YOMEDIA
ADSENSE
Bảo hộ nhãn hiệu âm thanh một số lưu ý đối với Việt Nam
15
lượt xem 3
download
lượt xem 3
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Bài viết Bảo hộ nhãn hiệu âm thanh một số lưu ý đối với Việt Nam phân tích quy định kinh nghiệm của quốc tế về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu âm thanh và một số lưu ý đối với Việt Nam, khi tham gia vào các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới và các điều ước quốc tế về bảo hộ nhãn hiệu phi truyền thống, đặc biệt là nhãn hiệu về âm thanh, mùi,.. vẫn chưa được quy định trong pháp luật Việt Nam.
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bảo hộ nhãn hiệu âm thanh một số lưu ý đối với Việt Nam
- BẢO HỘ NHÃN HIỆU ÂM THANH MỘT SỐ LƯU Ý ĐỐI VỚI VIỆT NAM Trần Thị Lan Anh và Hồ Trường Duy* Khoa Luật, Trường Đại học Công Nghệ TP. Hồ Chí Minh GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thái Hà TÓM TẮT Trên thực tế việc bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu đang diễn ra rộng rãi, trong đó nhãn hiệu phi truyền thống như âm thanh, mùi, vị đang được các điều ước quốc tế và pháp luật của nhiều quốc gia trên thế giới quan tâm và áp dụng phương thức bảo hộ. Tại Việt Nam, bảo hộ nhãn hiệu phi truyền thống còn khá mới mẻ, việc quy định cho phép bảo hộ nhãn hiệu âm thanh với bản chất là một nhãn hiệu phi truyền thống đang là những thách thức không nhỏ. Trong phạm vi bài báo này, các tác giả phân tích quy định kinh nghiệm của quốc tế về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu âm thanh và một số lưu ý đối với Việt Nam, khi tham gia vào các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới và các điều ước quốc tế về bảo hộ nhãn hiệu phi truyền thống, đặc biệt là nhãn hiệu về âm thanh, mùi,.. vẫn chưa được quy định trong pháp luật Việt Nam. Từ khóa: Sở hữu trí tuệ, sở hữu công nghiệp, nhãn hiệu phi truyền thống, nhãn hiệu âm thanh. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam năm 2005, sửa đổi bổ sung năm 2009, 2019 thì nhãn hiệu phải là các dấu hiệu nhìn thấy được Trong khi đó, khi các dấu hiệu âm thanh được sử dụng để thực hiện chức năng phân biệt nguồn gốc thương mại của sản phẩm hay dịch vụ thì các dấu hiệu này không thể nhìn thấy được.95 Âm thanh có thể là các tiếng chuông, tiếng cồng đặc biệt, một giai điệu hay tập hợp một số nốt nhạc… Đa phần các hiệp ước quốc tế hiện nay liên quan đến sở hữu trí tuệ đều có định nghĩa về nhãn hiệu bao gồm cả dấu hiệu âm thanh hoặc ít nhất không loại trừ loại nhãn hiệu này khỏi sự bảo hộ.96 Hiện nay, có rất nhiều doanh nghiệp đang kinh doanh các sản phẩm đặc trưng có nhu cầu bảo hộ các nhãn hiệu phi truyền thống như: Mùi nước hoa, tiếng nổ của xe mô tô, xe ô tô. Một trong những loại nhãn hiệu phi truyền thống được các doanh nghiệp quan tâm, đặc biệt là dùng cho sản phẩm công nghệ, dịch vụ giải trí là nhãn hiệu âm thanh. Số lượng các nước chấp nhận bảo hộ loại hình nhãn hiệu này ngày càng tăng. Ngoài ra, thông qua các hiệp định thương mại tự do, các nước phát triển cũng yêu cầu các nước đang phát triển phải bảo hộ loại hình nhãn hiệu này. Là loại nhãn hiệu phi truyền thống mới được đưa vào bảo hộ ở một số nước, việc đăng ký nhãn hiệu âm thanh vẫn 95 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đổi bổ sung năm 2009, 2019. 96 Hiệp định về các khía cạnh liên quan đến thương mại của quyền sở hữu trí tuệ năm 1994 (Hiệp định TRIPs) 2687
- còn tồn tại nhiều vấn đề, trong đó trước tiên cần xác định các loại dấu hiệu âm thanh có thể được sử dụng và bảo hộ làm nhãn hiệu. Khi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) được các nước thành viên phê chuẩn và có hiệu lực, một số quy định và thực tiễn áp dụng luật pháp về sở hữu trí tuệ của Việt Nam sẽ phải có những bổ sung, sửa đổi để phù hợp với các quy định và cam kết của TPP. Liên quan đến nhãn hiệu, ngoài các nhãn hiệu truyền thống, TPP quy định các nước thành viên trong đó có Việt Nam phải “bảo hộ nhãn hiệu âm thanh”. Do sự phát triển nhanh chóng của loại nhãn hiệu này nên ngoài Hoa Kỳ, các nước như Anh, Đức, Ý, New Zealand, Nhật Bản và một số nước khác đã nhanh chóng đưa vào luật nhãn hiệu của mình quy định về đăng ký và bảo hộ nhãn hiệu âm thanh.97 Tuy nhiên, đến nay theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành thì nhãn hiệu phi truyền thống về mùi và âm thanh vẫn chưa được bảo hộ. Chính vì vậy, trong phạm vi bài viết, nhóm tác nhận thấy cần thiết phải nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế về bảo hộ nhãn hiệu âm thanh. Qua đó, nhóm tác giả sẽ đưa ra những kiến nghị hoàn thiện quy định pháp luật về vấn đề này nhằm giúp Việt Nam đáp ứng các cam kết trong các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, cùng với đó là mở rộng phạm vi đối tượng bảo hộ đối với nhãn hiệu. 2. BẢO HỘ NHÃN HIỆU ÂM THANH THEO QUY ĐỊNH TRONG CÁC ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ Hiệp định về các khía cạnh liên quan đến thương mại của quyền sở hữu trí tuệ năm 1994 (Hiệp định TRIPs) đã tiếp thu, kế thừa quy định trên và đưa ra định nghĩa về nhãn hiệu tại Điều 15(1) Hiệp định này: “Bất kỳ một dấu hiệu hoặc tổ hợp các dấu hiệu nào, có khả năng phân biệt hàng hoá hoặc dịch vụ của một doanh nghiệp này với hàng hoá hoặc dịch vụ của các doanh nghiệp khác đều có thể làm nhãn hiệu hàng hóa. Các dấu hiệu đó, đặc biệt là các từ, kể cả tên riêng, các chữ cái, chữ số, các yếu tố hình học và tổ hợp các mầu sắc cũng như tổ hợp bất kỳ của các dấu hiệu đó phải có khả năng được đăng ký là nhãn hiệu”.98 Qua phân tích trên đây, mặc dù khái niệm nhãn hiệu của Hiệp định TRIPS chưa đề cập đến nhãn hiệu âm thanh, nhưng quy định này cũng không loại trừ khả năng đăng ký nhãn hiệu phi truyền thống. Thực tế, một Hiệp ước đã đề cập trực tiếp nội dung loại trừ việc bảo hộ nhãn hiệu phi truyền thống là Hiệp ước Luật Nhãn hiệu 1994: “Hiệp ước này sẽ không áp dụng cho các dấu ba chiều và đối với các nhãn hiệu không bao gồm các dấu hiệu có thể nhìn thấy, đặc biệt là các dấu âm thanh và các khứu giác”.99 Gần đây, Việt Nam đã tham gia một số các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới. Trong đó, các Hiệp định cũng đã ràng buộc các cam kết mà các quốc gia thành viên thực hiện. Một trong số các Hiệp định đã đề cập 97 Tìm hiểu về bảo hộ nhãn hiệu âm thanh, truy cập tại: https://www.pham.com.vn/chuyen-muc-binh-luan/tim-hieu-ve- bao-ho-nhan-hieu-am-thanh.htm 98 Khoản 1 Điều 15 Hiệp định về các khía cạnh liên quan đến thương mại của quyền sở hữu trí tuệ năm 1994 (Hiệp định TRIPs). 99 Điều 2 Mục 1(b) Hiệp ước Luật nhãn hiệu, được thông qua tại Geneva vào ngày 27 tháng 10 năm 1994. 2688
- đến nội dung bảo hộ nhãn hiệu âm thanh đó là CPTPP. Cụ thể, Điều 18.18 Hiệp định ghi nhận quy định về loại dấu hiệu có thể đăng ký làm nhãn hiệu như sau: “Không Bên nào được yêu cầu, như một điều kiện để được đăng ký, là dấu hiệu phải nhìn thấy được, cũng như không Bên nào được từ chối đăng ký một nhãn hiệu chỉ với lý do rằng dấu hiệu cấu thành nhãn hiệu đó là âm thanh. Thêm vào đó, mỗi Bên phải nỗ lực hết sức để đăng ký nhãn hiệu mùi. Một Bên có thể yêu cầu phải có bản mô tả ngắn gọn và chính xác, hoặc bản thể hiện dưới dạng đồ họa, hoặc cả hai nếu phù hợp, của nhãn hiệu”.100 Theo quy định này, ngoài các đối tượng có thể được bảo hộ truyền thống, CPTPP còn mở rộng dấu hiệu có thể được bảo hộ dưới dạng nhãn hiệu đó là dấu hiệu âm thanh. Có thể thấy rằng, Hiệp định CPTPP không còn bắt buộc các đối tượng được bảo hộ dưới dạng nhãn hiệu phải là dấu hiệu “nhìn thấy được”. Như vậy, đến thời điểm hiện tại, đa số các điều ước quốc tế cung cấp cơ sở bảo hộ một cách cơ bản đối với nhãn hiệu truyền thống và tuỳ theo quy định của các quốc gia thành viên về việc bảo hộ hay không và điều kiện cụ thể để bảo hộ các dấu hiệu phi truyền thống bao gồm cả dấu hiệu âm thanh dưới dạng nhãn hiệu. 3. KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VỀ BẢO HỘ NHÃN HIỆU ÂM THANH Việc bảo hộ nhãn hiệu âm thanh còn khá mới tại Việt Nam, nhưng loại nhãn hiệu này đã được bảo hộ và sử dụng rộng rãi tại nhiều quốc gia trên thế giới. Một số thiết kế âm thanh đã trở thành những nhãn hiệu nổi tiếng như: Tiếng sấm rền của hãng môtô Harley – Davidson (Hoa Kỳ), tiếng gầm của sư tử mở đầu cho phim của hãng MGM (Hoa Kỳ), tiếng chuông điện thoại mặc định của hãng NOKIA (Phần Lan) hay bốn nốt nhạc lên xuống trầm bổng của hãng dược phẩm HISAMITSU (Nhật Bản)… Một nhãn hiệu mạnh, thực tế, sẽ làm gia tăng giá trị và lợi nhuận cho các hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu đó. Chính vì vậy, việc bảo hộ nhãn hiệu có ý nghĩa rất lớn đối với hoạt động kinh doanh hàng hoá, dịch vụ. Tương tự như các nhãn hiệu truyền thống, để được bảo hộ, nhãn hiệu âm thanh cũng phải đáp ứng được các điều kiện nhất định. Trên thực tế, các yêu cầu và điều kiện đăng ký để các đối tượng được bảo hộ dưới dạng nhãn hiệu âm thanh ở các quốc gia sẽ được quy định khác nhau. Tại Anh, quy chế thẩm định nhãn hiệu của Anh chỉ nêu một số trường hợp âm thanh không có tính phân biệt cố hữu, chẳng hạn:101 Thứ nhất, những đoạn nhạc đơn giản mà chỉ bao gồm một hoặc hai nốt nhạc; thứ hai, các bài hát đã được sử dụng phổ biến ví dụ như được sử dụng làm nhạc chuông của các xe bán kem; thứ ba, tiếng “ting tang” trong các máy chơi game ở các khu vui chơi; thứ tư, các bản nhạc đã phổ biến và đã được sử dụng 100 Điều 18.18 Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới (CPTPP). 101 Điều 4.2 UK Trade Marks Manual. 2689
- để phục vụ các dịch vụ vui chơi; thứ năm, các bài hát (ca dao) của trẻ em được dùng trên các sản phẩm, dịch vụ; thứ sáu, những bản nhạc có mối liên hệ mật thiết với nước khu vực đặc định là nguồn gốc của sản phẩm. Tại Úc, một dấu hiệu âm thanh được bảo hộ dưới dạng nhãn hiệu cũng cần phải thoả mãn tiêu chí về tính phân biệt. Theo quy chế thẩm định nhãn hiệu của Úc, các âm thanh mang tính chức năng và các âm thanh đã được sử dụng một cách phổ biến, thông dụng trong một lĩnh vực, ngành nghề nào đó thì cũng được xem là đối tượng loại trừ, không thể đăng ký làm nhãn hệu cho có sản phẩm, dịch vụ (Điều 6.2.2). Trong tài liệu “Tiêu chuẩn ST.68 kiến nghị về quản lý điện tử nhãn hiệu âm thanh” ngày 24 tháng 03 năm 2016 của Ủy ban về Tiêu chuẩn WIPO (CWS) đã ghi nhận: “5. Đơn đăng ký nhãn hiệu âm thanh cần có bản thể hiện dưới dạng đồ họa của âm thanh cấu thành nhãn hiệu, mô tả bằng văn bản về âm thanh đó, bản ghi âm hoặc bất kỳ sự kết hợp nào của chúng theo yêu cầu của Cục Sở hữu công nghiệp (IPO ) nhận đơn. 6. Khuyến nghị nên đưa sự mô tả “nhãn hiệu âm thanh” vào đơn”. Bên cạnh đó, tài liệu này còn đưa ra các khuyến nghị cụ thể như: (i) Khuyến nghị cho việc thể hiện dưới dạng đồ hoạ của nhãn hiệu âm thanh mà theo đó: “9. Người nộp đơn phải gửi bản thể hiện dưới dạng đồ họa của âm thanh cấu thành nhãn hiệu, ví dụ, ký hiệu âm nhạc trên một khuông nhạc hoặc hình ảnh của sóng âm thanh tương ứng, ở định dạng điện tử. Đối với những âm thanh không thuộc thể loại âm nhạc, IPO có thể chấp nhận rằng phần thể hiện bằng đồ họa của âm thanh đó bao gồm mô tả bằng văn bản”. (ii) Khuyến nghị cho việc ghi âm nhãn hiệu âm thanh: “11. Chúng tôi khuyến nghị rằng bản ghi âm thanh cấu thành nhãn hiệu phải được lưu trữ và xử lý ở định dạng kỹ thuật số. Tệp chỉ nên chứa âm thanh cần bảo vệ”… (iii) Khuyến nghị cho việc mô tả bằng văn bản của nhãn hiệu âm thanh: “17. Mô tả bằng văn bản của âm thanh cấu thành nhãn hiệu không được là cách thể hiện duy nhất của nhãn hiệu âm thanh, ngoại trừ trường hợp nó được dùng làm thành việc thể hiện dưới dạng đồ họa, nhưng, nếu luật pháp quốc gia cho phép, có thể bổ sung cách thể hiện được chấp nhận khác. 18. Mô tả bằng văn bản có thể bao gồm mô tả âm thanh bằng lời, chỉ dẫn của các nhạc cụ được sử dụng, các nốt nhạc được chơi, độ dài, cũng như bất kỳ đặc điểm nào khác của âm thanh mà người nộp đơn muốn nêu rõ.” Nhìn chung, các văn kiện quốc tế và kinh nghiệm các quốc gia bảo hộ nhãn hiệu âm thanh quy định yêu cầu về hình thức thể hiện của loại nhãn hiệu bao gồm cả hình thức khuông nhạc, sóng âm, mô tả bằng lời văn, nộp mẫu vật và cả việc kết hợp các hình thức này. 4. MỘT SỐ ĐỀ XUẤT 2690
- Hiện nay, với đặc trưng của một nhãn hiệu phi truyền thống không thể nhìn thấy được bằng mắt thường, bên cạnh việc áp dụng các quy định chung về nhãn hiệu cho nhãn hiệu âm thanh, Luật Sở hữu trí tuệ cần bổ sung một số quy định đặc thù cho nhãn hiệu này nhằm đảm bảo hiệu lực thực thi trên thực tế.102 Thứ nhất, mặc dù Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ đã bổ sung “dấu hiệu âm thanh” vào Khoản 1 Điều 72 để mở rộng đối tượng được bảo hộ dưới dạng nhãn hiệu. Tuy nhiên, dự thảo Luật vẫn chưa bổ sung quy định nhằm xác định loại âm thanh nào sẽ được chấp nhận bảo hộ. Như đã phân tích ở phần trên, dấu hiệu âm thanh có thể được bảo hộ rất đa dạng, bao gồm cả âm nhạc và các âm thanh khác không phải là âm nhạc. Chính vì vậy, pháp luật cần phải có quy định rõ ràng hơn về vấn đề này. Thứ hai, tương tự như những loại nhãn hiệu truyền thống, có một số dấu hiệu âm thanh cũng cần bị hạn chế, xác định là đối tượng loại trừ không được chấp nhận bảo hộ. Có thể kế đến như: Quốc ca của Nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam hoặc quốc ca của các quốc gia khác; âm thanh vi phạm thuần phong, mỹ tục; âm thanh có yếu tố kích động bạo lực, chiến tranh, khủng bố;… Xét thấy, nội dung này cũng cần phải được ghi nhận, bổ sung trong Luật và các văn bản liên quan. Thứ ba, cần thiết phải bổ sung quy định Khoản 2 Điều 74 đối với trường hợp nhãn hiệu âm thanh bị coi là không có khả năng phân biệt làm cơ sở pháp lý cho việc từ chối bảo hộ đối với các dấu hiệu âm thanh không đáp ứng yêu cầu về khả năng phân biệt. Cụ thể, có thể bổ sung các trường hợp như: nhãn hiệu âm thanh đơn giản, nhãn hiệu âm thanh trùng hoặc tương tự với một tác phẩm âm nhạc hoặc là một phần của một tác phẩm âm nhạc,… Bên cạnh đó, các trường hợp dấu hiệu âm thanh mang tính chức năng của sản phẩm, dịch vụ không đáp ứng tiêu chuẩn về khả năng phân biệt cũng cần được quy định bổ sung. Thứ tư, theo Dự thảo Luật, khoản 1 Điều 72 của Luật hiện hành chỉ được bổ sung nội dung “hoặc dấu hiệu âm thanh thể hiện được dưới dạng đồ họa” và dự thảo Luật cũng không có quy định như thế nào được coi là “dạng đồ họa”. Tuy nhiên, cách thức thể hiện dấu hiệu âm thanh, mẫu nhãn hiệu âm thanh khi tiến hành đăng ký là một vấn đề khá phức tạp. Việc không quy định cụ thể nội dung này sẽ gây khó khăn cho việc thẩm định về tính phân biệt của nhãn hiệu đăng ký, xử lý vi phạm,… Về nội dung này, cần thiết phải có sự nghiên cứu, tham khảo kinh nghiệm quốc tế để có thể đưa ra yêu cầu về hình thức thể hiện của dấu hiệu để đảm bảo hiệu lực thực thi trên thực tế. Cần lưu ý, đối với nhãn hiệu âm thanh khi tiến hành đăng ký, nên quy định linh hoạt các hình thức thể hiện dấu hiệu âm thanh cho các loại âm thanh khác nhau (âm nhạc, âm thanh không phải là âm nhạc)./. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Australian Trademarks Manual of Practice and Procedure. 102 Nguyễn Thị Thái Hà (2022), “Hoàn thiện pháp luật Việt Nam điều chỉnh vấn đề bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu âm thanh”. 2691
- 2. Lê Anh (2021). Mở rộng việc bảo hộ nhãn hiệu âm thanh. Cổng thông tin điện tử - Quốc hội Việt Nam, 13/10/2021, https://quochoi.vn/vanphongquochoi/cocautochuc/Pages/trang-chu.aspx?ItemID=59459. 3. Quốc hội (2005). Luật Sở hữu trí tuệ. Luật số 50/2005/QH11, ngày 29 tháng 11 năm 2005. 4. Quốc hội (2009). Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ. Luật số 36/2009/QH12, ngày 19 tháng 6 năm 2009. 5. Quốc hội (2019). Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm, Luật Sở hữu trí tuệ. Luật số 42/2019/QH14, ngày 14 tháng 6 năm 2019. 6. Thu Phương, Nghĩa Đức (2022). Thống nhất nhiều nội dung lớn của dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ. Cổng thông tin điện tử - Quốc hội Việt Nam, 15/02/2022. https://quochoi.vn/tintuc/Pages/tin-hoat-dong-cua-quoc-hoi.aspx?ItemID=62232. 7. UK Intellectual Property Office. Trade Marks Manual. https://assets.publishing.service.gov.uk/government/uploads/system/uploads/attachment_data/file/361114/ Manual_of_trade_marks_practice.pdf. 2692
ADSENSE
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn