BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG<br />
VIỆN CHIẾN LƯỢC THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG<br />
<br />
BÁO CÁO<br />
NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ<br />
<br />
NGHIÊN CỨU XU THẾ PHÁT TRIỂN, NHỮNG TÁC ĐỘNG CỦA<br />
CÔNG NGHỆ IoT (INTERNET OF THINGS) VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP<br />
QUẢN LÝ PHÙ HỢP<br />
<br />
Mã số: 40-15-KHKT-RD<br />
<br />
Chủ trì đề tài: Ths. Đặng Thị Hoa<br />
Cộng tác viên: Trần Tuyết Anh<br />
Dương Khánh Dương<br />
Nguyễn Thị Thảo<br />
Phạm Văn Nghĩa<br />
<br />
Hà Nội, 12/2015<br />
1<br />
<br />
1. Đề tài bao gồm những nội dung chi tiết như sau:<br />
Mục lục<br />
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT<br />
DANH MỤC BẢNG BIỂU<br />
DANH MỤC HÌNH VẼ<br />
MỞ ĐÂU<br />
CHƯƠNG 1: NGHIÊN CỨU TỔNG QUAN VỀ IoT<br />
1.1. Tổng quan về IoT<br />
1.1.1. Khái niệm<br />
1.1.2. Kiến trúc mạng IoT<br />
1.1.2.1. Hệ thống cảm biến thông minh<br />
1.1.2.2. Hạ tầng kết nối trong IoT<br />
1.1.2.3. Quy trình và con người<br />
1.1.3. Hệ sinh thái và mô hình kinh doanh IoT<br />
1.1.3.1. Khái niệm hệ sinh thái IoT<br />
1.1.3.2. Các mô hình kinh doanh trong IoT<br />
1.1.4. Quản lý dữ liệu trong IoT<br />
1.1.5. Vấn đề An ninh, bảo mật & tin tưởng (Security, Privacy, Trust)<br />
1.1.6. Những tiêu chuẩn liên quan đến IoT<br />
1.1.7. IPv6<br />
1.2. Định hướng phát triển của IoT<br />
1.3. Các ứng dụng, tác động của IoT<br />
1.3.1. Ứng dụng của IoT<br />
1.3.2. Những tác động của IoT<br />
1.3.2.1 Những ứng dụng, tác động tích cực của IoT<br />
1.3.2.2. Các tác động tiêu cực của IoT<br />
1.4. Kết Luận<br />
CHƯƠNG 2: TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN IoT Ở TRÊN THẾ GIỚI<br />
2.1. Trung Quốc<br />
2.2. Malaysia<br />
2.3. Hàn Quốc<br />
2.4. Nhật Bản<br />
2.5. Tổng hợp kinh nghiệm các nước<br />
2<br />
<br />
CHƯƠNG 3. NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG ĐỂ PHÁT TRIỂN IoT TẠI<br />
VIỆT NAM<br />
3.1. Chính sách để phát triển IoT tại Việt Nam<br />
3.2. Về cơ sở hạ tầng viễn thông và CNTT để phát triển IoT<br />
3.2.1. Cơ sở hạ tầng viễn thông<br />
3.2.2. Công nghiệp Công nghệ thông tin<br />
3.2.3. Tình hình triển khai IPv6 tại Việt Nam<br />
3.3. Về nhu cầu ứng dụng IoT<br />
3.3.1. Nhu cầu Ứng dụng trong giao thông<br />
3.3.2. Nhu cầu Ứng dụng trong xây dựng đô thị thông minh<br />
3.3.3. Nhu cầu Ứng dụng IoT trong nông nghiệp<br />
3.3.4. Nhu cầu Ứng dụng IoT trong y tế<br />
3.4. Một số ứng dụng IoT được phát triển tại Việt Nam<br />
3.4.1. Ứng dụng cho nông nghiệp<br />
3.4.2. Ứng dụng cho giao thông<br />
3.4.3. Y tế thông minh tại Việt Nam<br />
3.5. Phân tích SWOT cho phát triển IoT tại Việt Nam<br />
CHƯƠNG 4: ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC<br />
VỀ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA IoT TẠI VIỆT NAM<br />
4.1. Đề xuất một số giải pháp<br />
4.1.1. Giải pháp về nghiên cứu phát triển<br />
4.1.2. Giải pháp về chính sách quản lý<br />
4.1.2.1. Điều chỉnh chính sách<br />
4.1.2.2. Ban hành chính sách<br />
4.1.3. Giải pháp về phát triển cơ sở hạ tầng<br />
4.1.4. Giải pháp về bảo mật, an toàn thông tin<br />
4.1.5. Giải pháp về tiêu chuẩn hóa<br />
4.1.6. Các giải pháp khác<br />
4.2. Nhiệm vụ của Bộ TT&TT<br />
4.3. Đề xuất một số nội dung nghiên cứu tiếp theo<br />
KẾT LUẬN<br />
2. Một số kết quả đạt được của đề tài<br />
Báo cáo đề tài này trình bày những kết quả nghiên cứu của đề tài nghiên<br />
cứu khoa học cấp Bộ “Nghiên cứu xu thế phát triển, những tác động của công<br />
3<br />
<br />
nghệ Internet của vạn vật (Internet of things – IoT) và đề xuất những giải pháp<br />
về quản lý phù hợp” mã số 40-15- KHKT- RD do Viện Chiến lược Thông tin và<br />
Truyền thông chủ trì. Theo Đề cương nghiên cứu được phê duyệt, đề tài bao<br />
gồm một số nội dung như sau:<br />
- Nghiên cứu các vấn đề về công nghệ IoT:<br />
+ Định hướng phát triển của IoT<br />
+ Kết nối trong IoT<br />
+ Quản lý dữ liệu trong IoT<br />
+ Các ứng dụng của IoT<br />
+ Vấn đề bảo mật trong IoT<br />
+ Những tiêu chuẩn liên quan đến IoT<br />
- Nghiên cứu tổng quan về sự phát triển của công nghệ IoT ở Việt Nam<br />
và trên thế giới.<br />
- Nghiên cứu những tác động của IoT tới các mặt của cuộc sống ở Việt<br />
Nam và trên thế giới<br />
- Nghiên cứu những cơ hội và thách thức để phát triển IoT tại Việt Nam.<br />
- Đề xuất một số giải pháp về quản lý nhà nước phù hợp với sự phát triển<br />
IoT tại Việt Nam.<br />
Căn cứ các nội dung đã đăng ký ở trên, Nội dung đề tài bao gồm 4<br />
chương:<br />
Chương 1: Nghiên cứu tổng quan về IoT, trong đó tập trung tìm hiểu về<br />
các nội dung: Khái niệm IoT, cấu trúc của hệ thống IoT, một số vấn đề của IoT<br />
như là bảo mật, tiêu chuẩn hóa trong IoT. Đồng thời cũng chỉ ra một số tác<br />
động, ứng dụng tích cực và tiêu cực của IoT đối với sự phát triển nói chung, bên<br />
cạnh đó cũng chỉ ra xu hướng phát triển của IoT về số lượng thiết bị kết nối; xu<br />
hướng về thị trường… Như vậy, chương này có nhiệm vụ vẽ nên được bức<br />
tranh tổng quát và có cái nhìn ban đầu về IoT, đồng thời cũng chỉ ra được định<br />
hướng phát triển của IoT trong thời gian tới, điều này sẽ là cơ sở để phát triển<br />
IoT tại Việt Nam trong thời gian tới.<br />
Chương 2: Tình hình phát triển của IoT trên thế giới: Nội dung chương<br />
này tập trung vào tìm hiểu kinh nghiệm một số nước như Trung Quốc,<br />
4<br />
<br />
Malaysia, Hàn Quốc, Nhật Bản… để học hỏi một số kinh nghiệm về chính sách<br />
phát triển, chính sách quản lý, vai trò của nhà nước, vai trò của địa phương và<br />
vai trò của các doanh nghiệp trong sự phát triển của IoT. Để từ đó rút ra những<br />
bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong bước đầu hình thành và phát triển thị<br />
trường IoT.<br />
Chương 3: Nghiên cứu thực trạng để triển IoT tại Việt Nam, nội dung<br />
chương này tìm hiểu một số vấn đề ảnh hưởng đến sự phát triển của Việt Nam:<br />
Như môi trường chính sách, hiện trạng phát triển cơ sở hạ tầng, nhu cầu phát<br />
triển tại một số lĩnh vực và tìm hiểu hiện trạng phát triển IoT tại Việt Nam hiện<br />
nay. Từ đó phân tích những điểm mạnh và điểm yếu, cơ hội và thách thức để<br />
phát triển IoT tại Việt Nam. Những nghiên cứu này tạo nên bức tranh tổng quan<br />
về sự phát triển của IoT và những cơ hội và thách thức để phát triển IoT trong<br />
thời gian tại Việt Nam. Những nghiên cứu này cùng với những kinh nghiệm<br />
quốc tế từ Chương 2 đã làm nền tảng để đề xuất một số giải pháp tại Chương 4.<br />
Chương 4: Đề xuất một số giải pháp quản lý tại Việt Nam, trong chương<br />
này đề tài đã đề xuất một số giải pháp: Nghiên cứu phát triển; Giải pháp về<br />
chính sách quản lý: Trong đó có giải pháp về điều chỉnh chính sách đã ban hành<br />
và Ban hành một số chính sách mới. Ngoài ra đề tài còn đề xuất các giải pháp<br />
về phát triển cơ sở hạ tầng, giải pháp về bảo mật và giải pháp về tiêu chuẩn hóa<br />
trong IoT tại Việt Nam và một số giải pháp khác. Cũng trong chương này một<br />
số nhiệm vụ của Bộ TT&TT cũng được đề ra trong thời gian tới như: Xây dựng<br />
và triển khai Chương trình phát triển hạ tầng băng rộng quốc gia đến 2020; Xây<br />
dựng Chiến lược tổng thể phát triển IoT…<br />
II. Đề xuất một số nội dung nghiên cứu tiếp theo<br />
Do hạn chế về thời gian và nguồn lực, nên những đề xuất của đề tài hiện<br />
vẫn mang tính tổng quan, định tính kết hợp với những kinh nghiệm của nước<br />
ngoài. Vì vậy, để IoT của Việt Nam thực sự phát huy được những tiềm năng và<br />
vai trò to lớn trong đời sống xã hội thì cần phải mục tiêu và lộ trình phát triển cụ<br />
thể. Vì vậy, sau khi có những nghiên cứu tổng quan từ đề tài này, nhóm nghiên<br />
cứu đề xuất công việc tiếp theo: Xây dựng Chiến lược để phát triển IoT tại Việt<br />
Nam: Trong đó cần phải xác định mục tiêu phát triển IoT tại Việt Nam trong<br />
giai đoạn ngắn hạn (2020) và dài hạn (từ 2020 - về sau); và đề ra từng nhiệm vụ<br />
5<br />
<br />