Báo cáo tổng hợp nghiên cứu đề tài: Nghiên cứu thị hiếu của khách du lịch Nga đến Khánh Hòa
lượt xem 20
download
Báo cáo tổng hợp nghiên cứu đề tài: Nghiên cứu thị hiếu của khách du lịch Nga đến Khánh Hòa được chia thành 3 chương. Chương 1 những vấn đề lý luận chung. Chương 2 nghiên cứu thị hiếu của khách du lịch Nga đến Khánh Hòa. Chương 3 giải pháp thu hút và khai thác bền vững thị trường khách du lịch Nga. Mời các bạn tham khảo.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Báo cáo tổng hợp nghiên cứu đề tài: Nghiên cứu thị hiếu của khách du lịch Nga đến Khánh Hòa
- BÁO CÁO TỔNG HỢP NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI “NGHIÊN CỨU THỊ HIẾU CỦA KHÁCH DU LỊCH NGA ĐẾN KHÁNH HÒA” 1. Cơ quan quản lý: Sở Khoa học và Công nghệ Khánh Hòa 2. Cơ quan thực hiện: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Khánh Hòa 3. Chủ nhiệm đề tài: Ông Trần Ngọc Quyền – Cử nhân, Chuyên viên Phòng Quy hoạch và Phát triển Tài nguyên Du lịch, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Khánh Hòa. 4. Thư ký đề tài: Ông: Nguyễn Văn Ty - Cử nhân, Chuyên viên Phòng Quy hoạch và Phát triển Tài nguyên Du lịch, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Khánh Hòa. 5. Các thành viên tham gia phối hợp: - Ông: Lê Chí Công – Thạc sỹ, Trưởng bộ môn Du lịch, Khoa Kinh tế, Trường Đại học Nha Trang - Bà: Lê Thị Mỹ Bình – Tiến sỹ, Trường Cao đẳng Sư phạm thành phố Nha Trang. - Ông: Võ Ngọc Dũng – Cử nhân, Trưởng phòng Quy hoạch và Phát triển Tài nguyên Du lịch, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Khánh Hòa. - Bà: Võ Nguyễn Như Hà – Thạc sỹ, Phó Trưởng phòng Nghiệp vụ Du lịch, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Khánh Hòa. - Bà: Trương Thị Thanh Xuân – Cử nhân, Chuyên viên Phòng Quy hoạch và Phát triển Tài nguyên Du lịch, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Khánh Hòa. Đề tài NCKH: Nghiên cứu thị hiếu của khách du lịch Nga đến Khánh Hòa Trang 1
- LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Theo quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Khánh Hòa đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020, thị trường khách du lịch Nga được xác định là thị truyền thống và cũng là một trong những thị trường trọng điểm của du lịch Khánh Hòa. Vì vậy trong những năm qua, ngành du lịch Khánh Hòa luôn quan tâm đến công tác đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật và hạ tầng phục vụ du lịch (đầu tư xây dựng các khu Resort nghỉ dưỡng biển, mở các đường bay thẳng từ sân bay Quốc tế Cam Ranh đến Liên bang Nga,…), đa dạng hóa và nâng cao chất lượng các sản phẩm du lịch của tỉnh phục vụ khách Nga, Tăng cường công tác xúc tiến quảng bá du lịch đến thị trường Liên bang Nga thông qua các hội chợ du lịch, các hội nghị, hội thảo chuyên đề, các sự kiện văn hóa đã tạo điều kiện cho các nhà đầu tư xây dựng các dự án vui chơi giải trí phục vụ khách du lịch Nga. Đồng thời, đã và đang tạo nên một diện mạo mới cho du lịch Khánh Hòa và khẳng định rằng Khánh Hòa là một trong những điểm đến hấp dẫn và an toàn nhất đối với khách du lịch Nga. Trong những năm qua, lượng khách Nga đến Khánh Hòa tăng đột biến, năm 2012 tăng hơn 120% so với cùng kỳ năm 2011 (78.000 lượt khách so với 34.317 lượt khách), dự kiến năm 2013 khách du lịch Nga đến Khánh Hòa đạt 130.000 lượt khách, tăng 160%. Bên cạnh những kết quả đạt được nêu trên, sự phát triển của ngành du lịch vẫn chưa tương xứng với tiềm năng du lịch của địa phương, còn bộc lộ một số hạn chế cần khắc phục trong thời gian đến như: - Tốc độ tăng trưởng khách du lịch quốc tế quá chậm, lượng khách du lịch quốc tế đến Khánh Hòa chiếm tỷ trọng rất nhỏ so với khách du lịch quốc tế đến Việt Nam, bình quân 7,45% (năm 2011: Việt Nam 6.014.032 lượt khách trong khi Khánh Hòa là 440.390 lượt khách (7,32%), năm 2010: Việt Nam 5.049.855lượt – Khánh Hòa là 384.979 lượt khách (7,62%), năm 2009: Việt Nam 3.772.359 lượt – Khánh Hòa 279.981lượt (7,42%). Đề tài NCKH: Nghiên cứu thị hiếu của khách du lịch Nga đến Khánh Hòa Trang 2
- - Tỷ lệ khách du lịch quốc tế quay lại Việt Nam nói chung và Khánh Hòa nói riêng còn quá thấp khoản 15%, trong khi đó ở khu vực là hơn 30%. - Tỷ lệ khách du lịch Nga đến Khánh Hòa ngày càng tăng nhưng việc đáp ứng tốt nhất nhu cầu của đối tượng khách này còn hạn chế, vẫn chưa nắm bắt đầy đủ thị hiếu của khách du lịch này để có những chiến lược kinh doanh phù hợp ở cấp doanh nghiệp và ngành du lịch. Có nhiều nguyên nhân dẫn tới những hạn chế trên nhưng một thực tế là trong suốt thời gian dài, du lịch Khánh Hòa vẫn chỉ mới khai thác những gì thiên nhiên ban tặng, chưa đầu tư, tôn tạo cho những danh lam thắng cảnh, di tích được đẹp hơn, sản phẩm du lịch được phong phú, hấp dẫn hơn. Sản phẩm thiếu sự phong phú, đa dạng, chất lượng dịch vụ du lịch chưa cao; khả năng đáp ứng và phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng còn hạn chế. Đặc biệt, sức cạnh tranh với các trung tâm du lịch biển trong nước, và quốc tế còn thấp. Trong khi đó, theo Quy hoạch tổng thể phát triển Du lịch tỉnh Khánh Hòa đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020, thị trường khách du lịch Nga là thị trường khách trọng điểm của ngành Du lịch Khánh Hòa. Ngoài ra, trước sự tăng đột biến của khách Nga đến Khánh Hòa, ngành du lịch Khánh Hòa đòi hỏi phải thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ hơn nữa, để giúp cho các doanh nghiệp du lịch, ngành du lịch khai thác tốt hơn tiềm năng du lịch Nga. Xuất phát từ vấn đề trên, đề tài “Nghiên cứu thị hiếu của khách du lịch Nga đến Khánh Hòa” để hiểu biết sâu hơn đối với khách Nga từ đó có sự định hướng nâng cao chất lượng, phát triển sản phẩm du lịch phù hợp với nhu cầu, thị hiếu khách du lịch Nga là rất cần thiết đáp ứng nhu cầu thực tiễn quản lý kinh doanh du lịch hiện nay. 2. Mục tiêu của đề tài: - Điều tra, nghiên cứu thị hiếu khách du lịch Nga đến Khánh Hòa - Đề ra các giải pháp nâng cao chất lượng, phát triển sản phẩm du lịch nhằm đáp ứng thị hiếu của khách và thu hút khách du lịch thị trường Nga đến Khánh Hòa trong thời gian tới. Đề tài NCKH: Nghiên cứu thị hiếu của khách du lịch Nga đến Khánh Hòa Trang 3
- 3. Nội dung nghiên cứu Ngoài phần mở đầu và kết luận, đề tài được kết cấu 3 chương như sau: Chương 1: Những vấn đề lý luận chung Chương 2: Nghiên cứu thị hiếu của khách du lịch Nga đến Khánh Hòa Chương 3: Giải pháp thu hút và khai thác bền vững thị trường khách du lịch Nga 4. Phương pháp nghiên cứu Các phương pháp mà đề tài đã áp dụng bao gồm: - Phương pháp tổng hợp và phân tích tài liệu, số liệu: Sử dụng phương pháp này, đề tài đã kế thừa, sử dụng các số liệu, thông tin, tài liệu, kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học, các chuyên gia và Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Khánh Hòa có liên quan đến nội dung nghiên cứu của đề tài như các vấn lý luận về marketing du lịch; nghiên cứu thị trường khách du lịch, nghiên cứu xây dựng chiến lược… - Phương pháp điều tra xã hội học: với các đối tượng điều tra là khách du lịch tại các điểm đầu mối phân phối khách và địa bàn trọng điểm đón khách Nga hiện tại ở Khánh Hòa nhằm tạo cơ sở tham khảo và phân tích thực trạng khách du lịch Nga đến Khánh Hòa, thực trạng cung ứng và nhu cầu sản phẩm, dịch vụ du lịch của du khách Nga và đề xuất các định hướng, giải pháp nhằm nâng cao chất lượng, phát triển sản phẩm du lịch đáp ứng thị hiếu của khách và thu hút khách du lịch thị trường Nga đến Khánh Hòa trong thời gian đến. - Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia: qua tra đổi quan điểm, ý kiến một số nhà khoa học, nhà quản lý du lịch, chuyên gia về thị trường Nga, các nhà quản lý doanh nghiệp lữ hành đón khách Nga chủ chốt hiện nay ở Khánh Hòa đã giúp cho đề tài củng cố nội dung các nhận định và đề xuất trong đề tài. 5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu và áp dụng đề tài nghiên cứu là khách du lịch Nga đến Khánh Hòa. Đề tài NCKH: Nghiên cứu thị hiếu của khách du lịch Nga đến Khánh Hòa Trang 4
- - Phạm vi không gian: trong phạm vi tỉnh Khánh Hòa, mà trọng tâm là thành phố Nha Trang. - Phạm vi thời gian: (1) Các nghiên cứu hiện trạng du lịch Khánh Hòa từ 2006-2011; (2) Các đề xuất định hướng và giải pháp thực hiện cho giai đoạn 2012-2020 6. Thời gian nghiên cứu đề tài: Từ 01/01/2013 đến 30/12/2013 7. Tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan Nghiên cứu ở nước ngoài: Tổ chức Du lịch Thế giới và một số tổ chức du lịch khác như PATA, WTTC… hàng năm đều có các số liệu về tình hình du lịch trên thế giới cũng như đã có một số nghiên cứu liên quan đến thị trường outbound của một số nước trên thế giới như Tây Ban Nha, Bỉ, các nước bán đảo Scandinaver, Nga, Australia, Nhật Bản, Hàn Quốc…và một số nước khu vực như châu Á-Thái Bình Dương… cũng như nghiên cứu xu hướng thị trường du lịch của nhiều nước và khu vực trên thế giới. Riêng đối với thị trường khách du lịch Nga, đã có một số nghiên cứu nhất định như các nghiên cứu của Công ty tư vấn TMI, Tập đoàn Mintel, Tổng cục Thống kê Nga… nghiên cứu và thống kê số liệu thị trường khách Nga đi du lịch nước ngoài (outbound), đặc điểm khách du lịch Nga. Bên cạnh đó, trong những năm gần đây, một số quốc gia như Hy Lạp, Thổ Nhĩ Kỳ, Ai Cập với định hướng thị trường mục tiêu là khách Nga đã có một số nghiên cứu, tìm hiểu đặc điểm, nhu cầu của thị trường và đưa ra một số định hướng chiến lược nhằm thu hút thị trường khách này. Trên bình diện khoa học, trong những năm qua có khá nhiều công trình nghiên cứu xem xét đến thị hiếu (động cơ) thúc đẩy du lịch của du khách và chỉ ra rằng việc phân tích về động cơ thường được dựa trên hai yếu tố của nó là động cơ đẩy và động cơ kéo (Yuan & McDonald, 1990; Uysal & Hagan, 1993). Cụ thể, khái niệm liên quan đến động cơ kéo và đẩy trong du lịch được thể hiện thông qua việc du khách có thị hiếu đi du lịch thông qua nhu cầu của bản thân họ là khám phá, nghỉ ngơi và trãi nghiệm…Trong khi đó, nhiều du Đề tài NCKH: Nghiên cứu thị hiếu của khách du lịch Nga đến Khánh Hòa Trang 5
- khách có động cơ đi du lịch bởi vì họ nhận thức được sự hấp dẫn của các động cơ từ bên ngoài (sự hấp dẫn của điểm đến, chất lượng dịch vụ du lịch tốt, bãi biển đẹp,…) làm cho du khách cảm nhận được. Nghiên cứu của Baloglu & Uysal (1996) về động cơ đi du lịch của khách quốc tế được đăng trên Tạp chí quản lý du lịch quốc tế chỉ ra rằng hầu hết những yếu tố đẩy ở bên trong du khách đi du lịch chính là động cơ liên quan đến nguồn gốc và những ham muốn vô hình hoặc nội tại của cá nhân du khách. Ngược lại, động cơ kéo chính là sự hấp dẫn của một điểm đến khi du khách cảm nhận. Nghiên cứu của Yoon và Uysal (2005) đề cập đến thị hiếu của khách quốc tế khi đến du lịch tại một điểm đến và đưa ra hai câu hỏi cần phải trả lời đó là: (1) Tại sao mọi người đi du lịch? (2) Và đâu là những thứ họ muốn thưởng thức trong chuyến đi? Trong các nghiên cứu trước đây, các tác giả đề xuất thị hiếu của du khách xuất phát từ lực kéo và lực đẩy quyết định đến hành vi du lịch. Những kết quả nghiên cứu giúp các nhà quản lý hiểu rỏ thị hiếu của khách du lịch quốc tế từ đó đưa ra các giải pháp phù hợp nhằm thúc đẩy hành vi du lịch của khách du lịch. Tuy nhiên Yoon và Uysal (2005) lập luận rằng các kết quả và hiệu quả của các nghiên cứu thị hiếu của hành vi du lịch đòi hỏi nhiều hơn sự hiểu biết về nhu cầu của họ và sự hiểu biết. Nghiên cứu ở trong nước: Hiện nay, ở Việt Nam việc nghiên cứu thị trường khách du lịch quốc tế nói chung và thị trường khách du lịch Nga nói riêng chủ yếu mới chỉ dừng lại ở thống kê lượng khách du lịch đến Việt Nam. Ngoài ra cũng có một số nghiên cứu sâu hơn như những định hướng thị trường trong các chiến lược, quy hoạch du lịch hay các nghiên cứu một số thị trường cụ thể trong các công trình nghiên cứu khoa học như nghiên cứu đặc điểm thị trường khách du lịch ASEAN, Nhật Bản, Trung Quốc,…Đối với thị trường khách du lịch Nga, ngoài thống kê về lượng khách, các nghiên cứu vẫn dưới dạng Công ty nào hướng tới thị trường này có nghiên cứu đặc điểm thị trường. Gần đây với mục đích tìm hiểu nhu cầu sử dụng tiếng Nga trong du lịch, trường Đại học Quốc Đề tài NCKH: Nghiên cứu thị hiếu của khách du lịch Nga đến Khánh Hòa Trang 6
- gia có một công trình nghiên cứu về “Du lịch Việt Nam và thị trường khách du lịch Nga”, tuy nhiên do mục đích nghiên cứu nên kết quả nghiên cứu mới chỉ đưa ra một vài nhận định về đặc điểm thị trường. Thực tế cho thấy, chưa có công trình nghiên cứu cụ thể, quy mô và đưa ra những định hướng marketing thị trường khách du lịch Nga. Trong lĩnh vực marketing, Tổng cục Du lịch đã có một số công trình nghiên cứu như đề tài “Nghiên cứu đề xuất giải pháp đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền quảng bá du lịch Việt Nam tại một số thị trường du lịch quốc tế trọng điểm”; “Nghiên cứu kinh nghiệm hoạt động xúc tiến du lịch của nước ngoài, vận dụng, đề xuất giải pháp tăng cường các hoạt động xúc tiến du lịch Việt Nam”. Vừa qua, được sự hỗ trợ của Cơ quan Hợp tác Quốc tế Phát triển Tây Ban Nha, Tổng cục Du lịch Việt Nam đã xây dựng bản kế hoạch marketing du lịch Việt Nam 2008 - 2015, bản kế hoạch đưa ra một số đề xuất tổng quát cho phát triển du lịch Việt Nam. Trong khi dự thảo “Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030” đã có những nghiên cứu, định hướng vĩ mô và xác định Nga là một trong những thị trường truyền thống quan trọng, có tiềm năng và cần được tăng cường khai thác phát triển trong thời gian tới. Đề tài NCKH: Nghiên cứu thị hiếu của khách du lịch Nga đến Khánh Hòa Trang 7
- PHẦN I NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG I. Đặt vấn đề Thị hiếu và và sự hài lòng là hai khái niệm được nghiên cứu phổ biến trong lĩnh vực du lịch, mối liên hệ giữa 02 khái niệm này được bắt nguồn từ tác động của hành vi cá nhân trong lĩnh vực du lịch. Nghiên cứu của Devesa và cộng sự (2010) chỉ ra rằng thị hiếu/ động cơ du lịch là một yếu tố quyết định trong các tiêu chí đánh giá hành vi du lịch và là hệ quả trực tiếp của sự hài lòng của du khách khi tham quan một điểm đến. Thị hiếu du lịch đóng vai trò quan trọng trong việc đánh giá hành vi của du khách, thực tế chỉ ra rằng khách du lịch không bao giờ hành động một cách vô cớ, mỗi hành động đều có những nguyên nhân của nó, có những yếu tố thúc đẩy họ hành động. Do đó, khi xem xét hành vi của bất cứ cá nhân nào, người ta đều quan tâm đến động cơ của hành động. Thị hiếu tiêu dùng được xem là hệ thống động lực điều khiển bên trong cá nhân thúc đẩy cá nhân hành động để đạt được những mục đích nào đó. Đối với hoạt động du lịch, thị hiếu đi du lịch là lý do của hành động nhằm thỏa mãn nhu cầu, mong muốn của khách du lịch. Động cơ du lịch là nhân tố chủ quan khuyến khích mọi người hành động. Động cơ du lịch chỉ nguyên nhân tâm lý khuyến khích người ta thực hiện du lịch, đi du lịch tới nơi nào và thực hiện loại du lịch nào. Như vậy, thị hiếu của du khách đã trở thành một tiền tố ảnh hưởng đến hành vi du lịch và xác định các khía cạnh khác nhau của hoạt động du lịch hoặc lý do để đi du lịch cũng như việc lựa chọn điểm đến cụ thể của du khách. Nhằm mục tiêu hệ thống lại cơ sở lý luận chung về thị hiếu của khách du lịch, trong phần đầu của nghiên cứu sẽ tập trung tìm hiểu thế nào là thị hiếu du lịch? Các nhân tố ảnh hưởng đến thị hiếu du lịch. Đề tài NCKH: Nghiên cứu thị hiếu của khách du lịch Nga đến Khánh Hòa Trang 8
- II. Một số khái niệm cơ bản liên quan đến thị hiếu, hành vi, điểm đến 1. Thị hiếu/sở thích của du khách Giáo trình Kinh tế học (2000) định nghĩa thị hiếu/sở thích như sau: “Sở thích của người tiêu dùng là mức độ ưu tiên lựa chọn rổ hàng hóa này so với rổ hàng hóa khác của người tiêu dùng khi mua hàng”. Trong kinh doanh du lịch, thị hiếu/sở thích của du khách là một khái niệm mang tính chủ quan của cá nhân, được đo bằng các tiện ích của các gói dịch vụ khác nhau mà họ lựa chọn. Thị hiếu/sở thích du lịch của du khách cho phép họ lựa chọn các gói dịch vụ khác nhau theo mức độ tiện ích mà nó mang lại. Bên cạnh đó, thị hiếu/sở thích du lịch còn được hiểu là một trạng thái tâm lý đặc biệt trong quá trình nhận thức của du khách và là mối quan tâm đặc biệt đối với sản phẩm/dịch vụ du lịch. Nghiên cứu về thị hiếu/sở thích tiêu dùng của du khách cho biết được du khách thích gì? Mong muốn điều gì để từ đó doanh nghiệp/đơn vị kinh doanh có những chiến lược phù hợp nhằm đáp ứng tốt nhất thị hiếu/sở thích của họ. 2. Hành vi du lịch của du khách Hành vi du lịch của du khách được hiểu là khách du lịch sử dụng sản phẩm/dịch vụ du lịch nhằm thỏa mãn nhu cầu và mong muốn cá nhân. Khách du lịch là người cuối cùng tiêu dùng sản phẩm/dịch vụ du lịch. Du khách có thể là một cá nhân, hộ gia đình hoặc một nhóm người (tập thể). Hành vi du lịch của họ có thể xem là toàn bộ hành động mà du khách thể hiện trong quá trình tìm kiếm, mua, sử dụng, đánh giá sản phẩm/dịch vụ du lịch nhằm thỏa mãn các nhu cầu khi thực hiện chuyến đi của họ. Đặc trưng cơ bản của hành vi tiêu dùng trong du lịch là nhu cầu du lịch phong phú, đa dạng cũng như liên tục thay đổi thị hiếu trong tiêu dùng sản phẩm/dịch vụ do tác động của môi trường và điều kiện sống. 3. Điểm đến du lịch Theo Luật Du lịch Việt Nam 2005 - Chương IV Điều 24: điều kiện để được công nhận là điểm du lịch quốc gia: (1) Có tài nguyên du lịch đặc biệt Đề tài NCKH: Nghiên cứu thị hiếu của khách du lịch Nga đến Khánh Hòa Trang 9
- hấp dẫn đối với nhu cầu tham quan của khách du lịch; (2) Có kết cấu hạ tầng và dịch vụ du lịch cần thiết, có khả năng bảo đảm phục vụ ít nhất một trăm nghìn lượt khách tham quan một năm. Trong khi đó, điểm du lịch có đủ điều kiện sau đây được công nhận là điểm du lịch địa phương: (1) Có tài nguyên du lịch hấp dẫn đối với nhu cầu tham quan của khách du lịch; (2) Có kết cấu hạ tầng và dịch vụ du lịch cần thiết, có khả năng bảo đảm phục vụ ít nhất mười nghìn lượt khách tham quan một năm. Tác giả Nguyễn Văn Mạnh (2008) đưa ra lý thuyết về phân loại điểm đến du lịch như sau: (1) Megadestination: Các điểm đến có quy mô lớn, là điểm đến của một vùng lãnh thổ hay ở cấp độ châu lục: khu vực Đông Nam Á, Châu Mỹ,…; (2) Macrodestination: điểm đến vĩ mô, là những điểm đến ở cấp độ quốc gia: Việt Nam, Mỹ, Pháp,…(3) Microdestination: điểm đến vi mô, bao gồm các vùng, tỉnh, thành phố, quận, huyện, thậm chí một thị xã, thị trấn trong lãnh thổ quốc gia. Nghiên cứu này tiếp cận khái niệm điểm đến du lịch dựa theo các nghiên cứu trên nhưng tập trung hơn ở khía cạnh điểm đến vi mô. Cụ thể, tác giả tiếp cận điểm đến tại tỉnh Khánh Hòa. Cho đến nay cũng chưa có một khái niệm nhất quán trên toàn cầu về điểm đến du lịch. Theo Philip Kotler, một điểm điểm đến là một khu vực có địa giới hành chính được luật pháp công nhận hay có đường biên nằm trong nhận thức của mọi người. Mở rộng khái niệm này có thể đưa ra quan niệm : Điểm đến du lịch là nơi có nguồn tài nguyên du lịch (tự nhiên hoặc nhân văn, hoặc kết hợp cả hai) được tổ chức khai thác đáp ứng nhu cầu du lịch của du khách). Quy mô của điểm đến du lịch có thể rất khác nhau, ở quy mô lớn có thể là một khu vực gồm nhiều quốc gia (Khu vực Bắc Âu, các nước Đông Dương...), thấp hơn có thể là một quốc gia (Việt Nam, Thái Lan,...), một vùng trong một quốc gia (vùng núi Tây Bắc – Việt Nam, vùng Tây Nguyên,...), hay một tỉnh/thành phố (Khánh Hòa, Hà Nội, Đà Nẵng,...)....và ở quy mô nhỏ hơn nữa có thể là một địa điểm cụ thể (Vườn quốc gia Cúc Đề tài NCKH: Nghiên cứu thị hiếu của khách du lịch Nga đến Khánh Hòa Trang 10
- Phương, Bạch Mã, Đảo Phú Quốc). III. Các nhân tố ảnh hưởng đến thị hiếu đi du lịch của du khách 1. Các nhân tố thuộc về nhân khẩu học Các nghiên cứu hàn lâm trên thế giới chia các nhân tố ảnh hưởng thị hiếu du lịch của du khách thành hai khía nhóm bao gồm: nhân tố tâm lý và nhân tố thuộc về nhân khẩu học. Theo đó, nhân tố tâm lý sẽ tác động, thôi thúc du khách tìm cái mới, cảm giác mới lạ, tức thay đổi môi trường sống và lối sống quen thuộc hàng ngày, tìm kiếm niềm vui đa dạng, tìm kiến thức, tìm cách thể hiện chính mình. 1.1. Tuổi đời của du khách Đối với du khách trẻ tuổi, họ thường ham thích cái mới, ham muốn tìm tòi cái mới, tìm tòi tri thức. Họ có điều kiện sức khỏe tốt, thích du lịch, nhưng thu nhập thấp. Do vậy, chỉ có thể thực hiện các chuyến du lịch cấp thấp như du lịch ba lô, du lịch du học…Đối với người ở độ tuổi trung niên, là thời kỳ thành đạt trong sự nghiệp, đủ điều kiện kinh tế và thể lực tốt, thường có địa vị xã hội khá cao, do vậy họ thường chọn các chương trình du lịch ở cấp tương đối cao, giao thông tiện lợi, khoảng cách tương đối gần. Đối với người già, thường có nhiều tình cảm hoài cổ, dễ sinh ra động cơ du lịch thăm viếng hoài niệm người xưa cảnh cũ. 1.2. Giới tính của du khách Sự chênh lệch về địa vị của hai phái trong xã hội và gia đình sẽ dẫn tới sự khác nhau về tâm lý hành vi và sở thích du lịch. Ví dụ: nam giới thường đi du lịch phần lớn vì mục đích công việc, thương mại, trong khi nữ giới đi du lịch phần lớn để mua sắm hoặc thể hiện địa vị của họ trong xã hội. 1.3. Trình độ học vấn của du khách Nhiều nghiên cứu chứng minh rằng những người có mức độ giáo dục cao, dễ khắc phục trở ngại tâm lý như cảm giác xa lạ về môi trường sống, phong tục tập quán, ăn uống và ngôn ngữ ở vùng đất mới lạ, họ dễ tìm hiểu và tiếp thu cái mới, thích tìm tòi, thưởng thức cái đẹp. Ngược lại, người có mức Đề tài NCKH: Nghiên cứu thị hiếu của khách du lịch Nga đến Khánh Hòa Trang 11
- độ giáo dục và trình độ văn hóa tương đối thấp sẽ thiếu sự hiểu biết đối với sự vật bên ngoài, khả năng thích ứng với môi trường lạ tương đối kém, dễ sinh ra cảm giác sợ sệt, ngại đi du lịch. Theo thực tế, những người có trình độ học vấn cao thì nghề nghiệp càng ổn định và thu nhập của họ cũng càng tốt, từ đó họ sẽ càng có nhiều nhu cầu, động cơ đi du lịch hơn so với những người có trình độ học vấn thấp. 1.4. Mức thu nhập của du khách Nghiên cứu gần đây là chỉ tiêu quan trọng và là điều kiện vật chất để họ có thể tham gia đi du lịch. Con người khi muốn đi du lịch không chỉ cần có thời gian mà còn phải có đủ tiền để thực hiện mong muốn đó, vì khi đi du lịch họ còn phải trả các khoản tiền như tiền tàu xe, tiền thuê phòng, tiền tham quan, tiền tiêu dùng… Người có thu nhập trung bình thì họ chỉ thực hiện các nhu cầu cơ bản (thiết yếu), nhưng khi họ có thu nhập cao, họ còn muốn thưởng thức những cái mới lạ, cái đẹp, tự khẳng định mình… 1.5. Tình trạng hôn nhân của du khách Những người độc thân có xu hướng đi du lịch nhiều hơn những người đã lập gia đình vì đa số những đã người lập gia đình phải chăm sóc con cái, chăm lo cho nhà cửa nhiều hơn, còn những người chưa lập gia đình ít có điều gì phải vướng bận. Khi đó, những người độc thân thường hướng đến việc tìm hiểu, khám phá, thích trải nghiệm…còn những người đã lập gia đình thì chủ yếu là nghỉ ngơi, tham quan, du lịch mua sắm hoặc tham gia các hoạt động giải trí cùng gia đình. 2. Các nhân tố thuộc về điểm đến Du khách đi du lịch với những thị hiếu/ động cơ khác nhau thì họ có những nhu cầu và hành vi tiêu dùng khác nhau hơn nữa họ sẽ đòi hỏi những dịch vụ, cách giao tiếp và phục vụ khác nhau. Kết quả của việc phân tích thị hiếu/động cơ du lịch của khách du lịch sẽ cho phép nhà quản lý kinh doanh có những biện pháp nhằm khai thác và phục vụ tốt hơn. Theo các nghiên cứu Đề tài NCKH: Nghiên cứu thị hiếu của khách du lịch Nga đến Khánh Hòa Trang 12
- trên thế giới về thị hiếu trong du lịch, người ta chia thị hiếu du lịch của du khách bao gồm từ nội tại du khách. 2.1. Tài nguyên du lịch điểm đến Thông thường chúng ta thường quan niệm rằng: du lịch là đồng nghĩa với việc tham quan, thưởng thức những danh thắng, những địa điểm nổi tiếng, những đất nước xa xôi hay tiếp xúc và tìm hiểu những con người có phong tục tập quán, văn hóa khác với mình. Việc đi du lịch như vậy đã đem lại nhiều điều thú vị và hạnh phúc, khiến cho bao người làm việc hằng ngày cốt chỉ để dành tiền đi cho biết đó biết đây. Nhưng khi cuộc sống phát triển, theo thời gian gần đây, khái niệm về “du lịch nghỉ dưỡng” đã có sự thay đổi hiện đại hơn. Đó là việc kết hợp giữa du lịch với bồi bổ sức khỏe hoặc khám chữa bệnh. Việc đi du lịch kết hợp với bồi bổ sức khỏe và chữa bệnh có hiệu quả cao, sở dĩ là vì những người đi du lịch sẽ có cảm giác như thoát ra khỏi cuộc sống đời thường với bao lo toan, bận rộn, vất vả để đến với những nơi có điều kiện khí hậu tuyệt vời, hòa mình vào những cảnh quan xung quanh, và có điều kiện thảnh thơi để nghĩ đến chính mình. Du lịch nghỉ dưỡng được xem là loại hình du lịch giúp cho con người phục hồi sức khoẻ và lấy lại tinh thần sau những ngày làm việc mệt mỏi, những căng thẳng thường xuyên xảy ra trong cuộc sống. Việc xây dựng và mở ra các trung tâm chăm sóc sắc đẹp, phục hồi sức khỏe, tắm suối nước nóng, tắm bùn, bấm huyệt, xoa bóp, châm cứu… và áp dụng các thành tựu của y học cổ truyền đã và đang thu hút được sự quan tâm của du khách cho mục đích du lịch nghỉ dưỡng. Các trung tâm này có thể nằm trong các khu nghỉ dưỡng, khách sạn, hoặc độc lập ở các khu suối nước nóng. Bên cạnh đó, sau khi nghỉ ngơi thư giãn du khách thường có xu hướng tìm kiếm đến các trung tâm, địa điểm để mua sắm các hàng hóa và hy vọng mua được các sản phẩm đặc thù của mỗi địa phương. Trên thực tế, có rất nhiều tour du lịch được hình thành như tour Đà Lạt, Tour Mai Châu, Tour Bà Nà, Tour Phan Thiết - Mũi Né,…những Tour Đề tài NCKH: Nghiên cứu thị hiếu của khách du lịch Nga đến Khánh Hòa Trang 13
- du lịch nghỉ dưỡng này ra đời nhằm mang đến một kỳ nghỉ hoàn hảo, một không gian riêng tư, một không gian ẩm thực riêng biệt của từng vùng, một phong cách phục vụ chu đáo và chuyên nghiệp của nhà hàng, khách sạn… Theo bình chọn của trang Du lịch của CNN (Travel.cnn.com), trong 9 khu nghỉ dưỡng đẹp nhất Biển Đông, Việt Nam có tới năm địa điểm được bình chọn là Côn Đảo (tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu), đảo Phú Quý (tỉnh Bình Thuận), đảo Cát Bà (thành phố Hải Phòng), khu nghỉ dưỡng thuộc Vinpearl (Nha Trang) và khu nghỉ dưỡng Whale Island (Nha Trang), bên cạnh đó, Trung Quốc có 2, Philippines và Malaysia mỗi nước cũng chỉ có 1. 2.2. Chất lượng dịch vụ du lịch tại điểm đến Có thể nói, chất lượng dịch vụ du lịch tại điểm đến quyết định phần lớn đến thị hiếu/động cơ của du khách khi muốn đến du lịch. Chất lượng dịch vụ được xem là động cơ kéo để khiến du khách muốn đến du lịch và thưởng thức các dịch vụ đi kèm. Chất lượng dịch vụ bao hàm cả dịch vụ cứng trong chuyến đi như ăn uống, lưu trú, lữ hành mà còn liên quan nhiều đến các dịch vụ mềm đó là được tham quan, vui chơi, giải trí…Ngoài ra, du lịch hiện nay không chỉ để đáp ứng nhu cầu tham quan, khám phá, nghỉ dưỡng mà còn để đi công việc, công tác, tìm kiếm đối tác, phát triển thị trường. Đây là lý do loại hình du lịch MICE, du lịch kết hợp với công việc - viết tắt của 4 từ tiếng Anh: Meetings (hội họp), Incentives (khen thưởng), Conventions/ Conferences (hội thảo/hội nghị), Events (sự kiện) ra đời. Đây là loại hình du lịch được rất nhiều nước đẩy mạnh phát triển, vì giá trị của loại dịch vụ này lớn hơn rất nhiều so với du lịch cá nhân hay du lịch nhóm. Như chúng ta biết, MICE không phải là loại sản phẩm du lịch mới, nó phát triển qua nhiều giai đoạn, theo nhận thức khác nhau của những người làm du lịch. MICE được xem là sản phẩm du lịch tổng hợp của những sản phẩm du lịch đơn lẻ kết hợp với việc tổ chức và hạ tầng cơ sở nhất định. Hiện nay, du lịch MICE hay du lịch công vụ đang là xu thế phát triển của nhiều ngành du lịch, được các quốc gia xác định là mục tiêu phát triển cho Đề tài NCKH: Nghiên cứu thị hiếu của khách du lịch Nga đến Khánh Hòa Trang 14
- toàn ngành du lịch, bởi giá trị của loại hình du lịch này đóng góp cho ngành du lịch, cũng như toàn ngành kinh tế là rất lớn. Phần lớn khách hàng tham gia du lịch MICE là doanh nhân, thậm chí là doanh nhân cao cấp nên họ rất khó tính, yêu cầu chất lượng cao. Ngoài ra có thể là các nhà khoa học, các công chức nhà nước, các tổ chức xã hội… cũng yêu cầu rất cao. Khách MICE đa số là các nhân vật có thành tích, có vị trí trong các tổ chức, nhà nước được cử đi hay mời đến tham dự. Việc khai thác du lịch MICE hiệu quả sẽ mang lại những lợi ích không chỉ trong lĩnh vực kinh doanh du lịch mà còn mở ra nhiều cơ hội để tiếp cận và phát triển kinh tế - xã hội trong nhiều lĩnh vực thông qua các sự kiện hội họp, đặc biệt là những sự kiện mang tính quốc tế. Ở Việt Nam, du lịch MICE đang có những bước phát triển mạnh mẽ vì được đánh giá là điểm đến an toàn, thân thiện và là một thị trường đầu tư hấp dẫn. Một số thành phố ở nước ta thu hút đông du khách MICE như: TP.HCM, Hà Nội, Đà Nẵng, Nha Trang…Một số sự kiện lớn như: SEAGames, Festival Biển, Hội nghị cấp cao Á-Âu, Hội nghị các nhà lãnh đạo Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC), Hội nghị cấp cao LHQ về môi trường, Hội nghị Bộ trưởng du lịch APEC,… là những sự kiện mang lại cơ hội kinh doanh cho ngành du lịch cũng như các ngành kinh tế khác, cho dù ở lĩnh vực kinh tế, thể thao, văn hóa, chính trị,…đều có thể mang lại giá trị du lịch cho một vùng hay một quốc gia, thu hút nhiều khách trong nước và quốc tế đến tham dự. Cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội, hoạt động tham quan du lịch không chỉ là những chuyến đi nghỉ ngơi, giải trí,… mà còn là những chuyến đi học tập kinh nghiệm, đặc biệt là việc xây dựng ý thức tập thể, tinh thần đoàn kết, gắn bó, vững mạnh hơn, mọi người có cơ hội để hiểu và gắn bó với nhau hơn. Do đó, nhằm hướng đến mục tiêu kết hợp giữa tham quan và tạo dựng tinh thần đồng đội, đạt hiệu quả tốt hơn trong công việc, trong chiến lược đào tạo và phát triển nhân sự của các doanh nghiệp, “khả năng làm việc Đề tài NCKH: Nghiên cứu thị hiếu của khách du lịch Nga đến Khánh Hòa Trang 15
- đội nhóm” đã trở thành tiêu chí hàng đầu để đánh giá mỗi cá nhân, tập thể. Có nhiều cách để nâng cao sức mạnh tập thể, tuy nhiên lựa chọn được nhiều doanh nghiệp hướng đến nhất hiện nay là du lịch kết hợp team-building. Đây là một dạng đào tạo “ngoài công việc” (học mà chơi, chơi mà học) thường kết hợp giữa hoạt động dã ngoại và đào tạo bằng các trò chơi mang tính tập thể cao, để qua đó mỗi cá nhân tại nhiều phòng ban, chi nhánh có dịp giao lưu, cởi mở, tìm hiểu và gắn bó nhau hơn. Vì vậy, trước khi một chương trình teambuilding diễn ra, luôn phải trả lời được những câu hỏi sau: khách hàng của chương trình này là ai? Họ như thế nào? Họ muốn gì qua chương trình này? Vì chương trình Teambuilding không giống như các chương trình, các trò chơi tập thể thông thường, mà là một chuỗi những hoạt động được lên kế hoạch cho phù hợp (về giới tính, độ tuổi, công việc, trình độ văn hóa…) và đặc biệt quan trọng hơn cả là yêu cầu của khách hàng đòi hỏi phải đạt được thông qua những hoạt động đã được trải nghiệm. Trước làn sóng du lịch nhóm, hiện nay, các công ty du lịch phát triển mạnh tour này phải kể đến như Vietravel, Saigontourist, Vitour, TST TOURIST... Năm 2011, Saigontourist phục vụ hơn 200.000 du khách quốc tế (tăng hơn 60% so với năm 2010) với các chương trình du lịch thuần túy và du lịch kết hợp hội nghị, teambuilding. 4 năm qua khách tham gia tour MICE kết hợp teambuilding tại Vietravel tăng 30 - 40%, và TST TOURIST hàng năm cũng tăng khá cao từ 30 - 35%... Tuy chương trình đang trên đà phát triển, nhưng khó khăn hiện nay đối với việc tổ chức tour teambulding là đầu tư sáng tạo hệ thống sản phẩm phù hợp với từng nhu cầu cho từng doanh nghiệp với hoạt động kinh doanh khác nhau, văn hóa khác nhau. Bên cạnh đó, việc tổ chức cần phải được giám sát chặt chẽ từ ý tưởng, triển khai và thực hiện. Thành công của sự kiện không những tạo được uy tín cho doanh nghiệp lữ hành mà còn cho cả công ty, tập đoàn tổ chức sự kiện. 2.3. Các tổ chức kinh doanh và quản lý du lịch Đề tài NCKH: Nghiên cứu thị hiếu của khách du lịch Nga đến Khánh Hòa Trang 16
- Tổ chức kinh doanh du lịch đa dạng với nhiều hình thức khác nhau sẽ đóng một vai trò quan trọng làm tăng thị hiếu du lịch của du khách. Ví dụ, một số điểm đến trên thế giới đã kết hợp chăm sóc sức khỏe bằng phương pháp du lịch nghỉ dưỡng và chữa bệnh đã được thực hiện qua các thời kỳ từ Hy Lạp, La Mã cổ đại, các triều đại phong kiến Trung Hoa và cho đến Việt Nam mà đối tượng phục vụ là các tầng lớp quý tộc, quan lại trong xã hội cũ. Do đó, việc cho ra đời loại hình du lịch chữa bệnh cũng là học từ người xưa. Và cho đến nay, trong bối cảnh toàn cầu hóa cùng với việc tăng tuổi thọ và mức sống, bên cạnh nhu cầu du lịch vui chơi giải trí, mong muốn đi du lịch để chăm sóc sức khỏe, chữa bệnh trở thành nhu cầu thiết yếu của đại đa số nhiều người. Vì loại hình du lịch này đáp ứng cả hai mục đích cùng một lúc: chữa bệnh và du lịch nên được rất nhiều người ưa chuộng, nhất là du khách phương Tây. Bên cạnh đó, những quốc gia nhanh chóng khẳng định tên tuổi với loại hình du lịch chữa bệnh này là Ấn Độ, Singapore và Thái Lan. Hiện nay, các quốc gia này cũng đang rất tích cực đẩy mạnh đầu tư, quảng bá, xúc tiến các sản phẩm du lịch chữa bệnh của mình, đồng thời đưa ra những chiến lược nhằm hướng tới mục tiêu trở thành điểm đến du lịch hàng đầu về chăm sóc sức khỏe và chữa bệnh. Theo công ty Tư vấn Frost & Sullivan, giá trị của thị trường du lịch chữa bệnh toàn cầu đạt xấp xỉ 78,5 tỉ USD vào năm 2010 và dự kiến ở Đông Nam Á sẽ đạt khoảng 4,4 tỉ USD vào cuối năm 2012. Và theo báo cáo của Deloitte, từ năm 2005, Thái Lan đã đón 1,28 triệu lượt khách quốc tế đến chữa bệnh, thu được hơn 1 tỉ USD. Số lượng bệnh nhân nước ngoài đến Malaysia vào năm 2006 là 300.000 người, đem lại cho nước này khoảng 59 triệu USD, và Singapore cũng thu hút được 410.000 du khách đến chữa bệnh. Trong năm 2007, 3 nước này đã đón 2 triệu lượt khách du lịch quốc tế đến chữa bệnh, thu được tổng cộng 3 tỉ USD. Nhưng ở tại Việt Nam, loại hình du lịch chữa bệnh còn khá mới, hệ thống cơ sở y tế của Việt Nam chưa hiện đại và tiên tiến so với mặt bằng Đề tài NCKH: Nghiên cứu thị hiếu của khách du lịch Nga đến Khánh Hòa Trang 17
- chung khu vực nhưng hoàn toàn có thể khai thác nền y học dân tộc, cổ truyền. Theo nhận định chung của các hãng lữ hành cũng như chuyên gia trong ngành du lịch, Việt Nam có một nền y học cổ truyền phong phú. Trong đó, liệu pháp chữa bệnh không dùng thuốc (châm cứu, khí công) đang dần được du khách quốc tế biết đến và quan tâm. Đến nay, Việt Nam đã có các trung tâm châm cứu lớn như Bệnh viện Châm cứu Trung ương, Bệnh viện Y học Cổ truyền Trung ương (đều ở Hà Nội), Viện Y dược học Dân tộc TP.HCM. Bên cạnh đó, ngành du lịch - chữa bệnh Việt Nam còn được thiên nhiên ưu đãi với nhiều suối khoáng nóng, như suối khoáng nóng Tháp Bà - Nha Trang, I - Resort… Ở đây có những loại hình dịch vụ chăm sóc sức khỏe đa dạng như ngâm bùn khoáng nóng, hồ bơi khoáng ấm,... tạo thành một quần thể du lịch kết hợp nghỉ ngơi thư giãn, phục hồi sức khỏe, nhưng điểm đến này chưa được định vị du lịch kết hợp chữa bệnh, mà chỉ là một phần giải trí trong một chương trình du lịch. Ngoài những ưu đãi đó, đã có một số nhà đầu tư bước chân vào thị trường này, bệnh viện đa khoa Pháp - Việt, bệnh viện chuyên khoa tim Tâm Đức (TP.HCM), hay mới đây nhất là bệnh viện Vinmec của Tập đoàn Vingroup (Hà Nội)... Các mô hình đầu tư này với cơ sở hạ tầng hiện đại, đội ngũ y bác sỹ giỏi, có các chuyên gia nước ngoài cùng phối hợp chữa bệnh, đủ khả năng phẫu thuật các ca khó như ghép tim, thận, nhưng để thu hút được lượng khách trong nước cũng như quốc tế giống như các nước, Việt Nam vẫn chưa thể làm được. Tại sao lại như vậy? Đó là do, Việt Nam vẫn chưa có một chủ trương, chính sách nào về việc phát triển du lịch chữa bệnh, chưa thể định vị được hình ảnh của mình trên thị trường du lịch chữa bệnh thế giới và chính sự yếu kém trong khâu quảng bá thông tin và hình ảnh đã khiến cho du lịch chữa bệnh nói riêng và ngành du lịch Việt Nam nói chung vẫn chưa đuổi kịp các nước trong khu vực. Trong khi đó, Thái Lan đã nổi tiếng khắp thế giới như là trung tâm chuyên về thẩm mỹ và chuyển đổi giới tính, còn Singapore hay Malaysia được biết đến nhờ các phương pháp chữa bệnh hiện đại về tim Đề tài NCKH: Nghiên cứu thị hiếu của khách du lịch Nga đến Khánh Hòa Trang 18
- mạch, thần kinh hoặc điều trị bằng tế bào gốc. Cuối cùng là sự thiếu tin tưởng của bệnh nhân đối với khả năng y học nước nhà cũng như chất lượng các dịch vụ đi kèm chưa tốt đã hạn chế sự phát triển của thị trường du lịch chữa bệnh tại Việt Nam. Theo thực tế, nhiều bệnh nhân trong nước vẫn ra nước ngoài để trị bệnh, hằng năm có khoảng 40.000 người Việt ra nước ngoài để chữa bệnh, tốn xấp xỉ 1 tỉ USD/năm, cho dù nhiều ca bệnh phức tạp đã được các bệnh viện Việt Nam thực hiện thành công (theo số liệu của Bộ Y tế). Ngoài ra, quản lý kinh doanh du lịch kết hợp với các hoạt động từ thiện cũng đang được chú ý. Thực tế chỉ ra rằng, khi những mùa đông giá lạnh, nhiều gia đình có hoàn cảnh đói nghèo, chống chịu sự khắc nghiệt bằng những manh áo rách, chỉ có mỗi cái áo mỏng để mặc, những đôi chân trần không dép, những bữa cơm bằng bột ngô, có khi thì cơm trộn,…, ở nơi đây thường xuyên phải sống chung với cái đói, cái rét cắt da thịt, phải thức dậy từ sớm tinh mơ để đi làm và đến trường, nhiều học sinh đã phải nghỉ học để phụ giúp gia đình. Khi thấy những hình ảnh đó nhiều người không thể cầm lòng được, vì vậy trong những năm gần đây, mô hình du lịch kết hợp từ thiện được nhiều đơn vị, tổ chức, cá nhân áp dụng nhiều. Mục tiêu chính của chương trình nhằm tạo điều kiện cho du khách kết hợp tham quan những thắng cảnh tự nhiên ở các tỉnh, đồng thời dành thời gian để trải nghiệm cuộc sống, đóng góp một phần nhỏ vật chất và tinh thần, mang lại niềm hạnh phúc, niềm động viên lớn lao đến những vùng còn khó khăn. Với ý nghĩa nhân văn, tour du lịch "đặc biệt" này phát triển vừa thể hiện văn hóa kinh doanh của doanh nghiệp, vừa mang lại lợi ích thiết thực cho cộng đồng địa phương. Phần đông du khách đăng kí những tour này là nhóm đối tượng có thu nhập tương đối ổn định thích làm những việc có ích cho cộng đồng. Hiện một số tour dạng này đã và đang thu hút đông du khách có thể kể ra như: tổ chức cho khách thăm và giao lưu, tặng quà, phụ giáo viên chăm sóc, vui chơi với các em ở trường mồ côi khuyết tật, thăm các ngôi trường nghèo, các hộ gia đình vùng sâu vùng xa, kèm với các hoạt động tặng sách giáo khoa, lương Đề tài NCKH: Nghiên cứu thị hiếu của khách du lịch Nga đến Khánh Hòa Trang 19
- thực, và tặng áo quần, sửa nhà cho họ… Bên cạnh đó, là một số tour kết hợp với tình nguyện viên nhằm nâng cao ý thức bảo vệ môi trường như: dọn rác ở những vùng sinh thái bị ô nhiễm, trồng thêm cây ở khu vực rừng ngập mặn chống xói mòn… Không chỉ thu hút nhóm đối tượng đã có công ăn việc làm với mức thu nhập ổn định, hiện tại mô hình này còn thu hút các bạn học sinh, sinh viên trong nước, cũng như quốc tế từ thị trường Úc, Mỹ, Nhật Bản, Singapore…với số lượng tham dự mỗi đoàn từ 20 đến 300 người. Nếu đẩy mạnh công tác quảng bá, tiếp thị, truyền thông, tổ chức tour tốt sẽ tạo được uy tín rất lớn với khách nước ngoài, thu hút nhóm đối tượng này đến nước ta nhiều hơn, bởi từ lâu, các đối tượng khách châu Âu, châu Mỹ thường thích loại hình du lịch vì cộng đồng. Bên cạnh đó, du lịch kết hợp với các hoạt động từ thiện đang được nhiều hãng lữ hành uy tín như Vietravel tour, Vietran Tour, HanoiRedtours, Saigon tourist…thiết kế và đưa vào khai thác với nhiều hình thức phong phú. Dù chưa thực sự phát triển ở nước ta nhưng hình thức du lịch mang đậm tính nhân văn này đã bước đầu nhận được sự quan tâm của cộng đồng như Chương trình tham quan kết hợp từ thiện cho đồng bào vùng cao mang tên “Áo ấm cho em” của Vietravel, Viện mắt Trung ương và một số đơn vị hảo tâm thực hiện tại Hà Giang, Trao áo ấm mới cho trẻ em xã Nậm Xây huyện Văn Bàn (Lào Cai) của nhóm phượt du lịch “Nguyen Art Gallery” quy tụ nhiều người yêu nghệ thuật đang vận động chương trình “Vì một mùa đông ấm áp”, hay anh Lại Văn Quân, thành viên nhóm “CLB Hạnh phúc” vừa thực hiện chương trình mang áo ấm "Nậm Xây yêu thương" đã cùng bạn bè và thầy thuốc các bệnh viện tổ chức phát động và quyên góp để thăm khám, chữa bệnh, phát thuốc, tặng quà cho 100 cụ già và 100 em nhỏ có hoàn cảnh khó khăn của xã Nậm Xây, huyện Văn Bản, tỉnh Lào Cai…trong khoảng thời gian chuẩn bị cho chuyến đi, nhờ sự ủng hộ của rất nhiều tấm lòng hảo tâm đóng góp tiền và hiện vật nên chương trình được thực hiện tốt hơn. Đề tài NCKH: Nghiên cứu thị hiếu của khách du lịch Nga đến Khánh Hòa Trang 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Báo cáo tổng hợp kết quả nghiên cứu đề tài 2011: Nghiên cứu thiết kế công nghệ dệt nhuộm hoàn tất vải hai thành phần tơ tằm (sợi dọc doc filament), và coton (sợi ngang) dùng trong may mặc - Lê Hồng Tâm
68 p | 315 | 69
-
Nghiên cứu sản xuất và ứng dụng chế phẩm đa enzyme có chất lượng từ ví sinh vật tái tổ hợp nhầm nâng cao hiệu quả sử dụng thức ăn chăn nuôi
180 p | 260 | 58
-
Báo cáo tổng hợp kết quả nghiên cứu dự án sản xuất thử nghiệm độc lập cấp nhà nước, mã số DAĐL 2015/12: Sản xuất thử nghiệm vải len pha polyester - KS. Phạm Hữu Chí
329 p | 256 | 56
-
Báo cáo tổng hợp kết quả đề tài KHKT 2010: Ứng dụng công nghệ Nano trong hoàn tất vải tơ tằm chống bụi, chống thấm nước - KS. Nhữ Thị Việt Hà
57 p | 244 | 54
-
Báo cáo tổng hợp: Đề án đẩy mạnh thu hút khách du lịch Hàn Quốc đến Việt Nam giai đoạn 2012 - 2015
45 p | 237 | 38
-
Báo cáo Tổng hợp: “Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty Phát triển kỹ thuật xây dựng”
171 p | 189 | 31
-
Báo cáo tổng hợp kết quả khoa học công nghệ đề tài: Nghiên cứu công nghệ chuỗi nhuộm tơ tằm dạng bút - Bùi Thị Minh Thúy
72 p | 164 | 27
-
Báo cáo tổng hợp: Đề án đẩy mạnh thu hút khách du lịch Nhật Bản đến Việt Nam giai đoạn 2012 - 2015
64 p | 172 | 22
-
Báo cáo tổng hợp kết quả đề tài KHKT 2011: "Nghiên cứu thiết kế mặt hàng vải dệt thoi từ sợi nhuộm polyester phương pháp "Solution dyed" để tạo mặt hàng vải bọc nệm ghế" - KS. Phạm Thị Mỹ Giang
59 p | 195 | 18
-
Báo cáo tổng kết: Nghiên cứu ứng dụng các giải pháp khoa học công nghệ trong quản lý tổng hợp bệnh hại chủ yếu trên cây hồ tiêu nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất, thu nhập cho người dân nghèo tỉnh Quảng Trị
83 p | 129 | 16
-
Báo cáo tổng hợp: Nghiên cứu hoàn thiện cơ sở lý luận và thực tiễn để xây dựng nông thôn mới
231 p | 130 | 16
-
TIỂU LUẬN: Báo cáo tổng hợp hoạt động của công ty xuất nhập khẩu tổng hợp I
27 p | 135 | 16
-
Hoàn thiện quy trình lập, xét duyệt và thông qua báo cáo kiểm toán và quy trình lập báo cáo tổng hợp kết quả kiểm toán hàng năm của kiểm toán nhà nước
155 p | 119 | 14
-
Đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường: Nâng cao chất lượng nghiên cứu khoa học của giảng viên tại Phân hiệu trường đại học Nội vụ Hà Nội tại Thành phố Hồ Chí Minh
97 p | 73 | 12
-
Báo cáo tổng hợp kết quả nghiên cứu 2010: Nghiên cứu chế tạo máy thử tính kháng thấm nước của vải dưới áp suất thuỷ tĩnh - KS. Lê Đại Hưng
48 p | 135 | 9
-
Báo cáo tổng hợp kết quả đề án: Điều tra, khảo sát đánh giá các cơ sở công nghiệp nông thôn được hỗ trợ vốn khuyến công giai đoạn 2011-2015 trên địa bàn tỉnh Quảng Bình
32 p | 110 | 7
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "Tổng hợp, nghiên cứu cấu trúc của glucozơ thiosemicarbazon và phức chất của nó với Co(II), Ni(II)."
5 p | 87 | 7
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn