CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM<br />
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc<br />
BÁO CÁO TÓM TẮT<br />
NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ<br />
1. Tên nhiệm vụ<br />
<br />
Nghiên cứu các hành vi vi phạm trong thanh toán điện tử trên mạng thông<br />
tin di động và các giải pháp ngăn chặn<br />
Mã số: 83-15-KHKT-QL<br />
2. Đơn vị chủ trì<br />
Thanh tra Bộ Thông tin và Truyền thông<br />
Chủ trì: Vũ Ngọc Hưng<br />
Đồng chủ trì: Nguyễn Tiến Dũng<br />
Địa chỉ liên hệ:<br />
Thanh tra Bộ Thông tin và Truyền thông<br />
18 Nguyễn Du, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.<br />
Điện thoại:<br />
04.35563854<br />
E-mail:<br />
vnhung@mic.gov.vn<br />
nt_dung@mic.gov.vn<br />
3. Báo cáo tóm tắt<br />
<br />
Mở đầu<br />
Thương mại điện tử trên thế giới đang có xu hướng phát triển mạnh,<br />
chúng ta có thể ngồi tại nhà để mua sắm mọi thứ theo ý muốn, cả người mua và<br />
người bán đều tiết kiệm được nhiều chi phí, thời gian. Thương mại điện tử phát<br />
triển kéo theo sự ra đời của các loại hình thanh toán trực tuyến hỗ trợ hữu ích.<br />
Với khả năng thanh toán không dùng tiền mặt, thanh toán trực tuyến là một<br />
trong những bước khởi đầu thiết yếu để xúc tiến thương mại điện tử phát triển.<br />
Việc triển khai các hoạt động thanh toán trực tuyến nhằm tiết giảm tối đa thời<br />
gian, nhân lực là một biện pháp đang được nhiều doanh nghiệp tìm đến để tiết<br />
giảm tối đa chí phí trong bối cảnh hiện nay.<br />
Tại Việt Nam, bên cạnh các phương thức thanh toán điện tử truyền thống<br />
như chuyển khoản, ATM, POS hay thư đảm bảo,... hình thức thanh toán trực<br />
tuyến như thanh toán qua di động, internet đang ngày càng phát triển và phổ<br />
biến. Từ năm 2008, một số doanh nghiệp cung cấp dịch vụ cổng thanh toán ra<br />
đời như Vietpay, PayNet, Mobivi, Payoo, MoMo, Ngân Lượng… liên kết với<br />
các trang thông tin điện tử bán hàng trên mạng, với các doanh nghiệp thông tin<br />
di động để thanh toán trực tuyến, mở rộng các tiện ích thanh toán với những nhu<br />
1<br />
<br />
cầu thiết yếu như thanh toán tiền điện, nước, điện thoại, truyền hình trả tiền,<br />
internet, dịch vụ nội dung trên mạng di động v.v...<br />
Tuy nhiên, đi kèm với sự phát triển mạnh mẽ của dịch vụ thanh toán điện<br />
tử, đã xuất hiện nhiều hình thức lợi dụng dịch vụ thanh toán điện tử lừa đảo<br />
người sử dụng để trục lợi. Hệ quả của vấn nạn này gây ra nhiều thiệt hại cho<br />
doanh nghiệp và người sử dụng, nghiêm trọng hơn là làm mất niềm tin của<br />
người tiêu dùng, ảnh hưởng đến uy tín của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ.<br />
Việc nghiên cứu, đề xuất các biện pháp nhằm hạn chế, ngăn chặn các<br />
hành vi vi phạm trong thanh toán điện tử trên mạng thông tin di động là hết sức<br />
cần thiết, nhằm góp phần đảm bảo yêu cầu công tác quản lý nhà nước về giao<br />
dịch điện tử trong tình hình hiện nay và trong thời gian tới. Kết quả nghiên cứu<br />
đề tài sẽ đánh giá một cách tổng quan, toàn diện và những thực trạng, bất cập<br />
trong trong hoạt động thanh toán trực tuyến, đưa ra các giải pháp nhằm ngăn<br />
chặn, hạn chế những hành vi vi phạm trong hoạt động này. Ngoài ra, kết quả<br />
nghiên cứu đề tài sẽ góp phần trang bị cho lực lượng thanh tra Thông tin và<br />
Truyền thông những kiến thức, kinh nghiệm để triển khai kế hoạch thanh tra,<br />
kiểm tra đối với lĩnh vực cung cấp dịch vụ thanh toán điện tử trên mạng thông<br />
tin di động.<br />
Đề tài được kết cấu gồm 3 phần chính: Chương I giới thiệu về hoạt động<br />
thanh toán điện tử trên mạng thông tin di động. Chương II nghiên cứu một số<br />
hành vi vi phạm trong hoạt động thanh toán điện tử trên mạng thông tin di động.<br />
Chương III đề xuất một số giải pháp ngănn chặn hành vi vi phạm trong hoạt<br />
động thanh toán điện tử trên mạng thông tin di động.<br />
Chương I: Hoạt động thanh toán điện tử trên mạng thông tin di động<br />
Theo số liệu công bố trên website của Cục viễn thông, tỷ lệ dân số Việt<br />
Nam có sử dụng Internet là 39%, số lượng thuê bao di động trên 130 triệu thuê<br />
bao (1 người Việt Nam trung bình có 1,45 thẻ SIM điện thoại), 36% dân số có<br />
sử dụng internet qua nền tảng di động.<br />
Theo khảo sát thực hiện bởi Cục TMĐT và CNTT năm 2014 với hơn 900<br />
người tiêu dùng có sử dụng Internet, bên cạnh hình thức truy cập Internet truyền<br />
thống qua máy tính xách tay, người tiêu dùng Việt Nam đang dần chuyển hướng<br />
sang sử dụng các thiết bị di động để truy cập Internet. Cụ thể, mặc dù năm 2010<br />
số người truy cập Internet qua điện thoại di động chỉ ở mức 27%, tuy nhiên sau<br />
4 năm tỷ lệ này đã tăng 38% và đạt mức 65% năm 2014; bên cạnh đó việc sử<br />
dụng các thiết bị di động khác để truy cập Internet cũng tăng mạnh, do có sự<br />
xuất hiện của các thiết bị công nghệ mới như điện thoại thông minh, máy tính<br />
2<br />
<br />
bảng, thiết bị giám sát hành trình,… tỷ lệ này là 19% năm 2014 trong khi năm<br />
2010 là 0%.<br />
Thống kê từ phía người tiêu dùng cũng cho thấy hình thức mua sắm trực<br />
tuyến của người dân qua các ứng dụng di động cũng tăng gấp đôi từ 6% năm<br />
2013 lên đến 13% năm 2014.<br />
Kết quả khảo sát trên cho thấy, TMĐT trên nền tảng di động đang từng<br />
bước đi vào lĩnh vực bán lẻ với vai trò chuyển đổi từ một kênh liên lạc sang vai<br />
trò kênh tương tác giữa nhà bán lẻ và người tiêu dùng. Khả năng tiếp nhận từ<br />
phía người tiêu dùng là rất khả quan, do đó vấn đề đối với các nhà bán lẻ là phải<br />
giải quyết hài hòa bài toán công nghệ và đảm bảo dịch vụ thương mại cốt lõi của<br />
doanh nghiệp. Ngoài ra, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của hệ thống thanh toán<br />
điện tử trên toàn cầu, dịch vụ thanh toán trực tuyến trên di động, một trong<br />
những dịch vụ của thanh toán điện tử hứa hẹn sẽ có sự phát triển nhanh và rộng<br />
khắp trong thời gian tới tại Việt Nam, ngày càng có nhiều doanh nghiệp triển<br />
khai dịch vụ thanh toán trực tuyến trên mạng di động. Hiện nay có trên 30 doanh<br />
nghiệp, ngân hàng tham gia thị trường này.<br />
Dịch vụ thanh toán trực tuyến trên mạng di động cho phép khách hàng sử<br />
dụng các dịch vụ từ đơn giản như tra cứu số dư tài khoản, thanh toán hóa đơn<br />
điện tử, mua các loại thẻ trả trước như thẻ điện thoại di động, dịch vụ nội dung<br />
số cho thiết bị di động, giao dịch chuyển khoản trong cùng một hệ thống ngân<br />
hàng v.v...<br />
Các hình thức thanh toán trực tuyến qua mạng thông tin di động<br />
- Thanh toán trực tiếp qua cổng ngân hàng: Đây là dịch vụ một số ngân<br />
hàng đã mở ra để thuận tiện cho việc thanh toán, cho phép chủ thẻ mua hàng tại<br />
các website đã kết nối với ngân hàng thực hiện thanh toán trực tuyến qua kênh<br />
Internet Banking/ SMS Banking/ Mobile Banking.<br />
- Thanh toán trực tuyến qua các đơn vị trung gian (ví điện tử như Ngân<br />
Lượng, Bảo Kim, Payoo, VTC Pay, Momo,...)<br />
- Thanh toán bằng thẻ cào điện thoại di động: là hình thức thông dụng hiện<br />
nay của rất nhiều website cung cấp dịch vụ trực tuyến.<br />
- Thanh toán qua tài khoản điện thoại di động (thanh toán qua nhà mạng di<br />
động) là một trong các phương thức thanh toán thay thế cho phép khách hàng<br />
chi trả mua sắm trực tiếp bằng cước điện thoại thay vì phương thức truyền thống<br />
hơn như thẻ ghi nợ hay tín dụng, chuyển khoản ngân hàng hay tiền mặt.<br />
<br />
3<br />
<br />
Chương II: Hành vi vi phạm trong thanh toán điện tử trên mạng thông<br />
tin di động.<br />
Trên thế giới hiện nay phổ biến một số phương thức thanh toán điện tử như<br />
thanh toán ngoại tuyến (thanh toán thẻ qua ATM, POS…), thanh toán trực tuyến<br />
(qua internet), thanh toán qua điện thoại di động. Cùng với sự phát triển của<br />
khoa học công nghệ và xu thế toàn cầu hóa, thanh toán điện tử mang lại rất<br />
nhiều lợi ích như tiết kiệm chi phí giao dich, tiết kiệm thời gian, tạo thuận lợi<br />
cho các bên tham gia giao dịch và giảm thiểu rủi ro mất tiền, tiền giả…<br />
Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của thanh toán điện tử thì các vi phạm sử<br />
dụng công nghệ cao cũng ngày càng phát triển và diễn biến phức tạp với những<br />
thủ đoạn tinh vi để che giấu hành vi vi phạm, nếu không được phát hiện và xử lý<br />
kịp thời sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến mục tiêu, lộ trình của hoạt động thanh toán<br />
không dùng tiền mặt, từ đó ảnh hưởng đến sự phát triển lành mạnh của nền kinh<br />
tế, đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp cũng như lợi ích của người tiêu<br />
dùng.<br />
Để có được cái nhìn tổng quan và hiểu được cơ bản về các vi phạm trong<br />
hoạt động này, nội dung nghiên cứu đề tài sẽ đưa ra một số hành vi vi phạm điển<br />
hình trong hoạt động thanh toán điện tử trên nền tảng di động.<br />
- Vi phạm trong hoạt động cung cấp dịch vụ nội dung số:<br />
+ Không cung cấp dịch vụ nhưng thu tiền của người dùng.<br />
+ Lừa đảo khách hàng sử dụng dịch vụ.<br />
- Sử dụng các hình thức thanh toán điện tử để phục vụ lừa đảo:<br />
+ Lừa đảo người dùng nạp thẻ điện thoại di động.<br />
+ Lừa đảo khách hàng chuyển tiền.<br />
- Sử dụng thanh toán điện tử để thanh toán cho các dịch vụ bất hợp pháp:<br />
+ Sử dụng thẻ cào điện thoại di động để thanh toán cho dịch vụ, trò chơi<br />
không được cấp phép.<br />
+ Sử dụng ví điện tử, internet banking để rửa tiền.<br />
- Vi phạm về an toàn thông tin.<br />
Các nguyên nhân liên quan đến các vi phạm trong thanh toán điện tử:<br />
- Xuất phát từ doanh nghiệp cung cấp dịch vụ thanh toán điện tử.<br />
- Do yếu tố công nghệ.<br />
- Do người sử dụng.<br />
- Do yếu tố pháp lý.<br />
4<br />
<br />
Chương III: Một số giải pháp nhằm hạn chế vi phạm trong thanh<br />
toán điện tử.<br />
Việt Nam đang trong quá trình phát triển kinh tế. Những lợi ích mà thanh<br />
toán điện tử cũng như các dịch vụ trực tuyến khác mang lại thực sự là công cụ<br />
hữu hiệu để nâng cao tốc độ phát triển của nền kinh tế. Do đó, việc nghiên cứu<br />
và triển khai nhanh chóng, đồng bộ các giải pháp để hạn chế các vi phạm, thúc<br />
đẩy dịch vụ thanh toán điện tử ngày càng phát triển trong nền kinh tế thực sự<br />
cấp thiết.<br />
- Đối với các cơ quan quản lý nhà nước:<br />
+ Hoàn thiện cơ chế, chính sách.<br />
+ Tăng cường công tác thực thi pháp luật.<br />
+ Nâng cao nhận thức và đẩy mạnh công tác tuyên truyền.<br />
+ Phát triển nguồn nhân lực.<br />
+ Tăng cường hợp tác quốc tế.<br />
- Đối với doanh nghiệp cung cấp dịch vụ thanh toán điện tử:<br />
+ Xây dựng và trang bị hệ thống bảo mật.<br />
+ Lựa chọn đối tác thanh toán trung gian có uy tín.<br />
+ Ngăn ngừa, phòng chống các loại hình tội phạm.<br />
+ Xây dựng quy trình quản lý và cung cấp dịch vụ.<br />
+ Tăng cường giáo dục, phổ biến pháp luật về thanh toán điện tử.<br />
+ Tăng cường công tác tự kiểm tra, kiểm soát.<br />
- Đối với người sử dụng dịch vụ.<br />
Nhóm nghiên cứu đề tài đã nêu ra một số hình thức vi phạm pháp luật<br />
cũng như nguyên nhân dẫn đến các vi phạm. Trên cơ sở này, đề xuất một số giải<br />
pháp đối với 3 đối tượng chính liên quan đến hệ thống thanh toán trực tuyến (cơ<br />
quan quản lý nhà nước, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ, người sử dụng dịch vụ)<br />
nhằm hạn chế các hành vi vi phạm pháp luật, giảm thiểu các thiệt hại trong hoạt<br />
động thanh toán điện tử trên mạng thông tin di động. Các giải pháp nêu trên là<br />
những giải pháp hết sức cần thiết và chỉ có thể phát huy hiệu quả khi được thực<br />
hiện đồng bộ với sự nỗ lực tối đa của từng doanh nghiệp, người sử dụng và sự<br />
tích cực hỗ trợ từ các cơ quan nhà nước liên quan.<br />
<br />
5<br />
<br />