TÓM TẮT LUẬN VĂN<br />
Dịch vụ kiểm toán của một công ty kiểm toán chuyên nghiệp là một<br />
hoạt động sinh lời, là loại hoạt động kinh doanh. Với xu thế “hội nhập và<br />
mở cửa” diễn ra ngày càng mạnh mẽ trên khắp toàn cầu, là một công ty độc<br />
lập, hoạt động trong lĩnh vực còn non trẻ tại Việt Nam, Công ty TNHH<br />
Dịch vụ kiểm toán và tư vấn UHY đã và đang phải đối mặt với các đối thủ<br />
hàng đầu thế giới trong lĩnh vực kiểm toán trong nước. Việc giữ được<br />
khách hàng cũ, thu hút thêm khách hàng mới đòi hỏi công ty phải luôn gia<br />
tăng các loại hình dịch vụ cung cấp cũng như gia tăng chất lượng của dịch<br />
vụ.<br />
Trong thời buổi kinh tế thị trường hiện nay, VT đóng vai trò là cầu<br />
nối thông tin không thể thiếu giữa những vùng khác nhau, quốc gia khác<br />
nhau trên thế giới. Các hãng VT gia nhập thị trường Việt Nam ngày càng<br />
nhiều và đa dạng, do đó khách hàng VT là một trong những nhóm khách<br />
hàng tiềm năng lớn. Công ty kiểm toán UHY đã và đang xâm nhập ngày<br />
càng sâu vào nhóm khách hàng trong lĩnh vực này. Với những kinh nghiệm<br />
đã tích luỹ được từ kiểm toán các công ty VT trong những năm qua, Công<br />
ty kiểm toán UHY đang dần hoàn thiện hơn trong lĩnh vực kiểm toán các<br />
khách hàng VT. Để duy trì và mở rộng thêm lượng khách hàng trong lĩnh<br />
vực này, Côn g ty cần nâng cao uy tín với khách hàng, trong đó việc hoàn<br />
thiện quy trình kiểm toán một cách chuyên nghiệp đóng một vai trò rất<br />
quan trọng. Từ thực tế này, sau thời gian nghiên cứu và thực tế tham gia<br />
các cuộc kiểm toán các khách hàng VT, tác giả chọn để tái “Hoàn thiện<br />
kiểm toán Báo cáo tài chính của các công ty Viễn thông do Công ty<br />
Trách nhiệm hữu hạn Dịch vụ Kiểm toán và Tư vấn UHY thực hiện” làm<br />
đề tài cho Luận văn Thạc sỹ của mình. Tác giả nêu ra mục tiêu nghiên cứu ,<br />
đối tượng và phạm vi nghiên cứu rõ ràng để trình bày, đánh giá và hoàn<br />
<br />
thiện quy trình kiểm toán BCTC các công ty VT do Công ty TNHH dịch vụ<br />
Kiểm toán và Tư vấn UHY thực hiện<br />
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, Đề tài gồm 3 chương:<br />
Chương 1: Lý luận chung về Kiểm toán Báo cáo tài chính các<br />
Công ty viễn thông<br />
Chương 2: Thực trạng Kiểm toán Báo cáo tài chính các Công ty<br />
Viễn thông tại Công ty Trách nhiệm hữu hạn Dịch vụ Kiểm toán và Tư<br />
vấn UHY<br />
Chương 3: Một số kiến nghị hoàn thiện kiểm toán Báo cáo tài<br />
chính các Công ty Viễn thông tại Công ty Trách nhiệm hữu hạn Dịch<br />
vụ Kiểm toán và Tư vấn UHY<br />
Trong chương 1, tác giả nêu được đặc điểm kinh doanh dịch vụ VT<br />
tại Việt Nam và ảnh hưởng của nó tới công tác kiểm toán BCTC. Quá trì nh<br />
sản xuất kinh doanh dịch vụ VT diễn ra trên phạm vi rộng với nhiều đơn vị<br />
tham gia, hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ VT thường không giới<br />
hạn bởi phạm vi địa lý mà phụ thuộc vào sự phân bố dân cư và nhu cầu trao<br />
đổi thông tin, do đó, một cuộc kiểm toán các đơn vị VT thường có phạm vi<br />
rất rộng, thời gian kéo dài và phải đầu tư khá nhiều nhân lực trong cùng<br />
một lúc. Mỗi thành phần của mạng lưới VT với chức năng của mình<br />
thường có thể tham gia vào việc tạo ra nhiều loại dịch vụ VT với sản lượng<br />
khác nhau, tính đa sản phẩm có ở hầu hết các công đoạn trong dây chuyền<br />
cung cấp dịch vụ VT, do đó KTV cần phải có hiểu biết chi tiết từng quy<br />
trình hoạt động của mạng lưới, để từ đó ước tính và kiểm soát cách tính giá<br />
thành sản phẩm dịch vụ của đơn vị một cách h iệu quả nhất. Sản phẩm dịch<br />
vụ VT không có hình thái vật chất và thực chất nó là sự vận chuyển thông<br />
tin từ nơi này đến nơi khác bằng các vật đưa tin như dòng điện, sóng điện<br />
từ, sóng ánh sáng, để đánh giá chất lượng sản phẩm, KTV hoàn toàn phải<br />
dựa vào hi ểu biết thực tế, các thông tin xã hội, hoặc thực tế sử dụng, mà<br />
không thể thực hiện kiểm kê vật chất như đối với các sản phẩm thông<br />
<br />
thường của các ngành khác. Trong quá trình khai thác dịch vụ VT, DT<br />
thường chỉ xuất hiện ở công đoạn đầu hoặc công đoạn cuối trong khi chi<br />
phí thì phát sinh tại tất cả các công đoạn tham gia vào quá trình sản xuất,<br />
điều này rất dễ dẫn đến việc hạch toán không phù hợp giữa DT và chi phí<br />
phát sinh trong cùng một kỳ kế toán. KTV cần phải lưu ý đặc điểm này khi<br />
kiểm tra tính phù hợp giữa DT và chi phí trong BCKQKD của đơn vị. Xuất<br />
phát từ các đặc điểm trên, đòi hỏi các KTV thực hiện kiểm toán các đơn vị<br />
VT cần phải có cái nhìn tổng quát, xuyên suốt toàn bộ mạng lưới hoạt động<br />
của đơn vị, đồng thời hiểu chi tiết từng bước hoạt động c ủa mạng lưới đó<br />
để có thể đưa ra những kết luận phù hơp nhất.<br />
Trong chương này, tác giả cũng đã nêu được lý luận về Kiểm toán<br />
BCTC nói chung và Kiểm toán BCTC các Công ty VT nói riêng. Có rất<br />
nhiều định nghĩa về kiểm toán, nhìn chung, Kiểm toán là xác minh và bày<br />
tỏ ý kiến về thực trạng hoạt động cần được kiểm toán bằng hệ thống<br />
phương pháp kỹ thuật của kiểm toán chứng từ và kiểm toán ngoài chứng từ<br />
do các KTV có trình độ nghiệp vụ tương xứng thực hiện trên cơ sở hệ<br />
thống pháp lý có hiệu lực . Kiểm toán BCT C nói chung và kiểm toán<br />
BCTC các công ty VT nói riêng đều tuân thủ một trình tự nhất định theo<br />
chuẩn mực kiểm toán quốc tế công nhận, bao gồm 3 bước cơ bản sau:<br />
Bước 1: Chuẩn bị kiểm toán bao gồm tất cả các công việc khác nhau<br />
nhằm tạo ra cơ sở pháp lý, k ế hoạch kiểm toán cụ thể và các điều kiện vật<br />
chất khác cho công tác kiểm toán.<br />
Bước 2: Thực hành kiểm toán bao gồm tất cả các công việc thực hiện<br />
chức năng xác minh của kiểm toán để khẳng định được thực chất của đối<br />
tượng và khách thể kiểm toán cụ thể.<br />
Bước 3: Kết thúc kiểm toán bao gồm các công việc đưa ra kết luận<br />
kiểm toán, lập báo cáo kiểm toán và giải quyết các công việc phát sinh sau<br />
khi lập báo cáo kiểm toán.<br />
<br />
Chuẩn bị là bước công việc đầu tiên của quy trình kiểm toán nhằm<br />
tạo ra tất cả các tiền đề và điều kiện cụ thể trước khi thực hành kiểm toán.<br />
Đây là công việc có ý nghĩa quyết định chất lượng kiểm toán. Chuẩn bị<br />
kiểm toán các doanh nghiệp VT về cơ bản có những công việc sau:<br />
Xác định mục tiêu, phạm vi kiểm toán: Phạm vi kiểm toán là giới hạn<br />
về không gian và thời gian của đối tượng kiểm toán. Phạm vi kiểm toán<br />
thường được xác định đồng thời với mục tiêu kiểm toán, là một hướng cụ<br />
thể hoá mục tiêu này. Các đơn vị VT có địa bàn hoạt động rất rộng, với<br />
nhiều trung tâm nhỏ trải dài từ Bắc vào Nam, do đó phạm vi kiểm toán là<br />
rất rộng cả về không gian và thời gian.<br />
Chỉ định tổ kiểm toán phụ trách công việc kiểm toán và chuẩn bị các<br />
điều kiện vật chất cơ bản: Nhân sự thực hiện kiểm toán các đơn vị VT đòi<br />
hỏi phải là những KTV có kinh nghiệm trong ngành, có hiểu biết sâu sắc,<br />
đầy đủ về những đặc thù của ngành, để từ đó có thể kiểm soát được cuộc<br />
kiểm toán, đảm bảo các ý kiến đưa ra là chính xác, hợp lý, tránh những sai<br />
sót trọng yếu không đáng có có thể xảy ra. Một cuộc kiểm toán đối với một<br />
đơn vị VT thườ ng được thực hiện trong thời gian dài, do đó tổ kiểm toán<br />
cần phải tính toán trước về thời gian, phương tiện đi lại, máy móc thiết bị,<br />
tài liệu thiết yếu cần cho cuộc kiểm toán,… để đảm bảo tính chủ động<br />
trong quá trình thực hiện.<br />
Khảo sát và thu thập thôn g tin: Khách hàng VT thường là khách<br />
hàng thực hiện kiểm toán lâu năm, do đó khi thu thập thông tin, trước hết<br />
cần tận dụng tối đa nguồn tài liệu đã có từ các năm trước, song khi cần thiết<br />
vẫn phải có những biện pháp điều tra bổ sung.<br />
Thực hiện các thủ tục phân tích: sau khi đã thu thập được các thông<br />
tin cơ sở và thông tin về nghĩa vụ pháp lý của khách hàng, KTV tiến hành<br />
thực hiện các thủ tục phân tích đối với các thông tin đã thu thập để hỗ trợ<br />
cho việc lập kế hoạch về bản chất, thời gian và nội dung các thủ tục kiểm<br />
toán sẽ được sử dụng để thu thập bằng chứng kiểm toán.<br />
<br />
Đánh giá tính trọng yếu và ước lượng ban đầu về tính trọng yếu,<br />
đồng thời phân bổ ước lượng ban đầu về tính trọng yếu cho các khoản<br />
mục: Mức ước lượng ban đầu về tính trọng yếu và lượng t ối đa mà KTV tin<br />
rằng ở mức đó các BCTC có thể bị sai lệch nhưng vẫn chưa ảnh hưởng đến<br />
các quyết định của người sử dụng thông tin tài chính.<br />
Đánh giá rủi ro: Tính trọng yếu trong kiểm toán, mức độ trọng yếu<br />
và rủi ro kiểm toán có mối quan hệ ngược chiều n hau. Nếu mức độ trọng<br />
yếu càng cao thì rủi ro kiểm toán càng thấp và ngược lại. KTV phải quan<br />
tâm tới mối quan hệ này khi xác định bản chất, thời gian và phạm vi của<br />
thủ tục kiểm toán cần thực hiện.<br />
Nghiên cứu hệ thống KSNB của khách hàng và đánh giá rủi r o kiểm<br />
soát: KTV phải đánh giá hệ thống KSNB và rủi ro kiểm soát không chỉ để<br />
xác minh tính hữu hiện của KSNB mà còn làm cơ sở cho việc xác định<br />
phạm vi thực hiện các thử nghiệm cơ bản trên số dư và nghiệp vụ của đơn<br />
vị.<br />
Lập kế hoạch kiểm toán: Lập kế hoạc h kiểm toán giúp KTV lựa chọn<br />
phương pháp kiểm toán thích hợp , hiệu quả để thu thập bằng chứng kiểm<br />
toán, bố trí hợp lý các yếu tố của nguồn lực và thời gian kiểm toán; thống<br />
nhất những hoạt động phối hợp giữa KTV và đơn vị được kiểm toán, nhằm<br />
tạo ra những điều kiện cần thiết cho cuộc kiểm toán thực hiện bảo đảm<br />
được chất lượng, đúng tiến độ và tiết kiệm.<br />
Xây dựng chương trình kiểm toán: Chương trình kiểm toán xây dựng<br />
cho các đơn vị VT cần chú ý đối với các chương trình kiểm toán về DT, giá<br />
vốn, HTK, TSC Đ vì các nội dung này tại các đơn vị VT có khá nhiều đặc<br />
thù khác biệt so với các đơn vị sản xuất hay thương mại khác.<br />
Thực hành kiểm toán là quá trình sử dụng các phương pháp kỹ thuật<br />
kiểm toán thích ứng với đối tượng kiểm toán cụ thể để thu thập bằng chứ ng<br />
kiểm toán. Thực chất của hoạt động kiểm toán BCTC là quá trình thu thập<br />
bằng chứng nhằm mục đích xác nhận và báo cáo về mức độ phù hợp của<br />
<br />