Báo cáo tổng hợp: Nghiên cứu hoàn thiện cơ sở lý luận và thực tiễn để xây dựng nông thôn mới
lượt xem 16
download
Nội dung của báo cáo trình bày cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển nông thôn và xây dựng nông thôn mới trong phát triển nông thôn; thực trạng phát triển nông thôn, xây dựng nông thôn mới và các yếu tố ảnh hưởng tới xây dựng nông thôn mới tại Việt Nam; thử nghiệm mô hình xây dựng nông thôn mới cấp xã tại 3 vùng; kiến nghị hoàn thiện cơ sở lý luận, thực tiễn và giải pháp xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Báo cáo tổng hợp: Nghiên cứu hoàn thiện cơ sở lý luận và thực tiễn để xây dựng nông thôn mới
- TỔNG HỘI NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM BÁO CÁO TỔNG HỢP ĐỀ TÀI: NGHIÊN CỨU HOÀN THIỆN CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ĐỂ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI (Thuộc: Chương trình Khoa học và Công nghệ phục vụ xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011 – 2015) Cơ quan chủ trì Tổng hội Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam Chủ nhiệm đề tài Hồ Xuân Hùng Thời gian thực hiện 11/2015 đến 03/2017 Hà Nội, tháng 03/2017
- MỤC LỤC PHẦN 1: CÁC SẢN PHẨM KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI .................. 1 1. Các sản phẩm chính: .................................................................................................... 1 2. Các sản phẩm trung gian: ........................................................................................... 1 3. Sản phẩm xây dựng mô hình thí điểm xây dựng NTM: .............................................. 2 4. Các sản phẩm XHH: ................................................................................................... 2 PHẦN 2: BÁO CÁO TỔNG HỢP KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI .................. 3 1. Mở đầu. Giới thiệu đề tài nghiên cứu .......................................................................... 3 1.1. Tính cấp thiết và ý nghĩa của đề tài .......................................................................... 3 1.2. Tổng quan các tài liệu liên quan đến đề tài .............................................................. 4 1.2.1. Tài liệu nghiên cứu ngoài nước: ............................................................................ 4 1.2.2. Tài liệu nghiên cứu trong nước ............................................................................. 6 1.3. Mục tiêu, đối tượng, phạm vi nghiên cứu; ............................................................. 11 1.3.1. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................ 11 1.3.2. ối tượng nghiên cứu .......................................................................................... 11 1.3.3. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................ 11 1.4. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu............................................................. 11 1.4.1.Cách tiếp cận: ....................................................................................................... 11 1.4.2. Phương pháp nghiên cứu, kỹ thuật sử dụng: ....................................................... 12 1.5. Những nội dung chính của báo cáo kết quả nghiên cứu đề tài ............................... 13 1.6. Những điểm mới của đề tài: ................................................................................... 15 CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VÀ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TRONG PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ........................................................................................................................... 17 1. Cơ sở lý luận .............................................................................................................. 17 1.1. Các khái niệm có liên quan .................................................................................... 17 1.1.1. Nông thôn và phát triển nông thôn ...................................................................... 17 1.1.2. Nông thôn mới và xây dựng nông thôn mới........................................................ 21 1.2. Vai trò, ý nghĩa và sự cần thiết xây dựng nông thôn mới trong phát triển nông thôn ................................................................................................................................ 22 i
- 1.2.1. Vai trò đảm bảo an ninh lương thực, thực phẩm cho toàn xã hội ....................... 23 1.2.2. Nông thôn là nguồn cung cấp lao động cho các ngành kinh tế và xuất khẩu lao động ............................................................................................................................... 25 1.2.3. Nông thôn là thị trường rộng lớn trong tiêu thụ hàng hóa nông sản và sản phẩm tiêu dùng do nền kinh tế làm ra ..................................................................................... 26 1.2.4. Nông thôn là địa bàn quan trọng tạo môi trường sinh thái, thiên nhiên .............. 26 1.2.5. Nông thôn ổn định sẽ là điều kiện cần để gìn giữ an ninh chính trị, xã hội ........ 27 1.2.6. Nông thôn luôn là nơi gìn giữ, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc..... 28 1.3. Cách tiếp cận xây dựng nông thôn mới trong phát triển nông thôn ....................... 28 1.4. Những nội dung cơ bản của xây dựng nông thôn mới ........................................... 33 1.5. Các tiêu chí và chỉ tiêu đánh giá xây dựng NTM theo từng nội dung xây dựng NTM .............................................................................................................................. 36 1.6. Các yếu tố ảnh hưởng tới xây dựng NTM .............................................................. 39 1.7. ề xuất các mô hình lý thuyết xây dựng NTM cấp cơ sở (xã, thôn) ở Việt Nam và lựa chọn thử nghiệm 3 mô hình theo 3 vùng ................................................................. 40 1.7.1. Quan điểm về đề xuất mô hình xây dựng nông thôn mới .................................. 40 1.7.2. ề xuất và phân tích các mô hình lý thuyết về xây dựng nông thôn mới cấp cơ sở.................................................................................................................................... 41 2. Cơ sở thực tiễn về phát triển nông thôn và xây dựng nông thôn mới ....................... 42 2.1. Kinh nghiệm phát triển nông thôn và xây dựng nông thôn mới tại một số nước trên thế giới ........................................................................................................................... 42 2.1.1. Trung Quốc .......................................................................................................... 42 2.1.2. Nhật Bản .............................................................................................................. 44 2.1.3. ài Loan – mô hình Nông hội làm cầu nối giữa chính phủ và nông dân........... 45 2.1.4. Thái Lan ............................................................................................................... 52 2.1.5. Các nước ASEAN................................................................................................ 54 2.2. Kinh nghiệm xây dựng phát triển nông thôn và xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam ............................................................................................................................... 58 2.2.1. Kinh nghiệm phát triển nông thôn ở nước ta giai đoạn 2000-2010 .................... 58 2.2.2. Phát triển nông thôn thông qua xây dựng NTM từ 2009 đến nay (2016) ........... 59 3. Những vấn đề lý luận, thực tiễn cần quan tâm để xây dựng NTM ở Việt Nam những năm tới ........................................................................................................................... 66 ii
- 3.1. Những vấn đề lý luận.............................................................................................. 66 3.1.1. Nhận thức về tầm quan trọng và sự cần thiết ...................................................... 66 3.1.2. Về sự chuẩn bị các nguồn lực và xác định các nội dung cần thiết ...................... 68 3.1.3. Về thể chế, chính sách và tổ chức phát triển nông thôn ...................................... 73 3.2. Những vấn đề thực tiễn ở Việt Nam. ..................................................................... 78 3.2.1. Về sự chỉ đạo của ảng và Nhà nước ................................................................. 78 3.2.2. Về tổ chức triển khai ........................................................................................... 79 3.2.3. Về đánh giá, rút kinh nghiệm và hoàn thiện CTMTQG xây dựng NTM ............ 79 CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN, XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI VÀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG TỚI XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TẠI VIỆT NAM ................................................................................................. 81 1. Khái quát thực trạng phát triển nông thôn và thực hiện các cơ chế, chính sách phát triển NT từ 1986 đến năm 2010..................................................................................... 81 1.1. Thực trạng nông thôn đến năm 2010 ...................................................................... 81 1.1.1. Nông thôn phát triển thiếu quy hoạch và tự phát ................................................ 81 1.1.2. Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội còn lạc hậu, không đáp ứng yêu cầu phát triển lâu dài ............................................................................................................................ 81 1.1.3. Quan hệ sản xuất chậm đổi mới, đời sống người dân còn ở mức thấp: .............. 81 1.1.4. Lao động nông nghiệp đang chiếm 51,9%, nhưng chất lượng thấp và rất khó chuyển dịch: ................................................................................................................... 82 1.1.5. Chất lượng cuộc sống của cư dân nông thôn còn thấp ........................................ 82 1.1.6. Quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa đã nảy sinh nhiều mâu thuẫn trong nội bộ nông thôn: ................................................................................................................. 82 1.1.7. Chất lượng đội ngũ cán bộ cơ sở còn hạn chế ..................................................... 83 1.2. Khái quát các cơ chế, chính sách về phát triển nông thôn từ 1986 đến năm 2010 83 1.2.1. Giai đoạn 1986 – 1993 ........................................................................................ 84 1.2.2. Giai đoạn 1994 – 2000 ........................................................................................ 86 1.2.3. Giai đoạn 2000-2006 ........................................................................................... 87 1.2.4. Giai đoạn từ 2007 đến nay................................................................................... 90 1.3. Khái quát những thành công, hạn chế trong phát triển nông thôn và thực hiện cơ chế, chính sách phát triển nông thôn giai đoạn 1986-2010 ........................................... 94 1.3.1. Những thành công ............................................................................................... 94 iii
- 1.3.2. Nhưng hạn chế ..................................................................................................... 96 2. Thực trạng xây dựng NTM từ năm 2001 đến nay ..................................................... 99 2.1. Thực trạng xây dựng NTM qua các giai đoạn ........................................................ 99 2.1.1. Giai đoạn 2001-2004 (Xây dựng NTM thí điểm cấp xã) .................................... 99 2.1.2. Giai đoạn 2005- 2009 (Xây dựng NTM thí điểm cấp thôn) ..............................101 2.1.3. Giai đoạn 2010- 2016 (Xây dựng NTM trên phạm vi cả nước) ........................103 2.2. Khái quát các cơ chế, chính sách phục vụ xây dựng NTM giai đoạn từ 2001-2016 .....113 2.2.1. Chính sách đất nông lâm thủy sản .....................................................................113 2.2.2. Chính sách khoa học và công nghệ nông nghiệp, nông thôn ............................118 2.2.3. Chính sách thị trường nông sản và vật tư nông nghiệp .....................................123 2.2.4. Chính sách đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng và sản xuất kinh doanh nông nghiệp, nông thôn ........................................................................................................127 2.2.6. Chính sách an ninh lương thực và an toàn vệ sinh thực phẩm ..........................138 2.2.7. Chính sách xây dựng cánh đồng lớn .................................................................140 2.3. Phân tích các chủ trương, chính sách phát triển kinh tế xã hội nông thôn ...........141 2.3.1. Chính sách đào tạo nghề và giải quyết việc làm ...............................................141 2.3.2. Chính sách xoá đói, giảm nghèo........................................................................143 2.4. Phân tích các chủ trương, chính sách bảo vệ môi trường .....................................145 2.4.1. Chương trình mục tiêu quốc gia về nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn ..145 2.4.2. Chính sách môi trường làng nghề......................................................................145 2.5. Phân tích các chủ trương, chính sách xây dựng nông thôn mới ...........................146 2.5.1. Nghị quyết Hội nghị TW5 (khoá IX) về đẩy mạnh CNH, H H nông nghiệp, nông thôn thời kỳ 2001 - 2010 ....................................................................................146 2.5.2. Nghị quyết hội nghị trung ương 7 khóa X về Nông nghIệp, nông dân, nông thôn .150 2.5.3. Quyết định 800/Q - TTg, ngày 04/6/2010, phê duyệt chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020 ......................................152 2.6. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới vận dụng cơ sở lý luận, thực tiễn vào phát triển NT và xây dựng NTM ở Việt Nam từ 2001 đến nay và rút ra nguyên nhân. .....156 2.6.1. Nhóm các nhân tố khách quan...........................................................................156 CHƢƠNG 3: THỬ NGHIỆM MÔ HÌNH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI CẤP XÃ TẠI 3 VÙNG .......................................................................................................171 iv
- 3.1. Mô hình “giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc” ở xã Mỹ Bằng huyện Yên Sơn tỉnh Tuyên Quang (vùng miền núi trung du phía Bắc) .......................................................171 3.1.1. Khái quát về đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội của mô hình. .........................171 3.1.2. Tình hình xây dựng nông thôn mới tại xã Mỹ Bằng .........................................172 3.1.3. Lý do lựa chọn mô hình .....................................................................................172 3.1.4. ánh giá việc giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc tại xã .................................173 3.1.5. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Cao Lan tại xã Mỹ Bằng: .......................................................................................173 3.1.6. Kết quả triển khai mô hình thử nghiệm .............................................................174 3.1.7. Một số kiến nghị và đề xuất ..............................................................................176 3.2. Mô hình “kết hợp phát triển kinh tế kết hợp với du lịch nông thôn” ở xã Tam ại huyện Phú Ninh tỉnh Quảng Nam (vùng ven biển miền Trung) .................................176 3.2.1. Khái quát về đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội của mô hình. .........................176 3.2.2. Tình hình xây dựng NTM tại xã Tam ại ........................................................178 3.2.3. Vấn đề môi trường trong phát triển du lịch nông thôn tại xã Tam ại, Quảng Nam .............................................................................................................................179 3.2.4. Lý do lựa chọn mô hình .....................................................................................181 3.2.5. Tình hình xây dựng NTM tại xã Tam ại ........................................................182 3.2.6. Vấn đề môi trường trong phát triển du lịch nông thôn tại xã Tam ại, Quảng Nam .............................................................................................................................182 3.2.7. Kết quả triển khai mô hình thử nghiệm .............................................................183 3.2.8. Bài học kinh nghiệm rút ra từ mô hình..............................................................184 3.3. Mô hình "Liên kết giữa doanh nghiệp và nông dân trong sản xuất và tiêu thụ nông sản" tại xã Hòa An, TP Cao Lãnh, tỉnh ồng Tháp (vùng đồng bằng sông Cửu Long) .185 3.3.1. Khái quát về đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội của mô hình. .........................185 3.3.2. Thực trạng xây dựng NTM tại xã Hòa An ........................................................187 3.3.3. Tiêu thụ nông sản qua hợp đồng tại địa bàn xã .................................................190 3.3.4. Lý do lựa chọn mô hình .....................................................................................191 3.3.5. Thực trạng xây dựng NTM tại xã Hòa An ........................................................191 3.3.6. Liên kết với doanh nghiệp và tiêu thụ nông sản qua hợp đồng tại địa bàn xã ..192 3.3.7. Kết quả thử nghiệm mô hình ............................................................................192 v
- CHƢƠNG 4: KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN CƠ SỞ LÝ LUẬN, THỰC TIỄN VÀ GIẢI PHÁP XÂY DUNG NÔNG THÔN MỚI Ở VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN 2030 .......................................................................................194 1. Mục tiêu, nội dung thực hiện của chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016 – 2020 ........................................................................................................194 1.1. Mục tiêu của chương trình ....................................................................................194 1.1.1. Mục tiêu tổng quát: ............................................................................................194 1.1.2. Mục tiêu cụ thể: .................................................................................................194 1.2. Các nội dung thành phần của chương trình ..........................................................194 1.2.1. Quy hoạch xây dựng nông thôn mới: ................................................................194 1.2.2. Phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội ......................................................................195 1.2.3. Phát triển sản xuất gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, nâng cao thu nhập cho người dân. .................................................196 1.2.4. Giảm nghèo và an sinh xã hội ...........................................................................197 1.2.5. Phát triển giáo dục ở nông thôn. ........................................................................197 1.2.6. Phát triển y tế cơ sở, nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe người dân nông thôn. .............................................................................................................................198 1.2.7. Nâng cao chất lượng đời sống văn hóa của người dân nông thôn. ...................198 1.2.8. Vệ sinh môi trường nông thôn, khắc phục, xử lý ô nhiễm và cải thiện môi trường tại các làng nghề. .........................................................................................................198 1.2.9. Nâng cao chất lượng, phát huy vai trò của tổ chức ảng, chính quyền, đoàn thể chính trị - xã hội trong xây dựng nông thôn mới; cải thiện và nâng cao chất lượng các dịch vụ hành chính công; bảo đảm và tăng cường khả năng tiếp cận pháp luật cho người dân. ....................................................................................................................199 1.2.10. Giữ vững quốc phòng, an ninh và trật tự xã hội nông thôn.............................200 1.2.11. Nâng cao năng lực xây dựng nông thôn mới và công tác giám sát, đánh giá thực hiện Chương trình; truyền thông về xây dựng nông thôn mới. ...........................200 1.3. Một số điều chỉnh của quyết định số 1600/Q -TTg so với Quyết định số 800/Q - TTg. .............................................................................................................................200 2. Nhận định những thuận lợi, khó khăn, thách thức trong xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020 tầm nhìn 2030 ...................................................................................202 vi
- 3. ề xuất một số giải pháp lớn tăng cường xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016- 2020 tầm nhìn 2030: ....................................................................................................203 3.1. Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho cán bộ và cư dân nông thôn, nâng cao chất lượng các phong trào thi đua xây dựng nông thôn mới.............203 3.4. Cần xác định những nhiệm vụ trọng tâm cần ưu tiên trong thực hiện các tiêu chí nông thôn. Nhóm các nhiệm vụ ưu tiên (gồm 06 nhiệm vụ): .....................................203 3.5. Tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả các tiêu chí nông thôn mới đối với các xã, huyện đã được công nhận đạt chuẩn. ..........................................................................204 3.6. Huy động đa dạng và sử dụng hiệu quả các nguồn lực cho Chương trình:..........205 3.7. Khẩn trương xây dựng, bổ sung hoàn thiện sớm một số cơ chế, chính sách: ......207 3.8. Tăng cường hợp tác quốc tế trong xây dựng nông thôn mới để tạo thêm nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới: ......................................................................................208 3.9. ẩy mạnh phong trào thi đua “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới”, khen thưởng kịp thời và xứng đáng cho các tập thể làm tốt, các cá nhân, tổ chức có đóng góp tích cực, hiệu quả cho Chương trình. ...................................................................208 3.10. iều hành, quản lý Chương trình: ......................................................................208 4. ề xuất chính sách cho xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016 – 2020 tầm nhìn 2030 .............................................................................................................................208 Phần 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ....................................................................215 1. Kết luận....................................................................................................................215 2. Kiến nghị .................................................................................................................217 TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................219 vii
- PHẦN 1 CÁC SẢN PHẨM KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI 1. Các sản phẩm chính: - Báo cáo tổng kết đề tài - Báo cáo tóm tắt kết quả đề tài - Bản kiến nghị - 5 báo cáo bộ phận: + Báo cáo Phân tích khoa học đối với các chính sách phát triển nông thôn và xây dựng nông thôn mới từ sau đổi mới (1986) tới nay. + Báo cáo tổng kết kinh nghiệm quốc tế về phát triển nông thôn và xây dựng nông thôn mới các nước ông Á và ông Nam Á + Báo cáo tổng kết, những bài học kinh nghiệm thực tiễn trong quá trình xây dựng nông thôn mới thời gian qua. + Các luận cứ khoa học và thực tiễn để xác định và hoàn thiện mô hình nông thôn mới của Việt Nam; đề ra phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ, lộ trình xây dựng và phát triển nông thôn mới đến năm 2020 và những năm tiếp theo (được Ban Chỉ đạo Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới thông qua). + Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn để xác định và hoàn thiện mô hình ntm của việt nam, đề ra phương hướng mục tiêu, nhiệm vụ, lộ trình xây dựng và phát triển mô hình ntm đến năm 2020 và những năm tiếp theo 2. Các sản phẩm trung gian: - Báo cáo chuyên đề: 13 báo cáo + Chuyên đề 1. Các vấn đề lý luận về vị trí của nông thôn và vận dụng phân tích đối với nông thôn Việt Nam. + Chuyên đề 2. ặc điểm phát triển nông thôn và những vấn đề cần quan tâm trong quá trình xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam. + Chuyên đề 3. Các vấn đề lý luận về nội dung xây dựng nông thôn mới và vận dụng vào Việt Nam. + Chuyên đề 4. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển nông thôn và xây dựng nông thôn mới. + Chuyên đề 5. Thực tiễn xây dựng nông thôn mới của các nước Hàn Quốc, ài Loan, Trung Quốc, Thái Lan, Indonesia, Malaysia và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam. + Chuyên đề 6. Thực trạng xây dựng nông thôn mới và những vấn đề nảy sinh trong thực tiễn xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam. + Chuyên đề 7. Chính sách phát triển nông thôn và xây dựng nông thôn mới từ khi đổi mới (1986) đến nay. 1
- + Chuyên đề 8. Thực trạng xây dựng nông thôn mới và phân tích các mô hình nông thôn mới điển hình về xây dựng nông thôn mới ở vùng miền núi phía Bắc. + Chuyên đề 9. Thực trạng xây dựng nông thôn mới và phân tích các mô hình nông thôn mới điển hình về xây dựng nông thôn mới ở vùng ven biển miền Trung. + Chuyên đề 10. Thực trạng xây dựng nông thôn mới và phân tích các mô hình nông thôn mới điển hình về xây dựng nông thôn mới ở vùng đồng bằng phía Nam. + Chuyên đề 11. Các giải pháp tăng cường xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2020 và những năm tiếp theo. + Chuyên đề 12. Hoàn thiện chính sách xây dựng nông thôn mới. + Chuyên đề 13. ề xuất các mô hình lý thuyết về xây dựng nông thôn mới. - Báo cáo khảo sát thực tế; + Báo cáo kết quả điều tra thực trạng phát triển nông thôn và xây dựng nông thôn mới tại các tỉnh phía Bắc. + Báo cáo kết quả điều tra thực trạng phát triển nông thôn và xây dựng nông thôn mới tại các tỉnh miền Trung. + Báo cáo kết quả điều tra thực trạng phát triển nông thôn và xây dựng nông thôn mới tại các tỉnh phía Nam. - Biên bản các hội thảo: + Hội thảo 1. Những vấn đề lý luận cơ bản và thực tiễn về xây dựng nông thôn mới của các nước châu Á và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam. + Hội thảo 2: Xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam: Từ chính sách đến thực tiễn. + Hội thảo 3: Các giải pháp/chính sách và xây dựng mô hình lý thuyết về xây dựng nông thôn mới trong tương lai. 3. Sản phẩm xây dựng mô hình thí điểm xây dựng NTM: - Báo cáo kết quả xây dựng 3 mô hình 4. Các sản phẩm XHH: - 2 bài báo: + Chính sách phát triển nông thôn và xây dựng nông thôn mới ở nước ta từ sau đổi mới (1986) tới nay; + Hoàn thiện mô hình nông thôn mới ở nước ta đến năm 2020 và những năm tiếp theo. - 1 cuốn sách: “Nông thôn mới Việt Nam – một số vấn đề lý luận và thực tiễn xây dựng và phát triển” 2
- PHẦN 2 BÁO CÁO TỔNG HỢP KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI 1. Mở đầu. Giới thiệu đề tài nghiên cứu 1.1. Tính cấp thiết và ý nghĩa của đề tài Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) xây dựng nông thôn mới (NTM) giai đoạn 2010 – 2020 được Thủ tướng Chính phủ ban hành theo Quyết định 800/Q -TTg ngày 04/6/2010. ây là một chương trình phát triển nông thôn toàn diện, có tác động đến mọi mặt kinh tế, xã hội, môi trường ở nông thôn, có sự tham gia của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội. Chương trình ra đời nhằm mục tiêu xây dựng NTM có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội (KTXH) hiện đại; cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ, đô thị theo quy hoạch; xã hội nông thôn ổn định, giàu bản sắc văn hoá dân tộc; dân trí được nâng cao, môi trường sinh thái được bảo vệ; hệ thống chính trị ở nông thôn dưới sự lãnh đạo của ảng được tăng cường. Sau 5 năm triển khai, chương trình đã đạt được nhiều thành tựu lớn. Diện mạo nông thôn biến chuyển tích cực, nhiều hình thức tổ chức sản xuất được hình thành mang lại hiệu quả cao, các giá trị văn hóa truyền thống được phát huy, cải thiện và tạo tiền đề thực hiện thắng lợi mục tiêu của Nghị quyết 26-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn. ặc biệt, sau những khó khăn ban đầu, cho đến nay nhận thức về xây dựng NTM của đại bộ phận cán bộ NTM các cấp cũng như người dân đã thay đổi đáng kể. Xây dựng NTM đã tạo động lực thúc đẩy cộng đồng dân cư nông thôn phấn đấu thi đua để cải thiện và phát triển đời sống KTXH ở khu vực nông thôn. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được, quá trình triển khai xây dựng NTM giai đoạn 2010 – 2015 cũng đã bộc lộ nhiều điểm tồn tại và hạn chế. Hàng loạt các vấn đề như nợ đọng xây dựng cơ bản, chạy đua thành tích, tư duy nhiệm kỳ, tư duy tiêu chí, thiếu cân bằng trong đầu tư, chênh lệch vùng miền, thiếu bền vững trong các tiêu chí đạt được... đã và đang nảy sinh trong thực tiễn xây dựng NTM và cần sớm có giải pháp khắc phục để phát huy đúng bản chất của mục tiêu xây dựng NTM trong giai đoạn tới. Các hạn chế, yếu kém hiện nay trong xây dựng NTM ở nước ta bắt nguồn từ những hạn chế về cơ sở lý luận và thực tiễn, nhất là trong bối cảnh phát triển mới của đất nước cũng như những lúng túng, bất cập trong triển khai thực hiện chủ trương, chính sách về xây dựng NTM, thậm chí cả về bộ tiêu chí lẫn mô hình xây dựng NTM phù hợp với điều kiện, sự đa dạng vùng, miền, cư dân nông thôn của đất nước. Thêm 3
- vào đó, yêu cầu phát triển mới của đất nước trong giai đoạn 2016 – 2020 và tầm nhìn 2030 với mốc năm 2020 đất nước trở thành một nước công nghiệp hóa theo hướng hiện đại đòi hỏi diện mạo và chất lượng của nông thôn Việt Nam phải phù hợp và bắt nhịp được với diện mạo và chất lượng phát triển của các lĩnh vực phát triển khác để tạo nên diện mạo và chất lượng phát triển của đất nước, dân tộc Việt Nam. Vì lẽ đó, việc triển khai đề tài: “Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn để xây dựng nông thôn mới” là rất cần thiết trong giai đoạn hiện nay. 1.2. Tổng quan các tài liệu liên quan đến đề tài 1.2.1. Tài liệu nghiên cứu ngoài nước: Phát triển bền vững và để ổn định tăng trưởng, trong sự phát triển cân đối, hài hòa cũng như đảm bảo giữa các khu vực, lĩnh vực, các quốc gia nhận thấy cần phải quan tâm tới nông thôn, bởi vì, nông thôn là khu vực dễ bị tổn thương nhất trước những biến động trong quá trình toàn cầu và quốc tế hóa. Do đó, các nước đã thực hiện các nghiên cứu, đưa ra các mô hình chính sách về nông thôn mới. Vai trò và chủ thể của nông dân trong phát triển nông thôn luôn được các nước coi là nhân tố quan trọng. V.I..Lenin trong nhiều nghiên cứu của mình, đã nhấn mạnh tới vai trò của nông dân trong bối cảnh của một nước Nga lạc hậu so với các nước phát triển trên thế giới, với vô số những tàn tích của chế độ nông nô. Phân tích những đặc điểm nông thôn của nước Nga ngày ấy, V.I..Lenin đã lưu ý rằng nhiệm vụ của Chính phủ là phải giải quyết tốt mối quan hệ với nông dân, coi đó là điểm then chốt trong chính sách phát triển nông thôn và ổn định kinh tế. Trong mối quan hệ giữa Nhà nước vô sản với giai cấp nông dân trong phát triển kinh tế nông thôn sau hòa bình là nhiệm vụ cấp thiết, trong bối cảnh nước Nga kinh tế yếu ớt cùng các nước thù địch bao vây. ể phát triển nông thôn, V.I..Lenin cho rằng trong bối cảnh của nền kinh tế và xã hội quá độ của đất nước, đã khích lệ nông dân và Nhà nước tự do “mua bán lương thực”, kích thích tính tự chủ và tính độc lập của nông dân, góp phần đưa nông thôn có động lực phát triển. Toàn bộ nội dung của chính sách kinh tế mới, điểm xuyên suốt trong tư tưởng của V.I..Lenin là động lực đối với giai cấp nông dân. Quan điểm khi bàn về chế độ hợp tác xã của V.I.Lenin chính là sự tôn trọng, hướng nông dân tới một sự phát triển kinh tế xã hội mới, vượt lên khỏi tính hạn chế của chính giai cấp đó (V.I..Lenin: Toàn tập 1977). Trong nghiên cứu của OECD năm 2004, cũng đã chỉ ra về sự thay đổi ở khu vực nông thôn, cần phải có chính sách về nông thôn mới. Theo đó, các nghiên cứu, vấn đề lý luận về nông thôn mới đã luôn được đề cập (Mateo Ambrosio – Albala and Johan Bastiaensen. 2010; Wen Tiejun. 2007; OECD. 2006). Lý luận về mô hình nông thôn mới đã có những đổi mới nhiều trong cách tiếp cận mục tiêu như: Tập trung vào mục tiêu cụ thể lĩnh vực liên quan tới nông nghiệp về bình đẳng; thu nhập trang trại và 4
- cạnh tranh nông nghiệp sang phạm vi rộng hơn về cạnh tranh giữa các khu vực nông thôn; tài sản khu vực nông thôn được ổn định; khai thác các nguồn tài nguyên không sử dụng, công cụ sử dụng: chuyển từ hình thức bao cấp mang tính thụ động sang hình thức đầu tư để chủ động hơn, tới các thành phần tham gia trong công cuộc xây dựng nông thôn mới cũng cần mở rộng. Không chỉ có Chính phủ trung ương, nông dân mà còn huy động toàn lực xã hội như bao gồm các cấp chính quyền, tổ chức liên quan. Năm 2006, các nước thành viên OECD đã đạt được thỏa thuận về những nguyên tắc về mô hình nông thôn mới (NRP) nhằm chính thức hóa cách thực hành tốt nhất trong phát triển nông thôn thành một tập hợp các nguyên tắc phát triển chính sách quốc gia (OECD.2006). Những nghiên cứu này đã cho thấy rằng: (i) Các chính sách ngành mang lại kết quả tốt hơn trong thực hiện mục tiêu phát triển nông thôn; (ii) Chính sách thay đổi từ trợ cấp chuyển sang đầu tư cho các khu vực nông thôn, trên cơ sở tăng cường tính trách nhiệm, tính tự chủ cho các cấp chính quyền nông thôn, nâng cao năng lực cạnh tranh địa phương; (iii) Chú trọng tới phát triển và quản lý tài nguyên và giữ vững nguyên tắc đất đai vẫn là yếu tố quan trọng trong chính sách phát triển và xây dựng nông thôn mới. Tuy nhiên, nghiên cứu này để có những cơ sơ lý luận, mà từ thực tiễn làm thế nào đa dạng hóa các nguồn lực cho việc xây dựng và phát triển nông thôn mới bền vững. Qua nghiên cứu một số nước cho thấy nhiều nghiên cứu đã đề cập tới việc hình thành mô hình nông thôn mới, nhưng chưa có nghiên cứu nào tập trung sâu vào vấn đề huy động các nguồn lực trong xã hội về xây dựng mô hình nông thôn mới…mà được đề cập tản mạn, rải rác trong các nghiên cứu cho phát triển nông thôn mới. Tổng hợp một số kinh nghiệm thực tiễn trong các nghiên cứu của một số nước trong việc huy động các nguồn lực xã hội và quản lý các nguồn lực để xây dựng nông thôn mới đã chỉ ra, trong việc huy động nguồn lực khá đa dạng với nhiều hình thức khác nhau như: hỗ trợ đầu tư trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua các chính sách cụ thể; từ nguồn NSNN, từ quỹ đầu tư, các tổ chức xã hội, doanh nghiệp trên địa bàn và cả người dân….Nguồn vốn này được quản lý, phân bổ và sử dụng như đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu cơ bản cho nông thôn, hỗ trợ cho sản xuất, tập huấn nhằm nâng cao năng lực quản lý, lãnh đạo cho các bộ cấp xã, thôn…. Tổng kết của UNCTAD về vai trò của nông nghiệp, nông thôn trong phát triển ở các nước đang phát triển cho thấy như sau (Nguồn: UNCTAD, The Least Developed Countries Report 2008, Growth, Poverty and Terms of Development Partnership, Background paper No. 3, “How to promote agricultural growth through productive investment and governance reform in least developed countries?”): Quá độ trong phát triển kinh tế của nhiều nước châu Á và phương Tây đã chỉ ra rằng nông nghiệp đóng vai trò quan trọng trong suốt quá trình phát triển, đặc biệt là trong 5
- thời kỳ phát triển ban đầu của một quốc gia. Một là, khu vực nông nghiệp chiếm tỷ phần lớn trong thu nhập và lao động ở nhiều nước đang phát triển, đặc biệt là ở thời kỳ đầu chuyển đổi kinh tế. Hai là, nông nghiệp là cỗ máy của tăng trưởng và trong đóng góp vào an ninh lương thực và thu nhập của nông dân còn có thể có tác dụng là đòn bẩy to lớn đối với phần còn lại của nền kinh tế. Tác động hiệu ứng của nông nghiệp tới tăng trưởng kinh tế thông qua các mối liên kết với phía trước (sản xuất) và phía sau (tiêu dùng). Một phần trăn tăng trưởng trong nông nghiệp thường đem lại một hoặc hai phần trăm tăng trưởng trong nền kinh tế nói chung. Ba là, nghèo đói vẫn tiếp tục là vấn đề chính ở nông thôn tùy thuộc vào nông nghiệp là sinh kế của người nghèo. Mặc dù xu thế đô thị hóa thì khoảng 3/4 người nghèo của thế giới thứ ba vẫn còn sống ở khu vực nông thôn và vẫn sẽ còn tiếp tục như vậy trong vài thập kỷ nữa. Ngoài ra, tăng trưởng ở khu vực nông nghiệp còn giải phóng lao động và vốn cho khu vực phi nông nghiệp. 1.2.2. Tài liệu nghiên cứu trong nước Về nghiên cứu lý luận, nông thôn đã là một vấn đề nghiên cứu quan trọng và đã có nhiều nghiên cứu ở nước ta: Bộ NN&PTNT và Viện Hàn lâm KHXH VN đã triển khai những chương trình, đề tài nghiên cứu cấp bộ và cấp cơ sở, Bộ KH&CN cũng đã triển khai một số chương trình KH&CN cấp nhà nước về nông nghiệp, nông thôn, nông dân, trong đó đã có những ấn phẩm được in ấn phát hành rộng rãi, như: Nguyễn Kế Tuấn (chủ biên), Công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn ở Việt Nam - Con đường và bước đi, nxb. Chính trị quốc gia, H. 2006; Vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Kinh nghiệm Việt Nam, Kinh nghiệm Trung Quốc, nxb. Chính trị QG, H. 2009; Lê Cao oàn, Triết lý phát triển quan hệ công nghiệp - nông nghiệp, thành thị - nông thôn trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt Nam”, nxb. Khoa học xã hội, H. 2002; ề tài cấp bộ (Viện hàn lâm KHXH VN, đã in sách) “Trung Quốc với việc giải quyết vấn đềnông nghiệp - nông thôn - nông dân (tam nông)”, Chủ nhiệm ề tài: PGS. TS. ỗ Tiến Sâm, H. 2008; ề tài cấp nhà nước, mã số KX.05.02 “Thực trạng đời sống văn hóa và xu hướng phát triển văn hóa vùng nông thôn đồng bằng sông Hồng và sông Cửu Long trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá”, Chủ nhiệm ề tài: TSKH Phan Hồng Giang; ... Nhiều công trình nghiên cứu về nông thôn cũng được công bố, như: Phạm Xuân Nam (chủ biên), Phát triển nông thôn, nxb. Khoa học xã hội, H. 1997; ặng Kim Sơn, Nông nghiệp, Nông dân, Nông thôn Việt Nam: Hôm nay và mai sau, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2008; Bùi Quang Dũng, Xã hội học nông thôn, nxb. Khoa học xã hội, H. 2007;Nguyễn Thị Tố Quyên (Chủ biên),Nông nghiệp, nông dân, nông thôn trong mô hình tăng 6
- trưởng kinh tế mới giai đoạn 2011-2020, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2012; ... Nhiều hội thảo khoa học với các tham luận tập trung vào chủ đề nông thôn cũng đã thảo luận nhiều vấn đề phát triển nông thôn với các gợi ý, đề xuất có giá trị tham khảo tốt, như: Tài liệu Hội thảo quốc tế “Vấn đề nông nghiệp, nông thôn, nông dân: Kinh nghiệm của Trung Quốc và Việt Nam” do Viện KHXH VN tổ chức tại Hà Nội, 30 – 31/10/2007; Cơ sở lý thuyết và thực tiễn phát triển nông thôn bền vững, nxb. Nông nghiệp, H. 2003; ... Ngoài ra, còn có những bài nghiên cứu về nông thôn mới được đăng tải trên các tạp chí khoa học chuyên ngành, nhất là tạp chí khoa học của Bộ NN&PTNT, Viện Hàn lâm KHXH VN, Tạp chí Cộng sản, .. (do giới hạn dung lượng trình bày không liệt kê cụ thể ở đây). Có thể khái quát các nghiên cứu trong nước đã công bố cho đến nay về chủ đề nông thôn chia thành 2 loại: (i) Loại nghiên cứu chuyên biệt về các vấn đề về phát triển nông thôn (kinh tế, xã hội, thể chế, quản lý, môi trường, ...); (ii) Loại nghiên cứu chuyên về nông thôn trong mối quan hệ với nông nghiệp, nông dân, công nghiệp, đô thị. Nhưng cũng có điều lưu ý là trong cả 2 loại nghiên cứu này thì chủ đề nông thôn mới còn khá khiêm tốn, bởi 2 lý do: một là, nông thôn mới là thuật ngữ để chỉ bối cảnh mới phát triển nông thôn (hiện đại hóa, đô thị hóa, hội nhập quốc tế, phát triển bền vững, ứng phó với biến đổi khí hậu, ...); và hai là, phạm trù “nông thôn mới” ở nước ta xuất hiện cách đây không lâu (kể từ khi có Nghị quyết của Ban CHTƯ ảng lần thứ 7 (khóa X) số 26-NQ/TW ngày 5 tháng 8 năm 2008 về nông nghiệp, nông thôn, nông dân và sau đó là Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 491/Q -TTg ngày 16/4/2009 ban hành Bộ tiêu chí QG về nông thôn mới). Những nghiên cứu về lý luận và thực tiễn về nông thôn mới còn là chưa nhiều, chủ yếu tập trung ở nghiên cứu phục vụ cho việc ra Nghị quyết của Ban CHTƯ ảng lần thứ 7 (khóa X) số 26-NQ/TW và ban hành Bộ tiêu chí QG về nông thôn mới nói trên cũng như phục vụ triển khai thực hiện. Trong đó: - Về nghiên cứu lý luận, ở giai đoạn 2006 – 2010, có lẽ tập trung nhất là nghiên cứu của đề tài cấp nhà nước, mã số KX.04.10/06-10 “Vấn đề nông nghiệp, nông thôn, nông dân Việt Nam trong quá trình phát triển đất nước theo hướng hiện đại” (Chủ nhiệm đề tài: PGS. TS. Nguyễn Danh Sơn) thuộc Chương trình cấp Nhà nước "Nghiên cứu khoa học lý luận chính trị giai đoạn 2006 - 2010", mã số KX.04/06-10 do Hội ồng lý luận TƯ chủ trì cùng một loạt nghiên cứu của Bộ NN&PTNT phục vụ trực tiếp cho việc ra Nghị quyết của Ban CHTƯ ảng lần thứ 7 (khóa X) số 26-NQ/TW và ban hành Bộ tiêu chí QG về nông thôn mới nói trên cũng như phục vụ triển khai thực hiện. Sau nghiên cứu này có một số nghiên cứu tiếp tục thuộc chương trình nghiên cứu KHCN cấp nhà nước giai đoạn 2011 – 2015 do Hội ồng lý luận TƯ và một số bộ ngành (Bộ NN&PTNT, Viện Hàn lâm KHXH VN, Viện Hàn lâm KHCN VN, Bộ 7
- KHCN) chủ trì nhưng hoặc chưa kết thúc nghiên cứu hoặc chúng tôi chưa tiếp cận được sản phẩm đã công bố. Theo báo cáo tóm tắt kết quả nghiên cứu của ề tài cấp nhà nước, mã số KX.04.10/06-10 “Vấn đề nông nghiệp, nông thôn, nông dân Việt Nam trong quá trình phát triển đất nước theo hướng hiện đại” nói trên thì về lý luận chính trị, ề tài đã đi sâu tìm hiểu những vấn đề lý luận phổ biến của bước chuyển hoá từ một nước lạc hậu, chủ yếu là nông nghiệp thành một nước công nghiệp hiện đại, trong đó làm rõ hơn, chuẩn xác hơn không chỉ vị trí, vai trò, sứ mạng của từng “nông” trong chỉnh thể nông nghiệp, nông dân, nông thôn mà mà còn cả của các lĩnh vực khác ngoài “nông”. Các kết luận sau đây của ề tài đã được làm sáng tỏ: + Nông nghiệp, nông thôn và nông dân - nhân tố quan trọng, mang tính quyết định đối với không chỉ bản thân sự chuyển hoá và phát triển mà còn cả “tầm cao” và “tốc độ” của quá trình chuyển hoá và phát triển nền kinh tế và xã hội; + Cơ chế thị trường và thể chế thị trường - phương tiện hiệu quả nhất để phá vỡ kết cấu hiện vật của nền kinh tế nông nghiệp truyền thống, mở đường chuyển hoá và phát triển nền kinh tế và xã hội theo hướng hiện đại; + Sản phẩm thặng dư và tích luỹ cho phát triển - điều kiện cơ bản, chỉ báo cơ bản của chuyển hoá và phát triển kinh tế hàng hoá nói chung và trong nông nghiệp, nông thôn, nông dân nói riêng; + Chuyển hoá phương thức sản xuất tiểu nông sang phương thức sản xuất công nghiệp là bản chất và mục tiêu của quá trình chuyển hoá xã hội từ xã hội nông nghiệp thành xã hội công nghiệp. Công nghiệp và đô thị có trách nhiệm to lớn đối với quá trình chuyển hoá này; + Nông dân là chủ thể với các lợi ích được đảm bảo là động lực quan trọng trong suốt quá trình chuyển hoá và phát triển. ất đai với nông dân là quan hệ rất cơ bản và sự gắn bó của nông dân với đất đai, thu lợi, làm giàu từ đất đai mang tính quyết định đối với sự thành công không chỉ chuyển hoá và phát triển của nông nghiệp, nông thôn mà còn cả đối với sự phát triển chung của đất nước. + Tiến bộ khoa học và công nghệ có vai trò to lớn trong chuyển hoá, phát triển. Khoảng cách về trình độ khoa học và công nghệ trong nông nghiệp, nông thôn so với công nghiệp, đô thị là chỉ báo quan trọng về vị trí, vai trò của nông nghiệp, nông thôn, nông dân được thực hiện như thế nào. Riêng về phát triển nông thôn, ề tài này đã có những kiến nghị sau: (và đó cũng có thể được coi là những vấn đề cần được nghiên cứu tiếp tục) + Nông thôn vẫn còn là một xã hội nông nghiệp, mang đậm tính chất tiểu nông và khép kín, do vậy ít sự hấp dẫn, thu hút đối với các nguồn lực trong xã hội (trong nước, quốc tế) cho phát triển. 8
- + Nông thôn vẫn còn là địa bàn hay khu vực lạc hậu trên hầu hết các mặt của đời sống kinh tế (hạ tầng kinh tế, phương thức sản xuất, ...), văn hóa (thiết chế văn hóa, sinh hoạt văn hóa, ...), xã hội (hạ tầng xã hội, lối sống xã hội, ...), chính trị (thiết chế dân chủ, nhất là sự tham gia của dân cư nông thôn, ...) với khoảng cách ngày càng xa không chỉ so với đô thị mà còn cả so với trình độ phát triển chung, yêu cầu chung để hội nhập, phát triển. + Nông thôn vẫn còn chưa được định hướng phát triển một cách rõ rệt với tầm nhìn cả trong trung hạn và dài hạn đối với không chỉ bản thân nông thôn mà còn cả trong mối quan hệ với đô thị. + Xã hội nông thôn vẫn còn chưa được chuẩn bị tốt cả cho sự kết nối với xã hội công nghiệp mà đất nước đang hướng tới (hay cơ bản là công nghiệp theo hướng văn minh, hiện đại) và cả cho với hội nhập với thế giới bên ngoài. + Môi trường sinh thái nông thôn đang có nguy cơ suy thoái, suy giảm cả về mặt lượng (không gian, sinh cảnh, diện tích, tài nguyên, ... ) và cả về mặt chất (chất lượng các thành phần môi trường đất, nước, đa dạng sinh học, ... ) dưới tác động của cả công nghiệp hóa, đô thị hóa và của cả biến đổi khí hậu (nhiệt độ tăng, nước biển dâng). - Về nghiên cứu triển khai thực tiễn, để phát triển nông thôn, thời gian qua Việt Nam đã thực hiện thí điểm 02 đề án phát triển nông thôn mới cấp xã và cấp thôn, bản và một chương trình xây dựng thí điểm một số mô hình nông thôn mới cùng nhiều chính sách khuyến khích, hỗ trợ từ Nhà nươc để phát triển nông thôn. Các nghiên cứu sơ kết thực hiện Chương trình MTQG về xây dựng nông thôn mới cho đến giữa năm 2013 cho thấy “ hầu như mới chỉ tập trung vào chỉ đạo triển khai chung, chưa chú ý chỉ đạo huyện điểm, xã điểm”. Kết quả thực hiện các tiêu chí của Chương trình NTM tại các địa phương còn rất khiêm tốn: 35 xã đạt 19 tiêu chí (chiếm 0,4% tổng số xã tham gia Chương trình); 276 xã đạt 15-18 tiêu chí (chiếm tỷ lệ 3,2%); 1.071 xã đạt 10- 14 tiêu chí (18,2%); 3.982 xã đạt 5-9 tiêu chí (47%) và 2.523 xã đạt dưới 5 tiêu chí (chiếm tỷ lệ 29,6%) với khuyến cáo rằng mục tiêu đến năm 2015 có 20% số xã đạt chuẩn NTM là rất khó đạt được (nếu không tăng nguồn lực và tập trung chỉ đạo và các xã điểm). Các nghiên cứu được công bố trên các tạp chí khoa học và trình bày tại các diễn đàn khoa học (hội thảo, hội nghị, tọa đàm, ...) từ nhiều khía cạnh xem xét khác nhau đã cho thấy bên cạnh những kết quả bước đầu đáng khích lệ và ghi nhận còn có nhiều vấn đề cần chú ý và giải quyết (khó khăn, cản trở, thách thức) trong xây dựng nông thôn mới. Nói một cách khái quát hơn, theo diễn đạt của nhiều ý kiến tại hội thảo khoa học gần đây nhất (ngày 27/6/2013 với chủ đề “Bức tranh nông thôn, nông dân VN nhìn từ 9
- cuộc điều tra tiếp cận nguồn lực hộ gia đình” do Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp, nông thôn phối hợp với Báo Nông thôn ngày nay tổ chức) là “nông thôn bộn bề”, bức tranh nông thôn đã và đang có nhiều “màu xám”, trong đó “Nông dân đông nhất, nghèo nhất, bất lực nhất”. Tại Hội thảo “Chân dung người nông dân Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp hóa hiện đại hóa và hội nhập” do Viện Hàn lâm KHXH VN tổ chức tháng 12/2013 tại Hà Nội, Chủ tịch hội Nông dân Việt Nam Nguyễn Quốc Cường đã nói rằng ở nông thôn “người nông dân hiện nay phải gắn với “năm cái nhất”: đông nhất, hy sinh đóng góp nhiều nhất, nghèo nhất, hưởng lợi từ thành quả của đổi mới ít nhất và có nhiều bức xúc nhất”. Tổng quan các nghiên cứu trong nước và quốc tế nêu trên cho thấy, bên cạnh những điểm mới về lý luận và thực tiễn trong lĩnh vực phát triển nông nghiệp, nông thôn, nông dân còn có những điểm sau đây cần được tiếp tục nghiên cứu, làm rõ hơn: a. Về lý luận: - Quan niệm NTM trong bối cảnh phát triển mới (công nghiệp hóa, đô thị hóa, hiện đại hóa, thị trường hóa, hội nhập kinh tế quốc tế, phát triển bền vững, ...). - Vai trò, sứ mệnh của nông thôn mới trong phát triển theo hướng bền vững - Mối quan hệ phát triển nội bộ lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, nông dân và với các lĩnh vực phát triển khác (công nghiệp, dịch vụ, KHCN, đô thị, ...) trong bối cảnh phát triển mới. - ộng lực/động cơ duy trì, thúc đẩy phát triển nông thôn trong bối cảnh phát triển hiện đại. - Các thách thức, các mâu thuẫn, các cơ hội trong phát triển nông thôn trong bối cảnh phát triển hiện đại. - Vai trò của Nhà nước, Thị trường và các chủ thể, tác nhân khác (nông dân, doanh nghiệp, ngân hàng, KHCN, ...) trong quá trình xây dựng, phát triển NTM. - Yêu cầu và tiêu chí NTM gắn với bối cảnh phát triển hiện đại. b. Về thực tiễn: - Bài học kinh nghiệm quốc tế (thành công, thất bại) về xây dựng và phát triển nông thôn trong bối cảnh phát triển hiện đại. - Sơ kết và đánh giá thực tiễn xây dựng NTM ở Việt Nam thời gian qua và các bài học kinh nghiệm ban đầu (thành công, chưa thành công), bao gồm cả đánh giá chính sách phát triển nông thôn và xây dựng NTM. - Rà soát và đánh giá qua thực tiễn xây dựng NTM ở Việt Nam theo bộ tiêu chí NTM và qua thử nghiệm hỗ trợ mô hình NTM. 10
- 1.3. Mục tiêu, đối tượng, phạm vi nghiên cứu; 1.3.1. Mục tiêu nghiên cứu a. Mục tiêu chung: Hoàn thiện được cơ sở lý luận và thực tiễn về xây dựng nông thôn mới (NTM). b. Mục tiêu cụ thể: - Hoàn thiện được cơ sở lý luận và thực tiễn về xây dựng NTM; - Phân tích được thực trạng phát triển nông thôn và xây dựng NTM: mô hình NTM, chính sách sách phát triển nông thôn ở Việt Nam thời gian qua; - ề xuất được các giải pháp xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam đến năm 2020 và tiếp đến đến năm 2030. 1.3.2. i tượng nghiên cứu Các vấn đề lý luận và thực tiễn trong phát triển nông thôn và xây dựng nông thôn mới ở cấp xã. 1.3.3. Phạm vi nghiên cứu - Thời gian: ánh giá thực trạng phát triển NN, NT và xây dựng NTM từ năm 1986 đến nay và đề xuất hoàn thiện đến năm 2020. Trong đó chủ tập trung vào giai đoạn từ 2010 đến nay - Không gian: cả nước. 1.4. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu 1.4.1.Cách tiếp cận: Hai cách tiếp cận cơ bản trong thực hiện đề tài là từ trên xuống (top-down), là pháp luật, chính sách, cơ chế quản lý của Nhà nước, và từ dưới lên (bottom-up), là dựa vào sự năng động, sáng kiến, tham gia của cộng đồng dân cư (community-based approach). Nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn cũng như thử nghiệm thí điểm mô hình và đề xuất giải pháp chính sách cũng dựa trên 02 tiếp cận này. Ngoài ra, trong hỗ trợ thí điểm xây dựng mô hình NTM còn sử dụng cách tiếp cận nghiên cứu của một số chuyên ngành khoa học (kinh tế học, xã hội, dân tộc học, môi trường học, văn hóa học, chính trị học, hành chính học, ….) và liên ngành khoa học (phát triển bền vững, chính sách công, đối tác công – tư, …). ể giải quyết các nội dung và mục tiêu nghiên cứu của đề tài, hệ thống các giải pháp phù hợp, cách tiếp cận theo hướng cả hai phía bên trong và bên ngoài. Tác giả tìm hiểu, nghiên cứu lý luận, kinh nghiệm trong nước và ngoài nước về các biện pháp chính sách huy động nguồn lực trong xã hội cho xây dựng nông thôn mới; nghiên cứu, đánh giá các chính sách để phục vụ cho xây dựng nông thôn mới trong thời gian qua. Trên cơ sở đó, tổng kết, đúc rút các bài học kinh nghiệm về thành công cũng như hạn chế, bất cập trong việc huy động nguồn lực trong xã hội cho xây dựng nông thôn mới 11
- trong và ngoài nước. Từ đó, xem xét bối cảnh, mục tiêu phát triển Kinh tế - xã hội ở Việt Nam cũng như chương trình Mục tiêu quốc gia về xây dưng nông thôn mới trong thời gian tới. Xây dựng mô hình nông thôn mới, đề xuất chính sách và các giải pháp cơ chế, quản lý cho phục vụ xây dựng nông thôn mới. 1.4.2. Phương pháp nghiên cứu, kỹ thuật sử dụng: Trong nghiên cứu này, đề tài sử dụng phối hợp các phương pháp nghiên cứu định lượng và định tính nhằm thu thập số liệu. Nghiên cứu tài liệu: Kỹ thuật này được triển khai ngay từ giai đoạn đầu. Nhóm nghiên cứu tiến hành đọc, phân tích và tổng hợp tài liệu, dữ liệu hiện có liên quan đến chủ đề nghiên cứu. Quá trình tổng hợp dữ liệu cho phép nhóm nghiên cứu sẽ tìm ra các khoảng trống nghiên cứu còn chưa được giải quyết, hoặc đã giải quyết nhưng chưa thấu đáo. Từ đó, trên cơ sở các kết quả nghiên cứu đã tiến hành, giúp đề tài định hướng rõ hơn những nội dung, nhiệm vụ cần thực hiện. Việc tiến hành phân tích, xử lý lại các bộ dữ liệu lớn theo hướng đi sâu vào những nội dung cụ thể của đề tài, giúp nhóm nghiên cứu tận dụng những kết quả nghiên cứu đã có vào trình bày vấn đề chuyên biệt. Các phương pháp nghiên cứu khác: Phương pháp tổng hợp, phương pháp thống kê kinh tế, phương pháp lịch sử, phương pháp so sánh, định lượng, phương pháp phân tích chính sách, phương pháp phân tích SWOT (điểm mạnh – S, điểm yếu – W, cơ hội – O, thách thức – T), phương pháp xã hội học, kinh tế học, môi trường học, tổ chức học, phương pháp nghiên cứu bàn giấy (desk study), …., trong đó đặc biệt chú ý: - Phương pháp thu thập và đánh giá thông tin. - Phương pháp nghiên cứu trường hợp (case study). - Phương pháp chuyên gia (Delphi) và Phương pháp phân tích. - Phương pháp khảo sát/đánh giá nhanh nông thôn (rapid rural appraisal). - Phương pháp điều tra, phỏng vấn xã hội học (bảng hỏi, phỏng vấn sâu bán cấu trúc). - Phương pháp nghiên cứu thực địa, trong đó chú trọng: + Lựa chọn các tỉnh thuộc các miền ven biển, miền núi, đồng bằng đã và đang làm thí điểm về xây dựng nông thôn mới. Dự kiến tại các vùng miền Bắc, miền Trung, miền Nam gồm: (i) vùng Miền núi phía Bắc 02 tỉnh Hòa Bình, Tuyên Quang; (ii) vùng Ven biển miền Trung 02 tỉnh Hà Tĩnh, Bình ịnh; (iii) vùng ồng bằng sông Cửu Long 02 tỉnh Hậu Giang, ồng Tháp. Vùng có phong trào xây dựng nông thôn mới tại các miền gồm: tỉnh Vĩnh Phúc, Miền Trung du phía Bắc; tỉnh Thái Bình, ồng bằng miền Bắc; tỉnh ắc Lắc thuộc Tây Nguyên; tỉnh ồng Nai, Miền ông Nam Bộ. Vùng kinh tế có đô thị hóa là TP. HCM và Lâm ồng. Việc lựa chọn các tỉnh và các xã dựa trên sự phát triển kinh tế địa phương, cũng như thể hiện tính đa dạng về vùng, miền và tính đặc thù của địa phương. Tại các tỉnh dự kiến đi khảo sát sẽ tiến hành các cuộc tọa 12
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Báo cáo tổng hợp kết quả nghiên cứu đề tài 2011: Nghiên cứu thiết kế công nghệ dệt nhuộm hoàn tất vải hai thành phần tơ tằm (sợi dọc doc filament), và coton (sợi ngang) dùng trong may mặc - Lê Hồng Tâm
68 p | 311 | 69
-
Báo cáo tổng hợp kết quả nghiên cứu dự án sản xuất thử nghiệm độc lập cấp nhà nước, mã số DAĐL 2015/12: Sản xuất thử nghiệm vải len pha polyester - KS. Phạm Hữu Chí
329 p | 251 | 56
-
Báo cáo tổng hợp kết quả đề tài KHKT 2010: Ứng dụng công nghệ Nano trong hoàn tất vải tơ tằm chống bụi, chống thấm nước - KS. Nhữ Thị Việt Hà
57 p | 241 | 54
-
Báo cáo Tổng hợp: “Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty Phát triển kỹ thuật xây dựng”
171 p | 189 | 31
-
Báo cáo tổng hợp kết quả khoa học công nghệ đề tài: Nghiên cứu công nghệ chuỗi nhuộm tơ tằm dạng bút - Bùi Thị Minh Thúy
72 p | 160 | 27
-
Báo cáo tổng hợp: Đề án đẩy mạnh thu hút khách du lịch Nhật Bản đến Việt Nam giai đoạn 2012 - 2015
64 p | 166 | 22
-
Báo cáo tổng hợp nghiên cứu đề tài: Nghiên cứu thị hiếu của khách du lịch Nga đến Khánh Hòa
98 p | 356 | 20
-
Báo cáo tổng hợp kết quả đề tài KHKT 2011: "Nghiên cứu thiết kế mặt hàng vải dệt thoi từ sợi nhuộm polyester phương pháp "Solution dyed" để tạo mặt hàng vải bọc nệm ghế" - KS. Phạm Thị Mỹ Giang
59 p | 193 | 18
-
TIỂU LUẬN: Báo cáo tổng hợp hoạt động của công ty xuất nhập khẩu tổng hợp I
27 p | 133 | 16
-
Hoàn thiện quy trình lập, xét duyệt và thông qua báo cáo kiểm toán và quy trình lập báo cáo tổng hợp kết quả kiểm toán hàng năm của kiểm toán nhà nước
155 p | 118 | 14
-
Đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường: Nâng cao chất lượng nghiên cứu khoa học của giảng viên tại Phân hiệu trường đại học Nội vụ Hà Nội tại Thành phố Hồ Chí Minh
97 p | 73 | 12
-
Báo cáo tổng hợp kết quả nghiên cứu 2010: Nghiên cứu chế tạo máy thử tính kháng thấm nước của vải dưới áp suất thuỷ tĩnh - KS. Lê Đại Hưng
48 p | 135 | 9
-
Báo cáo " Tổng hợp, nghiên cứu cấu trúc và thăm dò hoạt tính sinh học của các phức chất Cu(II), Ni(II) với xitronenlal và menton thiosemicacbazon "
6 p | 73 | 8
-
Báo cáo " Tổng hợp, nghiên cứu phức chất của europi với L. Methionin"
4 p | 76 | 8
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "Tổng hợp, nghiên cứu cấu trúc của glucozơ thiosemicarbazon và phức chất của nó với Co(II), Ni(II)."
5 p | 87 | 7
-
Báo cáo " Tổng hợp nghiên cứu phức chất của prazeodim với L. Lơxin "
4 p | 54 | 5
-
Báo cáo " Tổng hợp, nghiên cứu cấu trúc và tính chất của một số N-aryliđen[6-(2-hetarylvinyl)-3-oxo-piriđazin-2-YL]axetohiđrazit "
5 p | 61 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn