BÁO CÁO TỔNG KẾT DỰ ÁN SỬ DỤNG QUỸ MỞ RỘNG
lượt xem 17
download
Tình hình thi hành pháp luật về đo đạc và bản đồ và sự cần thiết của Dự án luật đo đạc và bản đồ Các Nghị định của Chính phủ: Nghị định số 12/2002/NĐ-CP ngày 22 tháng 01 năm 2002 về hoạt động đo đạc và bản đồ (sau đây viết tắt là Nghị định 12); Nghị định số 30/2005/NĐ-CP ngày 11 tháng 3 năm 2005 về xử phạt vi phạm hành chính trong họat động đo đạc và bản đồ (sau đây viết tắt là Nghị định 30) là hai văn bản quy phạm pháp luật cao nhất trong lĩnh vực đo đạc và bản...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: BÁO CÁO TỔNG KẾT DỰ ÁN SỬ DỤNG QUỸ MỞ RỘNG
- BÁO CÁO TỔNG KẾT DỰ ÁN SỬ DỤNG QUỸ MỞ RỘNG ĐỀ TÀI: BÁO CÁO TỔNG KẾT DỰ ÁN SỬ DỤNG QUỸ MỞ RỘNG i
- BÁO CÁO TỔNG KẾT DỰ ÁN SỬ DỤNG QUỸ MỞ RỘNG DANH SÁCH NGƯỜI THAM 1. Ông Nguyễn Tuấn Hùng , Cục trưởng Cục ĐĐBĐ Việt Nam; 2.Ông Lê Minh Tâm, Phó Cục trưởng Cục ĐĐBĐ Việt Nam; 3. Ông Vũ Quý Lân, Phó Cục trưởng Cục ĐĐBĐ Việt Nam; 4. Ông Trương Xuân Thủy, Chánh Văn phòng Cục; 5. Ông Nguyễn Văn Bảy, Trưởng phòng Pháp chế; 6. Ông Trần Hồng Quang, Trưởng phòng Hợp tác Quốc tế; 7. Ông Phan Ngọc Mai, Trưởng phòng Công nghệ thẩm định; 8. Ông Nguyễn Đình Đông, Trưởng phòng Kế hoạch tài chính; 9. Bà Phạm Thị Loan, Phó trưởng phòng Pháp chế; 10. Ông Bùi Văn Hoàng, Chuyên viên Văn phòng Cục; 11. Bà Nguyễn Thu Hương, Chuyên viên Văn phòng Cục; 12. Bà Nguyễn Thị Kim Oanh, Chuyên viên Phòng Pháp chế; 13. Ông Kiều Trần Dũng, Chuyên viên Phòng Pháp chế. Mục lục DANH SÁCH NGƯỜI THAM GIA i TÓM TẮT DỰ ÁN ii CHỮ VIẾT TẮT vi LỚI NÓI ĐẦU 1 I. KHÁI QUÁT DỰ ÁN 3 II. NỘI DUNG THỰC HIỆN 5 III. KẾT QUẢ THỰC HIỆN 7 IV. TÀI CHÍNH 10 V. THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN 11 VI. BÀI HỌC KINH NGHIỆM 12 VII. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 13 TÀI LIỆU THAM KHẢO 14 PHỤ LỤC: 15 ii
- BÁO CÁO TỔNG KẾT DỰ ÁN SỬ DỤNG QUỸ MỞ RỘNG TÓM TẮT DỰ ÁN 1. Sự cần thiết của Dự án. (1) Tình hình thi hành pháp luật về đo đạc và bản đồ và sự cần thiết của Dự án luật đo đạc và bản đồ Các Nghị định của Chính phủ: Nghị định số 12/2002/NĐ-CP ngày 22 tháng 01 năm 2002 về hoạt động đo đạc và bản đồ (sau đây viết tắt là Nghị định 12); Nghị định số 30/2005/NĐ-CP ngày 11 tháng 3 năm 2005 về xử phạt vi phạm hành chính trong họat động đo đạc và bản đồ (sau đây viết tắt là Nghị định 30) là hai văn bản quy phạm pháp luật cao nhất trong lĩnh vực đo đạc và bản đồ, các Nghị định đã tạo cơ sở pháp lý cơ bản cho việc thống nhất quản lý nhà nước và triển khai hoạt động đo đạc và bản đồ trên phạm vi tòan lãnh thổ. Tuy nhiên, việc thực thi Nghị định 12, Nghị định 30 còn chưa nghiêm, thể hiện ở một số mặt hạn chế, tồn tại sau: a. Việc thi hành pháp luật về đo đạc và bản đồ của các cơ quan QLNN về đo đạc và bản đồ ở Trung ương và địa phương còn nhiều bất cập - Công tác xây dựng thể chế: Hệ thống văn bản QPPL dưới Nghị định do các Bộ, ngành ban hành còn chậm, còn tồn tại một số mâu thuẫn, bất cập, chưa theo kịp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Văn bản QPPL về đo đạc bản đồ do địa phương ban hành không đầy đủ, chất lượng thấp và chưa theo sát với thực tế của địa phương. - Việc triển khai các nhiệm vụ đo đạc và bản đồ của các bộ, ngành về cơ bản đã đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, tuy nhiên còn có hiện tượng chồng chéo gây lãng phí cho ngân sách nhà nước. Việc triển khai đo đạc và bản đồ ở địa phương còn bất cập do thiếu quy hoạch, kế hoạch dài hạn, đầu tư kinh phí hàng năm cho công tác đo đạc bản đồ còn bị động, không ổn định, cơ chế phối hợp quản lý đầu tư chưa chặt chẽ dẫn đến vẫn còn hiện tượng trùng lặp, lãng phí; mặt khác, do các bộ, ngành và địa phương thực hiện không nghiêm quy định về báo cáo trong họat động đo dạc và bản đồ nên công tác theo dõi, giám sát, tổng hợp của Bộ TNMT gặp rất nhiều khó khăn. - Công tác thanh tra, kiểm tra trong quản lý hoạt động đo đạc và bản đồ của các cơ quan QLNN về đo đạc và bản đồ ở Trung ương và địa phương thực hiện chưa tốt. Các Bộ, ngành, địa phương chưa chủ động và chú trọng đúng mức đến công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động đo đạc và bản đồ trong phạm vi quản lý của mình. - Việc xử lý vi phạm trong hoạt động đo đạc và bản đồ hầu như chưa có, cụ thể chưa có tổ chức cá nhân nào vi phạm phải xử lý theo các quy định của Nghị định 30. Tuy nhiên, thực tế này không chứng tỏ việc thực thi pháp luật nghiêm minh của các tổ chức, cá nhân tham gia họat động đo đạc và bản đồ mà nó phần nào nói lên việc buông lỏng trách nhiệm kiểm tra, giám sát của các bộ, iii
- BÁO CÁO TỔNG KẾT DỰ ÁN SỬ DỤNG QUỸ MỞ RỘNG ngành và địa phương trong quản lý nhà nước đối với lĩnh vực. Trên thực tế qua công tác kiểm tra thường xuyên hàng năm của Bộ Tài nguyên và Môi trường đã phát hiện nhiều tổ chức vi phạm quy chế đăng ký và cấp giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ mà không bị kiểm tra, xử lý. - Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về đo đạc và bản đồ còn nặng về hình thức và chưa đủ sâu rộng để các cấp quản lý, các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động đo đạc và bản đồ và người dân nhận thức đầy dủ về pháp luật và chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật. b. Các tổ chức tham gia hoạt động và người dân chấp hành chưa nghiêm pháp luật về đo đạc và bản đồ do nhận thức pháp luật về đo đạc và bản đồ còn nhiều hạn chế Việc chấp hành quy chế đăng ký và cấp giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ của các tổ chức chưa được nghiêm túc, nhiều tổ chức tham gia họat động đo đạc và bản đồ mà không đăng ký với cấp có thẩm quyền hoặc không được cấp phép Nhận thức pháp luật về đo đạc và bản đồ của người dân còn thấp, đa số chưa ý thức được tầm quan trọng của việc bảo vệ các công trình xây dựng, dấu mốc đo đạc cũng như ý nghĩa của việc thể hiện chủ quyền lãnh thổ quốc gia thông qua các xuất bản phẩm về bản đồ. Từ thực tế tình hình thi hành pháp luật đo đạc và bản đồ như trên đặt ra yêu cầu cấp bách phải xây dựng Luật đo đạc và bản đồ. (2) Thực trạng các mối quan hệ xã hội trong hoạt động đo đạc và bản đồ và sự cần thiết phải điều chỉnh bằng Luật. a. Quan hệ giữa cơ quan QLNN về đo đạc bản đồ ở Trung ương với cơ quan QLNN về đo đạc bản đồ ở địa phương Mối quan hệ giữa hai lọai cơ quan này cơ bản dựa trên cơ chế phân cấp, các vấn đề cơ bản về quản lý nhà nước đối với họat động đo đạc bản đồ thuộc phạm vi địa phương như kiểm tra, thẩm định chất lượng công trình, sản phẩm đo đạc bản đồ địa chính, đo đạc bản đồ chuyên dụng của địa phương; bảo vệ công trình xây dựng, dấu mốc đo đạc trong phạm vi ranh giới hành chính cấp tỉnh; Quản lý thông tin tư liệu do đạc bản đồ, triển khai các nhiệm vụ về đo đạc và bản đồ phục vụ mục đích chuyên dụng của địa phương đều thuộc thẩm quyền của chính quyền địa phương (UBND cấp tỉnh). Cơ quan QLNN về đo đạc bản đồ ở Trung ương thực hiện quản lý, giám sát các họat động trên thông qua công tác thanh tra, kiểm tra, phân tích, tổng hợp thông tin thu nhận được bằng con đường báo cáo. Tuy nhiên, thực trạng của mối quan hệ giữa Trung ương và địa phương dựa trên cơ chế Phân cấp - Kiểm tra như trên cũng bộc lộ nhiều bất cập và thiếu hiệu quả: việc thanh tra chỉ tiến hành theo từng vụ việc đơn lẻ, công tác kiểm tra, do hạn chế về kinh phí và thời gian nên còn nặng về hình thức; mặt khác, cơ quan quản lý nhà nước về đo đạc bản đồ của địa phương thực hiện không nghiêm túc quy định về báo cáo, báo cáo còn mang nhiều tính thủ tục, hình thức. iv
- BÁO CÁO TỔNG KẾT DỰ ÁN SỬ DỤNG QUỸ MỞ RỘNG b. Quan hệ giữa cơ quan QLNN về đo đạc bản đồ ở TƯ với Bộ ngành có hoạt động đo đạc bản đồ chuyên ngành Nghị định 12 có quy định về phân cấp triển khai nhiệm vụ về đo đạc và bản đồ chuyên ngành thuộc phạm vi quản lý của các Bộ, tuy nhiên không quy định rõ về cơ chế quản lý, kiểm tra, gíám sát của cơ quan quản lý nhà nước về đo đạc và bản đồ đối với các họat động này. Cơ quan QLNN về đo đạc và bản đồ chỉ thực hiện quản lý họat động đo đạc bản đồ của các Bộ thông qua Quy chế cấp phép họat đông đo đạc và bản đồ và quy định về báo cáo trong họat đông đo đạc và bản đồ, Tuy nhiên, đây đều là các văn bản QPPL hướng dẫn thi hành Nghị định nên hiệu quả thi hành pháp luật không cao, đa số các Bộ, ngành xem nhẹ hoặc thực hiện không nghiêm quy định về Báo cáo. Thực trạng của mối quan hệ này là cơ quan quản lý không có chế tài để quản lý và kiểm tra hoặc chế tài không đủ mạnh và do không quản lý được dẫn đến thả nổi. Do các vi phạm không bị xử lý, các Bộ ngành không coi trọng việc thực thi các văn bản QPPL do cơ quan quản lý nhà nước về đo đạc bản đồ ban hành và cho rằng không phải là luật nên không bắt buộc phải thi hành. c. Quan hệ giữa cơ quan QLNN về đo đạc bản đồ với doanh nghiệp - Đối với lọai hình doanh nghiệp nhà nước, cơ quan QLNN về đo đạc và bản đồ về cơ bản kiểm soát được về năng lực (nhân lực và trình độ), chất lượng công trình, sản phẩm của các Doanh nghiệp NN trực thuộc. Với các doanh nghiệp NN trực thuộc các Bộ chuyên ngành, cơ quan QLNN về đo đạc bản đồ nắm bắt được về năng lực thông qua cấp phép. Về số lượng, chất lượng công trình, sản phẩm chỉ tổng hợp trên cơ sở báo cáo của các Bộ. - Đối với lọai hình doanh nghiệp ngoài nhà nước, cơ quan QLNN về đo đạc bản đồ chỉ nắm bắt về năng lực thông qua công tác cấp phép, các vấn đề khác phân cấp cho Cơ quan QLNN địa phương. d. Quan hệ giữa các doanh nghiệp đo đạc bản đồ: - Đối với các doanh nghiệp nhà nước họat động trong lĩnh vực đo đạc và bản đồ, về cơ bản thực hiện kế hoạch do Nhà nước đặt hàng, hoạt động chủ yếu dựa trên nguồn kinh phí được cấp từ ngân sách theo kỳ kế hoạch. - Các doanh nghiệp ngoài nhà nước do năng lực nhiều hạn chế, hoạt động nhỏ lẻ, chủ yếu gắn với nhu cầu của địa phương. Như vậy thực trạng của mối quan hệ này là bất bình đẳng, không có yếu tố cạnh tranh – một động lực cần thiết cho sự phát triển. Luật đo đạc và bản đồ nhằm điều chỉnh quan hệ này hướng tới cạnh tranh bình đẳng trong khuôn khổ của pháp luật. e. Quan hệ giữa cơ quan QLNN về đo đạc bản đồ với người dân Luật đo đạc và bản đồ sẽ hướng người dân tới việc tăng cường nhận thức về quyền lợi và nghĩa vụ của mình trên cơ sở đó tuân thủ quy định của pháp luật về đo đạc và bản đồ, tự giác tham gia và đóng góp tích cực cho họat động của cơ quan QLNN. (3) Tác động của dự án Luật v
- BÁO CÁO TỔNG KẾT DỰ ÁN SỬ DỤNG QUỸ MỞ RỘNG a. Tiết kiệm ngân sách Nhà nước Luật đo đạc và bản đồ khi được xây dựng trên cơ sở khoa học và thực tiến sẽ làm tăng tối đa hiệu quả thi hành pháp luật về đo đạc và bản đồ của cơ quan QLNN các cấp và người dân cũng như điều chỉnh các mối quan hệ theo hướng tích cực. Nhà nước sẽ được hưởng lợi ích kinh tế từ việc tiết kiệm ngân sách do bảo vệ công trình đo đạc, chia sẻ thông tin, hạn chế tiến tới loại bỏ việc đo vẽ chồng chéo. Luật cũng là nền tảng pháp lý vững chắc để ngành đo đạc và bản đồ Việt Nam phát triển lên một tầm cao mới, đáp ứng với sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước trong giai đọan hội nhập quốc tế. b. Luật đo đạc và bản đồ còn mang lại lợi ích vô hình từ việc tuyên truyền, giáo dục đến toàn dân về chủ quyền lãnh thổ quốc gia và thúc đẩy tiến bộ xã hội. 2. Tóm tắt nội dung dự án Dự án gồm 07 phần: Phần1: Thu thập, nghiên cứu, đánh giá thông tin tư liệu; Phần 2: Tổng kết tình hình thực hiện pháp luật về đo đạc và bản đồ; Phần 3: Khảo sát, đánh giá thực trạng quan hệ xã hội liên quan đến các nội dung chính của Luật Đo đạc và Bản đồ; Phần 4: Tổ chức đánh giá tác động và xây dựng báo cáo đánh giá tác động của dự án Luật; Phần 5: Xây dựng Đề cương chi tiết; Phần 6: Xây dựng dự thảo Luật trên cơ sở Đề cương chi tiết; Phần 7: Tổ chức lấy ý kiến của các cơ quan, tổ chức, cá nhân và tổ chức Hội thảo. vi
- BÁO CÁO TỔNG KẾT DỰ ÁN SỬ DỤNG QUỸ MỞ RỘNG CHỮ VIẾT TẮT (1) SEMLA: Chương trình hợp tác Việt Nam- Thụy Điển về tăng cường năng lực quản lý đất đai và môi trường (2) UBND: Ủy ban nhân dân; (3) QLNN: Quản lý nhà nước; (4) ĐĐBĐ: Đo đạc và bản đồ; (5) QLĐĐ: Quản lý đất đai; (6) CT-TTg: Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ; (7) NĐ-CP: Nghị định của Chính phủ; (8) Bộ TNMT: Bộ Tài nguyên và Môi trường; (9) QPPL: Quy phạm pháp luật; vii
- BÁO CÁO TỔNG KẾT DỰ ÁN SỬ DỤNG QUỸ MỞ RỘNG Mục lục DANH SÁCH NGƯỜI THAM GIA i TÓM TẮT DỰ ÁN ii CHỮ VIẾT TẮT vi LỚI NÓI ĐẦU 1 I. KHÁI QUÁT DỰ ÁN 3 II. NỘI DUNG THỰC HIỆN 5 III. KẾT QUẢ THỰC HIỆN 7 IV. TÀI CHÍNH 10 V. THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN 11 VI. BÀI HỌC KINH NGHIỆM 12 VII. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 13 TÀI LIỆU THAM KHẢO 14 PHỤ LỤC: 15 viii
- BÁO CÁO TỔNG KẾT DỰ ÁN SỬ DỤNG QUỸ MỞ RỘNG LỜI NÓI ĐẦU Ngành Đo đạc và Bản đồ Việt Nam có lịch sử hơn 500 năm, trải qua bao tháng năm thăng trầm của lịch sử. Năm 1959, Chính phủ đã thành lập Cục Đo đạc và Bản đồ thuộc Phủ Thủ tướng. Năm 1974, được chuyển thành Cục Đo đạc và Bản đồ trực thuộc Chính phủ. Năm 1994, Chính phủ đã quyết định thành lập Tổng cục Địa chính trên cơ sở sáp nhập và tổ chức tại Cục Đo đạc và Bản đồ nhà nước, Tổng cục Quản lý ruộng đất. Tổ chức mới đã tạo ra một giai đoạn mới gắn liền công tác ĐĐBĐ với công tác QLĐĐ Tháng 11 năm 2002, Quốc hội quyết định thành lập Bộ Tài nguyên và Môi trường, trong đó Chính phủ đã quyết định tái lập Cục Đo đạc và Bản đồ với chức năng, nhiệm vụ rất cụ thể, Chính phủ đã quyết định những dự án đầu tư lớn cho lĩnh vực ĐĐBĐ nhằm đáp ứng kịp thời cho quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Ngày 04 tháng 3 năm 2008 Chính Phủ ban hành Nghị định số 25/2008/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên và Môi trường, theo đó Cục Đo đạc và Bản đồ được đổi tên thành Cục Đo đạc và Bản đồ Việt Nam. Sau 6 năm triển khai thực hiện, ngày 19/12/2007 Thủ tướng Chính phủ có Chỉ thị số 32/2007/CT-TTg về tổng kết thực hiện Nghị định số 12/2002/NĐ-CP ngày 22 tháng 01 năm 2002 của Chính phủ về hoạt động đo đạc và bản đồ, trong báo cáo tổng kết của Bộ Tài nguyên và Môi trường trình Thủ tướng đã đánh giá: Nghị định 12 là văn bản pháp luật cao nhất trong lĩnh vực đo đạc và bản đồ, nó đã tạo cơ sở pháp lý cơ bản cho việc thống nhất quản lý nhà nước và triển khai hoạt động đo đạc và bản đồ, đưa quản lý nhà nước về đo đạc và bản đồ đi dần vào nề nếp, giảm thiểu được tình trạng đo đạc chồng chéo, lãng phí và hướng dần vào việc thống nhất sử dụng dữ liệu đo đạc cơ bản, chia sẻ và sử dụng chung thông tin. Hệ thống văn bản QPPL khung sau Nghị định 12 do Bộ TNMT phối hợp với các Bộ liên quan ban hành đã đầy đủ, cơ bản đáp ứng được yêu cầu phục vụ quản lý nhà nước và triển khai hoạt động đo đạc và bản đồ ở Trung ương theo Nghị định 12. Hệ thống văn bản phục vụ quản lý trực tiếp và tổ chức triển khai ở địa phương, cơ sở thuộc thẩm quyền ban hành của các Bộ, ngành khác và địa phương còn thiếu về số lượng và không đồng bộ, nhiều văn bản ban hành chậm và chưa đủ đáp ứng yêu cầu thống nhất quản lý toàn diện hoạt động đo đạc và bản đồ. Nguyên nhân của việc thiếu và chậm ban hành văn bản quản lý là do nhận thức pháp luật chưa đầy đủ, chưa có sự quan tâm đúng mức của các Bộ, ngành và địa phương đối với công tác quản lý hoạt động đo đạc và bản đồ, chưa có sự chỉ đạo sát sao trong xây dựng và ban hành các văn bản phục vụ quản lý. Các Bộ, ngành có hoạt động đo đạc và bản đồ không ban hành hoặc có ban hành 1
- BÁO CÁO TỔNG KẾT DỰ ÁN SỬ DỤNG QUỸ MỞ RỘNG nhưng chưa có sự phối hợp với Bộ TNMT trong xây dựng văn bản và theo dõi quản lý. Phần lớn các văn bản khác do các tỉnh ban hành chỉ phục vụ giải quyết những việc cần thiết, liên quan đến triển khai cụ thể, còn thiếu các văn bản phục vụ quản lý trực tiếp các hoạt động đo đạc và bản đồ; một số địa phương khi ban hành văn bản không gửi cho Bộ TNMT và các Bộ, ngành liên quan để phối hợp và theo dõi chỉ đạo. Chất lượng các văn bản đã ban hành chưa cao, một số văn bản ban hành chưa đúng thẩm quyền, sai về thể thức, nội dung còn chồng chéo và mâu thuẫn giữa các văn bản với nhau, cá biệt có nội dung chưa sát với thực tế và chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển công nghệ trong thời kỳ đổi mới và hội nhập quốc tế của đất nước. Trong xây dựng văn bản chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan liên quan nên trình tự thẩm định phức tạp, dài dòng, có nội dung sau khi văn bản ban hành mới phát hiện là còn thiếu hoặc bất cập. Tính pháp lý của văn bản pháp luật cao nhất về quản lý nhà nước hoạt động đo đạc và bản đồ chưa cao do mới chỉ là Nghị định, do đó còn có tư tưởng coi nhẹ, chấp hành chưa nghiêm. Ý thức chấp hành pháp luật của một số cấp quản lý chưa cao. Vì vậy, việc sớm xây dựng Luật Đo đạc và Bản đồ để điều chỉnh và thống nhất quản lý toàn diện mọi hoạt động đo đạc và bản đồ là hết sức cần thiết. Trước tinh hình của Hội nhập và phát triển kinh tế của đất nước cũng như nhu cầu về công tác quản lý nhà nước về hoạt động đo đạc và bản đồ, ngày 22 tháng 01 năm 2008, Bộ Tài nguyên và Môi trường có Quyết định số 131/QĐ- BTNMT về việc phân công đơn vị thực hiện Chương trình xây dựng Luật, pháp lệnh của Quốc hội nhiệm kỳ khóa XII (2007 – 2011) và năm 2008 thuộc trách nhiệm của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Cục Đo đạc và Bản đồ Việt Nam được giao nhiệm vụ chủ trì xây dựng Luật Đo đạc và Bản đồ để trình Quốc Hội thông qua vào tháng 10/2010. Do nguồn kinh phí sự nghiệp của Nhà nước cấp cho công tác xây dựng các dự án Luật rất hạn hẹp, yêu cầu về thời gian trình dự án Luật Đo đạc và Bản đồ lại rất gấp. Vì vậy sau khi nghiên cứu, cân nhắc về khả năng không đủ kinh phí đáp ứng cho Chương trình xây dựng Luật, Cục Đo đạc và Bản đồ Việt Nam kính đề nghị Chương trình SEMLA xem xét hỗ trợ kinh phí cho Cục Đo đạc và Bản đồ Việt Nam để thực hiện một số nội dung cần triển khai gấp trong kế hoạch xây dựng Luật Đo đạc và Bản đồ năm 2009. Cục Đo đạc và Bản đồ xin chân thành cảm ơn Ban chỉ đạo Chương trình SEMLA đã quan tâm tạo điều kiện nguồn kinh phí hỗ trợ cho Cục triển khai một số nội dung cần thiết trong việc xây dựng Dự án Luật Đo đạc và Bản đồ. 2
- BÁO CÁO TỔNG KẾT DỰ ÁN SỬ DỤNG QUỸ MỞ RỘNG I. KHÁI QUÁT DỰ ÁN 1. Tên dự án: Luật Đo đạc và Bản đồ Cơ sở pháp lý: (1) Quyết định số 131/QĐ-BTNMT ngày 22 tháng 01 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc phân công đơn vị thực hiện Chương trình xây dựng Luật, pháp lệnh của Quốc hội nhiệm kỳ khóa XII (2007 – 2011) và năm 2008 thuộc trách nhiệm của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Cục Đo đạc và Bản đồ Việt Nam được giao nhiệm vụ chủ trì xây dựng Luật Đo đạc và Bản đồ để trình Quốc Hội thông qua vào tháng 10/2010. (2) Quyết định số 88/QĐ-BCĐ ngày 27 tháng 5 năm 2009 của Ban chỉ đạo Chương trình hợp tác Việt Nam - Thụy Điển về tăng cường năng lực quản lý đất đại và môi trường về việc phê duyệt Dự án " Luật Đo đạc và Bản đồ". 2. Mục Tiêu dự án: (1) Dự án Luật Đo đạc và Bản đồ tạo cơ sở pháp lý chặt chẽ giúp Nhà nước tăng cường quản lý hoạt động đo đạc và bản đồ trên vùng trời, vùng đất và nước, vùng biển của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; (2) Đảm bảo Luật Đo đạc và Bản đồ được xây dựng trên cơ sở khoa học và thực tiễn nhằm tác động tích cực đến các quan hệ xã hội hiện tại trong hoạt động đo đạc và bản đồ; (3) Đảm bảo chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước về phát triển kinh tế-xã hội và hội nhập quốc tế. 3. Phạm vi thực hiện: Trên phạm vi cả nước. 4. Phương pháp tổ chức thực hiện dự án: A. Các phương pháp thực hiện: (1) Thu thập thông tin, tài liệu. (2) Lấy ý kiến chuyên gia. (3) Phân tích, tổng hợp chuyên đề. (4) Điều tra, khảo sát thực tế. (5) Trao đổi theo nhóm. (6) Hội thảo, hội nghị. 3
- BÁO CÁO TỔNG KẾT DỰ ÁN SỬ DỤNG QUỸ MỞ RỘNG B. Tổ chức thực hiện: (1) Thành lập Ban soạn thảo, tổ biên tập, nhóm làm việc. (2) Tổ chức các Đoàn đi khảo sát thu thập thông tin tại các địa phương. (3) Quản lý và cơ chế điều phối: - Cục Đo đạc và Bản đồ Việt Nam là cơ quan chủ trì xây dựng Dự án. - Các đơn vị, cá nhân tham gia phối hợp triển khai thực hiện bao gồm: Vụ Pháp chế - Bộ TNMT; các chuyên gia. - Cơ chế điều phối: cơ quan chủ trì sẽ căn cứ vào kế họach dự án cùng với các cơ quan phối hợp triển khai thực hiện dự án; Các nhiệm vụ mang tính chuyên sâu sẽ được thực hiện theo hình thức hợp đồng thuê khóan chuyên môn với các chuyên gia. 5. Nội dung thực hiện (1) Khảo sát, thu thập tài liệu, đánh giá thực trạng quan hệ xã hội liên quan đến quản lý nhà nước về đo đạc bản đồ tại 06 địa phương, 02 bộ và 02 doanh nghiệp: (2) Điều tra, nghiên cứu, đánh giá tác động tác động xã hội liên quan đến dự án Luật và xây dựng báo cáo đánh giá tác động xã hội của dự án Luật, sự cần thiết phải xây dựng Luật. (3) Thu thập, biên dịch, nghiên cứu, đánh giá thông tin, tư liệu, các điều ước quốc tế liên quan đến dự án Luật: (4) Lập Đề cương chi tiết và xây dựng sơ thảo Luật trên cơ sở đề cương chi tiết; (5) Tổ chức các hội thảo. 6. Sản phẩm của dự án: (1) Các báo cáo đánh giá thực trạng quan hệ xã hội liên quan đến quản lý nhà nước về đo đạc bản đồ. (2) Các báo cáo đánh giá tác động xã hội của dự án Luật; (3) Tài liệu tiếng nước ngoài được biên dịch ra tiếng Việt; (4) Đề cương chi tiết của Luật và sơ thảo nội dung Luật. 4
- BÁO CÁO TỔNG KẾT DỰ ÁN SỬ DỤNG QUỸ MỞ RỘNG II. NỘI DUNG THỰC HIỆN Các nội dung thực hiện của dự án được phê duyệt 1. Khảo sát, thu thập tài liệu, đánh giá thực trạng quan hệ xã hội. (1) Tổ chức các Đoàn khảo sát, thu thập tài liệu tại 06 địa phương gồm: Bà Rịa - Vũng Tàu, Hải Dương, Quảng Ninh, Bình Dương, Tiền Giang và An Giang. Thành phần các Đoàn gồm: Lãnh đạo Cục, Chi Cục phía Nam, chuyên viên của các Phòng chức năng của Cục. Mục tiêu: thu thập thông tin, tài liệu về công tác quản lý nhà nước về đo đạc và bản đồ ở địa phương, những bất cập trong tổ chức triển khai, sự phối hợp giẵ Trung ương và địa phương, giữa các Bộ ngành liên quan; ý thức chấp hành các quy định của Nhà nước về hoạt động đo đạc và bản đồ của cộng đồng xã hội; những đề xuất và kiến nghị từ cơ sở để điều chỉnh trong xây dựng nội dung dự án Luật. Hình thức triển khai, đối tượng tiếp xúc để thu thập thông tin: làm việc với đại diện lãnh đạo các Sở TNMT, các phòng chức năng của Sở và cá nhân đang trực tiếp quản lý và thực thi nhiệm vụ đo đạc và bản đồ ở địa phương để nắm bắt thông tin và thu thập tài liệu liên quan đến thực trạng quan hệ xã hội đối với hoạt động đo đạc và bản đồ. (2) Điều tra, khảo sát, đánh giá thực trạng quan hệ xã hội trong hoạt động đo đạc và bản đồ chuyên ngành Thủy lợi, Hàng Hải, Địa chất khoáng sản bằng Phiếu Điều tra; Mục tiêu: thu thập thông tin, thăm dò ý kiến về công tác quản lý, triển khai hoạt động đo đạc và bản đồ chuyên ngành của Bộ, ngành liên quan; ý thức chấp hành các quy định của Nhà nước về hoạt động đo đạc và bản đồ chuyên ngành; những bất cập, tồn tại của Nghị định 12, Nghị định 30 trong quản lý và triển khai hoạt động đo đạc và bản đồ chuyên ngành; những đề xuất, kiến nghị để điều chỉnh trong xây dựng nội dung dự án Luật. Hình thức triển khai: hợp đồng chuyên gia tiến hành điều tra khảo sát thu thập thông tin về thực trạng quan hệ xã hội trong các hoạt động đo đạc và bản đồ chuyên ngành bằng phiếu điều tra. Đối tượng điều tra: cá nhân trực tiếp tham gia quản lý và trực tiếp sản xuất tại các tổ chức thuộc các Bộ ngành liên quan có hoạt động đo đạc và bản đồ chuyên ngành chịu tác động trực tiếp bởi hệ thống tổ chức và hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về đo đạc và bản đồ (sau này là Luật Đo đạc và Bản đồ) 5
- BÁO CÁO TỔNG KẾT DỰ ÁN SỬ DỤNG QUỸ MỞ RỘNG (3) Điều tra, khảo sát, đánh giá thực trạng quan hệ xã hội hoạt động đo đạc và bản đồ tại các doanh nghiệp Công ty Đo đạc Ảnh địa hình và Công ty Đo đạc Địa chính Công trình bằng Phiếu Điều tra. Mục tiêu: thu thập thông tin, thăm dò ý kiến về công tác quản lý, triển khai hoạt động đo đạc và bản đồ của doanh nghiệp; ý thức chấp hành các quy định của Nhà nước về hoạt động đo đạc và bản đồ; những bất cập, tồn tại của Nghị định 12, Nghị định 30 trong triển khai hoạt động đo đạc và bản đồ của doanh nghiệp; những đề xuất và kiến nghị của doanh nghiệp để điều chỉnh trong xây dựng nội dung dự án Luật. Hình thức triển khai: hợp đồng chuyên gia tiến hành điều tra khảo sát thu thập thông tin về thực trạng quan hệ xã hội trong hoạt động đo đạc và bản đồ tại doanh nghiệp bằng phiếu điều tra. Đối tượng điều tra: cá nhân trực tiếp tham gia quản lý ở cấp Công ty, cấp Xí nghiệp và trực tiếp ở tổ sản xuất của các doanh nghiệp nhà nước chịu tác động trực tiếp bởi hệ thống tổ chức và hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về đo đạc và bản đồ (sau này là Luật Đo đạc và Bản đồ) (4) Nghiên cứu lập báo cáo đánh giá thực trạng quan hệ xã hội trong hoạt động đo đạc và bản đồ chuyên ngành; Hình thức triển khai: hợp đồng chuyên gia, đối tượng hợp đồng là những chuyên gia có thâm niên, nhiều kinh nghiệm trong quản lý và tổ chức sản xuất hoạt động đo đạc và bản đồ của Bộ, ngành, hiện giữ vị trí quản lý chủ chốt trong cơ cấu tổ chức của đơn vị. (5) Nghiên cứu lập báo cáo đánh giá thực trạng quan hệ xã hội trong hoạt động đo đạc và bản đồ của địa phương (Hà Nội); Hình thức triển khai: hợp đồng chuyên gia, đối tượng hợp đồng là chuyên gia có thâm niên, nhiều kinh nghiệm trong quản lý và tổ chức sản xuất hoạt động đo đạc và bản đồ của địa phương, hiện giữ vị trí quản lý chủ chốt trong hệ thống tổ chức của địa phương. (6) Nghiên cứu lập báo cáo đánh giá thực trạng quan hệ xã hội trong hoạt động đo đạc và bản đồ của Doanh nghiệp Hình thức triển khai: hợp đồng chuyên gia, đối tượng hợp đồng là chuyên gia có thâm niên, nhiều kinh nghiệm trong quản lý và tổ chức sản xuất hoạt động đo đạc và bản đồ của Doanh nghiệp, hiện giữ vị trí quản lý chủ chốt trong hệ thống tổ chức của Công ty. 2. Điều tra, nghiên cứu, đánh giá tác động xã hội của dự án Luật. (1) Điều tra nghiên cứu đánh giá tác động xã hội của Dự án tại 03 địa phương: Vĩnh Phúc, Bắc Giang và Thái nguyên bằng Phiếu Điều tra; 6
- BÁO CÁO TỔNG KẾT DỰ ÁN SỬ DỤNG QUỸ MỞ RỘNG Mục tiêu: thu thập thông tin, thăm dò ý kiến về công tác quản lý nhà nước hoạt động đo đạc và bản đồ của các cấp từ Trung ương đến cơ sở; ý thức chấp hành các quy định của Nhà nước về hoạt động đo đạc và bản đồ của cộng đồng xã hội; những bất cập, tồn tại của Nghị định 12, Nghị định 30 trong quản lý triển khai hoạt động đo đạc và bản đồ ở địa phương; những đề xuất và kiến nghị từ cơ sở để điều chỉnh trong xây dựng nội dung dự án Luật. Hình thức triển khai: hợp đồng chuyên gia tiến hành điều tra khảo sát thu thập thông tin về thực trạng quan hệ xã hội trong hoạt động đo đạc và bản đồ tại đại phương bằng phiếu điều tra. Đối tượng điều tra: cá nhân trực tiếp tham gia quản lý ở các phòng nghiệp vụ cấp Sở, cấp huyện, cán bộ địa chính cấp xã; người dân và các cá nhân trực tiếp sản xuất ở các đơn vị sự nghiệp của Sở chịu tác động trực tiếp bởi hệ thống tổ chức và hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về đo đạc và bản đồ (sau này là Luật Đo đạc và Bản đồ) (2) Xây dựng báo cáo về ảnh hưởng của các chính sách hiện hành về quản lý triển khai hoạt động đo đạc và bản đồ tới đời sống kinh tế - xã hội; Hình thức triển khai: hợp đồng chuyên gia; đối tượng hợp đồng là những chuyên gia có thâm niên, kinh nghiệm quản lý và tổ chức triển khai nhiều năm hoạt động trong ngành đo đạc và bản đồ, có am hiểu sâu về hệ thống văn bản quy phạm pháp luật đo đạc và bản đồ, chủ trương, đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước. (3) Dự báo tác động của dự án Luật Hình thức triển khai: hợp đồng chuyên gia, đối tượng hợp đồng là những chuyên gia có thâm niên, kinh nghiệm quản lý và tổ chức triển khai nhiều năm hoạt động trong ngành đo đạc và bản đồ, có am hiểu sâu về hệ thống văn bản quy phạm pháp luật đo đạc và bản đồ, chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước, có kiến thức, kinh nghiệm trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật để xây dựng dự báo tác động xã hội khi dự án Luật được ban hành. 3. Thu thập, biên dịch, nghiên cứu, đánh giá thông tin, tư liệu, các điều ước quốc tế liên quan đến dự án Luật. a) Nguyên tắc: (1) Tìm hiểu nội dung các tài liệu liên quan đến tổ chức, quản lý hoạt động đo đạc và bản đồ của một số nước; (2) Nghiên cứu, đánh giá các thông tin, nguồn tư liệu của một số nước để lựa chọn việc biên dịch làm tài liệu tham khảo, ưu tiên việc lựa chọn tư liệu của các nước có mô hình quản lý xã hội và ngành tương đồng với điều kiện của Việt Nam; tìm hiểu phương pháp quản lý hoạt động đo đạc bản đồ bằng Luật của các nước. 7
- BÁO CÁO TỔNG KẾT DỰ ÁN SỬ DỤNG QUỸ MỞ RỘNG b) Biên dịch thông tin, tư liệu, điều ước quốc tế từ tiếng nước ngoài ra tiếng Việt, gồm 08 tài liệu: (1) Luật LXXVI/1996 về hoạt động đo đạc bản đồ của Hungary (ban hành năm 1996) (2) Luật đo đạc của Australia 1992 (3) Bài trình bày trong Hội thảo quốc tế giới thiệu chung về hệ thống Luật của Úc, các quy định, tổ chức hoạt động đo đạc và bản đồ của Úc (4) Quy định về phí đo đạc của Úc (5) Luật cơ sở hạ tầng đo đạc và bản đồ năm 2003 của Queensland (6) Mô hình Luật của Hoa kỳ (7) Thông tư 63/1999.(VII.21.) liên bộ đất đai và phát triển nông thôn – quốc phòng – tài chính về bảo quản, cung cấp và phí dịch vụ hành chính các dữ liệu cơ bản đo đạc và bản đồ nhà nước (8) Quyết định số 16/1997.(III.5.) của Bộ trưởng Bộ Đất đai và phát triển nông thôn thực hiện Luật LXXXVI/1996 về hoạt động đo đạc và bản đồ. 4. Nghiên cứu lập đề cương chi tiết và xây dựng sơ thảo Luật trên cơ sở đề cương chi tiết. a) Việc nghiên cứu lập sơ thảo Đề cương chi tiết và xây dựng sơ thảo Luật phải theo quan điểm, chính sách cơ bản của dự án Luật sau đây: (1) Phải đáp ứng phạm vi điều chỉnh để thống nhất quản lý đối với tất cả các mặt hoạt động về đo đạc bản đồ do các cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động đo đạc và bản đồ cho mọi mục đích trên đất liền, trên vùng trời, vùng biển thuộc chủ quyền và quyền tài phán của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. (2) Xây dựng trên cơ sở khắc phục những tồn tại bất cập trong quy định của Nghị định 12, Nghị định 30, bổ sung quy định cho những vấn đề còn thiếu và tính tới xu thế hội nhập mở cửa dịch vụ đo đạc bản đồ, xã hội hóa công tác đo đạc bản đồ và những cam kết thỏa thuận quốc tế, điều ước quốc tế trong lĩnh vực đo đạc bản đồ, đồng thời xem xét để tránh mâu thuẫn với các văn bản pháp luật khác của Việt Nam; cần cố gắng bao trùm được đầy đủ nhất những nội dung cần thiết để giảm bớt tối đa việc phải ban hành thêm nhiều Nghị đinh và Thông tư hướng dẫn. (3) Cần quy định rõ phạm vi quản lý, phân cấp quản lý, cơ chế phối hợp giữa các cơ quan liên quan trong quản lý, trách nhiệm pháp lý của các cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia quản lý và triển khai hoạt động đo đạc bản đồ, quyền lợi và trách nhiệm pháp lý của người bảo vệ, người sử dụng thành quả đo đạc bản đồ đồng thời phải quy định rõ chế tài xử lý vi phạm đối với các đối tượng trên; cần quy định rõ về quản lý ứng dụng và phát triển công nghệ mới trong đo đạc bản đồ, cơ chế sử dụng chung thành quả, chia sẻ thông tin dữ liệu đo đạc bản đồ để đảm bảo thống nhất về thông tin dữ liệu, tránh đầu tư đo đạc chồng chéo, lãng phí và quy định rõ chế tài xử lý vi phạm đối với nội dung này. 8
- BÁO CÁO TỔNG KẾT DỰ ÁN SỬ DỤNG QUỸ MỞ RỘNG (4) Cần quy định rõ quyền lợi và trách nhiệm pháp lý của chủ đầu tư đối với các dạng sản phẩm đo đạc bản đồ được đầu tư từ các nguồn khác nhau và chế tài xử lý vi phạm đối với nội dung này; cần quy định rõ về chế độ giao nộp sản phẩm, chế độ bản quyền, chế độ bảo quản, cập nhật thông tin dữ liệu đối với sản phẩm; cơ chế quản lý việc xuất bản, phát hành, trao đổi, cung cấp, mua bán các dạng sản phẩm, thông tin tư liệu đo đạc bản đồ khác nhau trong và ngoài nước và chế tài xử lý vi phạm. (5) Do hoạt động đo đạc bản đồ là hoạt động mang tính kỹ thuật đặc thù cao nên trong sơ thảo đề cương chi tiết và xây dựng sơ thảo Luật cần có quy định giao nhiệm vụ cho cơ quan quản lý đo đạc bản đồ quốc gia và cơ quan quản lý đo đạc bản đồ chuyên ngành xây dựng và ban hành các quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật cần thiết để phục vụ cho công tác triển khai; tuy nhiên cần quy định rõ cơ chế phối hợp, thẩm định và cơ chế phối hợp chỉ đạo, giám sát triển khai thực hiện giữa cơ quan đo đạc bản đồ quốc gia với các cơ quan đo đạc chuyên ngành và các địa phương để đảm bảo sự thống nhất, đồng bộ trong hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn và thống nhất thông tin dữ liệu cơ bản. b) Cơ sở lập sơ thảo đề cương chi tiết và sơ thảo Luật theo nội dung sơ thảo đề cương chi tiết được dựa theo nội dung quy định tại Nghị định số 12/2002/NĐ-CP ngày 22 tháng 01 năm 2002 của Chính phủ về hoạt động đo đạc và bản đồ, kết quả thực hiện Chỉ thị số 32/2007/CT-TTg ngày 19 tháng 12 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ về tổng kết thực hiện Nghị định số 12, bám sát các tiêu chí, quan điểm, chính sách cơ bản của dự án Luật nêu trên, có tham khảo Luật Đo đạc Bản đồ qua kết quả khảo sát ở một số nước trong khu vực có điều kiện tương đồng như Trung Quốc, Malaysia.. và các báo cáo của Dự án, gồm: (1) Báo cáo đề xuất các nội dung về tổ chức quản lý nhà nước về hoạt động đo đạc và bản đồ cần thể chế thành Luật; (2) Xây dựng báo cáo đề xuất về cơ chế quản lý trong triển khai hoạt động đo đạc và bản đồ cần thể chế thành Luật; (3) Xây dựng báo cáo đề xuất các vấn đề liên quan đến trách nhiệm pháp lý trong quản lý và triển khai hoạt động đo đạc và bản đồ. c) Lực lượng tham gia xây dựng sơ thảo đề cương chi tiết và sơ thảo Luật là những cá nhân, chuyên gia có tham niên lâu năm và có kinh nghiệm quản lý và triển khai các hoạt động đo đạc và bản đồ cũng như kinh nghiệm soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật, phần lớn các cá nhân tham gia đều là thành viên của nhóm soạn thảo Luật thuộc Cục Đo đạc và Bản đồ Việt Nam; số lượng các báo cáo chuyên đề được tham khảo để xây dựng sơ thảo đề cương và sơ thảo Luật gồm 10 báo cáo. d) Đánh giá: Sơ thảo Đề cương chi tiết và sơ thảo Luật được soạn thảo khá công phu, chi tiết, đã bám sát quan điểm, chính sách cơ bản của dự án Luật, đủ điều kiện 9
- BÁO CÁO TỔNG KẾT DỰ ÁN SỬ DỤNG QUỸ MỞ RỘNG để Ban soạn thảo và Tổ biên tập dự án Luật Đo đạc và Bản đồ sử dụng làm tài liệu cho các Hội thảo tiếp theo trong quá trình xây dựng và hoàn thiện dự án Luật trình Chính phủ để trình Quốc Hội thông qua. 5. Tổ chức các Hội thảo a) Mục tiêu: trao đổi, thảo luận, thu thập các ý kiến của đại biểu đại diện cho các đối tượng chịu sự tác động của dự án Luật thông qua các báo cáo tham luận của các đại biểu mời tham dự. (1) Tổ chức Hội thảo mở rộng tại Thị xã Cửa Lò, gồm: 70 đại biểu đại diện cho một số địa phương, các doanh nghiệp, các đơn vị trực thuộc Bộ, trực thuộc Cục Đo đạc và Bản đồ Việt Nam gồm: - Đại diện của các Sở TNMT: Hà Nội, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình; - Đại diện 03 doanh nghiệp trực thuộc Bộ: Công ty Đo đạc Ảnh địa hình, Công ty Đo đạc Địa chính Công trình, Nhà Xuất Bản Bản đồ và 01 công ty ngoài Nhà nước; - Đại diện Thanh tra Bộ, Vụ Pháp chế; đại diện Hội Trắc địa Bản đồ Viễn thám; - Thành viên nhóm soạn thảo của Cục Đo đạc và Bản đồ Việt Nam b) Kết quả thu được: Đáp ứng đúng yêu cầu của đơn vị chủ trì, rất nhiều ý kiến sát thực và tập trung của Hội thảo tham gia đóng góp đã được tiếp thu trong xây dựng sơ thảo Đề cương chi tiết và sơ thảo dự án Luật. (2) Tổ chức Hội thảo hẹp: - Mục tiêu: trao đổi, thảo luận, phân tích, góp ý kiến đề xuất để xây dựng và chỉnh sửa nội dung đề cương chi tiết qua việc tiếp thu theo các ý kiến của đại biểu đại diện cho các đối tượng chịu sự tác động của dự án Luật thông qua Hội thảo mở rộng. - Thành phần: nhóm soạn thảo của Cục Đo đạc và Bản đồ Việt Nam có mời thêm chuyên gia - Tổng số Hội thảo: 12 Hội thảo với tổng số lượng đại biểu tham gia: 180. 10
- BÁO CÁO TỔNG KẾT DỰ ÁN SỬ DỤNG QUỸ MỞ RỘNG III. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC/ SẢN PHẨM A. Kết quả: Thực hiện theo Quyết định số 88/QĐ-BCĐ ngày 27 tháng 5 năm 2009 của Ban chỉ đạo Chương trình hợp tác Việt Nam - Thụy Điển về tăng cường năng lực quản lý đất đại và môi trường về việc phê duyệt Dự án " Luật Đo đạc và Bản đồ", cụ thể: 1. Khảo sát, thu thập tài liệu, đánh giá thực trạng quan hệ xã hội: (1) Đã tiến hành khảo sát, thu thập tài liệu, đánh giá thực trạng quan hệ xã hội tại 06 địa phương gồm: Bà Rịa - Vũng Tàu, Hải Dương, Quảng Ninh, Bình Dương, Tiền Giang và An Giang (2) Điều tra, khảo sát, đánh giá thực trạng quan hệ xã hội trong hoạt động đo đạc và bản đồ chuyên ngành Thủy lợi, Hàng Hải, Địa chất khoáng sản (3) Điều tra, khảo sát, đánh giá thực trạng quan hệ xã hội hoạt động đo đạc và bản đồ tại các doanh nghiệp Công ty Đo đạc Ảnh địa hình và Công ty Đo đạc Địa chính Công trình (4) Nghiên cứu lập báo cáo đánh giá thực trạng quan hệ xã hội trong hoạt động đo đạc và bản đồ chuyên ngành; (5) Nghiên cứu lập báo cáo đánh giá thực trạng quan hệ xã hội trong hoạt động đo đạc và bản đồ của địa phương; (6) Nghiên cứu lập báo cáo đánh giá thực trạng quan hệ xã hội trong hoạt động đo đạc và bản đồ của Doanh nghiệp 2. Điều tra, nghiên cứu, đánh giá tác động xã hội của dự án Luật: (1) Điều tra nghiên cứu đánh giá tác động xã hội của Dự án tại 03 địa phương: Vĩnh Phúc, Bắc Giang và Thái nguyên bằng Phiếu Điều tra; (2) Xây dựng báo cáo về ảnh hưởng của các chính sách hiện hành về quản lý triển khai hoạt động đo đạc và bản đồ tới đời sống kinh tế - xã hội; (3) Xây dựng dự báo tác động của dự án Luật 3. Thu thập, biên dịch, nghiên cứu, đánh giá thông tin, tư liệu, các điều ước quốc tế liên quan đến dự án Luật. Biên dịch thông tin, tư liệu, điều ước quốc tế từ tiếng nước ngoài ra tiếng Việt, gồm 08 tài liệu: (1) Luật LXXVI/1996 về hoạt động đo đạc bản đồ của Hungary (ban hành năm 1996) (2) Luật đo đạc của Australia 1992 11
- BÁO CÁO TỔNG KẾT DỰ ÁN SỬ DỤNG QUỸ MỞ RỘNG (3) Bài trình bày trong Hội thảo quốc tế giới thiệu chung về hệ thống Luật của Úc, các quy định, tổ chức hoạt động đo đạc và bản đồ của Úc (4) Quy định về phí đo đạc của Úc (5) Luật cơ sở hạ tầng đo đạc và bản đồ năm 2003 của Queensland (6) Mô hình Luật của Hoa kỳ (7) Thông tư 63/1999.(VII.21.) liên bộ đất đai và phát triển nông thôn – quốc phòng – tài chính về bảo quản, cung cấp và phí dịch vụ hành chính các dữ liệu cơ bản đo đạc và bản đồ nhà nước (8) Quyết định số 16/1997.(III.5.) của Bộ trưởng Bộ Đất đai và phát triển nông thôn thực hiện Luật LXXXVI/1996 về hoạt động đo đạc và bản đồ. 4. Lập đề cương chi tiết và xây dựng sơ thảo Luật trên cơ sở đề cương chi tiết. (1) Báo cáo đề xuất các nội dung về tổ chức quản lý nhà nước về hoạt động đo đạc và bản đồ cần thể chế thành Luật; (2) Xây dựng báo cáo đề xuất về cơ chế quản lý trong triển khai hoạt động đo đạc và bản đồ cần thể chế thành Luật; (3) Xây dựng báo cáo đề xuất các vấn đề liên quan đến trách nhiệm pháp lý trong quản lý và triển khai hoạt động đo đạc và bản đồ. Trên cơ sở các báo cáo để lập sơ thảo đề cương chi tiết và sơ thảo Luật theo nội dung sơ thảo đề cương chi tiết. B. Sản phẩm: (1) Báo cáo tổng kết tình hình thực hiện pháp luật về đo đạc và bản đồ; (2) Báo cáo khảo sát, thu thập tài liệu tại 06 địa phương gồm: Bà Rịa - Vũng Tàu, Hải Dương, Quảng Ninh, Bình Dương, Tiền Giang và An Giang; (3) 10 (mười) báo cáo chuyên đề; (4) Đề cương chi tiết và xây dựng sơ thảo Luật trên cơ sở đề cương chi tiết; (5) Phiếu Điều tra thuộc nội dung khảo sát, thu thập tài liệu, đánh giá thực trạng quan hệ xã hội: Tổng số: 465 phiếu, gồm: - Tại các địa phương: 207 phiếu; - Tại các doanh nghiệp: 158 phiếu; - Tại các đơn vị hoạt động đo đạc và bản đồ chuyên ngành: 100 phiếu; (6) Tài liệu tiếng nước ngoài được biên dịch ra tiếng Việt. 12
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
BÁO CÁO TỔNG KẾT DỰ ÁN SẢN XUẤT THỬ NGHIỆM CẤP BỘ SẢN XUẤT CHITIN- CHITOZAN TỪ PHẾ LIỆU CHẾ BIẾN THỦY SẢN(vỏ tôm, vỏ ghẹ)
31 p | 486 | 138
-
Báo cáo tổng hợp kết quả nghiên cứu dự án sản xuất thử nghiệm độc lập cấp nhà nước, mã số DAĐL 2015/12: Sản xuất thử nghiệm vải len pha polyester - KS. Phạm Hữu Chí
329 p | 256 | 56
-
Báo cáo tổng kết dự án: Xây dựng Mô hình và áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật để phát triển bưởi Phúc Trạch tại xã Hương Trạch, Hương Khê, Hà Tĩnh
73 p | 195 | 34
-
BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI CẤP BỘ KHAI THÁC VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN GEN VI SINH VẬT CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM
78 p | 144 | 27
-
Báo cáo tổng kết toàn diện kết quả thực hiện dự án: Ứng dụng kỹ thuật tiến bộ xây dựng một số Mô hình nông lâm nghiệp nhằm phát triển kinh tế xã hội đồng bào các dân tộc vùng núi đá xã Phúc Sen (huyện Quảng Hòa),xã Đa Thông (huyện Thông Nông) tỉnh Cao Bằng
35 p | 179 | 21
-
Vận dụng quy trình kiểm toán báo cáo quyết toán dự án đầu tư xây dựng cơ bản trong một cuộc kiểm toán báo cáo quyết toán ngân sách địa phương
62 p | 130 | 17
-
Báo cáo tổng hợp: Dự án quy hoạch phát triển thủy sản tỉnh Long An đến năm 2020
160 p | 161 | 15
-
Báo cáo tổng kết đề tài nghiên cứu: Thực trạng về tham nhũng lãng phí trong các chương trình dự án đầu tư xây dựng bằng vốn ngân sách và các giải pháp đặt ra đối với Kiểm toán Nhà nước
88 p | 87 | 14
-
Báo cáo tổng kết dự án: Đánh giá nguồn lợi sinh vật biển và hiện trạng môi trường vùng biển quần đảo Trường Sa
92 p | 117 | 13
-
Báo cáo tổng kết dự án: Nhân rộng mô hình điểm thông tin khoa học công nghệ phục vụ phát triển kinh tế xã hội tại 03 xã Hòa Bắc, Hòa Ninh, Hòa Sơn huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng
42 p | 75 | 13
-
Báo cáo tổng kết đề tài: Nghiên cứu phát triển giống bí xanh và tỏi địa phương phục vụ sản xuất hàng hóa tại Hải Dương, thuộc dự án Khoa học công nghệ nông nghiệp vốn vay ADB số 2283 - VIE(SF)
59 p | 110 | 13
-
Báo cáo tổng kết dự án điều tra cơ bản: Dân tộc Cờ Lao
85 p | 70 | 12
-
Báo cáo tổng kết dự án: Bảo tồn di sản thế giới Mỹ Sơn
68 p | 100 | 11
-
Báo cáo tổng kết: Nghiên cứu ứng dụng các giải pháp khoa học công nghệ trong quản lý tổng hợp bệnh hại chủ yếu trên cây hồ tiêu nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất và thu nhập cho người dân nghèo tỉnh Quảng Trị
83 p | 88 | 10
-
Báo cáo tổng kết đề tài: Nghiên cứu kỹ thuật ghép nhãn lên vải, duy trì thu nhập hàng năm của người làm vườn tại tỉnh Bắc Giang và Hải Dương
48 p | 129 | 9
-
Báo cáo tổng kết dự án: Hoàn thiện công nghệ chế tạo phụ tùng cho thiết bị mỏ hầm lò - Tập 1 : Thuyết minh báo cáo
32 p | 89 | 8
-
Báo cáo tổng kết dự án khoa học công nghệ cấp nhà nước: Nghiên cứu dự báo phòng chống xói lở bờ sông Cửu Long
0 p | 36 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn