BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG<br />
VIỆN CHIẾN LƯỢC THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG<br />
<br />
BÁO CÁO TÓM TẮT<br />
NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ<br />
<br />
NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT CHÍNH SÁCH GIẢI PHÁP<br />
ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ VIỄN THÔNG<br />
TRONG VIỆC NGHIÊN CỨU VÀ QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG<br />
(E-ENVIRONMENT)<br />
Mã số: 41-15-KHKT-RD<br />
<br />
Chủ trì đề tài : Nguyễn Quỳnh Anh aaaaaaa<br />
Cộng tác viên : Ngô Quốc Thái<br />
Mai Thị Thanh Bình<br />
Nguyễn Quỳnh Thu<br />
Nguyễn Ngọc Quế<br />
Lê Ngọc Hà<br />
<br />
Hà Nội, 2015<br />
1<br />
<br />
BÁO CÁO TÓ M TẮT ĐỀ TÀ I KHOA H ỌC CÔNG NGH Ệ<br />
1. TÊN ĐỀ TÀI<br />
<br />
Nghiên cứu đề xuất chính sách, giải pháp ứng dụng công nghệ thông tin và viễn thông<br />
trong việc nghiên cứu và quản lý môi trường (e-environment)<br />
Mã số: 41-15-KHKT-RD<br />
Chủ trì đề tài: Nguyễn Quỳnh Anh<br />
2. KẾT QUẢ CHÍNH CỦA ĐỀ TÀI<br />
<br />
Thế giới ngày càng phát triển đã gây ra những tác động xấu đến môi trường, làm cho môi<br />
trường ngày càng biến đổi sâu sắc, bị ô nhiễm nghiêm trọng, đe dọa sự sống còn của cả<br />
hành tinh. Công nghệ thông tin và viễn thông (CNTT&VT) đã được chứng minh là một<br />
công cụ quan trọng để giải quyết các vấn đề môi trường, là chìa khoá để nâng cao hiệu<br />
quả quản lý môi trường, gắn chặt bảo vệ môi trường với phát triển bền vững.<br />
Ngoài lời mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, nội dung chính của đề tài gồm 04<br />
chương:<br />
Chương 1: Tổng quan các vấn đề về ứng dụng CNTT&VT trong việc nghiên cứu và<br />
quản lý môi trường<br />
Khái niệm "e-environment" được đưa ra lần đầu tiên trong Kế hoạch hành động của Hội<br />
nghị Thượng đỉnh thế giới về xã hội thông tin (WSIS) năm 2003. Theo đó, e-environment<br />
được hiểu là: (i) việc sử dụng CNTT để bảo vệ môi trường và sử dụng bền vững các tài<br />
nguyên thiên nhiên; (ii) các hành động sản xuất bền vững, tiêu thụ và loại bỏ, tái chế an<br />
toàn với môi trường các thiết bị hoặc các bộ phận phần cứng trong lĩnh vực CNTT; (iii)<br />
việc sử dụng CNTT để dự báo, giám sát tác động của những thảm họa từ thiên nhiên hoặc<br />
do con người gây ra, đặc biệt tại các quốc gia đang phát triển, kém phát triển hoặc những<br />
nền kinh tế nhỏ.<br />
Theo Khuyến nghị CM/REC (2009) về dân chủ điện tử được Ủy ban Bộ trưởng Hội đồng<br />
châu Âu thông qua ngày 18/2/2009, “e-environment” là việc sử dụng và thúc đẩy ứng<br />
dụng CNTT nhằm mục đích đánh giá và bảo vệ môi trường, quy hoạch không gian, sử<br />
dụng bền vững các nguồn tài nguyên thiên nhiên cũng như thu hút sự tham gia của cộng<br />
đồng trong lĩnh vực trên. CNTT ở đây được sử dụng nhằm thu hút và tăng cường sự tham<br />
gia của cộng đồng để nâng cao quản trị dân chủ đối với các vấn đề môi trường.<br />
Phạm vi của đề tài tập trung nghiên cứu các vấn đề liên quan đến ứng dụng CNTT&VT<br />
trong công tác nghiên cứu và quản lý môi trường nhằm nâng cao hiệu quả công tác dự<br />
báo, giám sát tác động, quản lý môi trường của quốc gia và các vùng lãnh thổ nhờ sử<br />
dụng các công cụ, ứng dụng CNTT&VT. Đề tài nghiên cứu sáu lĩnh vực ứng dụng<br />
CNTT&TT trong công tác nghiên cứu và quản lý môi trường, bao gồm: Quan trắc môi<br />
trường, phân tích dữ liệu về môi trường, lập quy hoạch môi trường, quản lý và bảo vệ<br />
môi trường và nâng cao năng lực môi trường.<br />
<br />
2<br />
<br />
Chương 2: Ngiên cứu chính sách, giải pháp ứng dụng CNTT&VT phục vụ nghiên<br />
cứu và quản lý môi trường tại các nước đang phát triển<br />
Trong phần này, nhóm nghiên cứu sẽ tìm hiểu, phân tích một số chính sách, giải pháp mà<br />
các quốc gia trên thế giới, đã áp dụng thành công trong việc thực hiện nỗ lực bảo vệ môi<br />
trường, trong đó tập trung vào chính sách, giải pháp ứng dụng CNTT&VT của OECD,<br />
EU, ITU và một số dự án môi trường thành công của các nước châu Á.<br />
Theo kết quả khảo sát của OECD, các chính sách, giải pháp của chính phủ, hiệp hội<br />
doanh nghiệp trong việc ứng dụng CNTT&VT đối với môi trường thường tập trung vào<br />
các lĩnh vực chính sau: Cơ chế quản lý và phối hợp; Phát triển cơ sở hạ tầng; Thúc đẩy<br />
nghiên cứu và phát triển, sáng tạo; Thúc đẩy ứng dụng CNTT&VT và nâng cao nhận<br />
thức và kỹ năng CNTT&VT liên quan đến môi trường.<br />
Các nước trong Liên minh Châu Âu đặc biệt nhấn mạnh đến vị trí và vai trò của<br />
CNTT&VT như là công cụ hữu hiệu giúp nâng cao hiểu biết, nhận thức của người dân về<br />
các sự kiện, hiện tượng liên quan đến môi trường, đồng thời giúp huy động “trí tuệ tập<br />
thể” để hỗ trợ các nhà làm luật ban hành các chính sách liên quan. Do vậy, (i) tính chính<br />
xác và kịp thời của dữ liệu quan trắc, thu thập được đóng vai trò vô cùng quan trọng,<br />
cung cấp một khối lượng lớn thông tin đầu vào hữu ích phục vụ công tác phân tích, cảnh<br />
báo và hoạch định chiến lược về môi trường và (ii) tiêu chuẩn về dữ liệu cần được ban<br />
hành nhằm đảm bảo tính thống nhất. Bên cạnh đó, các nước cũng nhấn mạnh đến mức độ<br />
thành công của hệ thống phải được xây dựng dựa trên cơ sở hạ tầng và công nghệ tiên<br />
tiến, hiện đại.<br />
ITU đã đưa ra một khung chính sách, giải pháp rất phù hợp cho các nước đang phát triển<br />
trong đó có Việt Nam. Khung chính sách của ITU thể hiện phương pháp tiếp cận tương<br />
đối toàn diện, tổng thể về việc ứng dụng CNTT&VT trong nghiên cứu và quản lý môi<br />
trường (e-environment) bao gồm từ các chính sách truyền thông nhằm nâng cao nhận<br />
thức, phổ biến thông tin đến các chính sách về nâng cao năng lực, thúc đẩy nghiên cứu<br />
khoa học trong trong việc ứng dụng CNTT&VT trong nghiên cứu và quản lý môi trường.<br />
Trên hết, ITU đưa ra khung kiến trúc e-environment và bộ chỉ số mức độ sẵn sàng eenvironment giúp các nước đang phát triển hiểu rõ được công việc cần làm và cách thức<br />
đánh giá các kết quả đạt được. Đây sẽ là những chỉ dẫn rất tốt để Việt Nam có thể áp<br />
dụng tại nước của mình.<br />
Nhiều dự án của chính phủ các nước ASEAN như dự án PROPER của Indonesia, dự án<br />
ECOWATCH của Philippine đã rất thành công trong việc điều chỉnh tình trạng suy thoái<br />
môi trường: Các dự án trên cho thấy việc công bố danh sách phân hạng các doanh nghiệp<br />
3<br />
<br />
là một cách thức kiểm soát ô nhiễm môi trường mới mẻ và hiệu quả. CNTT&VT ở đây<br />
được sử dụng như một công cụ hữu hiệu để cung cấp thông tin cho công chúng nhằm<br />
giám sát doanh nghiệp và thiết kế, triển khai các phần mềm đánh giá, xếp hạng.<br />
Chương 3: Nghiên cứu thực trạng sử dụng các ứng dụng CNTT&VT trong công tác<br />
nghiên cứu, quản lý môi trường tại Việt Nam<br />
Trong chương này, nhóm nghiên cứu đề tài đã nêu hiện trạng sử dụng các ứng dụng<br />
CNTT&VT trong công tác nghiên cứu và quản lý môi trường tại Việt Nam. Nhóm nghiên<br />
cứu cũng đã rà soát các văn bản pháp lý hiện có, các ứng dụng và dự án đang triển khai<br />
cũng như đi sâu vào phân tích cơ cấu tổ chức, các khó khăn thường gặp trong việc ứng<br />
dụng CNTT&VT trong công tác nghiên cứu và quản lý môi trường tại Việt Nam. Đây sẽ<br />
là những sở cứ quan trọng cho việc đề xuất các chính sách, giải pháp phù hợp tại Chương<br />
sau.<br />
Chương 4: Đề xuất chính sách, giải pháp sử dụng các ứng dụng CNTT&VT trong<br />
công tác nghiên cứu và quản lý môi trường<br />
Trên cơ sở phân tích, nghiên cứu chính sách, giải pháp sử dụng ứng dụng CNTT&VT<br />
để nghiên cứu và quản lý môi trường của các nước phát triển cũng như thực trạng sử<br />
dụng ứng dụng CNTT&VT trong việc nghiên cứu, quản lý môi trường tại Việt Nam,<br />
những khó khăn thường gặp tại Chương 2 và Chương 3, nhóm nghiên cứu đề tài xin<br />
mạnh dạn đề xuất những chính sách, giải pháp sử dụng, thúc đẩy ứng dụng CNTT&VT<br />
trong việc nghiên cứu và quản lý môi trường tại Việt Nam và những điều chỉnh phù hợp,<br />
cụ thể như sau:<br />
4.1 Nâng cao nhận thức, trách nhiệm, kỹ năng cộng đồng<br />
Để thực hiện được điều này, cần tiến hành một số giải pháp cụ thể bao gồm<br />
Xây dựng một website nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng về ứng dụng CNTT&VT<br />
trong nghiên cứu và quản lý môi trường.<br />
Thiết lập cơ chế phối hợp cũng như phân rõ trách nhiệm của các Bộ/Ngành, các cơ quan<br />
hữu trách trong việc nâng cao nhận thức, thúc đẩy ứng dụng CNTT&VT trong việc<br />
nghiên cứu và quản lý môi trường.<br />
Tổ chức và duy trì thường xuyên các hoạt động tuyên truyền, phổ biến kiến thức,<br />
nâng cao nhận thức về lợi ích của việc ứng dụng CNTT&VT trong việc nghiên cứu và<br />
quản lý môi trường trên các phương tiện thông tin đại chúng.<br />
Tăng cường xuất bản các ấn phẩm truyền thông và thông tin về sử dụng những ứng dụng<br />
CNTT&VT trong việc nghiên cứu và quản lý môi trường.<br />
Tổ chức các hội thảo trong nước, quốc tế và khu vực về ứng dụng CNTT&VT trong<br />
nghiên cứu và quản lý môi trường.<br />
Tiếp tục xây dựng và nhân rộng các mô hình/điển hình về ứng dụng CNTT&VT trong<br />
việc nghiên cứu và quản lý môi trường.<br />
4.2 Tăng cường nghiên cứu, đổi mới CNTT&VT phục vụ nghiên cứu và quản lý môi<br />
trường<br />
4<br />
<br />
Khuyến khích doanh nghiệp trong nước xây dựng những ứng dụng nội địa về ứng dụng<br />
CNTT&VT trong ngiên cứu và quản lý môi trường.<br />
Đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ CNTT&VT trong ứng phó với biến đổi khí hậu,<br />
quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường; Thúc đẩy đổi mới công nghệ sản xuất theo<br />
hướng thân thiện với môi trường, tiết kiệm năng lượng, sử dụng có hiệu quả tài nguyên, ít<br />
chất thải và các-bon thấp; Nghiên cứu phát triển và tiếp nhận chuyển giao công nghệ tiên<br />
tiến cho ứng phó với biến đổi khí hậu, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường.<br />
Thương mại hóa các sản phẩm nghiên cứu trong lĩnh vực môi trường<br />
4.3 Tiếp tục đầu tư cơ sở hạ tầng viễn thông nhằm mở rộng kết nối và nâng cao chất<br />
lượng của bang thông rộng<br />
Do đặc tính của các ứng dụng trong nghiên cứu và quản lý môi trường chủ yếu là quan<br />
trắc, thu thập, phân tích và xử lý dữ liệu lớn, tốc độ cao theo thời gian thực nên nhất thiết<br />
phải được trang bị băng thông rộng. Nếu chúng ta không kịp thời nâng cấp cơ sở hạ tầng<br />
băng thông rộng thì việc phổ biến rộng rãi các ứng dụng, công nghệ trong môi trường sẽ<br />
còn rất xa vời.<br />
4.4 Khuyến khích đầu tư<br />
Huy động nhiều nguồn vốn khác nhau (đầu tư phát triển, sự ngiệp kinh tế, sự nghiệp khoa<br />
học, sự nghiệp bảo vệ môi trường, chương trình quốc gia về ứng dụng công nghệ thông<br />
tin trong cơ quan nhà nước 2016-2020, hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), hợp tác quốc<br />
tế xã hội hóa…) kết hợp chặt chẽ giữa ngân sách trung ương với ngân sách địa phương để<br />
thúc đẩy đầu tư trong ứng dụng công nghệ thông tin và viễn thông để nghiên cứu và quản<br />
lý môi trường tại Việt Nam.<br />
Đầu tư có trọng điểm cho các công nghệ, ứng dụng chiến lược tăng cường ứng dụng<br />
CNTT&VT trong việc nghiên cứu, quản lý môi trường trên cơ sở tăng ngân sách cho<br />
nghiên cứu khoa học công nghệ; cung cấp tín dụng và bảo lãnh tín dụng cho việc ứng<br />
dụng công nghệ mới. Cụ thể:<br />
Thứ nhất, rà soát và tạo lập thị trường tốt hơn cho khuyến khích tài chính đầu tư vào ứng<br />
dụng CNTT&VT trong môi trường, hình thành thị trường vốn tài chính đầu tư cho<br />
CNTT&VT trong môi trường trong tương lai.<br />
Thứ hai, đối với doanh nghiệp, thông qua chính sách ưu đãi, nhất là ưu đãi về thuế, phí,<br />
cho vay tài chính nhằm khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào phát triển ứng dụng<br />
CNTT&VT trong nghiên cứu và quản lý môi trường.<br />
Thứ ba, đối với nguồn lực tài chính bên ngoài như nguồn vốn ODA, nguồn vốn của các<br />
tổ chức quốc tế..., cần xây dựng và hoàn thiện thể chế tài chính song phương và thể chế<br />
tài chính đa phương đầu tư cho ứng dụng CNTT&VT trong nghiên cứu và quản lý môi<br />
trường.<br />
Thứ tư, sớm thành lập quỹ xúc tiến ứng dụng CNTT&VT trong môi trường, cũng gần<br />
giống như các nguồn quỹ khác, đây là một cơ chế tài chính có tính độc lập, hỗ trợ cho<br />
phát triển CNTT&VT phục vụ môi trường, việc hình thành quỹ này sẽ là địa chỉ thu hút<br />
các nguồn tài chính của Nhà nước và xã hội bổ sung cho đầu tư tài chính ứng dụng<br />
CNTT&VT trong môi trường và bảo toàn vốn phát triển.<br />
5<br />
<br />