YOMEDIA
ADSENSE
Báo cáo - Thiết kế mạch tương tự P1
227
lượt xem 70
download
lượt xem 70
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Dựa vào hiện tƣợng quang điện, một số kim loại khi có ánh sáng chiếu vào sẽ chuyển đổi nó thành năng lƣơng điện. Hình trên biểu diễn một quá trình mà tại đó khi có một photon tƣơng
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Báo cáo - Thiết kế mạch tương tự P1
- VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI KHOA ĐIỆN TỬ - THÔNG TIN BÁO CÁO THẾT KẾ MẠCH TƯƠNG TỰ NHÓM 5 - LỚP K10F GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN : THẦY ĐỖ ĐÌNH HƯNG NĂM HỌC 2009 - 2010
- Giáo viên hướng dẫn: Thầy Đỗ Đình Hưng. Thành viên trong nhóm 5: 1. Hà Duy Hoàng (21/12/1989) 2. Đỗ Lê Thanh (28/08/1989) 3. Phạm Văn Hoàng (10/09/1989) 4. Nguyễn Xuân Thắng (13/09/1986) 5. Nguyễn Thị Kim Thủy (14/12/1989) 6. Trần Quang Huy (05/06/1989)
- BÁO CÁO MÔN HỌC THIẾT KẾ MẠCH TƢƠNG TỰ Đề tài: Thiết kế mạch cảm biến ánh sáng: Khi có ánh sáng chiếu vào thì tắt Khi không có ánh sáng chiếu vào thì đèn sáng.
- I. NGUYÊN LÝ THIẾT KẾ: Dựa vào hiện tƣợng quang điện, một số kim loại khi có ánh sáng chiếu vào sẽ chuyển đổi nó thành năng lƣơng điện. Hình trên biểu diễn một quá trình mà tại đó khi có một photon tƣơng tác với vật chất thì một điện tử ở mức năng lƣợng cơ bản Ek sẽ nhận thêm năng lƣợng của photon (quang năng) và nhảy lên mức năng lƣợng kích thích Ei Có hai hiện tƣợng quang điện chính là: . Hiệu ứng quang điện nội hay hiệu ứng quang dẫn ( photconductive effect) Hiện tƣợng xảy ra khi chiếu ánh sáng lên vật liệu bán dẫn hay điện môi. Khi đó , các e thoát khỏi trạng thái liên kết và chuyển thành e tự do ( chuyển từ vùng hóa trị sang vùng dẫn) nhƣng khong bay ra ngoài--->làm tăng khả năng dẫn điện của bán dẫn hay điện môi . Hiệu ứng quang điện chỉnh lưu( photvoltaic effect) : khi chiếu ánh sáng lên chỗ tiếp xúc của 2 chất bán dẫn khác nhau hay bán dẫn với kim loại thì sinh 1 thế quang điện và 1 dòng e đc giải phóng tự " chảy " theo 1 hƣớng nhất định trong 1 lớp chặn---> giúp biến đổi trực tiếp năng lƣợng mặt trời thành điện Năng lƣợng tối thiểu cần thiết của phôtôn để gây ra đƣợc thực hiện tƣợng quang điện trong gọi là năng lƣợng kích hoạt (A). Nó đóng vai trò nhƣ công thoát. Muốn gây ra hiện tƣợng quang dẫn trong thì ánh sáng kích thích phải có bƣớc sóng ngắn hơn hoặc bằng một giá trị nào đó λ0, gọi là giới hạn quang dẫn của chất bán dẫn. Vì năng lƣợng cần thiết để giải phóng electron liên kết trong chất bán dẫn thƣờng nhỏ hơn công thoát A của electron trong kim loại, nên giới hạn quang điện của chất bán dẫn nằm trong vùng ánh sáng hồng ngoại.
- Năng lƣợng kích hoạt và giới hạn quang dẫn của một số chất Chất A (eV) λ0 (mm) Ge 0,66 1,88 Si 1,12 1,11 PbS 0,30 4,14 PbSe 0,22 5,65 PbTe 0,25 4,97 CdS 0,72 0,90 CdTe 1,51 0,82 Chất quang dẫn và Hiện tượng quang điện trong Chất quang dẫnLà chất bán dẫn có tính chất cách điện khi không bị chiếu sáng và trở thành dẫn điện tốt khi chiếu ánh sáng ở mức độ thích hợp Các chất quang dẫn: Ge, Si, PbS, PbSe, CdS … Theo thuyết lƣởng tử, bản chất của dòng điện trong chất bán dẫn đƣợc giái thích nhƣ sau: + Khi chƣa chiếu ánh sáng => e liên kết với các nút mạng => không có e tự do => cách điện + Khi bị chiếu ánh sáng, các photon sẽ truyền năng lƣợng (ε = hν) cho một liên kết e. Nếu e nhận đƣợc năng lƣợng đủ lớn => giải phóng => e dẫn đến hình thánh lỗ trống, cả e và lỗ trống cùng tham gia vào quá trình dẫn điện và kim loại bán dẫn lúc này ở trạng thái dẫn điện. Hiện tƣợng giái phóng các hạt tái điện (electron và lỗ trống) xáy ra bên trong khối bán dẫn khi bị ánh sáng chiếu vào nên còn gọi là hiên tƣợng quang dẫn hay hiện tƣợng quang điện trong
- Tinh thể Gecmani với liên kết cộng hóa trị bị phá vỡ Giới hạn quang dẫn: Ứng dụng: Pin quang điện và Quang điện trở Thông thƣờng, điện trở của quang trở khoảng 1000 000 ohms. Khi chiếu ánh sáng vào, điện trở này giảm xuống rất thấp. Ngƣời ta ứng dụng đặc tính này của quang trở để làm ra các mạch phát hiện sáng/tối. II. SƠ ĐỒ NGUYÊN LÝ CỦA MẠCH ĐIỆN: Các phần tử trong mạch:
- Nguồn: Pin 12V LDR (Light dependent resistor) Quang trở 1 Điện trở 10KΩ 1 Điện trở 500Ω 1 transistor BC547
- Một vài LED (3V => 3.5V) Mạch đƣợc thực hiện trên Breadbroad (Xem Phụ lục) III. NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA MẠCH: R2: điện trở phân áp mạch cấp cực góp R1, VR, LDR: điện trở phân áp mạch cấp cực gốc. Trong đó: R1 còn là điện trở bảo vệ cực gốc khi quá tải (tức khi VR = 0) VR có giá trị 100k có tác dụng điều chỉnh độ nhạy của mạch: Khi điều kiện ánh sáng sáng kém tiêu chuẩn thì Vr sẽ tăng giá trị. Khi điều kiện ánh sáng sáng hơn tiêu chuẩn thì VR sẽ tăng giá LDR : quang trở để điều khiển mạch điện tùy thuộc vào ánh sáng chiếu vào. Điều kiện ánh sáng Giá trị của LDR Sáng Mạnh (1000 lux) Ω Yếu (10 lux) kΩ Tối MΩ
- Khi chưa có ánh sáng chiếu vào: Chiều dòng điện trong mạch nhƣ sau: +Vs R2 T 0 Trong đó, T (transistor) đƣợc điều khiển bằng dòng IB có giá trị: U BE IB RBE (UBE , RBE là điện áp và điện trở của mặt ghép BE) VS VS U BE U LDR .LDR R1 R1 1 1 LDR LDR Khi chƣa chiếu sáng, LDR có giá trị rất lớn => UBE ≈ +Vs Vậy dòng IB lớn và cho phép dòng IC chạy qua. => Đèn sáng Khi có ánh sáng chiếu vào: Dựa vào công thức trên, ta có lập luận tƣơng tự : Khi chiếu sáng, LDR có giá trị rất nhỏ => UBE ≈ 0 Vậy dòng IB rất nhỏ và không cho phép dòng IC chạy qua. => Đèn tối.
- IV. PHỤ LỤC: A. Quang điện trở. Điện trở quang là một cấu kiện bán dẫn thụ động, không có lớp tiếp xúc P-N. Vật liệu dùng để chế tạo điện trở quang thƣờng là Cadmium Sulfid (CdS), Cadmium Selenid (CdSe), Sulfid kẽm (ZnS) hoặc các tinh thể hỗn hợp khác. Tất cả các vật liệu này đƣợc gọi là vật liệu bán dẫn nhạy quang. A.1 Cấu tạo: Điện trở quang gồm một lớp vật liệu bán dẫn nhạy quang rải lên một tấm vật liệu cách điện và 2 chân dẫn điện. Để chống ẩm ngƣời ta bọc bên ngoài quang trở một lớp sơn chống ẩm trong suốt với vùng ánh sáng hoạt động của nó. Tất cả đƣợc bọc trong một vỏ bằng chất dẻo có cửa sổ cho ánh sáng đi qua.
- A.2. Nguyên lý làm việc: Khi chiếu ánh sáng vào vật liệu bán dẫn nhạy quang với năng lƣợng photon lớn hơn hoặc bằng độ rộng vùng cấm của vật liệu, do quá trình hấp thụ quang năng, từng cặp điện tử- lỗ trống mới xuất hiện. Do vậy, nồng độ hạt dẫn trong chất bán dẫn tăng lên, làm độ dẫn điện của nó tăng, hay nói cách khác là điện trở của chất bán dẫn giảm xuống. ề phƣơng diện năng lƣợng, ta nói ánh sáng đã cung cấp một năng lƣợng E=h.f để các điện tử nhảy từ dãi hóa trị lên dãi dẫn điện. Nhƣ vậy năng lƣợng cần thiết h.f phải lớn hơn năng lƣợng của dãi cấm. Độ dẫn điện đƣợc tạo ra khi đƣợc chiếu ánh sáng là: 0 F Trong đó: σ0: là độ dẫn điện khi chƣa có chiếu sáng σF: là độ dẫn điện đƣợc tạo ra do ánh sáng σF = q(μ0 + μp)Δp ở đâyΔn = Δp – nồng độ điện tử bằng nồng độ lỗ trống mới sinh ra. Dòng điện quang tính theo công thức: Iph = q.Δp.(μ0 + μp).E.w.d trong đó w.d là tiết diện của lớp bán dẫn nhạy quang, E là cƣờng độ điện trƣờng.
- Qua công thức trên ta thấy độ dẫn điện của vật liệu bán dẫn có thể thay đổi đƣợc khi ta thay đổi nồng độ hạt dẫn và độ linh động hiệu dụng của điện tử và lỗ trống. Nhƣ vậy, khi ta thay đổi cƣờng độ chiếu sáng lên điện trở quang thì cƣờng độ dòng điện trong mạch cũng thay đổi theo. Các đặc tính điện và độ nhạy của quang điện trở dĩ nhiên tùy thuộc vào vật liệu dùng trong chế tạo Tùy vào vật liệu chế tạo, khi chƣa có ánh sáng vào thì quang trở có giá trị hàng MΩ và khí có ánh sáng chiếu vào giảm xuống còn vài trăm Ω Hình vẽ mô phỏng quá trình cho dòng điện đi qua của Quang trở Khi chƣa có ánh sáng Khi có ánh sáng
- B. Transitor ( Bóng bán dẫn ) : B.1. Cấu tạo của Transistor. Transistor gồm ba lớp bán dẫn ghép với nhau hình thành hai mối tiếp giáp P-N , nếu ghép theo thứ tự PNP ta đƣợc Transistor thuận , nếu ghép theo thứ tự NPN ta đƣợc Transistor ngƣợc. về phƣơng diện cấu tạo Transistor tƣơng đƣơng với hai Diode đấu ngƣợc chiều nhau . NPN tranzito và kí hiệu PNP tranzito và kí hiệu Cấu tạo Transistor • Ba lớp bán dẫn đƣợc nối ra thành ba cực , lớp giữa gọi là cực gốc ký hiệu là B ( Base ), lớp bán dẫn B rất mỏng và có nồng độ tạp chất thấp. • Hai lớp bán dẫn bên ngoài đƣợc nối ra thành cực phát ( Emitter ) viết tắt là E, và cực thu hay cực góp ( Collector ) viết tắt là C, vùng bán dẫn E và C có cùng loại
- bán dẫn (loại N hay P ) nhƣng có kích thƣớc và nồng độ tạp chất khác nhau nên không hoán vị cho nhau đƣợc. Phân biệt các loại Transistor PNP và NPN ngoài thực tế. Transistor Nhật bản : thƣờng ký hiệu là A..., B..., C..., D... Ví dụ A564, B733, C828, D1555 trong đó các Transistor ký hiệu là A và B là Transistor thuận PNP còn ký hiệu là C và D là Transistor ngƣợc NPN. các Transistor A và C thƣờng có công xuất nhỏ và tần số làm việc cao còn các Transistor B và D thƣờng có công xuất lớn và tần số làm việc thấp hơn. Transistor do Mỹ sản xuất. thƣờng ký hiệu là 2N... ví dụ 2N3055, 2N4073 vv... Transistor do Trung quốc sản xuất : Bắt đầu bằng số 3, tiếp theo là hai chũ cái. Chữ cái thức nhất cho biết loại bóng : Chữ A và B là bóng thuận , chữ C và D là bóng ngƣợc, chữ thứ hai cho biết đặc điểm : X và P là bóng âm tần, A và G là bóng cao tần. Các chữ số ở sau chỉ thứ tự sản phẩm. Thí dụ : 3CP25 , 3AP20 vv.. 1. xác định bằng cách dùng VOM: đo lần lƣợt các cặp chân của transistor ( điện thuận rồi ảo chiều lại) tổng cộng là 6 lần đo. Trong đó có 2 lần lên kim và trong 2 lần lên kim đó có 1 que cố định và chân ở que cố định là chân B .nếu que cố định này là đen thì trans là loại PNP còn ngƣợc lại là NPN B.2. Nguyên tắc hoạt động của Transistor. Xét nguyên lý hoạt động của Transistor NPN Ta cấp một nguồn một chiều UCE vào hai cực C và E trong đó (+) nguồn vào cực C và (- ) nguồn vào cực E. Cấp nguồn một chiều UBE đi qua công tắc và trở hạn dòng vào hai cực B và E , trong đó cực (+) vào chân B, cực (-) vào chân E.
- Khi công tắc mở , ta thấy rằng, mặc dù hai cực C và E đã đƣợc cấp điện nhƣng vẫn không có dòng điện chạy qua mối C E ( lúc này dòng IC = 0 ) Khi công tắc đóng, mối P-N đƣợc phân cực thuận do đó có một dòng điện chạy từ (+) nguồn UBE qua công tắc => qua R hạn dòng => qua mối BE về cực (-) tạo thành dòng IB Ngay khi dòng IB xuất hiện => lập tức cũng có dòng IC chạy qua mối CE làm bóng đèn phát sáng, và dòng IC mạnh gấp nhiều lần dòng IB Nhƣ vậy rõ ràng dòng IC hoàn toàn phụ thuộc vào dòng IB và phụ thuộc theo một công thức . IC = β.IB Trong đó IC là dòng chạy qua mối CE IB là dòng chạy qua mối BE β là hệ số khuyếch đại của Transistor Giải thích: Khi có điện áp UCE nhƣng các điện tử và lỗ trống không thể vƣợt qua mối tiếp giáp P-N để tạo thành dòng điện, khi xuất hiện dòng IBE do lớp bán dẫn P tại cực B rất mỏng và nồng độ pha tạp thấp, vì vậy số điện tử tự do từ lớp bán dẫn N ( cực E ) vƣợt qua tiếp giáp sang lớp bán dẫn P( cực B ) lớn hơn số lƣợng lỗ trống rất nhiều, một phần nhỏ trong số các điện tử đó thế vào lỗ trống tạo thành dòng IB còn phần lớn số điện tử bị hút về phía cực C dƣới tác dụng của điện áp UCE => tạo thành dòng ICE chạy qua Transistor. Sự hoạt động của Transistor PNP hoàn toàn tƣơng tự Transistor NPN nhƣng cực tính của các nguồn điện UCE và UBE ngƣợc lại . Dòng IC đi từ E sang C còn dòng IB đi từ E sang B.
ADSENSE
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn