intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

BẢO TÀNG NGHỆ THUẬT HIỆN ĐẠI ASTRUP FEARNLEY TẠI NA UY VÀ CUỘC TRIỂN LÃM THE NATRIOT ACT CỦA NGHỆ SĨ NATE LOWMAN

Chia sẻ: Nguyen Nhi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

63
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Được vinh dự là bảo tàng đầu tiên tổ chức một cuộc triển lãm solo của Nate Lowman (sinh năm 1979). Trong mấy ngày qua, Nate Lowman đã bộc lộ cho người xem hiểu vì sao anh được đánh giá là một nghệ sĩ tầm cỡ thế giới. Nate Lowman hòa mình trong thế giới của nghệ thuật Mỹ, của người tiêu dùng và cả xã hội truyền thông nói chung, liên tục biến đổi những biểu hiện thị giác mà anh lựa chọn làm việc. ...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: BẢO TÀNG NGHỆ THUẬT HIỆN ĐẠI ASTRUP FEARNLEY TẠI NA UY VÀ CUỘC TRIỂN LÃM THE NATRIOT ACT CỦA NGHỆ SĨ NATE LOWMAN

  1. BẢO TÀNG NGHỆ THUẬT HIỆN ĐẠI ASTRUP FEARNLEY TẠI NA UY VÀ CUỘC TRIỂN LÃM THE NATRIOT ACT CỦA NGHỆ SĨ NATE LOWMAN Được vinh dự là bảo tàng đầu tiên tổ chức một cuộc triển lãm solo của Nate Lowman (sinh năm 1979). Trong mấy ngày qua, Nate Lowman đã bộc lộ cho người xem hiểu vì sao anh được đánh giá là một nghệ sĩ tầm cỡ thế giới. Nate Lowman hòa mình trong thế giới của nghệ thuật Mỹ, của người tiêu dùng và cả xã hội truyền thông nói chung, liên tục biến đổi những biểu hiện thị giác mà anh lựa chọn làm việc. Anh chọn những chất liệu thô, lấy từ tin tức, hệ thống truyền thông đại chúng và lịch sử nghệ thuật, biến đổi trạng thái của chúng bằng suy nghĩ, cảm nhận và cách hiểu của riêng anh. Những hình ảnh về cả những nhân vật bình thường
  2. lẫn nổi tiếng, cả những người quen biết, hay cùng cộng tác trong nghệ thuật với anh, sáng tạo một câu chuyện kể riêng cho mỗi cá nhân, mỗi sự kiện. Anh để những lời kể này tự mình tuôn chảy, cái nọ lấp lên cái kia, tạo nên một câu chuyện đa chiều, phong phú và có cái kết mở. Đó chính là nghệ thuật trong lựa chọn, điều phối, dẫn dắt. Các tác phẩm của Nate Lowman là tấm gương phản ánh xã hội đương đại Mỹ. Lowman học hỏi khá nhiều từ Duchamp, Warhol, Prince và Noland, thể hiện trong cách anh nắm bắt sự vật, hình ảnh hàng ngày. Nhưng Lowman cũng không chỉ đơn thuần thích những thứ “sẵn có” (ready- made) hay tạo hình những hình ảnh văn hóa đại chúng như những tiền bối hồi năm 1960-1970... Ngược lại với những người đi trước, Lowman là người đầu tiên đề cập đến những lời tường thuật và câu chuyện kể. Nói về nhân vật đầu tiên, anh lập tức có ngay những câu chuyện đời thực và đưa vào đó quan điểm của mình về nhân vật và sự kiện liên quan. Những mảnh thông tin của phương tiện truyền thông và cả lịch sử nghệ thuật đều trở thành những chất liệu có giá trị và ý nghĩa ngang bằng trong những câu chuyện kể theo chủ đề của Lowman. Cũng như mọi câu chuyện kể khác đều liên quan đến thời gian, khái niệm về thời điểm và quãng thời gian luôn là một yếu tố quan trọng trong tác phẩm của Lowman. Cách kết nối các hình ảnh ở thời khắc và bối cảnh khác nhau mở ra những lời kể liên tiếp không giới hạn, để mỗi người xem tự tạo ra cách hiểu riêng mình về tính đương đại.
  3. Lowman đặc biệt hay bắt đầu một câu chuyện bằng một hay nhiều biểu hiện. Anh có thể dùng những dấu hiệu, từ ngữ hay hình ảnh lấy từ giới truyền thông, kể cả cũ lẫn mới. Tổ hợp những hình ảnh và dấu hiện đó gợi lên một phạm vi ý nghĩ rất rộng, đôi khi gây xúc động một cách tự nhiên, và khi thêm nhiều yếu tố khác đưa vào tác phẩm, điểm khởi đầu hoặc được củng cố, hoặc bị bỏ qua. Một số hình ảnh đôi khi lặp đi lặp lại trong nhiều tác phẩm khác nhau, tạo mối liên kết, tiếp nối, thậm chí là một khối đồng nhất bí ẩn sau mỗi tác phẩm. Trong bức tranh tường ghép hình khổ lớn của Lowman, hoàn toàn không có sự dẫn dắt nào để người xem đọc được tác phẩm, chỉ có một gợi ý nhỏ ở tiêu đề. Anh thường không đề cao tầm quan trọng, cũng như không cho phép một chi tiết đơn lẻ nào nổi trội hơn thu hút sự chú ý của người xem trong toàn bộ tác phẩm. Mà thay vào đó là mối tương quan giữa những hình ảnh khác nhau và suy nghĩa nảy sinh khi người xem ngắm nhìn từ chi tiết này sang chi tiết khác. Giống như một miếng vải chắp vá, mỗi hình ảnh đều giữ một vai trò tương đương nhau. Lowman không có khát vọng tạo một công trình hoành tráng: anh chỉ bắt tay xây dựng gốc căn bản của cây chuyện, và để kết cấu mở để người xem tự hoàn hiện. Tác phẩm của anh luôn có không gian chừa lại cho khán giả. Sự nhạy bén với những điều bất công thường xuyên thể hiện trong những lời kể nhiều tầng lớp, không có sự mập mờ lẩn tránh ở đây, bộc lộ ở cả hình ảnh được lựa chọn lẫn nội dung của nó. Tuy thế cảm xúc bao trùm trên hết không hề xúc phạm, mà chỉ là nỗi buồn, là sự bi quan xen lẫn châm biếm, mỉa mai. Thực sự, một cá nhân có thể
  4. nhận xét rằng thẩm mỹ, quan điểm của tác phẩm hướng cái nhìn về sự trầm uất hơn là châm chọc. Triển lãm lần này có giới thiệu cả những tác phẩm của Lowman thời kỳ đầu, như The Young and the Restless (Tuổi trẻ và Không ngơi nghỉ, 2004), Peace Love O.J. (Tình yêu bình yên O.J., 2005), Oil Rigs (Giàn khoan dầu, 2005); và cả những tác phẩm gần đây Happy Ending (Kết thúc có hậu, 2009) và Act Natural (Hành động tự nhiên, 2009). Các tác phẩm khác chưa từng triển lãm như tác phẩm sắp đặt Pump Dump (2009) và một vài bức tranh cũng góp mặt cho cuộc triển lãm điêu khắc, sắp đặt và tranh ghép này. Cuốn catalogue triển lãm có phần nội dung do Gunnar B. Kvaran, Hanna Liden, Daniel Birnbaum, Rob Pruitt, Matthew Higgs, Alison Gingeras, Adam McEwen và Neville Wakefield thực hiện. Curator tổ chức triển lãm gồm Gunnar B. Kvaran, Hanne Beate Ueland và Grete rbu. Đỗ Hồng Ngọc
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
58=>1