BÁO CÁO TÓM TẮT : NHIỆM VỤ QUY HOẠCH LƯU VỰC SÔNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH THUẬN ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN NĂM 2030
lượt xem 71
download
Tài nguyên nước phải được quản lý thống nhất theo lưu vực sông, không chia cắt giữa các phạm vi hành chính, giữa thượng nguồn và hạ nguồn. Tuy nhiên, “phải bảo đảm sự công bằng, hợp lý và bình đẳng về nghĩa vụ và quyền lợi giữa các tổ chức, cá nhân trong cùng lưu vực sông”( ). Quy hoạch tài nguyên nước lưu vực sông bước đầu cần thực hiện là: “lập nhiệm vụ quy hoạch”( ) để xác định các vấn đề (quy hoạch thành phần) cần tập trung giải quyết trong kỳ quy hoạch; xây dựng...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: BÁO CÁO TÓM TẮT : NHIỆM VỤ QUY HOẠCH LƯU VỰC SÔNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH THUẬN ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN NĂM 2030
- BÁO CÁO TÓM TẮT NHIỆM VỤ QUY HOẠCH LƯU VỰC SÔNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH THUẬN ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN NĂM 2030 1 Báo cáo thuyết minh: Nhiệm vụ quy hoạch lưu vực sông trên địa bàn t ỉnh Bình Thuận đến năm 2020 và tầm nhìn năm 2030
- MỤC LỤC I. GIỚI THIỆU CHUNG ........................................................................................................ 4 1.1. Đặt vấn đề ....................................................................................................................... 4 1.2. Tên nhiệm vụ quy hoạch................................ ................................ ................................ ..4 1.3. Căn cứ xây dựng nhiệm vụ .............................................................................................. 5 1.4. Mục đích của nhiệm vụ quy hoạch ................................................................................... 5 1.5. Phạm vi thực hiện nhiệm vụ quy hoạch ............................................................................ 5 II. ĐẶC ĐIỂM ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN TỈNH BÌNH THUẬN ................................ ........... 5 2.1. Vị trí địa lý ...................................................................................................................... 5 2.2. Phạm vi, diện tích tự nhiên của các lưu vực sông chính ................................ .................... 6 2.3. Đặc điểm địa hình ................................ ................................ ................................ ........... 8 2.4. Đặc trưng khí hậu ............................................................................................................ 8 2.5. Đặc trưng hình thái sông, cửa sông, bờ biển .....................................................................9 2.6. Chế độ thủy triều ............................................................................................................. 12 III. CÁC TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN LIÊN QUAN ........................................................ 13 3.1. Đất đai và tình hình sử dụng đất ....................................................................................... 13 3.2. Diện tích, chất lượng và tình hình bảo vệ, phát triển rừng ................................................. 14 3.3. Các hệ sinh thái d ưới nước hoặc ven bờ quan trọng .......................................................... 14 3.4. Tiềm năng khoáng sản đã và đang được khai thác và sẽ được khai thác trong các năm tới .14 IV. HIỆN TRẠNG TÀI NGUYÊN NƯỚC VÀ TÌNH HÌNH KHAI THÁC SỬ DỤNG ...... 15 4.1. Hệ thống sông, cửa sông chính, hồ, đầm phá ....................................................................15 4.2. Tài nguyên nước mưa ................................ ...................................................................... 17 4.3. Nước mặt ........................................................................................................................ 20 4.4. Nước dưới đất ................................................................................................................. 26 4.5. Chất lượng nguồn nước mặt, nước dưới đất ...................................................................... 30 4.6. Tình hình bảo vệ tài nguyên nước ................................ ................................ .................... 32 4.7. Tình hình khai thác, sử dụng, phát triển tài nguyên nước .................................................. 33 4.8. Tình hình phòng, chống, giảm thiểu tác hại do nước gây ra............................................... 36 4.9. Những vấn đề nổi cộm thách thức đối với tài nguyên nước ............................................... 39 V. TÌNH HÌNH THỰC THI PHÁP LUẬT VỀ TÀI NGUYÊN NƯỚC ................................ 46 5.1. Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về tài nguyên nước ......................................... 46 5.2. Tình hình tổ chức nhân sự trong công tác quản lý tài nguyên nước....................................47 5.3. Tình hình cấp phép khai thác, sử dụng tài nguyên nước và xả nước thải vào nguồn nước...47 5.4. Quản lý, chia sẻ, khai thác sử dụng thông tin dữ liệu về tài nguyên nước........................... 47 5.5. Tình hình hợp tác quốc tế về tài nguyên nước...................................................................47 5.6. Công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát, xử lý vi phạm trong lĩnh vực tài nguyên nước ........ 48 VI. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI ........................................................... 49 6.1. Tình hình phát triển Kinh tế - xã hội trong 10 năm qua ..................................................... 49 6.2. Một số chỉ tiêu phát triển Kinh tế - xã hội và môi trường trong 10 năm tới ........................ 52 VII. MỐI QUAN TÂM CỦA CỘNG ĐỒNG ĐỐI VỚI TÀI NGUYÊN NƯỚC................... 55 7.1. Đánh giá mức độ quan tâm của cộng đồng dựa trên kết quả tổng hợp ý kiến của các bên liên quan ................................................................................................................................ 55 7.2. Đánh giá mức độ quan tâm của cộng đồng dựa trên các nguồn lợi từ nguồn nước.............. 58 VIII. NHIỆM VỤ QUY HOẠCH LƯU VỰC SÔNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH THUẬN ...................................................................................................................................59 8.1. Tầm nhìn (định hướng) về tài nguyên nước trong 20 năm tới trên các lưu vực sông thuộc tỉnh Bình Thuận ..................................................................................................................... 59 8.2. Mục tiêu tài nguyên nước trong 10 năm tới trên các lưu vực sông thuộc tỉnh Bình Thu ận ..60 2 Báo cáo thuyết minh: Nhiệm vụ quy hoạch lưu vực sông trên địa bàn t ỉnh Bình Thuận đến năm 2020 và tầm nhìn năm 2030
- 8.3. Dự báo nhu cầu khai thác, sử dụng tài nguyên nước ................................ ......................... 60 8.4. Xác đ ịnh các vấn đề về tài nguyên nước trong nhiệm vụ quy hoạch lưu vực sông.............. 69 8.2. Xác đ ịnh các vấn đề ưu tiên cần giải quyết trong kỳ quy hoạch ......................................... 86 8.5. Các quy hoạch thành phần cần phải lập ............................................................................ 87 8.6. Thứ tự ưu tiên và phạm vi lập quy ho ạch của từng quy hoạch thành phần.......................... 90 8.7. Giải pháp và tiến độ lập quy hoạch thành phần lưu vực sông ............................................ 91 9. PHỤ LỤC ............................................................................................................................ 93 3 Báo cáo thuyết minh: Nhiệm vụ quy hoạch lưu vực sông trên địa bàn t ỉnh Bình Thuận đến năm 2020 và tầm nhìn năm 2030
- I. GIỚI THIỆU CHUNG 1.1. Đặt vấn đề Tài nguyên nước phải được quản lý thống nhất theo lưu vực sông, không chia cắt giữa các p hạm vi hành chính, giữa thượng nguồn và hạ nguồn. Tuy nhiên, “phải bảo đảm sự công bằng, hợp lý và bình đẳng về nghĩa vụ và quyền lợi giữa các tổ chức, cá nhân trong cùng lưu vực sông”(1). Quy hoạch tài nguyên nước lưu vực sông b ước đầu cần thực hiện là: “lập nhiệm vụ quy hoạch”(2) để xác định các vấn đề (quy hoạch thành phần) cần tập trung giải quyết trong kỳ quy hoạch; xây dựng các quy hoạch thành phần và đề ra các chương trình, nhiệm vụ cụ thể nhằm giải quyết các các vấn đề trong kỳ quy hoạch. Bình Thuận là tỉnh có tiềm năng tài nguyên nước kém phong phú, nguồn nước dưới đất bị nhiễm mặn ở nhiều nơi, nước mặt đóng vai trò chính trong việc cung cấp nước cho các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Tuy nhiên, hiện tại việc khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh đang diễn ra tràn lan và thiếu quy hoạch. Theo những nghiên cứu với những số liệu cụ thể gần đây, một hiện tượng dễ nhận ra là sự suy kiệt nguồn nước trong hệ thống các sông, hồ chứa. Bên cạnh đó là mùa mưa và lưu lượng mưa trở nên thất thường, hạn hán hoặc úng ngập cục bộ xảy ra thường xuyên và trên diện rộng. Đồng thời nguy cơ về xâm nhập mặn, hạn hán ảnh hưởng do b iến đổi khí hậu, tài nguyên rừng bị tàn phá làm mất khả năng lưu giữ nguồn nước trên mặt và nước d ưới đất. Ngoài ra, việc xả chất thải công nghiệp, nước thải đô thị không được xử lý, hoặc xử lý không đạt tiêu chuẩn đã dẫn đến việc ô nhiễm nguồn nước cũng là một nguyên nhân không kém phần quan trọng. Do đó, việc xây dựng nhiệm vụ quy hoạch để xác định các vấn đề cần tập trung giải quyết trong giai đoạn 10 năm và 20 năm tới là rất cần thiết và nhiệm vụ quy hoạch lưu vực sông sẽ tập trung giải quyết một số vấn đề chính sau: - X ác đ ịnh các vấn đề về phát triển kinh tế - xã hội cần giải quyết liên quan đến tài nguyên nước phục vụ các mục đích phát triển. - Xác định các vấn đề về nguồn nước, khai thác sử dụng cần giải quyết để đảm bảo phát triển bền vững, bảo vệ nguồn nước. - Xác định các vấn đề về phòng chống, giảm nhẹ thiên tai do nước gây ra cần giải quyết trong kỳ quy hoạch. - Xác định các vấn đề ưu tiên cần giải quyết trong kỳ quy hoạch. - Xây dựng tổng quát các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp để giải quyết các vấn đề tài nguyên nước trong 10 năm, 20 năm tới. 1.2. Tên nhiệm vụ quy hoạch Nhiệm vụ quy hoạch lưu vực sông trên địa bàn tỉnh Bình Thuận đến năm 2020 và tầm nhìn năm 2030. (1) Điều 4, Nghị định số 120/2008/NĐ-CP về Quản lý lưu vực sông. (2) Thông tư số 15/2009/TT-BTNMT về định mức kinh tế kỹ thuật lập, điều chỉnh quy hoạch tài nguyên nước. 4 Báo cáo thuyết minh: Nhiệm vụ quy hoạch lưu vực sông trên địa bàn t ỉnh Bình Thuận đến năm 2020 và tầm nhìn năm 2030
- 1.3. Căn cứ xây dựng nhiệm vụ - Luật Tài nguyên nước; - Chiến lược quốc gia về tài nguyên nước; - N ghị định số 120/2008/NĐ-CP ngày 01 tháng 12 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ về quản lý lưu vực sông; - Thông tư 15/2009/TT-BTNMT ngày 05 tháng 10 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành kèm theo định mức kinh tế - kỹ thuật lập quy hoạch, điều chỉnh quy hoạch tài nguyên nước; - Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bình Thuận; - Quyết định số 187/2007/QĐ -TTg ngày 03 tháng 12 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt đề án bảo vệ môi trường lưu vực sông Đồng Nai đến năm 2020; - Quyết định số 1103/QĐ-UBND, ngày 22 tháng 4 năm 2009 của Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận về việc phân khai kinh phí sự nghiệp Môi trường (phần chi công việc) năm 2009 của ngành tài nguyên và môi trường; - Q uyết định số 3692/QĐ-UBND ngày 23 tháng 12 năm 2009 của Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận về việc phê duyệt đề cương và dự toán kinh phí thực hiện nhiệm vụ Quy hoạch lưu vực sông trên đ ịa bàn tỉnh Bình Thuận; - Công văn số 4319/UBND-KT ngày 26 tháng 10 năm 2005 về việc lập quy hoạch quản lý, bảo vệ, khai thác sử dụng tài nguyên nước tỉnh Bình Thuận. 1.4. Mục đích của nhiệm vụ quy hoạch - X ác định các vấn đề, thứ tự ưu tiên cần giải quyết các quy hoạch về phân bổ, bảo vệ và phòng, chống, khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra trên các lưu vực sông tỉnh Bình Thuận; - X ây dựng hồ sơ N hiệm vụ quy hoạch lưu vực sông trên địa bàn tỉnh Bình Thuận. 1.5. Phạm vi thực hiện nhiệm vụ quy hoạch Toàn bộ diện tích các lưu vực sông chính thuộc địa bàn tỉnh Bình Thuận (trừ phần lưu vực sông La Ngà), gồm: Sông Lòng Sông, Sông Lũy, Sông Cái Phan Thiết, Sông Cà Ty, Sông Dinh và Sông Phan. Tổng diện tích các lưu vực sông thuộc phạm vi thực hiện là 5.052km 2. II. Đ ẶC ĐIỂM Đ IỀU KIỆN TỰ NHIÊN TỈNH BÌNH THUẬN 2.1. Vị trí địa lý Bình Thuận thuộc vùng duyên hải Cực Nam Trung Bộ, có vị trí địa lý nằm trong khoảng: - Từ 10o33'42'' đ ến 11o33'18'' - V ĩ độ Bắc; - Và từ 107o23'41'' đến 108o52'42'' - Kinh độ Đông. 5 Báo cáo thuyết minh: Nhiệm vụ quy hoạch lưu vực sông trên địa bàn t ỉnh Bình Thuận đến năm 2020 và tầm nhìn năm 2030
- Ranh giới hành chính phía Đông Bắc và Bắc giáp tỉnh Ninh Thuận, phía Bắc và Tây Bắc giáp tỉnh Lâm Đồng, phía Tây giáp tỉnh Đồng Nai, phía Tây Nam giáp tỉnh Bà Rịa - V ũng Tàu, phía Đông và Đông Nam giáp biển Đông. 2.2. Phạm vi, diện tích tự nhiên của các lưu vực sông chính - Lưu vực sông Lũy: diện tích lưu vực khoảng 2.014 km2, phân bố chủ yếu ở huyện Bắc Bình, một phần thuộc nhỏ huyện Tuy Phong và huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng. - Lưu vực sông Cái Phan Thiết: diện tích lưu vực khoảng 1239 km2, phân bố chủ yếu ở huyện Hàm Thuận Bắc, thàh phố Phan Thiết, và huyện Di Linh- tỉnh Lâm Đồng. - Lưu vực sông Dinh: diện tích lưu vực khoảng 904 km2, phân bố chủ yếu ở huyện Hàm Tân, thị xã LaGi, huyện Xuân Lộc-Đồng Nai. - Lưu vực sông Lòng Sông: có diện tích lưu vực khoảng 509 km2, phân bố chủ yếu ở huyện Tuy Phong và một phần nhỏ ở huyện Bắc Bình. - Lưu vực sông Cà Ty: diện tích lưu vực khoảng 754 km2, phân bố chủ yếu ở huyện Hàm Thuận Nam, thành phố Phan Thiết. - Lưu vực sông Phan: diện tích lưu vực khoảng 443 km2, phân bố chủ yếu ở huyện Hàm Thuận Nam, Tánh Linh. 6 Báo cáo thuyết minh: Nhiệm vụ quy hoạch lưu vực sông trên địa bàn t ỉnh Bình Thuận đến năm 2020 và tầm nhìn năm 2030
- Hình 1: Bản đồ lưu vực sông tỉnh Bình Thu ận 7 Báo cáo thuyết minh: Nhiệm vụ quy hoạch lưu vực sông trên địa bàn t ỉnh Bình Thuận đến năm 2020 và tầm nhìn năm 2030
- 2.3. Đặc điểm địa hình Bình Thuận nằm trên vùng rìa của sườn Đông dãy Trường Sơn Nam chuyển tiếp dần đến dải đồng b ằng ven biển. Phần Bắc của tỉnh là vùng địa hình núi trung bình thấp và đồi, bị bóc mòn khá m ạnh mẽ. Phần Nam và Đông Nam là những vùng đồng bằng thấp, hẹp trong những thung lũng sông nhỏ với những dãy đồi cát, đụn cát kéo dài theo bờ biển. Nhìn chung đại b ộ phận lãnh thổ tỉnh Bình Thuận là đồi núi thấp, đồng bằng ven biển nhỏ hẹp. Địa hình hẹp ngang, kéo dài theo hướng Đông Bắc - Tây Nam, phân hoá thành 4 dạng địa hình chính: vùng núi; vùng gò đồi; vùng cát; đồng bằng. * Vùng núi: Vùng núi có độ cao địa hình từ 200 - 1.500m, phân bố chủ yếu ở phần phía Bắc và Tây Bắc của tỉnh chiếm khoảng 40,7% diện tích tự nhiên. * Vùng gò đồi: Chiếm 31,66% diện tích toàn tỉnh, phân bố ở hầu hết các huyện từ Tuy Phong đến Đức Linh với cao độ phổ biến 50 - 100m. * Vùng đồi cát ven biển: Có độ cao từ 100 - 200m, phân bố ở các huyện ven biển từ Tuy Phong đến H àm Tân, chiếm khoảng 18,22% diện tích đất tự nhiên toàn tỉnh. Phân bố rộng rãi nhất ở huyện Bắc Bình với diện tích lớn, chiều dài 52 km, rộng 20 km. * Vùng đồng bằng: Đồng bằng phù sa chiếm 9,43% diện tích đất tự nhiên toàn tỉnh gồm: đồng bằng phù sa ven biển thuộc lưu vực các sông Lòng Sông đến sông Dinh phân bố ở các huyện Tuy Phong, Bắc Bình, Hàm Thuận Bắc ... với đặc trưng nhỏ, hẹp độ cao từ 0 - 12m. Đồng bằng thung lũng sông La Ngà có cao độ 90 - 120m phân bố ở các huyện Đức Linh và Tánh Linh. 2.4. Đặc trưng khí hậu Bình Thuận nằm trong những vùng khô hạn, khí hậu nhiệt đới gió m ùa điển hình nhiều nắng, nhiều gió và không có mùa đông. * Đặc điểm chế độ gió Có 2 loại loại gió chính ảnh hưởng đến khí hậu là: Gió mùa Đông Bắc (từ tháng XI đến tháng IV) và Gió mùa Tây Nam (từ tháng V đến tháng X). Tốc độ gió trung bình khoảng 2,7m/s, biến đổi trong khoảng từ 1,8-3,9 m/s, có xu hướng tăng dần khi ra biển. * Nhiệt độ, số giờ nắng Nhiệt độ trung b ình trong năm khoảng 26,80C và nhiệt độ trung bình tháng dao động từ 25 0C (tháng I) đến 28,40C (tháng VI). Nhiệt độ thấp nhất vào các tháng XII-I và nhiệt độ cao nhất thường vào các tháng IV-VI. Tổng số giờ nắng trung bình năm khá cao, khoảng 2.712 giờ (trung bình 7-8 giờ/ngày). Số giờ nắng trung bình trong ngày giảm dần từ 9 -10 giờ vào mùa khô còn 7-8 giờ vào mùa mưa. 8 Báo cáo thuyết minh: Nhiệm vụ quy hoạch lưu vực sông trên địa bàn t ỉnh Bình Thuận đến năm 2020 và tầm nhìn năm 2030
- * Bốc hơi Bốc hơi tại các trạm khí tượng đ ược quan trắc chủ yếu trên ống Piche (có mái che). Do có nền nhiệt độ cao, nắng nhiều, lượng bốc hơi trên toàn vùng nhìn chung là khá lớn, đạt từ 1.300-1.400 mm/năm. * Độ ẩm Tỉnh có độ ẩm khá cao, trung bình dao động từ 78-86%. Độ ẩm trong đất liền nhỏ hơn so với ngoài biển, độ ẩm trung b ình năm tại Phan Thiết khoảng 79,5%, tại Hàm Tân là 81%. * Chế độ mưa Bình Thuận có đặc điểm của khí hậu gió mùa nhiệt đới, có 2 mùa: mùa mưa từ tháng V đến tháng X, thời gian mưa thường xuất hiện gió mùa Tây Nam; mùa khô từ tháng XI và kết thúc vào tháng IV năm sau, thời gian mưa thường xuất hiện gió mùa Đông Bắc. Có một số năm mùa mưa thường đến sớm (tháng IV) và kết thúc muộn (tháng XI) vì thế, thời gian mưa cũng dài ngắn khác nhau. Lượng mưa trung bình nhiều năm toàn tỉnh là 1.569mm, có xu hướng giảm dần từ Nam ra Bắc, từ Tây sang Đông. Lượng mưa trung bình nhiều năm lớn nhất 2.682mm (tại trạm Mê Pu) và giảm dần đến 735 mm (tại trạm Liên Hương). Lượng mưa ba tháng thấp nhất (thường rơi vào các tháng I, II và III) thường bằng khoảng 1-1,5% lượng mưa năm. 2.5. Đặc trưng hình thái sông, cửa sông, bờ biển 2.5.1. Đặc trưng hình thái sông Nếu không kể sông La Ngà chảy trên địa bàn, tỉnh Bình Thuận có các lưu vực sông chính gồm: sông Lòng Sông, sông Luỹ, sông Cái Phan Thiết, sông Cà Ty, sông Phan, sông Dinh. Diện tích lưu vực thuộc phạm vi xây dựng nhiệm vụ quy hoạch 5.052 km2, các sông này chiếm gần như toàn bộ diện tích của tỉnh Bình Thuận (không kể một số sông suối nhỏ khác ở khu vực ven biển). Bảng 1: Đặc trưng hình thái sông su ối tỉnh Bình Thu ận Diện tích Chiều Tổng diện lưu vực STT Tên sông, suối Chảy ra dài tích lưu Ghi chú thuộc tỉnh 2 (Km) (Km ) (Km2) Sông Lu ỹ Biển 1 96 2014 1565 Suối Bay Sông Lu ỹ 2 10 28 Sông Lu ỹ 3 Sông Cà Tót 70 681 357 Sông Ma Đế 4 Sông Cà Tót 15 94 5 Sông Ka Bu Sông Cà Tót 17 42 Sông Lu ỹ 6 Sông Ma Hý 10 89 Sông Lu ỹ 7 Sông Cà Giây 45 205 Sông Cà Cấu 8 Sông Cà Giây 15 63 Sông Lu ỹ 9 Sông Mao 49 245 Tên khác: Sông La Bo Sông Cầu Nam Sông Lu ỹ 10 27 191 Tên khác: Sông Tăm Ro Sông Cầu Nam 11 Sông Mang 20 50 Tên khác: Sông Măng Sông Mương Cái Ma Giang Sông Cầu Nam 12 10 104 Sông Cái Phan Thiết Biển 13 92 1239 1044 Phụ lưu số 1 Sông Cái Phan Thiết 14 18 56 9 Báo cáo thuyết minh: Nhiệm vụ quy hoạch lưu vực sông trên địa bàn t ỉnh Bình Thuận đến năm 2020 và tầm nhìn năm 2030
- Diện tích Chiều Tổng diện lưu vực STT Tên sông, suối Chảy ra dài tích lưu Ghi chú thuộc tỉnh 2 (Km) (Km ) (Km2) Suối Tràn Sông Cái Phan Thiết 15 20 37 Sông Cạn Sông Cái Phan Thiết 16 54 379 Tên khác: Sông Chú Lim Phụ lưu số 1 Sông Cạn 17 16 72 Phụ lưu số 2 Sông Cạn 18 11 75 Sông Thăng Sông Cái Phan Thiết 19 36 121 Suối Đá Sông Thăng 20 11 19 Suối Trao Sông Thăng 21 14 48 Tên khác: Sông Sâu Sông Mương Yên Sông Cái Phan Thiết 22 23 121 Suối Bát Sông Mương Yên 23 13 55 Suối Sau Suối Bát 24 11 31 Suối Ông Mười Ly Sông Mương Yên 25 13 34 Biển 26 Sông Dinh 57 904 737 Suối Lạnh 27 Sông Dinh 19 104 56 Phụ lưu số 2 Suối Lạnh 28 10 21 Phụ lưu số 3 29 Sông Dinh 17 93 Biển 30 Sông Lòng Sông 53 509 Sông Tân Lễ 31 Sông Lòng Sông 30 147 Sông Tân Lễ 32 Sông Cha Ra 11 56 33 Sông Tân Can Sông Lòng Sông 15 39 Tên khác: Sông Cái, Biển 34 Sông Cà Ty 65 754 Sông Mường Mán Suối Bà Bích 35 Sông Cà Ty 16 78 Tên khác: Sông Ta Da 36 Sông Bom Bi Sông Cà Ty 11 23 37 Sông Móng Sông Cà Ty 27 136 Tên khác: Suối Sung Sông Đa Mau 38 Sông Móng 18 24 Suối Vận 39 Sông Móng 12 33 Suối Lớn 40 Sông Cà Ty 25 92 Tên khác: Suối Linh Suối Giàu 41 Sông Cà Ty 21 57 Phụ lưu số 1 Suối Giàu 42 10 14 Suối Cẩm Hang 43 Sông Cà Ty 19 28 Tên khác: Suối Cát; Sông Cái 44 Sông Cà Ty 35 173 Sông Phú Sung 45 Suối Tre Sông Cái 10 74 Biển 46 Sông Phan 64 443 47 Suối Tom Sông Phan 17 30 48 Phụ lưu số 2 Sông Phan 14 42 49 Phụ lưu số 3 Sông Phan 10 20 50 Phụ lưu số 4 Sông Phan 16 43 51 Phụ lưu số 5 Sông Phan 10 37 (Nguồn: Quyết định số 1989/QĐ-TTg ngày 01/11/2010 của Thủ tướng Chính phủ; và Dự thảo Danh mục lưu vực sông nội tỉnh.) 2.5.1.1. Lưu vực sông Lòng Sông Sông Lòng Sông có tổng diện tích lưu vực là 509km2. Trong đó, bao gồm 01 sông chính 02 sông cấp I và 01 sông cấp II. Tổng chiều dài của toàn bộ các sông trong lưu vực là 109km. Riêng sông chính có chiều d ài là 53km. Mật độ lưới sông trung bình của to àn bộ lưu vực kho ảng 0,21km/km2. 2.5.1.2. Lưu vực sông Luỹ Thuộc hệ thống sông Lũy có 11 con sông các cấp có dòng chảy liên tục và chiều dài từ 10km trở lên. Tổng diện tích lưu vực của chúng là 2.014km 2, gồm: 06 sông cấp I, 04 sông cấp II. Tổng chiều dài của toàn bộ các sông này khoảng 10 Báo cáo thuyết minh: Nhiệm vụ quy hoạch lưu vực sông trên địa bàn t ỉnh Bình Thuận đến năm 2020 và tầm nhìn năm 2030
- 369km (Riêng sông chính có tổng chiều dài là 96km). Mật độ lưới sông trung bình của lưu vực khoảng 0,18km/km2. 2.5.1.3. Lưu vực sông Cái Phan Thiết Lưu vực sông Cái (Phan Thiết) nằm trên địa hình chủ yếu là đồi, núi thấp, độ cao bình quân của lưu vực đ ạt 198m và độ dốc lưu vực thấp hơn nhiều so với các lưu vực xung quanh với trị số 3,8%. Sông Cái Phan Thiết có chiều d ài là 92km và diện tích lưu vực là 1.239km2. Thuộc sông Cái Phan Thiết bao gồm có 13 con sông các cấp có dòng chảy liên tục và chiều dài từ 10km trở lên. Tổng diện tích lưu vực của chúng trong tỉnh Bình Thuận là 1.044km2. Trong tổng số 13 con sông, ngoài sông chính có: 5 con sông cấp I và 6 con sông cấp II, 1 con sông cấp III, tổng chiều dài các sông này là 332km (riêng sông chính có chiều dài là 92km). Mật độ lưới sông trung bình của toàn bộ hệ thống này là 0,27km/km2. 2.5.1.4. Lưu vực sông Cà Ty Sông Cà Ty có chiều dài là 65 km, bắt nguồn từ xã Hàm Thạch chảy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, qua đồng bằng Phan Thiết rồi đổ ra cửa biển tại cửa Phan Thiết. Nhìn chung mạng lưới sông ngòi trên lưu vực khá dày và phức tạp, mật độ lưới sông là 0,36 km/km2. Theo diện tích lưu vực, trong tổng số 11 con sông các cấp (không kể sông chính) có: - 09 con sông có diện tích lưu vực dưới 100km2, tổng diện tích là 423 km2 và tổng chiều dài của chúng là 142km. - 02 con sông có diện tích lưu vực từ 100-500km2, tổng diện tích là 309km2, và tổng chiều d ài của chúng là 62km. Theo cấp sông, trong tổng số 11 con sông các cấp, có: - 05 sông thuộc nhóm sông cấp I, tổng diện tích là 587 km2 và tổng chiều dài bằng 154km. - 04 sông thuộc nhóm sông cấp 2, tổng diện tích là 145km2 và tổng chiều dài là 50km. Sông Cà Ty là một trong những nguồn cung cấp nước chính cho đồng bằng Phan Thiết, ngoài ra còn là đường giao thông thủy và là nơi neo đậu thuyền bè của Thành phố Phan Thiết. 2.5.1.5. Lưu vực sông Phan Sông Phan có diện tích lưu vực là 443km2 và chiều dài sông 64km. Trong tổng số 6 con sông thuộc lưu vực, ngoài sông chính có 5 sông thuộc nhóm sông cấp I. Mật độ lưới sông trung bình của toàn bộ hệ thống là 0,14km/km2. Phân theo diện tích lưu vực: cả 5 con sông thuộc hệ thống đều có diện tích lưu vực dưới 100km2, tổng diện tích lưu vực của 5 con sông là 172km2, chiếm 11 Báo cáo thuyết minh: Nhiệm vụ quy hoạch lưu vực sông trên địa bàn t ỉnh Bình Thuận đến năm 2020 và tầm nhìn năm 2030
- 39% so với toàn bộ diện tích lưu vực sông chính và tổng chiều dài của chúng là 67km, bằng 51,15% so với tổng chiều dài của tất cả các sông thuộc hệ thống. 2.5.1.6. Lưu vực sông Dinh Sông Dinh có tổng diện tích lưu vực là 904km2 và chiều d ài sông 57km. Hệ thống sông Dinh bao gồm có 9 sông các cấp có dòng chảy liên tục và chiều dài từ 10km trở lên. Tổng diện tích lưu vực là 904km2 và chiều dài sông chính là 57km. Trong tổng số 9 con sông các cấp ngoài sông chính có: 3 con sông cấp I, 4 con sông cấp II, 1 con sông cấp III. Mật độ lưới sông trung b ình của toàn bộ hệ thống sông là: 0,22km/km2. Phân theo diện tích lưu vực, trong hệ thống 3 sông có chiều dài trên 10km (không kể sông chính) đều có diện tích lưu vực dưới 100km2 và tổng chiều dài của chúng là 93km. 2.5.2. Cửa sông, bờ biển - Bình Thuận có 3 cửa sông chính gồm: Cửa Phan Thiết, Cửa Phan Rí và Cửa La Gi. Các cửa này là nơi đổ ra biển của 5 con sông lớn trong tỉnh gồm: Sông Cà Ty, sông Cái Phan Thiết, sông Dinh, sông Lũy và sông Phan. Ngoài ra còn nhiều sông, suối nhỏ cũng đổ trực tiếp vào Biển Đông hoặc các vùng vịnh nhỏ dọc theo bờ biển. Các sông đổ vào cửa Phan Thiết không lớn, chỉ có các sông vừa (diện tích lưu vực 100 - 10.000 km2) và sông nhỏ (diện tích lưu vực nhỏ hơn 100 km 2). Hai sông chính đổ vào vịnh Phan Thiết là sông Cái và sông Cà Ty. Sông đổ vào Cửa Phan Rí chủ yếu từ sông Lũy. Sông đổ vào Cửa LaGi chủ yếu từ sông Dinh, sông Phan. Lưu lượng d òng chảy phụ thuộc theo mùa, nhìn chung dòng chảy không lớn lắm. - Bờ biển Bình Thuận dài 192km chạy theo phương Đông Bắc - Tây Nam, ngoài khơi có đảo Phú Quý với diện tích 16km2 nằm cách Phan Thiết 100km về phía Đông Nam. 2.6. Chế độ thủy triều Thuỷ triều ven biển Bình Thuận khá phức tạp, nằm trong khu vực chuyển tiếp giữa chế độ nhật triều không đều ở phía Bắc và chế độ bán nhật triều không đều ở phía Nam. Như vậy, p hía Bắc tỉnh chịu ảnh hưởng của chế độ nhật triều không đều, nên số ngày nhật triều tăng lên, ở phía Nam tỉnh chịu ảnh hưởng của chế độ bán nhật triều không đều nên số ngày nhật triều giảm thấp. Thời gian triều dâng và thời gian triều rút ở Bình Thuận gần như trùng nhau, trung bình là 12 giờ, kể cả Phan Rí Thành và Phan Thiết. Biên độ triều lên và biên độ triều xuống gần như bằng nhau, nhưng tuỳ từng nơi có khác nhau : tại Phan Rí Thành (cách cửa biển 5km) biên độ triều là 60cm, còn ở Phan Thiết (cách cửa biển 1,4 km) biên độ triều lên đến 110cm. Bảng 2: Đặc trưng thu ỷ triều tại tỉnh Bình Thuận Phan Rí Thành Phan Thiết Đặc trưng Đơn vị Số ngày nhật triều trong tháng Ngày 20 07 12 Báo cáo thuyết minh: Nhiệm vụ quy hoạch lưu vực sông trên địa bàn t ỉnh Bình Thuận đến năm 2020 và tầm nhìn năm 2030
- Phan Rí Thành Phan Thiết Đặc trưng Đơn vị Thời gian triều dâng Giờ 12 12 Thời gian triều rút Giờ 12 12 Biên độ triều lên cm 60 110 Biên độ triều xuống cm 60 110 Chênh lệch bình quân giữa đỉnh cao và chân thấp cm 70 130 III. CÁC TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN LIÊN QUAN 3.1. Đất đai và tình hình sử dụng đất 3.1.1. Đặc điểm thổ nhưỡng Đất của Bình Thuận rất đa dạng và được hình thành đặc trưng cho từng vùng với các loại đất chính sau: - Đ ất cồn cát ven biển: diện tích khoảng 145.647ha, chiếm 18,6% diện tích tự nhiên, được phân bố dọc theo bờ biển ở các huyện Tuy Phong, Bắc Bình, TP. Phan Thiết, H àm Thuận Nam và Hàm Tân. Đ ất có thành phần cơ giới nhẹ tầng dày, nghèo nước, giữ nước kém. - Đất phù sa: với tổng diện tích khoảng 75.389ha chiếm 9,6% diện tích tự nhiên, phân bổ chủ yếu tập trung ở các vùng đồng bằng, nhiều nhất là Hàm Thuận Nam và Hàm Tân. Đất có thành phần cơ giới thịt trung bình đ ến nặng. Tầng dày trên 100cm, mùn từ nghèo đến trung bình. - Đất xám (trên phù xa cổ, trên Granít, đá cát): tổng diện tích 150.789ha chiếm 19,3% diện tích tự nhiên. Đây là nhóm đất lớn nhất tập trung ở các huyện Đức Linh, Tánh Linh, Hàm Tân, Hàm Thuận Nam, Hàm Thuận Bắc, Bắc Bình... Đất có thành phần cơ giới nhẹ, hơi chua, độ dốc địa hình từ 3 -8 o, là vùng tiếp giáp giữa đồng bằng và núi cao. - Đất đỏ vàng: diện tích 80.191ha chiếm tỷ lệ 10,2%, phân bố ở các vùng núi huyện Đức Linh, Hàm Tân do sản phẩm phong hoá tại chỗ từ các nhóm Granít, đá phiến. Đất có thành phần cơ giới thịt nhẹ đến trung bình. - Đất mùn vàng đỏ: diện tích 296.262ha, chiếm 37,8% thuộc địa bàn núi cao, hiện trạng là đất rừng tự nhiên hoặc đất ruộng rẫy của đồng bào dân tộc. - Ngoài ra còn có các loại đất thung lũng do sản phẩm dốc trụ (3.851ha); đất đen trên sản phẩm bồi tụ Bazan (6.522ha); đất xói mòn trơ sỏi đá (7.832ha); bãi đá và núi đá (12.783ha); đầm, hồ, sông suối tự nhiên (2.511ha); đất mặn ven biển (1.270ha). 3.1.2. Tình hình sử dụng đất Theo số liệu quy hoạch sử dụng đất năm 2009, tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh khoảng 781,043 nghìn ha. Trong đó: - Tổng diện tích đất nông nghiệp khoảng 677,948 nghìn ha, chiếm 86,8% diện tích đất tự nhiên toàn tỉnh; - Đất phi nông nghiệp khoảng 7,669 nghìn ha, chiếm 0,98% diện tích đất tự nhiên toàn tỉnh; 13 Báo cáo thuyết minh: Nhiệm vụ quy hoạch lưu vực sông trên địa bàn t ỉnh Bình Thuận đến năm 2020 và tầm nhìn năm 2030
- - Đất chưa sử dụng khoảng 51,972 nghìn ha, chiếm 6,65% diện tích đất tự nhiên toàn tỉnh. 3.2. Diện tích, chất lượng và tình hình bảo vệ, phát triển rừng Tổng diện tích đất dùng vào lâm nghiệp năm 2008 đạt 296,516 nghìn ha, trong đó rừng tự nhiên 264,109 nghìn ha, rừng trồng 32,407 nghìn ha. Sản lượng gỗ khai thác đạt 36,667nghìn m3. Rừng tự nhiên Bình Thuận khá đa dạng và phong phú với nhiều loại gỗ quý có giá trị cao như: Cẩm lai, Giáng hương, Sếu, Gỗ đỏ, Căm xe, Sao đen, Trắc... Động vật rừng ở Bình Thuận rất phong phú và đa dạng với các lo ài thú quý, hiếm như voi, cọp, hươu, nai, vượn, bò rừng... Do diện tích rừng ngày càng bị thu hẹp và săn bắn bừa b ãi nên hiện nay số lượng còn rất ít hoặc có loài không còn. 3.3. Các hệ sinh thái dưới nước hoặc ven bờ quan trọng Hiện nay chưa có tài liệu thống kê một cách đầy đủ các hệ sinh thái dưới nước và ven bờ đối với phạm vi tỉnh Bình Thuận. Tuy nhiên, qua một số tài liệu thu thập được cho thấy: - Thực vật sống dưới nước: Theo tài liệu của Viện nghiên cứu sinh thái (năm 2000), trong lưu vực sông Lũy có 35 lo ài thực vật phiêu sinh, trong đó có 22 loài (11 chi) Bacillariophyta, 10 loài (8 chi) Chlorophyta, 3 loài (3 chi) Cyanophyta. Ở một số lưu vực sông khác, người ta phát hiện ra các loài thực vật phù du bao gồm 5 ngành tảo (tảo lam, tảo khuê, tảo lục, tảo giáp và tảo trần). - Động vật sống d ưới nước: Theo Viện nghiên cứu sinh thái (năm 2000), trong khu vực sông Lũy đã phát hiện được 17 loài động vật phiêu sinh, trong đó có 4 loài (3 chi) thuộc Rotifera, 8 loài (7 chi) thuộc Cladocera, và 5 loài (5 chi) thuộc Copepoda. Tại các lưu vực sông khác, phát hiện được các lo ài động vật phù du bao gồm các lớp râu ngành, trùng bánh xe; Các loài động vật đáy: Ấu trùng muỗi lắc, các giáp xác nhỏ. - Cá và thủy sản: Trong vùng hiện có các loài như cá chép được đánh giá là nhiều nhất về số lượng, ngoài ra còn có cá diêu hồng, cá lóc, cá rô đồng, cá tượng, cá trình mè trắng, trắm cỏ, rô phi, cá cơm sông, cua, ốc… 3.4. Tiềm năng khoáng sản đã và đang được khai thác và sẽ được khai thác trong các năm tới Bình Thuận có gần 100 mỏ với 30 nhóm khoáng sản đa dạng như: vàng, chì, kẽm, nước khoáng... Trong đó, nước khoáng và các khoáng sản (sét, đá xây dựng...) có giá trị thương mại và công nghiệp cao, đang được đẩy mạnh khai thác trong những năm gần đây. 14 Báo cáo thuyết minh: Nhiệm vụ quy hoạch lưu vực sông trên địa bàn t ỉnh Bình Thuận đến năm 2020 và tầm nhìn năm 2030
- Trên đ ất liền có những loại khoáng sản chính sau: - Sa khoáng Ilmenit - Zircon phân bố ở mũi K ê Gà (Hàm Thuận Nam), mũi Né (Phan Thiết), Tân Thiện (Hàm Tân), Thiện ái (Bắc Bình). Nguồn khoáng sản lớn nhất của Bình Thuận là cát trắng thủy tinh với tổng trữ lượng 496 triệu m3, phân bố ở Dinh Thầy, Tân An, Tân Thắng (H àm Tân), Cây Táo, Long Thịnh, Hồng Sơn (Hàm Thuận Nam), Nhơn Thành, Phan Rí và Phan Rí Thành (Bắc Bình). - Đá ốp lát và đá xây dựng: Chưa có khảo sát, đánh giá một cách đầy đủ, nhưng sơ bộ chỉ ở 2 mỏ là Kên Kên và Núi Nhọn thì có trữ lượng 50 triệu m3. Đá chất lượng cao, đẹp (đá granit nhiều màu sắc, đá ardezit màu lục, đaxit màu xám ) dùng để ốp lát xuất khẩu và nhu cầu trong nước. - Sét: Sơ bộ 5 điểm Lương Sơn, Mê Pu, Gia An, Bắc Ruộng, Tân Lập. Khảo sát 4 điểm cho kết quả trữ lượng là 12 triệu m3. - Nước khoáng: có nhiều điểm nước khoáng như V ĩnh Hảo (Tuy Phong), Đa Kai (Đức Linh), Đồng Kho (Tánh Linh) Văn Lâm, Hàm Cường, Tà K óu (Hàm Thuận Nam), Phong Điền (H àm Tân). Riêng 4 điểm Vĩnh Hảo, Văn Lâm, Hàm Cường, Đa Kai là loại nước khoáng thuộc loại cacbonat - natri được dùng làm nước giải khát, khả năng khai thác khoảng 300 triệu lít/năm. Vùng biển ngoài khơi và vùng thềm lục địa của tỉnh nằm gần trọn trong bồn trũng Cửu Long, nơi được đánh giá có triển vọng khá về trữ lượng dầu mỏ. Hiện nay đang thăm dò 6 mỏ (Rạng Đông, Hồng Ngọc, Sư Tử Đen, Sư Tử Trắng, Sư Tử Vàng và Sư Tử Nâu), trong đó có 3 mỏ đ ã đưa vào khai thác (Rạng Đông, Hồng Ngọc và Sư Tử Đen) với sản lượng hàng năm khoảng 8 triệu tấn. IV. HIỆN TRẠNG TÀI NGUYÊN NƯỚC VÀ TÌNH HÌNH KHAI THÁC SỬ DỤNG 4.1. Hệ thống sông, cửa sông chính, hồ, đầm phá a) Hệ thống sông Trên địa bàn tỉnh Bình Thuận có khoảng 60 con sông, suối có chiều dài trên 10km, trong đó có 7 sông chính gồm: sông Lòng Sông, sông Luỹ, sông Cái Phan Thiết, sông Cà Ty, sông Phan, sông Dinh và sông La Ngà. Ngoài ra, còn 43 con sông cấp I, 11 sông cấp II, không có sông cấp III. Các hệ thống sông chính gồm: - Sông Luỹ nằm ở phía Tây Bắc của tỉnh Bình Thuận, phần lớn diện tích lưu vực sông nằm trên địa bàn huyện Bắc Bình chỉ có một phần nhỏ nằm trên địa bàn huyện Tuy Phong. - Sông Cái Phan Thiết chảy theo hướng từ Bắc xuống Nam rồi chảy ra biển. Sông Cái gần như nằm hoàn toàn trên đ ịa bàn huyện H àm Thuận Bắc chỉ có một phần nhỏ nằm trên đ ịa bàn thành phố Phan Thiết. 15 Báo cáo thuyết minh: Nhiệm vụ quy hoạch lưu vực sông trên địa bàn t ỉnh Bình Thuận đến năm 2020 và tầm nhìn năm 2030
- - Sông Lòng Sông nằm ở phía Đông Bắc của tỉnh Bình Thuận, chảy theo hướng từ Bắc xuống Nam rồi chảy ra biển. Dòng chảy hầu như nằm ho àn toàn trên đ ịa bàn huyện Tuy Phong, chỉ có một phần nhỏ nằm trên đ ịa bàn huyện Bắc Bình. - Sông Cà Ty bắt nguồn từ dãy núi Ông, chảy theo hướng Bắc - Nam, đổ vào vịnh Phan Thiết ở cửa Thương Chánh. - Sông Phan bắt nguồn từ núi Nhọn, núi Tà Kou (huyện Hàm Thuận Nam). Dòng chảy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam rồi đổ ra biển. Sông Phan có dòng chảy qua các huyện: Tánh Linh, Hàm Tân, Hàm Thuận Nam và thị x ã La Gi. - Sông Dinh nằm ở phía Tây Nam của tỉnh, đoạn đầu thì chảy theo hướng Đông Bắc xuống Tây Nam sau đó thì chuyển hướng chảy từ Tây Bắc xuống Đông Nam rồi chảy ra biển. Sông Dinh có dòng chảy chảy qua huyện Tánh Linh, H àm Tân và thị xã LaGi. b) Cửa sông chính Trong tỉnh có 5 con sông chính đổ ra biển với các đặc trưng hình thái lưu vực rất khác nhau của chúng. Các sông này đều bắt nguồn từ sườn Đông d ãy Trường Sơn, có hướng chảy chủ yếu từ Tây sang Đông và đổ trực tiếp ra Biển Đông. Ngoài ra, còn khá nhiều sông, suối nhỏ cũng đổ trực tiếp vào Biển Đông hoặc các vũng vịnh dọc theo bờ biển. Các sông đổ ra biển tại 3 cửa chính là cửa Phan Thiết, Cửa Phan Rí và Cửa LaGi. c) Hồ, đập Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tính đến tháng 12 năm 2008. Bình Thuận có 16 hồ chứa các loại, 112 đ ập dâng và 148 các công trình thủy lợi khác như trạm bơm, bàu chứa nhỏ, kênh, cống,… Trong đó các hồ chứa đóng vai trò quan trọng nhất trong việc cấp nước sinh hoạt và tưới nông nghiệp. Tổng dung tích hồ chứa đạt kho ảng 200,7 triệu m3, tổng dung tích các ao bàu nhỏ đạt 20 triệu m 3. Tổng năng lực thiết kế tưới là 53.340 ha. Một số công trình điển hình như sau: - H ệ thống thủy lợi Hồ Sông Quao: năng lực thiết kế tưới 8.120 ha, quá trình quản lý khai thác mở rộng thêm diện tích tưới bằng các kênh chuyển nước Ku kê - Phú Sơn, kênh chuyển nước Thuận Hoà - Suối Đá, kênh chuyển nước Thuận Hòa - Hồng Liêm,... đã phát huy tưới trên 10.000 ha, cấp nước sinh hoạt ổn định cho thành phố Phan Thiết và huyện Hàm Thuận Bắc. - Hệ thống thủy lợi Hồ Cà Giây: năng lực thiết kế tưới 3.965 ha, từ năm 2007-2008 đã phát huy tưới tăng vụ đông xuân và hè thu đ ạt 5.228 ha, vượt nhiệm vụ thiết kế do tận dụng nguồn nước xả của nhà máy thủy điện Đại Ninh chuyển về kênh tiếp nước vào hồ Cà Giây. - Hệ thống thủy lợi Hồ Lòng Sông: năng lực thiết kế tưới 4.200 ha, năm 2008 tưới phục vụ sản xuất hơn 1.600 ha, cải tạo và điều hoà khí hậu vùng khô hạn của huyện Tuy Phong. 16 Báo cáo thuyết minh: Nhiệm vụ quy hoạch lưu vực sông trên địa bàn t ỉnh Bình Thuận đến năm 2020 và tầm nhìn năm 2030
- Ngoài ra, tỉnh đã thực hiện đầu tư nâng cấp thêm nước vào hồ cuối m ùa mưa như: hồ Núi đất, hồ Đá Bạc, đập Ba Bàu, hồ Sông Quao,… tăng tổng lượng nước là 33,68 triệu m3, góp phần tăng diện tích gieo trồng cây hàng năm. 4.2. Tài nguyên nước mưa Lượng mưa trên toàn tỉnh là khá nhỏ, bình quân nhiều năm khoảng 1.496mm/năm và mưa phân bố không đều theo không gian và thời gian. Chế độ mưa hoàn toàn phụ thuộc vào chế độ gió mùa và phân theo mùa khá rõ rệt. Mùa mưa thường kéo dài từ tháng V - tháng X, lượng mưa trong mùa mưa chiếm kho ảng 85% lượng mưa năm còn lại là lượng mưa trong mùa khô. 4.2.1. Phân bố lượng mưa theo không gian Khu vực tỉnh Bình Thuận do vị trí địa lý của nằm ở nơi chuyển tiếp giữa chế độ mưa miền duyên hải Trung Bộ, miền Đông Nam Bộ và Nam Tây Nguyên. Cùng với sự phân cắt mạnh mẽ của địa hình là nguyên nhân dẫn đến sự phân bố lượng mưa rất không đồng đều theo không gian. Phía Tây Nam tỉnh Bình Thuận tại các huyện Tánh Linh, Đức Linh có tâm mưa lớn hơn 2.000 mm. Các vùng ven biển thuộc hạ lưu sông Luỹ, sông Lòng Sông có lượng m ưa năm từ 600 - 750 mm. Lượng mưa năm trung bình của toàn tỉnh 1.500mm, tăng dần theo hướng từ Đông sang Tây, từ Nam xuống Bắc. Lượng mưa thấp nhất chỉ đạt hơn 700mm tại các huyện Tuy Phong, Bắc Bình thuộc vào loại ít mưa nhất cả nước. Lượng mưa tập trung chủ yếu ở khu vực núi phía Bắc như huyện: Đức Linh, Tánh Linh trung bình nhiều năm khoảng 2.400mm. Chế độ mưa ở Bình Thuận có sự biến động từ năm này qua năm khác về trị số trung bình và cả về cực trị của lượng mưa. Nhìn chung, ở các nơi biến suất lượng mưa năm đều nhỏ hơn biến suất lượng mưa tháng. Ở khu vực mưa nhiều như Đ ức Linh, Tánh Linh biến suất tương đối của lượng mưa năm khoảng 11 - 12%; khu vực Hàm Tân 13 - 14%; khu vực trung tâm tỉnh (Phan Thiết, Hàm Thuận Nam) 16 - 20%; ở các huyện phía Đông Bắc ít mưa, trị số này khoảng 25%. Qua kết quả theo dõi lượng mưa lớn nhất và nhỏ nhất ở một số trạm đo trong tỉnh Bình Thuận, cho thấy: vùng núi phía Tây Bắc: Đức Linh, Tánh Linh lượng mưa lớn nhất trong các năm quan trắc (3.500mm); lượng m ưa nhỏ nhất năm xấp xỉ 1.300mm. Khu vực ven biển phía Nam lượng mưa lớn nhất năm đạt 1.800 - 1.900mm, lượng mưa nhỏ nhất xấp xỉ 1.000mm. Khu vực trung tâm tỉnh và vùng núi huyện Bắc Bình lượng mưa lớn nhất năm đ ã quan trắc được từ 1.600 - 1.800mm; nhỏ nhất từ 500 - 1.000mm; khu vực ven biển phía Đông Bắc. 17 Báo cáo thuyết minh: Nhiệm vụ quy hoạch lưu vực sông trên địa bàn t ỉnh Bình Thuận đến năm 2020 và tầm nhìn năm 2030
- Hình 2: Bản đồ lượng mưa trung bình năm tỉnh Bình Thuận 18 Báo cáo thuyết minh: Nhiệm vụ quy hoạch lưu v ực sông trên địa bàn tỉnh Bình Thuận đến năm 2020 và tầm nhìn năm 2030
- 4.2.2. Phân bố mưa theo thời gian Mưa tại tỉnh Bình Thuận phân bố không đều theo thời gian, lượng mưa vào mùa mưa chiếm từ khoảng 75 - 90% lượng mưa năm, lượng mưa vào mùa khô chỉ chiếm từ 10-15%. Trong khi đó thời gian mùa khô chiếm từ 6 - 8 tháng. Bảng 3: Phân phối lượng mưa trung bình theo mùa trong nhiều năm TT Tên trạm Đặc Trưng Mùa khô Mùa mưa Tổng lượng mưa năm X (mm) 142 1025.5 1167.5 Trạm Phan Thiết 1 g% 12.16 87.84 100 X (mm) 118.7 1435.9 1554.6 Trạm Hàm Tân 2 g% 7.64 92.36 100 X (mm) 397.7 2283.9 2681.6 Trạm Mê Pu 3 g% 14.83 85.17 100 X (mm) 327.6 2000.6 2328.2 Trạm Võ Xu 4 g% 14.07 85.93 100 X (mm) 260.9 2097.6 2358.5 Trạm La Ngâu 5 g% 11.06 88.94 100 X (mm) 236.5 2117.9 2354.4 Trạm Tà Pao 6 g% 10.0 90.0 100 X (mm) 276.7 1784.7 2061.4 Trạm Suối Kiết 7 g% 13.42 86.58 100 X (mm) 306.5 1157.3 1463.8 Trạm ngã 3/46 8 g% 20.94 79.06 100 X (mm) 127.2 1292 1419.2 Trạm Kê Gà 9 g% 8.96 91.04 100 X (mm) 151 1177.4 1328.4 10 Trạm Mương Mán g% 11.37 88.63 100 X (mm) 141.6 1057.9 1199.5 Trạm Ma Lâm 11 g% 11.80 88.20 100 X (mm) 197.7 1894.6 2092.3 12 Trạm Đông Giang g% 9.45 90.55 100 X (mm) 183 758.8 941.8 Trạm Mũi Né 13 g% 19.43 80.57 100 X (mm) 181.8 643.5 825.3 Trạm Bàu Trắng 14 g% 22.03 77.97 100 X (mm) 140.7 968.7 1109.4 Trạm Sông Luỹ 15 g% 12.68 87.32 100 X (mm) 153.2 901.1 1054.3 Trạm Sông Mao 16 g% 14.53 85.47 100 X (mm) 156.4 578.8 735.2 17 Trạm Liên Hương g% 21.27 78.73 100 (Nguồn: Số liệu khí tượng thuỷ văn Việt Nam; Số liệu khí tượng thuỷ văn tỉnh Bình Thuận) Số liệu thống kê các trạm đo mưa, lượng mưa lớn nhất thường rơi vào kho ảng từ tháng VII-IX trùng với các tháng mùa mưa từ tháng VI-XI. Các tháng mùa khô rơi vào các tháng XII-IV. Các tháng II, II, IV hầu như không có mưa, cùng với thời tiết nắng hạn gay gắt làm các sông suối khô kiệt gây thiếu nước trầm trọng cho cả sản xuất và sinh hoạt. 19 Báo cáo thuyết minh: Nhiệm vụ quy hoạch lưu vực sông trên địa bàn t ỉnh Bình Thuận đến năm 2020 và tầm nhìn năm 2030
- Bảng 1. Lượng mưa tháng tại các trạm đo mưa tỉnh Bình Thuận 5000 4000 3000 2000 1000 0 Th¸ng III Th¸ng VIII Th¸ng II Th¸ng VII Th¸ng XII Th¸ng I Th¸ng VI Th¸ng XI Th¸ng IV Th¸ng V Th¸ng IX Th¸ng X Bảng 4: Số ngày mưa trung b ình nhiều năm (ngày) Tháng Địa điểm Năm I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII Tà Pao 0.7 0.4 1.2 4.1 13.9 21.5 23 24.4 21.4 17.3 7.6 2.2 137.8 Võ Xu 0.5 0.8 1 3.7 13.8 18 18.3 23 18.7 14.7 4.8 3 120.3 Hàm Tân 0.3 0.2 0.8 3.6 14.5 22.1 21.8 24.1 20.8 15.3 6.4 1.9 134.5 Kê Gà 0 0.2 0.6 2.7 10.5 15.9 16.4 17.2 15.5 11.4 3.4 1.6 905.4 Mương Mán 0.2 0.1 0.6 1.4 8.3 15.6 16.9 19.1 17.9 14.6 4.4 1.3 100.5 Ma Lâm 0 0.1 0.7 1.3 7.4 11.1 11.6 14.8 16.1 10.8 3.1 0.9 77.9 Phan Thiết 0.2 0.3 0.8 2.6 2.1 17.8 16.9 20.3 18.5 14 6.5 2.2 112.2 Mũi Né 0 0.1 0.4 1.4 7.2 10 9.2 11.5 11.3 9.6 3.7 1.2 65.6 Sông Lu ỹ 0.2 0 0.7 1.6 8.5 11 11.4 12.5 13 12.4 4.6 1.2 76.8 Sông Mao 0 0 0.5 1.4 6.2 9.2 9.4 9.4 11 9.5 3.6 0.9 61.3 Bàu Trắng 0 0 0.2 0.9 4.5 6.4 6.1 8.9 7.2 6.2 2.7 0.8 44.2 Liên Hương 0 0.1 0.4 1.6 6.2 5.1 5.7 6.2 8.3 7.4 3.9 1.9 46.8 (Nguồn: Đặc điểm khí hậu thuỷ văn tỉnh Bình Thuận, năm 1996; Báo cáo Quy hoạch tổng thể cung cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn tỉnh Bình Thuận (từ năm 2000 đến năm 2010) 4.3. Nước mặt Bình Thuận có 6 lưu vực sông chính (không kể lưu vực sông La Ngà), gồm: sông Lòng Sông, sông Luỹ, sông Cái Phan Thiết, sông Cà Ty, sông Phan và sông Dinh. V ới tổng diện tích lưu vực khoảng trên 5 nghìn km2. Các sông có đặc điểm chung là ngắn, dốc, mật độ mạng lưới thưa thớt. - V ề tài nguyên nước mặt: Theo kết quả đánh giá của "Đề án phát triển thủy lợi giai đoạn 2010-2015 và tầm nhìn đến năm 2020 tỉnh Bình Thuận”, tổng 20 Báo cáo thuyết minh: Nhiệm vụ quy hoạch lưu vực sông trên địa bàn t ỉnh Bình Thuận đến năm 2020 và tầm nhìn năm 2030
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt Khóa luận tốt nghiệp: Hoạt động thu hút khách tham quan của bảo tàng Hà Nội thực trạng và giải pháp
8 p | 231 | 40
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ: Hoàn thiện công tác lập báo cáo tài chính tại Công ty TNHH MTV Cảng Đà Nẵng
26 p | 155 | 28
-
Báo cáo tóm tắt đề tài khoa học và công nghệ cấp trường: Tối ưu hóa mô hình quản lý và xử lý chất thải rắn cho đô thị du lịch ở Việt Nam – Nghiên cứu điển hình cho thành phố Hội An
100 p | 55 | 13
-
Báo cáo tóm tắt đề tài khoa học và công nghệ cấp Bộ: Nghiên cứu tính năng kinh tế kỹ thuật và mức độ phát thải ô nhiễm của động cơ cỡ nhỏ sử dụng hỗn hợp nhiên liệu biogas-hydrogen
43 p | 47 | 13
-
Báo cáo tóm tắt Đề tài khoa học và công nghệ cấp Bộ: Nghiên cứu về mối quan hệ giữa trách nhiệm xã hội và hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
34 p | 36 | 11
-
Báo cáo tóm tắt Đề tài khoa học và công nghệ cấp ĐH: Sức khoẻ môi trường địa chất – Hiện trạng và giải pháp cải thiện tại khu vực miền Trung - Tây Nguyên, Việt Nam
46 p | 33 | 9
-
Tóm tắt Khóa luận tốt nghiệp: Rằng thường của người Mường ở xã Ngọc Lâu, huyện Lạc Sơn, tỉnh Hòa Bình
12 p | 118 | 8
-
Báo cáo tóm tắt đề tài khoa học và công nghệ cấp ĐH: Nghiên cứu ảnh hưởng của hệ vi sinh vật lên quá trình sinh trưởng của vi tảo Chlorella vulgaris trong nước thải thuỷ sản
29 p | 27 | 7
-
Báo cáo tóm tắt đề tài khoa học và công nghệ cấp ĐH: Nghiên cứu sản xuất chế phẩn vi sinh có hoạt tính xử lý sulfate từ chủng vi khuẩn Desulfovibrio sp. được phân lập từ phân trâu bò
40 p | 42 | 7
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Tài chính - Ngân hàng: Phân tích tình hình sử dụng vốn lưu động tại Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Thương mại Dược phẩm Vi Bảo Ngọc
27 p | 77 | 6
-
Báo cáo tóm tắt Đề tài khoa học và công nghệ cấp ĐH: Nghiên cứu, ứng dụng mô kình MIKE 11 tính toán xâm nhập mặn theo các kịch bản biến đổi khí hậu, nước biển dâng đến năm 2100 cho hạ lưu sông Vu Gia Thu Bồn
26 p | 45 | 5
-
Báo cáo tóm tắt nhiệm vụ khoa học và công nghệ: Nghiên cứu đề xuất chính sách giải pháp ứng dụng công nghệ thông tin và viễn thông trong việc nghiên cứu và quản lý môi trường (E-environment)
7 p | 75 | 5
-
Báo cáo tóm tắt đề tài khoa học và công nghệ cấp ĐH: Nghiên cứu áp dụng phương pháp tách từ tính sử dụng hạt γ-PGM trong xử lý nước thải nhiễm kim loại nặng
29 p | 28 | 5
-
Báo cáo tóm tắt nhiệm vụ khoa học và công nghệ: Nghiên cứu, đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý việc kết nối mạng giữa các doanh nghiệp bưu chính
11 p | 59 | 4
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Tác động của công bố báo cáo trách nhiệm xã hộі đến hiệu quả tài chính của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam
33 p | 23 | 4
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Chính trị học: Chất lượng hoạt động báo cáo viên vùng đồng bằng sông Cửu Long hiện nay
29 p | 44 | 2
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Hoàn thiện kiểm toán Báo cáo tài chính của các công ty Viễn thông do Công ty Trách nhiệm hữu hạn Dịch vụ Kiểm toán và Tư vấn UHY thực hiện
12 p | 65 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn