intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Báo chí: Cần biết thế nào là đủ?

Chia sẻ: Hai Nguyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

133
lượt xem
17
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bám sát từng hơi thở của cuộc sống, thế nhưng dường như ngày càng có nhiều cuộc “phản công” từ dư luận đối với báo giới. Điều này cho thấy bạn đọc đang “khôn” lên khi tiếp nhận thông tin từ các tờ báo hay chính báo chí đang tự làm “hỏng” mình?

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Báo chí: Cần biết thế nào là đủ?

  1. Báo chí: Cần biết thế nào là đủ? Bám sát từng hơi thở của cuộc sống, thế nhưng dường như ngày càng có nhiều cuộc “phản công” từ dư luận đối với báo giới. Điều này cho thấy bạn đọc đang “khôn” lên khi tiếp nhận thông tin từ các tờ báo hay chính báo chí đang tự làm “hỏng” mình? Những cách làm “mới”
  2. Có lẽ cho rằng bạn đọc đã quá nhàm chán với những câu chuyện cướp của, giết người, các scandal của làng showbiz là đề tài mà độc giả thấy nhiều nhất về trào lưu đưa tin giật gân, câu khách của báo giới hiện nay. Có không ít lời bình luận cho rằng trào lưu sex của nghệ sĩ lan tràn có “công” không nhỏ của báo giới. “Nhà báo phải có “chỗ ngưng” một cách thẩm mỹ”, đó là tâm sự của PGS.TS Nguyễn Thị Minh Thái, Giảng viên khoa Báo chí & Truyền thông, ĐHKHXH&NV, ĐH Quốc gia Hà Nội trên báo chí xung quanh những ồn ào gần đây trong trào lưu sex của giới nghệ sĩ. Việc trút bỏ quần áo, khoe ảnh hở hang của làng giải trí dường như đang trở thành đề tài khai thác khá hút khách của báo chí. “Những thông tin kiểu như vậy không xuất hiện nhiều trên báo in
  3. nhưng trên các trang tin điện tử thì vô vàn, họ cập nhật mỗi phút, mỗi giây về đời tư của ngôi sao hay người nổi tiếng. Tôi cho rằng đó là những biểu hiện của một thứ văn hóa “hóng hớt”. Mà truyền thông cứ theo xu hướng ấy thì làm sao định hướng được thẩm mỹ của công chúng? Nhà báo phải có chỗ ngưng một cách thẩm mỹ, mà đó chính là đạo đức nhà báo”, PGS.TS Nguyễn Thị Minh Thái nói. Cách đây không lâu, một cuốn sách có nội dung đầy phản cảm của một cô ca sĩ chưa nổi danh đã gây phản ứng mạnh mẽ trong dư luận buộc nhà quản lý phải ra quyết định thu hồi khi vừa mới phát hành. Thế nhưng, trên thị trường vẫn có rất nhiều người hỏi mua bởi quá tò mò về chủ đề “nóng” mà cuốn sách đề cập.
  4. Ông Nguyễn Anh Tú, Phó giám đốc NXB Đại học Kinh tế Quốc dân bình luận, đối tác tư nhân mất tới cả trăm triệu để mua bản quyền nội dung cuốn sách và việc thu hồi sách là chuyện nằm trong kịch bản họ lường trước (bởi tự nhận thấy nội dung quá tồi). Tuy nhiên, họ chắc chắn sẽ có cách thu hồi vốn, đó chính là lợi dụng sự không chặt chẽ trong quản lý để in sách lậu và kỳ vọng vào sự “hỗ trợ” đắc lực của các phương tiện truyền thông trong việc đưa tin bài, dù là mặt tiêu cực nhằm tạo ra nhu cầu của độc giả. Nếu đúng như vậy thì đây là điều mà các cơ quan báo chí cần suy nghĩ. Thế nào cho vừa?
  5. Không chỉ trong lĩnh vực văn hóa giải trí, nhiều ý kiến trái chiều cũng xuất hiện khi báo chí đưa tin trong các lĩnh vực kinh tế, xã hội. Mới đây, báo Khoa học và Đời sống đã đăng phản hồi của một số giáo viên khi dư luận đang xôn xao bởi những bức ảnh chụp cảnh một cô giáo tát học sinh ngay trong lớp học được rất nhiều tờ báo đăng lên với những bài viết liên tục được cập nhật. Theo những giáo viên này thì báo chí có thể “giết chết” tâm huyết của các thầy cô giáo khi đưa những đoạn phim hay một bình luận không đúng. Cái mà họ quan tâm là nhà báo phải hiểu hơn động cơ của những hành động được đánh giá là phản sư phạm này để quyết định có đưa hay không các bức ảnh do chính học sinh cung cấp. Cô giáo trong bức ảnh đã phải nhận hình thức kỷ luật vì sự thiếu kiềm chế trong giáo dục học sinh. Còn với học sinh, không
  6. ai biết chắc chắn chúng đang nghĩ gì nhưng có lẽ sẽ xuất hiện nhiều suy nghĩ không đúng đắn. Điều này liệu có tạo nên một phong trào mới trong học đường, đó là sử dụng điện thoại di động chụp ảnh hoặc quay phim để tạo bằng chứng “chiến đấu” lại thầy cô. “Đường dây nóng” vẫn luôn được coi là nguồn thông tin tốt cho các tòa soạn. Cũng phải thừa nhận rằng có không ít bài viết tốt được xây dựng từ đây. Với những lợi ích đó, “đường dây nóng” giờ không chỉ là điện thoại mà cả các hộp thư điện tử của chung tòa soạn cho tới từng ban chuyên môn và từng phóng viên. Cũng nhờ những “hộp thư nóng” đó, bạn đọc dễ dàng tiếp cận với các cơ quan báo chí để cung cấp thông tin mình có.
  7. Từ chuyện vui đến chuyện buồn, từ những chuyện “lạ” vô tình gặp trên đường phố đến những bức xúc xã hội cần lên án. Vấn đề nằm ở hệ thống “bộ lọc” của các tòa soạn báo, đó là sự nhạy cảm nghiệp vụ cũng như kiến thức xã hội nền tảng để quyết định đăng gì và đăng như thế nào. Hội Nhà báo cũng quyết tâm ban hành được một bộ quy tắc đạo đức nghề báo vào kỳ đại hội sắp tới bởi tính cấp thiết của nó. Văn hóa báo chí, có lẽ cũng đã đến lúc cần bàn sâu.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2