Báo cáo tốt nghiệp: "Xây dựng mô hình học kết hợp để dạy sinh học 10 (THPT) nâng cao với sự hỗ trợ của phần mềm Moodle"
lượt xem 147
download
Đây là nội dung nghiên cứu còn khá mới trong điều kiện dạy và học ở Việt Nam. Với thời gian và điều kiện cho phép, nghiên cứu của chúng tôi chỉ tập trung vào xây dựng mô hình học kết hợp để dạy nội dung chương III "Virus và các bệnh truyền nhiễm", Phần ba "Sinh học vi sinh vật", sinh học 10 (THPT, nâng cao).
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Báo cáo tốt nghiệp: "Xây dựng mô hình học kết hợp để dạy sinh học 10 (THPT) nâng cao với sự hỗ trợ của phần mềm Moodle"
- TRƯỜNG……………….. KHOA………………… BÁO CÁO TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: Xây dựng mô hình học kết hợp để dạy sinh học 10 (THPT) nâng cao với sự hỗ trợ của phần mềm Moodle
- LỜI CẢM ƠN Trong quá trình hoàn thành khóa luận tốt nghiệp, tôi đã nhận được sự ủng hộ và giúp đỡ hết sức nhiệt thành từ tập thể, gia đình, cá nhân và bè bạn. Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS Nguyễn Văn Hiền, người đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo và giúp đỡ tôi trong mọi mặt để tôi tiến hành khóa luận này. Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến tập thể thầy, cô trong Bộ môn Phương Pháp Dạy học Sinh Học, Khoa Sinh Học, Trường ĐHSP Hà Nội đã giúp đỡ tạo điều kiện cho tôi học tập, nghiên cứu và hoàn thành khóa luận. Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, thầy cô và bè bạn đã luôn giành những tình cảm thân thiết, động viên, khuyến khích tôi trong thời gian học tập và làm khóa luận này. Hà Nội ngày .........., tháng .........., năm 2010 Tác giả PHẠM XUÂN LAM
- Trêng §¹i Häc S Ph¹m Hµ Néi - Khoa Sinh häc Bé m«n Ph¬ng ph¸p d¹y häc sinh häc MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN MỤC LỤC ................................................................................................................. 1 MỞ ĐẦU.................................................................................................................... 4 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI .................................................................................................. 8 1.1. Hình thức tổ chức dạy học ................................................................................. 8 1.1.1. Khái niệm ......................................................................................................................... 8 1.1.2. Các hình thức tổ chức dạy học ........................................................................................ 9 1.1.3. Hình thức tổ chức dạy học có sự hỗ trợ của CNTT & TT .......................................... 12 1.2. Học kết hợp (Blended Learning - BL) ............................................................. 13 1.2.1. Khái niệm học kết hợp ................................................................................................... 13 1.2.2. Các phương án dạy học kết hợp .................................................................................... 17 1.2.3. Đặc điểm của học kết hợp - Blended Learning............................................................ 18 1.2.4. Lộ trình triển khai ........................................................................................................... 19 1.3. Thực trạng khai thác và sử dụng Internet trong dạy học ở một số trường THPT ....................................................................................................................... 21 1.3.1. Mục tiêu điều tra............................................................................................................. 21 1.3.2. Kết quả tổng hợp và đánh giá ........................................................................................ 21 CHƯƠNG 2 XÂY DỰNG MÔ HÌNH HỌC KẾT HỢP ĐỂ DẠY CHƯƠNG III "VIRUS VÀ BỆNH TRUYỀN NHIỄM" (SINH HỌC 10, NÂNG CAO) VỚI SỰ HỖ TRỢ CỦA PHẦN MỀM MOODLE.......................................................................... 25 2.1. Giới thiệu về phần mềm mã nguồn mở Moodle .............................................. 25 2.1.1. PMDH và PM mã nguồn mở ........................................................................................ 25 2.1.2. Giới thiệu về Moodle ..................................................................................................... 25 2.1.3. Đặc điểm của phần mềm Moodle ................................................................................. 27 2.2. Cấu trúc, nội dung chương III "Virus và bệnh truyền nhiễm" ..................... 28 2.2.1. Mục tiêu .......................................................................................................................... 28 2.2.2. Cấu trúc ........................................................................................................................... 29 2.2.3. Nội dung ......................................................................................................................... 30 1
- Ph¹m Xu©n Lam - K56A 2.3. Xây dựng mô hình học kết hợp dạy chương III "Virus và bệnh truyền nhiễm", sinh học 10 (THPT, nâng cao) với sự hỗ trợ của phần mềm Moodle ..... 30 2.3.1. Đánh giá một số mô hình học trực tuyến hiện nay ...................................................... 30 2.3.1.1. Phân loại website dạy học hiện nay ...................................................... 30 2.3.1.2. Đánh giá ưu điểm................................................................................. 31 2.3.1.3. Đánh giá nhược điểm ........................................................................... 32 2.3.1.4. Nguyên nhân ........................................................................................ 33 2.3.1.5. Đánh giá thực trạng dạy học sinh học qua mạng.................................. 33 2.3.2. Nguyên tắc và tiêu chí xây dựng mô hình học kết hợp ............................................... 34 2.3.2.1. Nguyên tắc, tiêu chí thiết kế nội dung học kết hợp ................................ 34 2.3.2.2. Nguyên tắc thiết kế bài dạy kết hợp ...................................................... 35 2.3.3. Xây dựng mô hình học kết hợp để dạy chương III "Virus và các bệnh truyền nhiễm" ...................................................................................................................................... 37 2.3.4.1. Thiết kế mô hình ................................................................................... 37 2.3.4.2. Vận hành: ............................................................................................ 49 CHƯƠNG 3 THAM VẤN CHUYÊN GIA ............................................................... 52 3.1. Mục đích tham vấn ........................................................................................... 52 3.2. Phương pháp tiến hành .................................................................................... 52 3.3. Triển khai ......................................................................................................... 52 3.4. Phân tích kết quả .............................................................................................. 52 3.4.1. Đánh giá về tính khả thi trong việc triển khai mô hình với điều kiện thực tế ở trường THPT......................................................................................................................................... 52 3.4.2. Đánh giá tính hợp lý trong việc phân chia nội dung giữa dạy qua mạng và dạy trên lớp .............................................................................................................................................. 54 3.4.3. Đánh giá tính hợp lý trong cấu trúc bài dạy qua mạng ................................................ 55 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ....................................................................................... 56 I. Kết luận ................................................................................................................ 56 II. Đề nghị ................................................................................................................ 56 TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................................... 58 PHỤ LỤC 2
- Trêng §¹i Häc S Ph¹m Hµ Néi - Khoa Sinh häc Bé m«n Ph¬ng ph¸p d¹y häc sinh häc BẢNG QUY ƯỚC CÁC TỪ VIẾT TẮT Stt Viết là Đọc là 01 CNTT Công nghệ thông tin 02 CNTT & TT Công nghệ thông tin và truyền thông 03 GV Giáo viên 04 HS Học sinh 05 PM Phần mềm 06 PMDH Phần mềm dạy học 07 PPDH Phương pháp dạy học 08 PTDH Phương tiện dạy học 09 SGK Sách giáo khoa 10 THPT Trung học phổ thông 3
- Ph¹m Xu©n Lam - K56A MỞ ĐẦU 1. Đặt vấn đề: 1.1. Trong thời đại bùng nổ thông tin hiện nay, một nền kinh tế phát triển phải biết "Lấy sức mạnh từ công nghệ, năng lượng từ thông tin và chèo lái bằng kiến thức" [27]. Theo cách nói của nhà tương lai học Alvin Toffler, trong thế kỷ XXI "Người mù chữ sẽ không phải là những người không biết đọc, biết viết mà chính là những người không biết cách học, cách quên và cách học lại” [25]. Mục tiêu hiện nay của giáo dục, theo khẩu hiệu UNESCO đặt ra cho giáo dục và đào tạo của thế kỷ XXI là "Học ở mọi nơi, học ở mọi lúc, học suốt đời, dạy cho mọi người với mọi trình độ tiếp thu khác nhau". Nhiệm vụ của giáo dục phải "giúp cho người học đạt được những kiến thức và kỹ năng", "giúp cho con người có thể tiếp tục việc học tập trong suốt cuộc đời" [26]. Để làm được điều đó, việc học không chỉ còn giới hạn trong nhà trường mà đã được mở rộng hơn về không gian, thời gian và đa dạng hơn về hình thức tổ chức, hỗ trợ cho nhu cầu "tự học" và "học suốt đời" của mỗi người. Trong Đề án "Xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2005 - 2010" của Chính phủ cũng nêu rõ: "Xây dựng cả nước trở thành một xã hội học tập với tiêu chí cơ bản là tạo cơ hội và điều kiện thuận lợi để mọi người ở mọi lứa tuổi, mọi trình độ được học tập thường xuyên, học liên tục, học suốt đời ở mọi nơi, mọi lúc, mọi cấp, mọi trình độ; huy động sức mạnh tổng hợp của toàn xã hội tham gia xây dựng và phát triển giáo dục; mọi người, mọi tổ chức đều có trách nhiệm, nghĩa vụ trong việc học tập và tham gia tích cực xây dựng xã hội học tập" [18]. Vì vậy, cần phải đưa ra những giải pháp cho vấn đề này, một trong số đó chính là học tập trực tuyến. Việc nghiên cứu phát triển những mô hình học tập trực tuyến là nhiệm vụ quan trọng trong giáo dục hiện nay. 1.2. Đề cập đến vấn đề đổi mới dạy và học hiện nay không thể không nhắc tới vai trò của công nghệ thông tin và truyền thông (CNTT & TT) trong việc cải tiến nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức dạy - học. Trong đó, E - learning là mức độ cao nhất của việc ứng dụng CNTT & TT trong dạy - học. Với nhiều ưu điểm nổi bật, E- learning được xem như là một giải pháp hữu hiệu cho nhu cầu "Học mọi nơi, học mọi lúc, học mọi thứ, học mềm dẻo, học một cách mở và học suốt đời" [12] của mọi 4
- Trêng §¹i Häc S Ph¹m Hµ Néi - Khoa Sinh häc Bé m«n Ph¬ng ph¸p d¹y häc sinh häc người và trở thành một xu hướng tất yếu trong giáo dục và đào tạo hiện nay, tạo ra những thay đổi lớn trong hoạt động dạy và học. Tuy nhiên, có thể thấy rằng, E - learning vẫn chưa thể phủ nhận vai trò chủ đạo của các hình thức dạy học trên lớp, máy tính vẫn chưa thể thay thế hoàn toàn được phấn trắng, bảng đen. Vì vậy, việc tìm ra giải pháp kết hợp học trên lớp với các giải pháp E - learning là điều hết sức cần thiết trong giáo dục hiện nay. 1.3. Kiến thức sinh học ngày càng có nhiều ứng dụng trong các lĩnh vực của đời sống sản xuất, y tế, sức khỏe, ... Vì vậy, yêu cầu của việc dạy học sinh học phải gắn với thực tiễn, khơi gợi hứng thú học tập cho học sinh, giúp học sinh tự tìm lấy được kiến thức cho mình. Để làm được điều đó, ngoài việc cải cách nội dung chương trình sách giáo khoa, đổi mới phương pháp dạy học còn phải đa dạng hóa các hình thức dạy học, để làm sao dạy học trên lớp gắn với thực tế nhiều hơn. Chúng tôi thấy rằng, dạy học qua mạng là một hướng giải quyết cho vấn đề này. Hiện nay, những giải pháp học trên mạng Internet dưới các hình thức như website, blog, ... đang dần hình thành và phát triển, có thể thấy được những kết quả hết sức khả quan từ các mô hình này. Tuy nhiên, tất cả mới chỉ dừng lại ở mức hỗ trợ người học tự do trong việc ôn luyện, củng cố kiến thức, kiểm tra đánh giá, luyện tập cho các kỳ thi hay cung cấp kiến thức mới chứ chưa có một mô hình mang tính dạy học thực sự áp dụng trong nhà trường phổ thông. Với những lí do trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: "Xây dựng mô hình học kết hợp để dạy sinh học 10 (THPT) nâng cao với sự hỗ trợ của phần mềm Moodle" 2. Mục đích nghiên cứu: Xây dựng mô hình học kết hợp với sự hỗ trợ của phần mềm Moodle để góp phần nâng cao hiệu quả dạy học chương III "Virus và các bệnh truyền nhiễm", sinh học 10 (THPT, nâng cao). 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu: 3.1. Đối tượng nghiên cứu: - Hình thức tổ chức dạy học và hình thức học kết hợp (Blended Learning). 5
- Ph¹m Xu©n Lam - K56A - Cấu trúc nội dung chương III "Virus và các bệnh truyền nhiễm", phần ba "Sinh học vi sinh vật", sinh học 10 (THPT, nâng cao). 3.2. Khách thể: Giáo viên và học sinh trung học phổ thông có điều kiện tổ chức dạy học qua mạng. 4. Giả thiết khoa học: Nếu xây dựng được mô hình học kết hợp để dạy học sinh học 10 (THPT, nâng cao) phù hợp với điều kiện dạy và học hiện nay sẽ góp phần đổi mới nội dung, phương pháp và giúp nâng cao hiệu quả dạy học sinh học trong trường THPT. 5. Giới hạn nghiên cứu: Đây là nội dung nghiên cứu còn khá mới trong điều kiện dạy và học ở Việt Nam. Với thời gian và điều kiện cho phép, nghiên cứu của chúng tôi chỉ tập trung vào xây dựng mô hình học kết hợp để dạy nội dung chương III "Virus và các bệnh truyền nhiễm", Phần ba "Sinh học vi sinh vật", sinh học 10 (THPT, nâng cao). 6. Nhiệm vụ nghiên cứu: - Nghiên cứu cơ sở lý luận liên quan đến đề tài: Hình thức tổ chức dạy học, hình thức tổ chức dạy học có sự hỗ trợ của CNTT & TT, hình thức học kết hợp. - Nghiên cứu, đánh giá thực trạng khai thác, vận dụng Internet vào hoạt động dạy và học trong trường phổ thông hiện nay. - Nghiên cứu, đánh giá một số mô hình đào tạo trực tuyến ở Việt Nam hiện nay. - Nghiên cứu, ứng dụng phần mềm moodle vào xây dựng mô hình học kết hợp để dạy học sinh học THPT. - Nghiên cứu cấu trúc nội dung và xây dựng mô hình học kết hợp cho chương III Virus và các bệnh truyền nhiễm, phần ba Sinh học vi sinh vật, sinh học 10 THPT nâng cao. - Tham vấn ý kiến chuyên gia về kết quả nghiên cứu nhằm đánh giá hiệu quả của mô hình học tập. 6
- Trêng §¹i Häc S Ph¹m Hµ Néi - Khoa Sinh häc Bé m«n Ph¬ng ph¸p d¹y häc sinh häc 7. Phương pháp nghiên cứu: 7.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: - Nghiên cứu văn bản của Chính phủ, Bộ GD & ĐT về chủ trương chính sách trong giáo dục, đặc biệt là việc ứng dụng CNTT & TT trong giáo dục. - Nghiên cứu tài liệu và một số công trình khoa học đã công bố có liên quan đến các nội dung trong đề tài. - Nghiên cứu công cụ và phương tiễn hỗ trợ dạy học qua mạng Internet như phần mềm và những ứng dụng trên mạng Internet. - Nghiên cứu chương trình và nội dung sách giáo khoa lớp 10 THPT nâng cao để xây dựng bài dạy qua mạng đạt hiệu quả. 7.2. Điều tra cơ bản: Điều tra tình hình sử dụng và khai thác mạng Internet vào hoạt động dạy và học cũng như thái độ của giáo viên và học sinh đối với việc dạy và học qua mạng Internet. 7.3. Phương pháp tham vấn chuyên gia: Trao đổi, xin ý kiến các thầy, cô giáo có kinh nghiệm đang trực tiếp giảng dạy tại một số trường THPT về nội dung, phương pháp triển khai và đánh giá tính hiệu quả của mô hình đã xây dựng. 8. Cấu trúc khóa luận: - Mở đầu, giới thiệu vấn đề nghiên cứu - Chương 1 - Tổng quan những vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến đề tài - Chương 2 - Xây dựng mô hình học kết hợp dạy chương III "Virus và các bệnh truyền nhiễm", sinh học 10 (THPT, nâng cao) với sự hỗ trợ của phần mềm Moodle - Chương 3. Tham vấn chuyên gia - Kết luận và đề nghị - Tài liệu tham khảo - Phụ lục 7
- Ph¹m Xu©n Lam - K56A CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 1.1. Hình thức tổ chức dạy học 1.1.1. Khái niệm Trong Triết Học "hình thức là phương thức tồn tại của sự vật, hiện tượng, là hệ thống các mối liên hệ tương đối bền vững giữa các yếu tố của nó" hình thức và nội dụng là hai mặt biểu hiện của một sự vật, hiện tượng [22, p244]. Theo từ điển tiếng Việt (Hoàng Phê chủ biên), hình thức là cách thức và khuôn khổ bên ngoài, khác với nội dung bên trong của sự vật, sự việc. Nội dung là cái bản chất, bất biến còn hình thức là cái bề ngoài, cái thay đổi của sự vật hiện tượng. Hình thức tổ chức dạy học là một khái niệm trong khoa học giáo dục. Theo Đặng Vũ Hoạt (2006) hình thức tổ chức dạy học là "hình thức hoạt động dạy học được tổ chức theo trật tự và chế độ nhất định nhằm thực hiện các nhiệm vụ dạy đại học đã quy định" [8, p175], trong đó, hình thức tổ chức dạy học là một chỉnh thể thống nhất giữa mục đích, nhiệm vụ, nội dung, phương pháp và phương tiện dạy học. Theo Thái Duy Tuyên (1998) "Hình thức tổ chức dạy học là hình thái tồn tại của quá trình dạy học" [20, p251]. Theo Trần Thị Tuyết Oanh (2005) thì "Hình thức tổ chức dạy học là hình thức vận động của nội dung dạy học cụ thể trong không gian, địa điểm và những điều kiện xác định nhằm thực hiện nhiệm vụ và mục tiêu dạy học [13, p245]. Trong dạy học sinh học "Hình thức tổ chức dạy học được xác định bởi thành phần học sinh, vị trí bài, thời gian tiến hành bài học, trật tự các hoạt động của học sinh, sự chỉ đạo của giáo viên", (Theo Đinh Quang Báo) [1, p30] Như vậy, những cách định nghĩa trên đều thống nhất ở việc xem hình thức tổ chức dạy học là biểu hiện bên ngoài, có mối liên hệ chặt chẽ với các thành tố khác của quá trình dạy học, đặc biệt là nội dung dạy học. Hình thức tổ chức dạy học là hình thức vận động của từng đơn vị nội dung dạy học, phản ánh quy mô, địa điểm và thành phần học sinh tham gia vào đơn vị nội dung dạy học và được đặc trưng bởi năm yếu tố cơ bản: (1) Nội dung dạy học; (2) Đặc điểm thành phần tham gia vào quá trình dạy học; (3) Phương pháp và phương tiện; (4) Hoạt động của giáo viên và học sinh; (5) Không 8
- Trêng §¹i Häc S Ph¹m Hµ Néi - Khoa Sinh häc Bé m«n Ph¬ng ph¸p d¹y häc sinh häc gian và thời gian diễn ra quá trình dạy học. Việc xác định hình thức tổ chức dạy học chính là đi trả lời câu hỏi: đơn vị nội dung dạy học được thực hiện ở đâu? quy mô như thế nào? thành phần tham gia là ai? Theo đó, hình thức tổ chức dạy học được xây dựng phù hợp đặc điểm của đơn vị kiến thức, môn học, cấp học và đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi. Hình thức tổ chức dạy học có tính "mở", "tính linh hoạt" và "tính lịch sử". Trong dạy học, các hình thức tổ chức dạy học có mối liên quan chặt chẽ với nhau và tạo thành một hệ thống thống nhất các bài học. Việc sử dụng những hình thức tổ chức dạy học khác nhau cho phép đảm bảo được các nguyên tắc dạy học như nguyên tắc trực quan, nguyên tắc hệ thống, nguyên tắc gắn lí thuyết với thực hành, ... Theo đó, việc lựa chọn hình thức tổ chức dạy học phù hợp được quyết định bởi nhiệm vụ dạy học (cung cấp kiến thức, hình thành kỹ năng - kỹ xảo, xác định vật mẫu quan sát, đặt thí nghiệm, rút ra kết luận, ...), đối tượng của quá trình dạy học, khả năng tổ chức, môi trường tự nhiên quanh trường và điều kiện trang thiết bị dạy học. Trong lý luận dạy học, quá trình dạy học được xem xét như là một hệ thống toàn vẹn của những thành tố: (1) Mục đích dạy học, nội dung dạy học, (2) Phương pháp, phương tiện dạy học, (3) Hình thức tổ chức dạy học, (4) Giáo viên và học sinh [13, p135]. Như vậy, hình thức tổ chức dạy học là một yếu tố cấu thành của quá trình dạy học. Nếu mục đích và nội dung dạy học là mặt bên trong, thì hình thức tổ chức chính là mặt bên ngoài của quá trình dạy học. Mối quan hệ giữa các thành tố của quá trình dạy học là quan hệ "nội dung" - "hình thức". Trong đó, mục đích dạy học sẽ quy định nội dung dạy học, nội dung sẽ quy định phương pháp và phương tiện, căn cứ vào đó và dựa theo điều kiện thực tế mà đưa ra các hình thức dạy học sao cho phù hợp. 1.1.2. Các hình thức tổ chức dạy học Hình thức tổ chức dạy học có tính lịch sử. Do vậy, ứng với mỗi thời kỳ với sự khác nhau về quan điểm, nội dung, phương pháp và phương tiện dạy học sẽ có những hình thức tổ chức dạy học khác nhau. Hình thức tổ chức dạy học đầu tiên được nghiên cứu trên cơ sở lý luận là hình thức học trên lớp do Cô-men-xki nhà giáo dục học lỗi lạc người Tiệp Khắc đề xuất và phát triển. Theo đó, lớp học cần được tổ chức theo những quy tắc xác định như cấu 9
- Ph¹m Xu©n Lam - K56A trúc lớp học, phân phối thời gian, nội dung từng bài học, kế hoạch làm việc [4, p132]. Đây là hình thức tổ chức dạy học chính thức đầu tiên được đưa ra và vẫn được áp dụng phổ biến trong giáo dục nước ta hiện nay, các hoạt động dạy và học được tổ chức chặt theo những quy tắc nhất định. Tuy nhiên, hình thức này đôi khi còn thể hiện tính cứng nhắc, người học phải tuân theo một quy trình đào tạo đã được đề ra sẵn, không được tự do lựa chọn nội dung học tập phù hợp với mình, nhiều khi hạn chế tính sáng tạo của giáo viên và của học sinh. Đặng Vũ Hoạt [8] đã đưa ra ba nhóm hình thức tổ chức dạy học được áp dụng trong hệ thống các trường đại học, đó là: Loại 1: Hình thức tổ chức dạy học nhằm giúp sinh viên tìm tòi tri thức, hình thành kỹ năng, kỹ xảo, bao gồm diễn giảng; thảo luận, tranh luận; xêmina; tự học; giúp đỡ riêng; làm bài tập thí nghiệm; thực hành học tập, thực hành sản xuất; bài tập nghiên cứu, khóa luận, luận văn tốt nghiệp; dạy học chương trình hóa. Loại 2: Là hình thức dạy học nhằm kiểm tra, đánh giá tri thức, kỹ năng, kỹ xảo của sinh viên, bao gồm kiểm tra; sát hạch; thi các thể loại; bảo vệ khóa luận và luận văn tốt nghiệp. Loại 3: Các hình thức có tính chất ngoại khóa, bao gồm nhóm ngoại khóa theo môn học; hình thức câu lạc bộ khoa học; các hình thức nghiên cứu và phổ biến khoa học; các hoạt động xã hội; hội nghị học tập. Tác giả Thái Duy Tuyên cũng đưa ra hệ thống các hình thức tổ chức dạy học trong nhà trường, gồm có: hình thức học tập lên lớp; hình thức học tập ở nhà; hình thức thảo luận; hình thức hoạt động ngoại khóa; hình thức tham quan học tập; hình thức bồi dưỡng học sinh kém và học sinh có năng khiếu [20, p251]. Tác giả Trần Thị Tuyết Oanh phân chia các hình thức tổ chức dạy học hiện nay dựa trên hai tiêu chí [13]: (1) Căn cứ vào địa điểm diễn ra quá trình dạy học có hai hình thức là hình thức dạy học trên lớp và hình thức dạy học ngoài lớp. 10
- Trêng §¹i Häc S Ph¹m Hµ Néi - Khoa Sinh häc Bé m«n Ph¬ng ph¸p d¹y häc sinh häc (2) Căn cứ vào sự chỉ đạo của GV đối với toàn lớp hay đối với nhóm HS trong lớp mà có các hình thức: Hình thức dạy học toàn lớp, hình thức dạy học theo nhóm, hình thức tổ chức dạy học theo cá nhân. Như vậy, việc phân chia các hình thức tổ chức dạy học đều dựa trên những cơ sở là nội dung kiến thức, các thành phần tham gia, không gian và thời gian diễn ra các hoạt động dạy - học, đây là những thành tổ của hình thức tổ chức dạy học. Có thể nhận thấy rằng, giáo dục phát triển thúc đẩy làm đa dạng hóa các hình thức tổ chức dạy học, hỗ trợ nhiều hơn cho hoạt động của giáo viên và học sinh, từ đó, làm tăng hiệu quả dạy học. Căn cứ theo những cách phân chia ở trên và theo khái niệm chúng tôi phân loại các hình thức tổ chức dạy học hay hình thức học như sau: Căn cứ theo địa điểm tổ chức có: Hình thức học trên lớp; Hình thức học ngoài lớp (vườn trường, phòng thí nghiệm, thực tế thiên nhiên, ...). Căn cứ theo sự giáp mặt của giáo viên với học sinh có: Hình thức học giáp mặt (F2F); Hình thức học không có sự giáp mặt giữa Gv và Hs hay còn gọi là tự học. Trong đó, có hai hình thức tự học là hình thức tự học có hướng dẫn và hình thức tự học không có hướng dẫn [17] Căn cứ theo quy mô lớp học có: Hình thức dạy học toàn lớp; Hình thức dạy học theo nhóm; Hình thức tổ chức dạy học cá nhân. Căn cứ theo nội dung dạy học có: Hình thức tổ chức dạy học lĩnh hội kiến thức, kỹ năng mới; Hình thức tổ chức ôn tập củng cố kiến thức; Hình thức tổ chức kiểm tra đánh giá. Căn cứ theo hoạt động của người dạy và người học mà có các hình thức: Seminar, thảo luận, thuyết trình, thực hành, thí nghiệm. Căn cứ theo mức độ ứng dụng của CNTT & TT vào trong dạy học có: Hình thức tổ chức dạy học không có sự hỗ trợ của CNTT & TT; Hình thức tổ chức dạy học có sự hỗ trợ của CNTT & TT; Hình thức tổ chức dạy bằng phương tiện CNTT & TT. Trong giáo dục và đào tạo hiện nay, đang phổ biến hình thức tổ chức dạy học có sự hỗ trợ của CNTT & TT. Ngoài ra, một hình thức tổ chức dạy học mới được chúng tôi nghiên cứu ở đây là hình thức học kết hợp (Blended Learning). 11
- Ph¹m Xu©n Lam - K56A 1.1.3. Hình thức tổ chức dạy học có sự hỗ trợ của CNTT & TT Công nghệ thông tin và truyền thông là "Tập hợp đa dạng các công cụ và tài nguyên công nghệ được sử dụng để giao tiếp, tạo ra, phổ biến, lưu trữ và quản lý thông tin" [25, p6]. Yếu tố công nghệ được sử dụng ở đây bao gồm công nghệ thông tin (máy tính và Internet) công nghệ truyền thông (Radio, truyền hình, điện thoại, ...). Vai trò của CNTT & TT trong giáo dục và đào tạo đã được đề cập chi tiết trong một số tài liệu [5, 6, 9], với rất nhiều nội dung được nêu ra. Trong đó, một vai trò rất quan trọng đó là CNTT & TT là góp phần tích cực vào việc đổi mới hình thức tổ chức dạy học, tạo ra những mô hình dạy học mới. Những mô hình tổ chức dạy học có sự hỗ trợ của CNTT & TT bao gồm: Học tập được trợ giúp bởi công nghệ (Technology Enhanced Learning – TEL); Học tập dựa vào công nghệ (Technology Based Learning – TBL); Dạy học với sự trợ giúp của máy tính (Computer-Assisted Instruction - CAI); Đào tạo qua máy tính (Computer Based Training – CBT); Dạy học được quản lý trên máy tính (Computer Managed Instruction – CMI); Dạy học tương tác qua đa phương tiện (Interactive Multimedia Instruction – IMI); Hệ thống học tập tích hợp (Integrated Learning Systems – ILS); Đào tạo trên mạng (Web Based Training – WBT)… và học tập điện tử (Electronic Learning, E-learning) [6, p57] .Có thể thấy với mỗi mức độ ứng dụng của CNTT & TT lại có môt hình dạy học tương ứng. Những mức độ sử dụng ấy có thể căn cứ vào việc giáo viên sử dụng vào trong các hoạt động giảng dạy hoặc vào việc học sinh sử dụng vào trong các hoạt động học. Từ những hình thức trên có thể thấy, dạy học có sự hỗ trợ của CNTT & TT bao gồm những đặc điểm chính sau: - Không gian, thời gian và thành phần tham gia vào quá trình dạy học được bố trí hợp lý hơn so với hình thức tổ chức dạy học không có sự hỗ trợ của CNTT & TT. - Nội dung, phương pháp, phương tiện sử dụng trong các hoạt động dạy - học của giáo viên và học sinh được nâng cao do sự hỗ trợ của công nghệ. Trong đó CNTT & TT vừa là đối tượng, vừa là công cụ và phương tiện trong giáo dục, đào tạo. Yêu cầu về kỹ năng đối với giáo viên và học sinh cũng có sự thay đổi theo hướng tiếp cận công nghệ và quan điểm dạy học hiện đại. 12
- Trêng §¹i Häc S Ph¹m Hµ Néi - Khoa Sinh häc Bé m«n Ph¬ng ph¸p d¹y häc sinh häc - Hiêu quả dạy - học được nâng cao hơn so với dạy học truyền thống không có sự hỗ trợ của CNTT & TT vì hoạt động dạy của giáo viên và hoạt động học của học sinh luôn luôn nhận được sự hỗ trợ của CNTT & TT giúp nâng cao hiệu quả giảng dạy và tiếp thu của học sinh. - Vai trò, hoạt động của giáo viên và học sinh có sự thay đổi lớn so với dạy học truyền thống, Trong đó, giáo viên chuyển từ vị trí là trung tâm của quá trình dạy học sang vai trò là người tổ chức hướng dẫn cho các hoạt động học sinh; hoạt động dạy là hoạt động chính được thay bằng hoạt động tích cực, chủ động tiếp thu kiến thức của học sinh, hoc sinh trở thành trung tâm của các quá trình dạy học. - Có tính linh hoạt, tính trực quan sinh động phát huy năng lực của người học. Tuy nhiên, có những yêu cầu cao hơn về mặt kỹ năng của giáo viên và học sinh khi tham gia vào các hình thức này Như vậy, các hình thức tổ chức dạy học không xuất hiện một cách ngẫu nhiên trong tiến trình phát triển của lịch sử giáo dục mà được xây dựng dựa trên sự phát triển, kế thừa những ưu điểm của các hình thức đã có trước đó, cải tiến sao cho phù hợp với thực tiễn dạy học hiện tại. Căn cứ vào yêu cầu, mục đích của dạy học hiện nay có thể thấy, một hình thức tổ chức dạy học cần phải có các đặc tính sau: tính linh hoạt về thời gian và địa điểm, tính mềm dẻo về phương pháp và phương tiện, tính mở về công nghệ và nội dung đào tạo cũng như cơ hội tiếp cận cho mọi người. Xu hướng của giáo dục hiện đại là đa dạng hóa các hình thức tổ chức dạy học, đa dạng hóa các phương pháp dạy học nhằm tạo thuận lợi nhất cho từng người học khi tham gia vào các hoạt động học tập. Vì vậy, nếu có điều kiện áp dụng được nhiều hình thức tổ chức dạy học sẽ đem lại hiệu quả giáo dục và đào tạo. 1.2. Học kết hợp (Blended Learning - BL) 1.2.1. Khái niệm học kết hợp Học kết hợp "Blended Learning - BL" xuất phát từ nghĩa của từ "Blend" tức là "pha trộn" để chỉ một hình thức tổ chức dạy học hết sức linh hoạt, là sự kết hợp "hữu cơ" của nhiều hình thức tổ chức dạy học khác nhau. Đây là một hình thức học khá phổ 13
- Ph¹m Xu©n Lam - K56A biến trên thế giới. Có nhiều định nghĩa khác nhau về học kết hợp, tuy nhiên có ba cách định nghĩa được sử dụng rộng rãi [23]. (1) Blended Learning = kết hợp các phương thức giảng dạy (hoặc cung cấp các phương tiện truyền thông) (Bersin & Associates, 2003; Orey, 2002a, 2002b; Singh & Reed, 2001; Thomson, 2002) (2) Blended learning = kết hợp các phương pháp giảng dạy (Driscoll, 2002; House, 2002; Rossett, 2002) (3) Blended Learning = kết hợp hướng dẫn trực tuyến và sự hướng dẫn đối mặt (Reay, 2001; Rooney, 2003; Sands, 2002; Ward & LaBranche, 2003; Young, 2002). Theo Alvarez (2005) đã định nghĩa, học kết hợp là "Sự kết hợp của các phương tiện truyền thông trong đào tạo như công nghệ, các hoạt động, và các loại sự kiện nhằm tạo ra một chương trình đào tạo tối ưu cho một đối tượng cụ thể". Tác giả Victoria L. Tinio cho rằng "Học kết hợp (Blended Learning) để chỉ các mô hình học kết hợp giữa hình thức lớp học truyền thống và các giải pháp E - learning [25]. Mô hình học kết hợp có thể được mô tả theo hình 1.1. Hình 1.1: Mô hình học kết hợp 14
- Trêng §¹i Häc S Ph¹m Hµ Néi - Khoa Sinh häc Bé m«n Ph¬ng ph¸p d¹y häc sinh häc Theo hình 1.1, người học tham gia vào quá trình học tập bằng hình thức học giáp mặt trên lớp (nhóm, cá nhân, seminar, hội thảo); hình thức học hợp tác qua mạng máy tính (chat, blog, online, forum) và tự học (trực tuyến/ngoại tuyến, độc lập về không gian). Với mỗi nội dung, người học được học bằng phương pháp tốt nhất, phương tiện tốt nhất, hình thức phù hợp nhất và khả năng đạt hiệu quả cao nhất. Ở Việt Nam, Blended Learning còn là một khái niệm mới, chưa được nghiên cứu nhiều. Tác giả Nguyễn Văn Hiền có đưa ra một khái niệm tương tự là "Học tập hỗn hợp" để chỉ hình thức kết hợp giữa cách học trên lớp với học tập có sự hỗ trợ của công nghệ, học tập qua mạng [7]. Trong nghiên cứu của mình, tác giả Nguyễn Văn Hiền đã thử nghiệm rèn luyện kỹ năng về công nghệ thông tin trong dạy học sinh học cho sinh viên khoa sinh học - KTNN qua hoạt động kết hợp giảng dạy trên lớp với việc trao đổi qua lớp học ảo trên địa chỉ http://nicenet.org/ [7]. Đây có thể được coi là một ví dụ về học kết hợp ở bậc đại học. Hình 1.2: Mô hình lớp học trên địa chỉ http://nicenet.org/ (theo Nguyễn Văn Hiền) Tác giả Nguyễn Danh Nam cũng đưa ra nhận định: Sự kết hợp giữa e - learning với lớp học truyền thống trở thành một giải pháp tốt, nó tạo thành một mô hình đào tạo gọi là "Blended Learning" [10] 15
- Ph¹m Xu©n Lam - K56A Ở đây chúng tôi lựa chọn cách định nghĩa theo tác giả Victoria L. Tinio, theo đó, học kết hợp là sự kết hợp, bổ sung lẫn nhau giữa hình thức tổ chức dạy học trên lớp và hình thức tổ chức dạy học qua mạng. Như chúng ta đã biết, hình thức tổ chức dạy học có sự hỗ trợ của CNTT & TT đã được triển khai rộng rãi và chúng ta thường quen với một khái niệm là dạy học tích hợp CNTT & TT. Qua phân tích khái niệm, chúng tôi nhận thấy, học kết hợp và học tích hợp CNTT & TT có những điểm giống nhau và khác nhau. Về bản chất, cả hai đều là hình thức tổ chức dạy học có sử dụng CNTT & TT. Tuy nhiên, hai hình thức này lại khác nhau về mức độ và phương pháp. Trong dạy học tích hợp, vai trò của CNTT & TT chỉ là phương tiện và công cụ hỗ trợ cho phương pháp học trên lớp. Còn trong học kết hợp, CNTT & TT là môi trường tạo ra tri thức. Xét về chức năng, trong dạy học truyền thống, chức năng của CNTT & TT với các thành phần khác chỉ là thứ yếu; còn trong học kết hợp, CNTT & TT có vai trò ngang với các thành phần khác trong quá trình dạy học Hiện nay, học kết hợp đang chứng tỏ được sự ưu việt của mình so với các hình thức học khác. Điều này được thể hiện trong các nghiên cứu được công bố của Thomson Job Impact Study (2002), Texas Instruments and Corning Glass Works (Zemke, 2006), Results - Oriented Learning (2006) của Microsoft, Schnelle (2006), Bersin (2004) [25]. Nghiên cứu của Osguthope & Graham (2003) đã chỉ ra sáu lí do để chọn thiết kế hoặc sử dụng một hệ thống học kết hợp, bao gồm: (1) sự phong phú của sư phạm (2) tiếp cận với sự hiểu biết (3) sự tương tác xã hội (4) cơ quan cá nhân (5) chi phí hiệu quả (6) dễ dàng sửa đổi. Kết quả nghiên cứu của Graham, Allen & Ure (2003) cho thấy, đa số người dân chọn BL vì ba lí do chính (1) hoàn thiện tính sư phạm (2) tăng tính truy cập và sự linh hoạt (3) tăng hiệu quả chi phí. Tác giả Victoria L. Tinio nhận định rằng "Không phải tất cả các chương trình học đều có thể được thực hiện tốt nhất trong môi trường trang thiết bị điện tử, đặc biệt là những chương trình cần giáo viên giảng dạy trực tiếp từ đầu đến cuối" [27, p8]. Đồng thời, tác giả cũng đưa ra căn cứ để lựa chọn hình thức đào tạo là đặc điểm của môn học, mục tiêu và kết quả học tập, tính cách của học viên và bối cảnh học tập để lựa chọn hình thức, phương pháp và phương tiện giảng dạy thích hợp nhất. Như vậy, học kết hợp không phải là 16
- Trêng §¹i Häc S Ph¹m Hµ Néi - Khoa Sinh häc Bé m«n Ph¬ng ph¸p d¹y häc sinh häc một hình thức tích hợp CNTT & TT đơn thuần vào quá trình dạy và học. Trong dạy học kết hợp, có thể thấy vai trò của CNTT & TT là tất yếu, cái quan trọng ở đây chính là cách sử dụng như thế nào và ra sao để đạt hiệu quả cao nhất và đem lại sự tiện lợi nhất cho cả người dạy và người học. Theo sự phân tích ở trên và nhận định của chúng tôi qua tài liệu và số liệu thống kê cho thấy giải pháp học kết hợp trong điều kiện hiện nay là một tất yếu bởi những lí do sau: (1) Xuất phát từ yếu tố khách quan và chủ quan. Về mặt khách quan, cơ sở vật chất hạ tầng trong giáo dục nước ta thấp, chưa có khả năng phục vụ dạy học hoàn toàn qua mạng. Về phía chủ quan, thiếu kinh nghiệm và kỹ năng trong việc quản lý, khai thác cũng như sử dụng các hệ thống đào tạo trực tuyến (2) Dựa trên cơ sở khoa học của tâm lý nhận thức: con người có năm giác quan có thể tiếp thu thông tin từ môi trường, chúng ta nên tận dụng hết các phương thức tiếp cận thông tin không chỉ thông qua môi trường mạng Internet mà còn thông qua nhiều phương tiện khác để có được sự phát triển toàn diện nhất. (3) Theo lí luận giáo dục: do đặc thù môn học, mục tiêu và kết quả học tập, tính cách, trình độ của học viên và bối cảnh học tập. Phương pháp và phương tiện giảng dạy thích hợp nhất. 1.2.2. Các phương án dạy học kết hợp Trên thế giới, Blended Learning khá phổ biến trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo, đặc biệt là đào tạo nghề qua mạng, Blended Learning được coi là phương án tối ưu nhất hiện nay khi mà giáo dục điện tử hay E - learning không thể thay thế được những hình thức học trên lớp. Việc học kết hợp được thể hiện ở nhiều mức độ khác nhau. Theo một số nghiên cứu được công bố đã đưa ra bốn mức độ của sự kết hợp là kết hợp ở mức hoạt động (Activity lever); kết hợp ở mức độ khóa học (Courrse lever); kết hợp ở mức độ chương trình (Program lever) và kết hợp ở mức độ thể chế (Institutional lever) [23]. Cách phân chia này dựa chủ yếu trên nội dung học. Theo chúng tôi còn có thêm những kiểu kết hợp khác nữa, thể hiện trong sơ đồ: 17
- Ph¹m Xu©n Lam - K56A Hình 1.3: Những hình thức kết hợp Sự kết hợp còn được thực hiện trong một khâu hoặc giữa các khâu của quá trình dạy học nhằm tận dụng ưu điểm trong quá trình thực hiện các mục tiêu dạy học, hoặc kết hợp giữa các phương pháp dạy học khác nhau nhằm tận dụng lợi thế từ sự hỗ trợ của công nghệ. Có thể thấy, trong học kết hợp, người dạy và người học được lựa chọn phương án làm việc thuận lợi nhất cho mình trong điều kiện hiện tại cho phép. 1.2.3. Đặc điểm của học kết hợp - Blended Learning Học kết hợp là một hình thức tổ chức dạy học hết sức linh hoạt, áp dụng những phương pháp dạy học tiên tiến và sử dụng hiệu quả những tiện ích mà công nghệ đem lại. Xét về mặt bản chất của hình thức tổ chức dạy học, học kết hợp có những đặc điểm sau: - Thứ nhất: Linh hoạt về không gian và thời gian diễn ra các hoạt động dạy và học, sao cho phù hợp với từng nội dung, khả năng tổ chức vì việc học vừa diễn ra trên lớp vừa diễn ra thông qua mạng máy tính. Thời gian học được thay đổi cho phù hợp với khả năng học của cá nhân học sinh. - Thứ hai: Áp dụng phương pháp dạy học tiên tiến hiện nay, phù hợp với nội dung dạy, tương thích với từng đối tượng học và khả năng học của học sinh. - Thứ ba: Tối ưu hóa việc sử dụng phương tiện. Trong học kết hợp, ngoài những phương tiện CNNTT & TT sử dụng để hỗ trợ trong dạy học truyền thống còn có sự nâng cao và khai thác tối ưu những tiện ích từ các phương tiện hiện đại khác trong đó có máy tính và Internet. 18
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Báo cáo tốt nghiệp: Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty Tư vấn Xây dựng và Phát triển Nông thôn
52 p | 1576 | 905
-
Báo cáo tốt nghiệp: Xây dựng Website giới thiệu Tour du lịch
83 p | 2199 | 480
-
Báo cáo tốt nghiệp: Hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý tại Công ty liên doanh cơ khí xây dựng
60 p | 813 | 338
-
Báo cáo tốt nghiệp: Hoàn thiện hạch toán tài sản cố định với việc nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định tại Công ty Xây dựng 472
75 p | 571 | 294
-
Báo cáo tốt nghiệp: Tổ chức công tác kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ ở công ty xây dựng số 34
92 p | 505 | 275
-
Báo cáo tốt nghiệp: Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Xí nghiệp xây dựng Binh đoàn 11
67 p | 625 | 263
-
Báo cáo tốt nghiệp: “Hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Xí nghiệp xây dựng 244
62 p | 538 | 227
-
Báo cáo thực tập tốt nghiệp: Xây dựng tại Công ty CP Xây Dựng Vinaconex 25
106 p | 696 | 107
-
Báo cáo tốt nghiệp: " XÂY DỰNG HỆ THỐNG BÁO CÁO BỘ PHẬN PHỤC VỤ QUẢN LÝ NỘI BỘ Ở CÔNG TY DU LỊCH VIÊT NAM TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG "
48 p | 362 | 93
-
Báo cáo tốt nghiệp: Kế toán xác định kết quả kinh doanh tại Công ty TNHH MTV Thương mại và Dịch vụ Xây dựng Thiên Hà
65 p | 362 | 92
-
báo cáo tốt nghiệp "Một số giải pháp chủ yếu góp phần nâng cao khả năng thắng thầu của Công ty xây dựng 319"
71 p | 232 | 91
-
Báo cáo tốt nghiệp: Xây dựng và bảo vệ thương hiệu xuất khẩu Việt Nam
95 p | 201 | 44
-
Báo cáo tốt nghiệp: Công tác quản lý vốn cố định tại Công ty cơ giới và xây lắp số 13
32 p | 223 | 43
-
Báo cáo tốt nghiệp: Xây dựng website bán mũ bảo hiểm
60 p | 50 | 17
-
Báo cáo tốt nghiệp: Xây dựng kế hoạch quản lý môi trường và sức khoẻ ở xí nghiệp may Việt Tiến
57 p | 24 | 14
-
Báo cáo tốt nghiệp: Xây dựng kế hoạch quản lí an toàn sức khỏe môi trường cho Công ty TNHH Phương Thanh Sang
105 p | 26 | 13
-
Báo cáo tốt nghiệp: Xây dựng kế hoạch quản lí an toàn sức khỏe môi trường trong sản xuất ghế sofa tại Công Ty TNHH Thương Mại Nhân Hoàng
132 p | 22 | 12
-
Báo cáo tốt nghiệp: Xây dựng kế hoạch quản lý môi trường và sức khoẻ xí nghiệp may Việt Tiến
57 p | 21 | 12
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn