intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Kiến thức như thế nào là đủ đối với một nhà báo?

Chia sẻ: Nguyễn Nhi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

218
lượt xem
70
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đời sống báo chí luôn biến đổi muôn hình vạn trạng. Biển học vốn mênh mông, vậy thì bao nhiêu kiến thức và kiến thức nào sẽ là cần thiết cho nhà báo? Để làm báo tốt, một người có nhất thiết cần hai tấm bằng đại học: Một về báo chí và một về chuyên ngành khác? Tri thức là nền tảng vững chắc nhất trong mỗi bài viết. Với nhà báo, không có thông tin cũng giống như không có nguyên liệu, nhưng thiếu hiểu biết sẽ giống như thiếu đi phương pháp. 90% sức hút của...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Kiến thức như thế nào là đủ đối với một nhà báo?

  1. Kiến thức như thế nào là đủ đối với một nhà báo? Đời sống báo chí luôn biến đổi muôn hình vạn trạng. Biển học vốn mênh mông, vậy thì bao nhiêu kiến thức và kiến thức nào sẽ là cần thiết cho nhà báo? Để làm báo tốt, một người có nhất thiết cần hai tấm bằng đại học: Một về báo chí và một về chuyên ngành khác? Tri thức là nền tảng vững chắc nhất trong mỗi bài viết. Với nhà báo, không có thông tin cũng giống như không có nguyên liệu, nhưng thiếu hiểu biết sẽ giống như thiếu đi phương pháp. 90% sức hút của bài viết nằm ở cách thức diễn đạt và những kiến thức bổ trợ đi kèm. Thông tin – bản thân của nó chỉ chứa đựng 10% sự hấp dẫn. Trong quá trình tác nghiệp, một nhà báo sẽ không chỉ phải gặp gỡ, tìm kiếm thông tin hay viết bài ở một lĩnh vực nhất định. Vì vậy, một phông kiến thức rộng và sâu về nhiều lĩnh vực là việc hiển nhiên cần thiết. Những kiến thức bổ trợ sẽ giúp rất nhiều cho công việc của nhà báo từ khâu đầu tiên đến khâu cuối cùng của quá trình sáng tạo tác phẩm. Đời sống báo chí luôn biến đổi muôn hình vạn trạng. Biển học vốn mênh mông, vậy thì bao nhiêu kiến thức và kiến thức nào sẽ là cần thiết cho nhà báo? Câu trả lời nằm trong một câu hỏi: Học có bao giờ là đủ?
  2. Thực tế báo chí không chỉ ở Việt Nam mà trên thế giới đã cho thấy có hai kiểu nhà báo: nhà báo là cử nhân báo chí và nhà báo chưa từng qua một trường lớp đào tạo về báo chí. Họ đã – đang cùng làm việc dưới vai trò những thư kí của công luận. Vậy đâu là sự khác biệt, điểm yếu, điểm mạnh của họ? Đối với một nhà báo – cử nhân báo chí, điểm mạnh lớn nhất của họ có lẽ là nền tảng lý luận chính trị, những kiến thức chính thống và có hệ thống về ngành báo, nghề báo; những kĩ năng khai thác thông tin, triển khai thông tin, kĩ năng phỏng vấn…. Tóm lại, đó là những kiến thức để trở thành một nhà báo chuyên nghiệp. Đối với những nhà báo chưa từng được đào tạo báo chí, chuyên ngành họ theo học rất đa dạng: ngoại ngữ, ngoại thương, kinh tế, tin học, nông nghiệp, kĩ thuật…Thế mạnh của đội ngũ này chính là kiến thức chuyên ngành mà họ đã học. Đôi khi, chính sự thiếu hụt về lý luận của họ lại khiến cho họ có cái nhìn thoải mái hơn, góc nhìn không hạn chế và có thể đưa những đánh giá mạnh dạn trước mỗi vấn đề. Tuy nhiên đối với những vấn đề nhạy cảm liên quan đến chính trị, ngoại giao hay các vấn đề dân tộc, tôn giáo, sắc tộc.. một bản lĩnh chính trị vững vàng là điều cần thiết. Nó sẽ giúp nhà báo có cách hành xử thông minh, tránh được những rắc rối không đáng có không chỉ cho mình và cho cả công luận. Như vậy, một người có bằng cử nhân báo chí hay không thì khi tham gia vào hoạt động báo chí đều có những điểm mạnh điểm yếu riêng. Như vậy, để làm báo tốt, “nhà báo – cử nhân báo chí” có nhất thiết cần
  3. học thêm một bằng đại học chuyên ngành khác nữa? Và những nhà báo chưa được đào tạo báo chí có nhất thiết cần học thêm đại học báo chí?” Cơ hội học tập luôn mở rộng cho tất cả mọi người. Không nhất thiết cứ phải học đại học mới đạt được tri thức mình cần. Người làm báo có thể tham gia các khóa học ngắn hạn, các lớp bồi dưỡng hay các suất học bổng đi thực tập, nghiên cứu ở nước ngoài…Thêm nữa, thư viện, Internet và sự hỗ trợ của công nghệ thông tin cũng luôn là những trợ thủ đắc lực cho những ai muốn làm giàu thêm vốn kiến thức của mình. Nhưng có những thứ mà chỉ có nhà trường đại học mới cung cấp được cho chúng ta: đó là hệ thống kiến thức bài bản chính quy, quá trình học tập tập trung, lâu dài, phương pháp nghiên cứu khoa học, hệ thống lý luận chính trị vững chắc… Như vậy, đâu là câu trả lời hoàn hảo cho câu hỏi trên? Diễn đàn trẻ rất mong nhận được ý kiến đóng góp của các bạn về chủ đề trên này.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2