • Bài giảng về kỹ thuật nuôi ngao (Meretrix lyrata) –Nuôi ngao trong ao và nuôi ao bãi triều. Hướng dẫn kỹ thuật đã được chuẩn bị và trình bày cho các đại biểu tham dự hội thảo/tập huấn vào tháng 3 năm 2008 (Báo cáo 9). • Các hội thảo: Có 3 hội thảo được tổ chức trong thời gian thực hiện dự án, với tổng số khoảng 200 người tham gia (cả nông dân và cán bộ ) hưởng lợi. Các hội thảo bao gồm: o Hội thảo giới thiệu các kết quả bước đầu của dự án về sản xuất ngao giống và nuôi thương phẩm và để thảo luận kế hoạch hợp tác phát triển tiếp theo cho các thí nghiệm ngoài thực địa được tổ chức ở Của lò Nghệ an 22-24 tháng 3 năm 2007 (xem trong MS 9 & 12). o Để chính thức giới thiệu về công nghệ nuôi ngao thương phẩm và hướng dẫn quy trình vận hành mô hình trình diễn tại nông hộ, dự án đã tổ chức hội thảo tại khách sạn Giao Tế, thị xã Cửa Lò, Nghệ An từ 24 – 28 tháng 3/2008 (xem trong MS 9) o Hội thảo tổng kết được tổ chức ở Thanh Hóa ngày 19-20 thang 12 năm 2009 để tổng kết các thành công từ các mô hình trình diễn và đưa ra cá hiểu biết về kỹ thuật cho các bên liên quan những người góp phần cho thành công của dự án (chương trình và danh sách đại biểu ở Phụ lục C). 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Báo cáo tiểu luận: Phát triển sản phẩm mới
22 p | 1433 | 149
-
Báo cáo khoa học: Nghiên cứu phát triển sản xuất chế phẩm nấm đối kháng Trichoderma có hoạt lực cao trừ bệnh hại cây trồng
314 p | 365 | 80
-
Báo cáo: Nghiên cứu và phát triển chăn nuôi bò thịt ở Việt Nam
7 p | 500 | 57
-
Báo cáo: Nghiên cứu và phát triển chăn nuôi bò sữa ở Việt Nam
10 p | 431 | 45
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp: Cây điều Việt Nam hiện trạng và giải pháp phát triển
10 p | 345 | 36
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: " SINH KẾ NGƯỜI DÂN THỊ TRẤN LAO BẢO, TỈNH QUẢNG TRỊ TRONG QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN KHU KINH TẾ THƯƠNG MẠI ĐẶC BIỆT LAO BẢO"
8 p | 192 | 32
-
Báo cáo khoa học: Phát triển các sản phẩm dịch vụ ngân hàng hiện đại tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh Biên Hòa
10 p | 157 | 22
-
Báo cáo: Nghiên cứu các giải pháp kỹ thuật để phát triển cây mè trong cơ cấu luân canh tăng vụ trên vùng đất xám trồng lúa Đồng Tháp Mười
7 p | 177 | 21
-
Báo cáo: Nghiên cứu phát triển phân bón vi sinh vật ở Việt Nam
17 p | 179 | 19
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: " NGHIÊN CỨU SỰ PHÁT TRIỂN CỦA PHÔI CÁ CHẠCH (MISGURNUS ANGUILLICAUDATUS) ĐƯỢC CHUYỂN GEN HORMONE SINH TRƯỞNG NGƯỜI"
8 p | 212 | 19
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "NGHIÊN CỨU DÙNG ARTEMIA ĐỂ HẠN CHẾ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TIÊM MAO TRÙNG (Ciliophora) TRONG HỆ THỐNG NUÔI LUÂN TRÙNG"
10 p | 367 | 18
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC LOÀI TẢO LÀM THỨC ĂN LÊN SỰ PHÁT TRIỂN CỦA QUẦN THỂ Microsetella norvegica"
8 p | 166 | 18
-
Báo cáo khoa học: Phát triển bền vững ngành du lịch trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đến năm 2020
225 p | 124 | 17
-
Báo cáo: Nghiên cứu hệ thống bài tập phát triển sức mạnh cho VĐV karatedo thành phố HCM sau một chu kỳ tập luyện năm 2010
7 p | 156 | 16
-
Báo cáo nghiên cứu: Cây cacao ở Đắk Lắk - Những rào cản chính đối với sự phát triển trong các tộc người thiểu số tại chỗ
40 p | 129 | 16
-
Báo cáo: Thành tựu trong nghiên cứu, phát triển cây sắn ở Việt Nam và định hướng đến năm 2020
11 p | 125 | 14
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: " THỬ NGHIỆM GIẢI PHÁP DUY TRÌ VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN LỢI CÁ ĐỒNG TẠI LÂM NGƯ TRƯỜNG SÔNG TRẸM TỈNH CÀ MAU"
9 p | 135 | 8
-
Báo cáo phân tích xu hướng công nghệ: Công nghệ sinh học trong nghiên cứu phát triển vaccine cho nuôi trồng thủy sản
45 p | 39 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn