Bạo hành trẻ em trong nhà trường, nguyên nhân và một số giải pháp phòng ngừa<br />
Hồ Thị Luấn - Mai Thị Quế<br />
Viện Nghiên cứu Phát triển TP.HCM<br />
1. Hiện tượng bạo hành trẻ em trong nhà trường hiện nay<br />
Bạo hành nói chung và bạo hành trong nhà trường đối với trẻ em nói riêng là vấn đề mang<br />
tính toàn cầu, nó xảy ra ở hầu khắp các quốc gia trên thế giới. Hiện nay đã có nhiều diễn đàn,<br />
các cuộc khảo sát, các công trình nghiên cứu về tình trạng bạo hành đối với trẻ em đã được<br />
tiến hành ở Việt Nam cũng như trong khu vực châu Á và trên thế giới.<br />
Trong một báo cáo của Tổ chức Cứu tế trẻ em cho biết, hiện nay có khoảng hơn 1 tỷ trẻ em<br />
trên khắp thế giới bị các thầy cô giáo của mình đánh đập trái luật. Và trong một báo cáo khác,<br />
có khoảng 350 triệu học sinh trên khắp thế giới đang phải đối mặt với nạn bạo hành tại trường<br />
học mỗi năm, và hiện tượng này rất phổ biến tại nhiều trường ở châu Á.<br />
Riêng ở Việt Nam, trong những năm gần đây hiện tượng bạo hành trẻ em trong nhà trường<br />
đang có những diễn biến rất phức tạp. Theo các số liệu thống kê được báo cáo tại Hội nghị<br />
châu Á Thái Bình Dương lần thứ 2 về phòng chống tai nạn thương tích diễn ra tại Hà Nội,<br />
trong 3 năm 2005 - 2007, trung bình mỗi năm ở nước ta có 475 trường hợp tử vong do tự tử<br />
và 114 trường hợp tử vong trẻ em do bạo hành[1]. Theo bác sĩ Nguyễn Trọng An, tỷ lệ tử<br />
vong do tự tử và bạo hành trẻ em chiếm đến 9 - 10% trong tổng số các ca tử vong do tai nạn<br />
thương tích, chỉ đứng sau tai nạn giao thông và đuối nước. Nhà trường, nơi hội tụ đầy đủ<br />
những mặt tích cực cả về tri thức, đạo đức, văn hóa, chính trị... nhưng hiện tượng bạo hành đã<br />
và đang diễn ra rất phức tạp. Hậu quả của bạo hành trong nhà trường gây tác động lâu dài cả<br />
về mặt thể xác và tinh thần của các em.<br />
Hiện tượng bạo hành trẻ em trong nhà trường đang có xu hướng gia tăng cả về số lượng cũng<br />
như tính chất nghiêm trọng. Theo số liệu thống kê từ đường dây nóng của Cục Bảo vệ - Chăm<br />
sóc trẻ em cho thấy, sự xâm hại và bạo lực đối với trẻ em trong gia đình tăng gấp 3 lần; tại<br />
cộng đồng tăng 7 lần và trong trường học tăng 13 lần so với chục năm về trước. Những địa<br />
phương xảy ra nhiều vụ xâm hại trẻ em nhất gồm: Hà Nội, Đồng Nai, Đắc Lắc, Thành phố Hồ<br />
Chí Minh, Tây Ninh, Bắc Giang[2]... Tuy nhiên, trên thực tế số vụ xâm hại, ngược đãi trẻ em<br />
còn cao hơn nhiều.<br />
Hiện tượng bạo hành trong nhà trường diễn ra dưới nhiều hình thức như: bạo hành do giáo<br />
viên thực hiện với học sinh, học sinh thực hiện với học sinh, giáo viên bị bạo hành bởi học<br />
sinh và giáo viên bị bạo hành bởi phụ huynh học sinh… Trong giới hạn của bài viết này,<br />
chúng tôi chỉ tập trung vào loại bạo hành do giáo viên thực hiện với học sinh, trong đó bao<br />
gồm bạo hành về thể xác và bạo hành tinh thần.<br />
Bạo hành trong trường học do giáo viên thực hiện với học sinh tồn tại ở những dạng thức<br />
khác nhau. Bạo hành có thể nhìn thấy được hay còn gọi là bạo hành thể xác là hình thức phạt<br />
đánh bằng công cụ như roi, vọt hoặc đánh đấm khi trẻ mắc lỗi hoặc khi giáo viên muốn trẻ<br />
học tập tiến bộ hơn. Hình thức bạo hành này có thể dẫn đến thương tích cho trẻ. Dạng thứ hai<br />
là bạo hành tinh thần (ngược đãi gây ức chế tâm lý trẻ) hình thức phổ biến là dùng ngôn từ để<br />
chửi mắng, đe dọa, đay nghiến, dày vò tinh thần trẻ, tạo áp lực trong học tập đối với trẻ… Cả<br />
hai dạng bạo hành này đang diễn ra khá phổ biến ở các trường học và đều có những ảnh<br />
hưởng xấu đến sự phát triển của trẻ và nó sẽ dần hình thành trong tính cách và lối ứng xử của<br />
trẻ khi lớn lên.<br />
Thực tế, cho đến nay chúng ta chưa có một con số thống kê cụ thể về các vụ bạo hành trẻ em<br />
trong nhà trường mà chỉ có một vài số liệu thống kê chưa đầy đủ trong các báo cáo liên quan<br />
đến các vụ bạo hành trẻ em trong trường học diễn ra ở một số tỉnh, thành trong cả nước.<br />
<br />
Theo thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo, trong thời gian vừa qua có khoảng gần 20 vụ bạo<br />
hành học sinh đã xảy ra liên tiếp tại nhiều tỉnh, thành trong cả nước, 10 địa phương xảy ra các<br />
vụ bạo hành điển hình là Hà Nội có 5 vụ, Thành phố Hồ Chí Minh có 3 vụ, Đồng Tháp 2 vụ,<br />
Thanh Hóa 2 vụ, Hải Phòng, Nghệ An, Vĩnh Phúc, Trà Vinh, Kon Tum, Đắc Lắc mỗi nơi có 1<br />
vụ và trong năm học 2008 - 2009, cả nước đã có 46 giáo viên vi phạm đạo đức nhà giáo, trong<br />
đó có 9 người bị buộc thôi việc[3].<br />
Một khảo sát vào tháng 3 năm 2006 do Ủy ban Dân số, Gia đình và Trẻ em và Tổ chức Plan<br />
tại Việt Nam thực hiện tại 5 tỉnh (Hà Nội, Bắc Giang, Phú Thọ, Thái Nguyên và Quảng Bình)<br />
cho thấy có đến 58,3% trẻ em được hỏi nói rằng người lớn dùng các phương pháp quát mắng,<br />
chửi, sỉ nhục, tát vào mặt, phát vào mông và phạt úp mặt vào tường, đe dọa, hỏi cung… để<br />
răn dạy khi các em mắc lỗi. Điển hình nhất là các vụ bạo hành trẻ em đang được dư luận hết<br />
sức quan tâm là Cháu Huỳnh Thị Ngọc Trâm, 10 tuổi, học lớp 5, trường tiểu học An Hiệp 2,<br />
huyện Châu Thành, Đồng Tháp bị thầy hiệu trưởng, tổng phụ trách Đội, công an xã dọa nạt,<br />
ép cung dẫn đến sang chấn tâm lý, hoảng loạn, mất khả năng nói trong thời gian dài. 4 học<br />
sinh lớp 9 trường Trung học cơ sở Trần Phú, phường 15, quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh bị<br />
các dân quân phường đánh gây thương tích nặng. Cháu Đỗ Ngọc Bảo Trâm, 18 tháng tuổi, ở<br />
Thành phố Hồ Chí Minh, bị cô giáo dùng băng dính bịt miệng, ngạt thở và tử vong. Các em<br />
nhỏ ở cơ sở trông giữ trẻ tổ 6, khu phố 3, phường Quyết Thắng, thành phố Biên Hòa, Đồng<br />
Nai bị người trông giữ Quảng Thị Kim Hoa đánh đập tàn nhẫn vào giờ ăn... Theo ông Nguyễn<br />
Văn Minh, Phó ban Văn hóa Xã hội, Hội đồng nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh cho biết:<br />
“Hiện nay, trẻ bị bạo hành không chỉ trong gia đình mà còn cả trong nhà trường, điển hình là<br />
những vụ cô giáo, bảo mẫu đánh học sinh đến thương tật, rối loạn tâm thần được phát hiện<br />
vừa qua. Đây là điều rất đáng lo ngại vì gia đình và nhà trường là hai môi trường chính cho<br />
sự phát triển của trẻ”. Đối với nhiều phụ huynh và thầy cô, bạo hành trẻ là hành vi bình<br />
thường để dạy trẻ tuân theo kỷ luật. Tuy nhiên, nhiều trẻ em bị bạo hành từ nhỏ thường có<br />
những biểu hiện như: hèn nhát, dễ đầu hàng trước khó khăn, dễ phục tùng người khác vô điều<br />
kiện; còn đứa trẻ chai lì trước nỗi đau da thịt của mình cũng sẽ không đồng cảm với nỗi đau<br />
của người khác, thậm chí, các em còn có xu hướng dùng cả bạo lực để giải quyết xung đột.<br />
Theo kết quả điều tra xã hội học với 198 học sinh về các hình phạt mà giáo viên sử dụng với<br />
học sinh trong nhà trường như: hù dọa, cốc đầu, nhéo tai, phơi nắng… Kết quả như sau:<br />
Thầy cô có dùng các hình phạt như hù dọa, cốc đầu, nhéo tai, phơi nắng<br />
Mức độ<br />
<br />
Tần số<br />
<br />
Phần trăm (%)<br />
<br />
Không<br />
<br />
146<br />
<br />
73.7<br />
<br />
Có<br />
<br />
52<br />
<br />
26.3<br />
<br />
Tổng<br />
<br />
198<br />
<br />
100.0<br />
<br />
(Nguồn: Số liệu điều tra XHH của nhóm thực hiện đề tài “Thực trạng sức khỏe tinh thần trẻ<br />
em ở Thành phố Hồ Chí Minh – Các biện pháp phòng ngừa và bảo vệ”, Viện NCPT Tp.HCM,<br />
2008)<br />
Với lứa tuổi vị thành niên, tâm lý mặc cảm, xấu hổ với bạn bè trang lứa được thể hiện mạnh<br />
mẽ nhất. Các em rất nhạy cảm và bận tâm tới sự tán thành hay chê bai của bạn bè, thầy cô.<br />
Với tính cách đặc trưng như vậy thì các hình thức trừng phạt học sinh như hù dọa, cốc đầu,<br />
nhéo tai, phơi nắng… trước mặt cả lớp đối với học sinh các thầy cô ảnh hưởng rất lớn đến các<br />
em. Đối với những học sinh cá tính mạnh thì hình thức răn đe ấy có thể chỉ gây tức tối và hậm<br />
hực nơi học sinh đó, còn đối với những em sống khép kín, nhút nhát thì hình thức trừng phạt<br />
của thầy cô sẽ hằn sâu vào tâm trí các em. Tình trạng này kéo dài có thể sẽ dẫn đến tình trạng<br />
học hành sa sút, chán học và thậm chí trẻ không còn muốn đến trường học nữa.<br />
<br />
Cũng theo kết quả điều tra xã hội học của nhóm thực hiện đề tài “Thực trạng sức khỏe tinh<br />
thần trẻ em ở Thành phố Hồ Chí Minh – Các biện pháp phòng ngừa và bảo vệ”, Viện Nghiên<br />
cứu Phát triển Thành phố Hồ Chí Minh, 2008, khi được hỏi “Em có sợ thầy cô giáo không?”<br />
có đến 95/198 (chiếm 48%) học sinh trả lời sợ thầy cô giáo của mình. Đây là tỷ lệ rất lớn.<br />
Trường học là nơi trẻ sẽ được học hành vui chơi thoải mái và hào hứng mỗi khi đến lớp để<br />
được tiếp nhận những kiến thức mới qua thầy cô và vui chơi với bạn bè. Tuy nhiên, ngay cả<br />
thầy cô, những người được coi là chủ thể của quá trình dạy học lại làm áp lực khiến học sinh<br />
phải sợ thì điều này chứng tỏ rằng một số trường học hiện nay đang là một nơi gây áp lực đối<br />
với chính học sinh của mình. Đây chính là yếu tố nguy cơ gây ảnh hưởng đến sức khỏe tinh<br />
thần của các em.<br />
Ngoài ra, ở nhà trường trẻ em còn chịu nhiều áp lực từ giáo viên không gương mẫu, thiếu<br />
công bằng, thiếu sự cảm thông và chương trình học quá tải, nặng về nhồi nhét kiến thức khiến<br />
trẻ bị căng thẳng, mệt mỏi và lâu dần dẫn đến rối loạn về tâm lý. Thực trạng áp lực học hành<br />
càng trở nên trầm trọng hơn khi mùa thi sắp đến. “Mùa stress ”, “mùa trầm cảm” là những<br />
thuật ngữ mà các bác sĩ tại bệnh viện tâm thần dùng để chỉ những ca bệnh do áp lực học hành<br />
thi cử. Bác sĩ Nguyễn Thị Sáu - Trưởng khoa khám bệnh, Bệnh viện Tâm thần Ban ngày Mai<br />
Hương (Hà Nội) trong bài viết Khi các cô tú cậu tú điên[4] đưa ra cảnh báo: Tình trạng học<br />
sinh, sinh viên bị “stress”, trầm cảm và những biểu hiện tâm thần khác trong học tập nhất là<br />
trong các kỳ thi đang ngày càng gia tăng đến mức báo động. Từ thực tế công tác tại bệnh viện<br />
tâm thần Bác sĩ Sáu cũng cho biết thêm: Nhiều học sinh đã nhập viện tâm thần trong trạng<br />
thái “cuồng chữ”, “ngộ chữ”. Đầu óc các em luôn bị những bài tập ám ảnh, đè nặng. Ngay cả<br />
trong giấc ngủ, các bài tập đó cũng nhảy múa và nhiều em đã hoảng loạn lại càng hoảng loạn<br />
hơn khi mơ thấy mình thi rớt. Có học sinh học nhiều đến mức phát ốm và mê sảng tuy nhiên<br />
khi sức khoẻ hồi phục bỗng dưng sợ sách vở, sợ học và sợ đến trường.<br />
Một nghiên cứu khác cũng của Viện Chiến lược và Chương trình giáo dục tại Thành phố Hồ<br />
Chí Minh cho thấy, không ít học sinh bị sang chấn tâm lý do bị thầy cô quát mắng. Tình trạng<br />
“sợ thầy cô một phép” đã trở thành hết sức phổ biến, đôi khi khiến các em làm theo lời thầy<br />
cô như một cái máy, mà trong thâm tâm không hiểu mình đang làm gì. Những trục trặc trong<br />
quan hệ với thầy cô khiến phần lớn các em rơi vào tình trạng lo âu, khủng hoảng. Tác động<br />
này phát sinh từ việc học thêm. Một số giáo viên đã không tận tình giảng bài ở lớp, buộc học<br />
sinh phải học thêm, học sinh nào không học thêm sẽ bị điểm kém cho dù tìm ra đáp số đúng.<br />
Những hiện tượng đó học sinh và phụ huynh đều cảm nhận được, từ đó một số học sinh đánh<br />
mất lòng tin và sự kính trọng đối với giáo viên.<br />
Theo các văn phòng tư vấn tâm lý, hướng nghiệp, trong khoảng thời gian từ tháng tư đến<br />
tháng năm (của những mùa thi cử) của những năm gần đây rất nhiều bậc phụ huynh đến và<br />
xin tư vấn trực tiếp về việc trẻ bỏ học, tâm lý có nhiều biến đổi xấu do áp lực học tập. Tại<br />
Trung tâm Sức khỏe Tâm thần Thành phố Hồ Chí Minh, giai đoạn gần đến mùa thi, số học<br />
sinh được đưa đến khám về rối loạn tinh thần cũng tăng lên từ 20 - 30%[5].<br />
Ông Hoàng Gia Trang, Viện Chiến lược và Chương trình giáo dục cho biết: Kết quả khảo sát<br />
mới đây cho thấy gần 20% số học sinh trong độ tuổi từ 10 - 16 gặp vấn đề về sức khỏe tâm<br />
thần[6]. Một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng này là do áp lực tâm lý trong học<br />
tập với khối lượng kiến thức và bài vở đồ sộ, ngày một khó, áp lực về điểm số, về thi đua, về<br />
thành tích... mà nhà trường, thầy cô giáo và gia đình đặt lên vai các em.<br />
Nhóm nghiên cứu tâm lý sư phạm thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội chỉ ra rằng: “Lứa tuổi học<br />
sinh phổ thông hiện nay đang gặp khó khăn về sức khoẻ tâm thần”. Kết quả nghiên cứu của<br />
Bệnh viện Tâm thần Ban ngày Mai Hương với Đại học Melbourne (Australia) trong khuôn<br />
khổ dự án “Chăm sóc sức khỏe tâm thần học sinh” cho thấy, trong nhà trường luôn có một tỷ<br />
lệ học sinh có vấn đề về sức khỏe tâm thần. Theo đó 15,94% em có rối nhiễu tâm trí trong<br />
tổng số học sinh các cấp học. Lạm dụng chất gây nghiện đang tăng nhanh chóng trong thanh<br />
thiếu niên. Trong số các ca tự sát, 10% ở độ tuổi 10-17.<br />
<br />
Thạc sĩ Thạch Ngọc Yến, chuyên viên phụ trách Văn phòng Tư vấn Trẻ em Thành phố, từ<br />
thực tế công tác tư vấn cho biết thêm: mỗi năm văn phòng tiếp nhận trên 1.000 ca tư vấn,<br />
trong đó 45% trẻ bị sức ép trong học tập. Việc ép trẻ học thường để lại hậu quả và di chứng<br />
nặng nề: nam dễ bỏ nhà đi bụi, sống buông thả, dễ rơi vào vòng trộm cướp ma túy. Với các<br />
em nữ là nguy cơ tự tử.<br />
Như vậy, hậu quả của bạo hành trẻ em là rất lớn. Có những em chịu thương tổn về thể chất, có<br />
em sang chấn tâm lý mạnh phải điều trị lâu dài, hay có trường hợp bị dồn đến mức hoảng, tự<br />
tử bằng thuốc trừ sâu… Theo GS.TS. Nguyễn Ngọc Phú, trên thế giới hiện có khoảng 37% trẻ<br />
em bị bệnh tâm thần. Ở Việt Nam, con số này cũng tương tự mà nguyên nhân chủ yếu là do<br />
áp lực học tập và tình trạng giáo viên bạo hành học sinh cả về thể xác lẫn tinh thần.<br />
2. Nguyên nhân của tình trạng bạo hành trẻ em trong nhà trường<br />
Hiện tượng giáo viên bạo hành học sinh chịu tác động của nhiều yếu tố kinh tế, xã hội, đạo<br />
đức, định hướng giá trị… Trên cơ sở tìm hiểu hiện tượng bạo hành trong trường học, chúng<br />
tôi rút ra một số nguyên nhân sau:<br />
- Nguyên nhân sâu xa và cơ bản của tình trạng giáo viên bạo hành học sinh là do sự nhận thức<br />
của giáo viên. Hiện nay, nhiều giáo viên thiếu kiến thức về sự phát triển tâm sinh lý của trẻ.<br />
Họ không có khả năng nắm bắt, phát hiện những nhu cầu và không biết về giới hạn trong từng<br />
thời kỳ phát triển của trẻ, do đó không thấu hiểu, thông cảm và uốn nắn, hướng dẫn để trẻ<br />
ngày càng tiến bộ trong học tập và ứng xử. Hơn nữa, lối ứng xử và nghiệp vụ sư phạm của<br />
nhiều giáo viên còn hạn chế. Mặc dù, các trường sư phạm nói chung là nơi đào tạo cho giáo<br />
viên các phương pháp tổng thể, toàn diện, cơ bản về nghiệp vụ sư phạm. Các giáo trình sư<br />
phạm đã đề cập đầy đủ các vấn đề về ứng xử trong quan hệ thầy trò, tâm sinh lý lứa tuổi học<br />
sinh... Nhưng đó cũng chỉ là những bài học, còn việc tiếp thu được hay không thì phụ thuộc<br />
vào cách lĩnh hội, bản lĩnh, nhân cách và sự rèn luyện của mỗi người.<br />
- Hiện nay, chúng ta chưa coi trọng khâu tuyển chọn và đào tạo ra những giáo viên có đủ trình<br />
độ và yêu nghề. Trên thực tế, hiện nay có một bộ phận khá đông sinh viên theo học ngành sư<br />
phạm không phải vì yêu thích nghề giáo viên, có nguyện vọng trở thành giáo viên mà nhiều<br />
người học sư phạm chỉ vì được miễn học phí. Hơn nữa, hiện đang có nhiều trường đại học<br />
không có chức năng đào tạo giáo viên nhưng vẫn mở khoa sư phạm hoặc khóa học nghiệp vụ<br />
sư phạm, trong khi đó trường sư phạm lại mở thêm những ngành đào tạo ngoài sư phạm.<br />
Thực tế, để đào tạo ra một người giáo viên có đủ trình độ chuyên môn và nghiệp vụ phải có<br />
một quá trình lâu dài với nhiều yêu cầu, trong đó đặc biệt chú ý là nghiệp vụ sư phạm chứ<br />
không phải chỉ vì một vài khóa học ngắn hạn đã có thể đủ năng lực và tự tin đứng trên bục<br />
giảng. Nếu ta đào tạo ra những người thầy không có chuyên môn cao về sư phạm có thể sẽ<br />
làm hỏng nhiều thế hệ học trò, đó là điều rất đáng tiếc. Tôi cho rằng sắp tới cần hạn chế việc<br />
đào tạo giáo viên của các trường ngoài sư phạm.<br />
- Nguyên nhân cũng không kém phần quan trọng là do ảnh hưởng từ quan niệm giáo dục<br />
truyền thống “thương cho roi cho vọt”. Theo một nghiên cứu của Viện Tâm lý học, các giáo<br />
viên sử dụng các hình thức trừng phạt bằng bạo lực, đe dọa bắt nguồn từ tập quán, truyền<br />
thống văn hóa thế hệ trước để lại. Theo nếp nghĩ của người Việt Nam, người thầy rất có<br />
quyền uy, sức mạnh. Nhiều phụ huynh còn quan niệm rằng: “Phải đánh mới nên người”. Bởi<br />
thế có phụ huynh thậm chí ủng hộ cô giáo đánh đòn con mình như một biện pháp trừng phạt<br />
giúp trẻ biết lỗi và lần sau không mắc nữa.<br />
- Hơn nữa, thời phong kiến vị trí của người thầy còn được xếp cao hơn cả cha mẹ, người học<br />
trò chỉ biết tuân phục thầy, nhất nhất theo thầy. Câu “Hay chữ không bằng dữ đòn” hoặc “Yêu<br />
cho roi cho vọt, ghét cho ngọt cho bùi” được cả xã hội đồng tình, mọi hình phạt từ người thầy<br />
đưa ra lúc đó dù không phải lúc nào cũng đúng đắn đều không bị một phản ứng nào từ phụ<br />
huynh và học sinh.<br />
<br />
- Ngày nay, học sinh không chỉ nhận kiến thức từ người thầy như xưa, việc truyền thụ kiến<br />
thức không còn là “độc quyền” từ người thầy như trước. Các em còn tự tìm hiểu được qua các<br />
phương tiện thông tin đại chúng, qua tìm hiểu ở sách báo đọc thêm và trên mạng Internet, học<br />
sinh ngày nay còn có thể thu nhận thêm nhiều kiến thức mới để mở rộng hiểu biết. Phải thừa<br />
nhận rằng ở một số lĩnh vực, có một số học sinh hiểu biết khá rộng làm cho “khoảng cách”<br />
giữa thầy và trò ngắn lại. Vậy mà vẫn còn một số giáo viên chưa thấy hết được điều thay đổi<br />
này mà cứ khư khư theo nếp nghĩ cũ thầy áp đặt, trò chấp hành - áp đặt cả những điều mình<br />
chưa thật hiểu thấu đáo, do đó, dẫn đến những sự việc đáng tiếc đã xảy ra.<br />
Theo ThS. Lê Ngọc Điệp - Trưởng phòng Giáo dục tiểu học - Sở giáo dục – Đào tạo Thành<br />
phố Hồ Chí Minh, cho biết: “Sở đã có văn bản quán triệt vấn đề này đến từng trường, để<br />
trường triển khai đến từng giáo viên. Những giáo viên vi phạm quy định tùy mức độ, sẽ bị kỷ<br />
luật khiển trách, cảnh cáo, cho thôi đứng lớp, hạ bậc thi đua, thậm chí cho thôi việc. Tuy<br />
nhiên, do ảnh hưởng kiểu dạy con bằng roi vọt trong nhiều gia đình Việt Nam, một số thầy cô<br />
giáo đã đem cái “văn hóa” đó vào nhà trường, nên thỉnh thoảng vẫn xảy ra chuyện giáo viên<br />
bạo lực với học sinh”.<br />
- Yếu tố kinh tế cũng phần nào ảnh hưởng đến mối quan hệ thầy trò. Hiện nay, thu nhập của<br />
hầu hết giáo viên ở mức thấp và giáo viên khó có thể sống được với đồng lương cơ bản. Do<br />
đó, nhiều giáo viên phải chịu nhiều áp lực trong mưu sinh, họ phải đối mặt với vô vàn khó<br />
khăn, phải tìm cách để cải thiện đời sống. Nhiều thầy cô giáo dù đứng trên bục giảng nhưng<br />
vấn đề cơm áo, gạo tiền vẫn đeo bám. Nhiều giáo viên có sức chịu đựng kém, dễ tổn thương,<br />
dễ nổi giận, dễ thất vọng, vì thế khi gặp những học sinh vô lễ với mình, mọi ức chế lập tức<br />
bùng phát và xung đột xảy ra và người chịu hậu quả nặng nề hơn cả chính là học sinh. Và vấn<br />
đề lương bổng thấp nhiều giáo viên muốn tăng thu nhập bằng việc dạy thêm ngoài giờ, vì vậy<br />
nhiều học sinh buộc phải đi học thêm ngoài giờ nếu không sẽ bị thầy cô có ác cảm.<br />
Ngoài ra, pháp luật chưa nghiêm cũng là nguyên nhân xảy ra nhiều vụ bạo hành trẻ em trong<br />
trường học hiện nay. Trên thực tế, có rất nhiều vụ giáo viên bạo hành học sinh nhưng chưa<br />
được pháp luật xử lý nghiêm minh hoặc chỉ bị phạt cảnh cáo nên không có tác dụng răn đe.<br />
Mặc dù hiện nay luật pháp đã có những quy định cụ thể về việc xử phạt những hành vi vi<br />
phạm của giáo viên đối với học sinh.<br />
3. Một số giải pháp phòng ngừa bạo hành trong nhà trường đối với trẻ em<br />
Hiện tượng bạo hành nhất là bạo hành trẻ em trong nhà trường dù dưới bất kỳ hình thức nào<br />
thì cũng không thể chấp nhận được. Việc ngăn chặn và xử lý nghiêm minh các hành vi bạo<br />
hành với trẻ em là việc làm hết sức quan trọng và cần đến sự quan tâm của toàn xã hội. Từ<br />
việc phân tích những nguyên nhân dẫn đến hành vi bạo hành của giáo viên đối với học sinh<br />
chúng tôi đưa ra một số giải pháp như sau:<br />
- Cần làm thay đổi nhận thức của cộng đồng đối với quan niệm giáo dục “thương cho roi cho<br />
vọt”. Hiện nay, bạo hành trong nhà trường hay tâm lý “thương cho roi cho vọt” là không sai<br />
hay không phương hại của nhiều người trong cộng đồng. Quan niệm này phần nào đã cản trở<br />
đến những nỗ lực để buộc những kẻ thủ phạm phải chịu trách nhiệm và khiến nó khó khăn<br />
hơn để thu hút những ủng hộ cho các chính sách cứng rắn cũng như tìm tài trợ cho các dịch<br />
vụ dành cho nạn nhân. Các chiến dịch để cải thiện hiểu biết của cộng đồng về tác hại của bạo<br />
hành trong nhà trường cũng cần được các tổ chức làm về bạo hành trong nhà trường dựa vào<br />
cộng đồng tận dụng và phát huy. Đồng thời cần nâng cao hiểu biết của cộng đồng về pháp<br />
luật, nhất là nghĩa vụ và quyền hạn của thầy cô giáo trong việc giáo dục chăm sóc trẻ em đã<br />
được quy định trong các chính sách, luật pháp.<br />
- Quan tâm hơn nữa đến đời sống vật chất và tinh thần của giáo viên. Xác định rõ tầm quan<br />
trọng của công tác giáo dục, đào tạo thế hệ trẻ cho đất nước, Đảng, Nhà nước và toàn xã hội ta<br />
những năm qua đã dành cho ngành giáo dục - đào tạo sự quan tâm đặc biệt. Trên địa bàn cả<br />
nước, tuy nơi này nơi kia vẫn còn những khó khăn nhưng nhìn chung đời sống giáo viên đã<br />
<br />