Bảo tồn di sản đô thị: Tiếp cận từ thích ứng (Điển cứu trường hợp Sài Gòn – TP.Hồ Chí Minh)
lượt xem 5
download
Bài viết tiếp cận bảo tồn ở góc độ thích ứng cho thấy việc nhận thức tầm quan trọng của thích ứng và xây dựng đô thị thích ứng có thể mang đến những triển vọng to lớn cho công tác bảo tồn, hướng đến phát triển bền vững đô thị.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bảo tồn di sản đô thị: Tiếp cận từ thích ứng (Điển cứu trường hợp Sài Gòn – TP.Hồ Chí Minh)
- Dương Trường Phúc. Tạp chí Khoa học Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh, 15(6), 15-20 15 Bảo tồn di sản đô thị: Tiếp cận từ thích ứng (Điển cứu trường hợp Sài Gòn – TP.Hồ Chí Minh) Dương Trường Phúc1* 1 Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQG-TP. Hồ Chí Minh * Tác giả liên hệ, Email: duongtruongphuc@gmail.com THÔNG TIN TÓM TẮT Sài Gòn-TP.HCM và di sản đô thị còn tồn tại, bên cạnh là Ngày nhận: 25/05/2020 động lực cho sự phát triển kinh tế địa phương còn là nơi lưu giữ Ngày nhận lại: 21/07/2020 ký ức của nhiều thế hệ đóng vai trò gắn kết cộng đồng. Tuy vậy, trong bối cảnh biến đổi khí hậu đang gia tăng, nguy cơ các di sản Duyệt đăng: 23/08/2020 bị tàn phá ở tầm mức đáng báo động. Bài viết tiếp cận bảo tồn ở góc độ thích ứng cho thấy việc nhận thức tầm quan trọng của thích ứng và xây dựng đô thị thích ứng có thể mang đến những triển vọng to lớn cho công tác bảo tồn, hướng đến phát triển bền Từ khóa: vững đô thị. di sản đô thị, đô thị thích ứng, thích ứng biến đổi khí hậu ABSTRACT Saigon-Ho Chi Minh City and urban heritage still exist, besides being the motivation for local economic development, it is also a place to keep the memories of many generations that play a role in connecting the community. However, in the context of climate change, the risk of heritage is devastated at an Keywords: alarming level. The paper, which adaptation-based approach on urban heritage, urban preservation, showed that recognizing the importance of adaptation, climate change adapting and building an urban adaptation can bring great adaptation prospects for heritage preservation, towards urban sustainable development. 1. Giới thiệu Đô thị là hình thái tổ chức xã hội tiêu biểu của nhiều quốc gia với mức độ tập trung cao về dân cư và hoạt động sản xuất quan trọng (Sassen, 2018). Có thể xem đô thị như hệ thống với các tiến trình khác nhau, trong đó nổi bật là hoạt động sáng tạo văn hóa của các thị dân đã tạo ra hệ thống các di sản (vật thể và phi vật thể). Những di sản đó, tồn tại và phát triển trong không gian đô thị nên được gọi là di sản đô thị. Di sản là nguồn sống và nguồn cảm hứng không thể thay thế, là tài sản kế thừa của nhân loại từ quá khứ, sống với chúng ta trong hiện tại và sẽ truyền lại cho các thế hệ tương lai (UNESCO, 2007). Sài Gòn-TP.HCM có lịch sử phát triển hơn 300 năm, trong quá khứ là “Hòn ngọc Viễn Đông” và ngày nay là “Trung tâm kinh tế-văn hóa-xã hội” lớn nhất cả nước. Trong suốt quá trình hình thành và phát triển đó, không thể nói một cách khiêm tốn về di sản đô thị Sài Gòn cả về vật
- 16 Dương Trường Phúc. Tạp chí Khoa học Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh, 15(6), 15-20 thể và phi vật thể, đặc biệt là di sản thời Pháp thuộc nằm rải rác các quận trung tâm như Quận 1, Quận 3, Quận 5 phối nhuyễn với cảnh quan sông, hồ, công trình hiện đại, hoạt động của thị dân đã tạo nên nét khác biệt so với những đô thị trong khu vực Đông Nam Á. Tuy vậy, những thực tế không mong muốn đối với sự tồn tại của di sản đã và đang diễn ra. Bên cạnh làn sóng thương mại hóa bất động sản gay gắt như hiện nay, những di sản này còn phải đối mặt với thách thức từ biến đổi khí hậu khiến cho công tác bảo tồn gặp nhiều khó khăn và hơn hết không thể dự báo đầy đủ tác động và ước lượng đầy đủ thiệt hại của biến đổi khí hậu. Di sản đô thị chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của biến đổi khí hậu nhưng các hoạt động giảm thiểu tác động lại ít được triển khai. Chính sự hiểu biết còn ít về thích ứng đối với biến đối khí hậu đã trở thành rào cản trong bảo tồn di sản đô thị. Biến đổi khí hậu-vấn đề toàn cầu trong khi bảo tồn di sản đô thị-vấn đề địa phương phản ánh sự cần thiết về cách tiếp cận mới trong các hoạt động bảo tồn và bảo vệ di sản dưới tác động của biến đổi khí hậu với sự chuyển giao và chia sẻ kinh nghiệm ở mức độ toàn cầu và sự tham gia hợp tác đa ngành của tất cả các bên liên quan ở mức độ địa phương (UNESCO, 2007). Do đó, để giữ vững “di sản thương hiệu” của một đô thị hàng đầu, việc quản trị đô thị cần có chiến lược thích hợp bao gồm các việc thích ứng và ứng phó với những căng thẳng từ bên ngoài và cấu trúc phát triển bên trong. 2. Biến đổi khí hậu: Thách thức cho bảo tồn di sản đô thị 2.1. Bảo tồn di sản đô thị Di sản đô thị bao gồm các công trình mang tính tượng đài, các kiến trúc thông thường, di sản thiên nhiên, di sản văn hóa (vật thể và phi vật thể) được tạo ra trong quá trình hình thành và phát triển đô thị theo một chỉnh thể thống nhất mang dấu ấn của một giai đoạn lịch sử. Đây là dạng di sản phức hợp, quý giá và luôn không ngừng phát triển bởi tính nhị nguyên khi vừa là sản phẩm của sáng tạo văn hóa vừa là môi trường để sáng tạo văn hóa. Di sản đô thị có giá trị lịch sử-văn hóa, thành tạo bản sắc và thương hiệu của một đô thị. Do đó, gắn di sản với phát triển đô thị mở ra những triển vọng phát triển kinh tế-xã hội của địa phương và quốc gia. Trong diễn thế văn hóa của một quốc gia nói chung và đô thị nói riêng, di sản đô thị đóng vai trò kết nối liên thế hệ và nền tảng để sáng tạo những giá trị mới và tiếp biến văn hóa (Quang Minh and Nguyen, 2012). Tuy vậy, trong bối cảnh hiện đại, tồn tại nhiều thách thức cho việc bảo tồn di sản đô thị ở những tầm mức khác nhau như hội nhập và toàn cầu hóa; biến đổi khí hậu; đô thị hóa… Những thách thức này dẫn đến những hệ quả không mong muốn về việc bảo tồn di sản đô thị và đòi hỏi những nỗ lực nhiều hơn trong công tác bảo tồn, bảo tàng. Bảo tồn di sản về bản chất là xác lập phương thức dung hòa mối quan hệ giữa bảo tồn và phát triển. Bảo tồn không có nghĩa là giữ nguyên các công trình và ngừng các hoạt động của khu vực dân cư để biến thành bảo tàng, mà ngược lại có thể là một động thái đa mục tiêu như nỗ lực tôn tạo, tái sử dụng và phát triển đồng thời bảo tồn những giá trị văn hóa của di sản, đảm bảo khu vực di sản hòa hợp với nhu cầu của dân cư và các hoạt động kinh tế. Việc bảo tồn dựa vào bối cảnh của di sản là cần thiết để duy trì cấu trúc vật chất của di sản ở một mặt, và đồng thời cải tạo, tái sử dụng, thích ứng các giá trị vật thể và phi vật thể của di sản vào dòng chảy văn hóa. Định giá trị di sản đô thị bằng phương pháp Tổng giá trị kinh tế (Total economic value) cho thấy những di sản này ngoài mang giá trị lịch sử-văn hóa còn mang giá trị kinh tế có thể ước lượng thành tiền. Việc lượng hóa bằng tiền tệ đối với di sản nhằm mục đích nhấn mạnh tầm quan trọng của nhóm di sản này và thúc đẩy ý thức, niềm tin về công tác bảo tồn. 2.2. Mối nguy từ biến đổi khí hậu Biến đổi khí hậu chính là thách thức lớn nhất cho sự phát triển trong thế kỷ XXI bởi những tác động tiềm tàng trên nhiều lĩnh vực, nhiều khía cạnh của đời sống kinh tế-xã hội (WEF, 2018).
- Dương Trường Phúc. Tạp chí Khoa học Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh, 15(6), 15-20 17 Các mối đe dọa dựa trên biến đổi khí hậu (climate change-based threat) đối với di sản văn hóa có thể gây thiệt hại lớn về ký ức văn hóa của nhân loại và ngày càng được công nhận là mối đe dọa đối với xã hội (Harvey & Perry, 2015). Đây là điều chưa có tiền lệ trong lịch sử nhân loại và những ý nghĩa thiết thực của di sản như hình thành bản sắc cộng đồng, phát triển du lịch văn hóa có thể bị đánh mất (Scott, Hall, & Gössling, 2016). Sự biến thiên nhiệt độ giữa ngày và đêm do sự mất cân bằng trong phân phối hơi nước và ẩm độ không khí có thể gây ra những rạn nứt, co giãn vì nhiệt của các công trình, bảo tàng. Sự tăng giảm bất thường của lượng mưa có thể gây ra khô hạn dẫn đến hỏa hoạn, co ngót công trình hay gây ra ngập lụt cuốn trôi, sạt lở, xói mòn các di tích. Cộng hưởng giữa thay đổi chế độ nhiệt, chế độ mưa cùng sự gia tăng các hiện tượng thời tiết cực đoan gây ra tổn thương đối với di sản dẫn đến tốc độ xuống cấp, lụi tàn nhanh hơn. Điều này cũng đã được cộng đồng quốc tế ghi nhận trong phiên họp lần thứ 29 tại Paris của Ủy ban Di sản Thế giới (UNESCO, 2007). Biến đổi khí hậu còn làm tình trạng ô nhiễm không khí và nguồn nước thêm trầm trọng làm giảm giá trị các di tích, có thể làm gia tăng sự phát triển nấm mốc, côn trùng gây hại cho công trình. Ngoài ra, biến đổi khí hậu có thể làm cư dân địa phương gặp thêm khó khăn trong sinh kế và cư trú dẫn đến các dòng di dân khiến các đặc điểm văn hoá phi vật thể bị biến dạng và pha trộn, thậm chí có thể bị mai một và tiêu vong (Le, 2012). 3. Giải pháp nào cho bảo tồn di sản đô thị trong bối cảnh biến đổi khí hậu? 3.1. Thích ứng với biến đổi khí hậu Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (UNFCCC) đã đặt ra yêu cầu giải quyết cả hai vấn đề giảm thiểu và thích ứng với biến đổi khí hậu. Theo truyền thống, giảm thiểu đã được chú ý nhiều hơn trong nghiên cứu và chính sách biến đổi khí hậu hơn là thích ứng. Tuy nhiên, đã có sự quan tâm ngày càng tăng đối với nghiên cứu thích ứng từ cuối những năm 1990 bên cạnh những nỗ lực đáng kể thúc đẩy các chiến lược giảm thiểu tác động do sự thừa nhận rằng khí hậu đã thay đổi và việc thích ứng với các tác động đã không thể tránh khỏi là rất quan trọng (Galderisi, 2014). Những lựa chọn trước thay đổi môi trường rất quan trọng đối với một cộng đồng/một hệ thống. Thích ứng cũng được xem là một lựa chọn phản hồi quan trọng (Kane & Shogren, 2000). Do đó, thích ứng được xem như những điều chỉnh trong hành vi và các đặc tính của hệ thống làm tăng khả năng đối phó với căng thẳng bên ngoài và việc phát triển các chiến lược thích ứng theo kế hoạch để đối phó với những rủi ro được coi là bổ sung cần thiết cho các hoạt động giảm nhẹ tổn thương (Brooks, 2003). Trọng tâm của sự thích ứng ở đô thị bắt nguồn từ nhận thức ngày càng tăng về tác động của biến đổi khí hậu sẽ đặc biệt nghiêm trọng ở khu vực này do sự tập trung cao về con người và tài sản (Brugmann, 2012). Đồng thời, độ phơi nhiễm cao của hạ tầng đô thị (bao gồm cả những công trình di sản) với sự thay đổi về mô hình mưa, độ ẩm và nhiệt độ, cũng như các sự kiện thời tiết khắc nghiệt đã dẫn đến nhu cầu thích ứng của di sản đô thị với biến đổi khí hậu. 3.2. Đô thị thích ứng: triển vọng về bảo tồn di sản đô thị Biến đổi khí hậu với những bất trắc không thể đoán trước đặt ra thách thức trong việc xác định đầy đủ các tác động tiềm tàng đối với di sản đô thị nói riêng và công trình đô thị nói chung, phát triển các giải pháp thích ứng, đảm bảo nguồn lực để tài trợ cho các hoạt động thích ứng. Sự bất trắc này cũng làm cho những đánh đổi trong các mục tiêu ngắn hạn và dài hạn đối với quy hoạch đô thị trở nên phức tạp. Do vậy, các giải pháp thích ứng có hiệu quả rất được mong đợi và cân nhắc về các tác động tiềm tàng của biến đối khí hậu là điều tối quan trọng, phải được tích hợp
- 18 Dương Trường Phúc. Tạp chí Khoa học Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh, 15(6), 15-20 trong các viễn cảnh quy hoạch hiện nay (Bollinger et al., 2014). Đô thị hóa đã làm thay đổi sâu sắc mối quan hệ giữa xã hội và môi trường, và ảnh hưởng đến tính bền vững và khả năng phục hồi của các thành phố theo những cách phức tạp với tốc độ đáng báo động (Romero-Lankao, Gnatz, Wilhelmi, & Hayden, 2016). Trong những thập kỷ qua, tính bền vững, tổn thương, thích ứng và khả năng phục hồi đã trở thành những khái niệm chính nhằm tìm hiểu động lực đô thị hiện tại và đáp ứng một loạt các thách thức hiện ra do đô thị hóa và thay đổi môi trường (Pelling, 2010). Đô thị thích ứng (urban adaptation) là khả năng thay đổi trong quy trình, thông lệ, hoặc cấu trúc của đô thị nhằm giảm nhẹ hoặc bù đắp các thiệt hại tiềm ẩn hoặc tận dụng các cơ hội liên quan đến tổn thương (Smit & Pilifosova, 2003). Phát triển đô thị thích ứng là thiết kế, xây dựng và phát triển liên tục của các khu vực đô thị để dự đoán và phản ứng với những thay đổi trong môi trường và xã hội. Những thay đổi này bao gồm cả các quy trình trong chính thành phố và các phát triển bên ngoài (Graaf, 2012). Việc thích ứng bao gồm bốn thành phần chính (1) đặc điểm của mối nguy, (2) đặc điểm của hệ thống, (3) các cấp độ thích ứng và (4) phản ứng thích ứng (Bryant et al., 2000). Thảo luận về các giới hạn về thích ứng thường được xây dựng trên ba khía cạnh: giới hạn về sinh lý, giới hạn về kinh tế và giới hạn về công nghệ (Adger et al., 2009). Các đô thị có khả năng thích ứng rất khác nhau, trong đó đô thị ở các nước đang phát triển có mức độ thích ứng thấp hơn. Nguyên nhân là do có sự khác biệt ở tầm quản lý, các tổ chức xã hội, công nghệ, sự giàu có và chiến lược phát triển của những đô thị đó. Vì vậy, khả năng thích ứng tăng lên khi các đô thị có nhiều khả năng phục hồi và giảm xuống khi các đô thị dễ bị tổn thương (Folke, Carpenter, Elmqvist, & Gunderson, 2002). Từ bằng chứng Nam Bộ là khu vực có mức độ tổn thương cao với biến đổi khí hậu (Yusuf & Francisco, 2009, 2010) và TP.HCM nằm trong danh sách 10 thành phố dễ tổn thương nhất (Stern, 2008) thì việc thay đổi cách tiếp cận trong phát triển đô thị cũng rất quan trọng. Nhiều chiến lược và giải pháp thích ứng được nêu ra trong các cuộc thảo luận về phát triển đô thị thường đề cập đến khía cạnh xây dựng cơ sở hạ tầng và đáp ứng các dịch vụ đô thị nhằm hỗ trợ thị dân có nguồn lực để thích ứng với những thay đổi bên ngoài. Song, việc nhận thức lại cách tiếp cận đô thị với tư cách phát triển vùng có thể gián tiếp hỗ trợ đô thị thích ứng tốt hơn trong tương lai và mang đến nhiều triển vọng về bảo tồn di sản đô thị. 4. Kết luận Sài Gòn-TP.HCM là đô thị mang đậm bản sắc trong khu vực Đông Nam Á nhờ vào hệ thống di sản từ thời Pháp thuộc, các trục di sản phối với cảnh quan sông nước tạo nên không gian đô thị thật sự khác biệt. Bên bên cạnh là động lực cho phát triển kinh tế quốc gia, di sản đô thị còn lưu giữ ký ức của nhiều thế hệ. Tuy vậy trong thế kỷ này, những di sản đó đang phải đối mặt với những thách thức cho phát triển liên quan đến biến đổi khí hậu. Một trong những rào cản của việc bảo tồn kém hiệu quả là nhận thức chưa đầy đủ về tầm quan trọng của thích ứng với biến đổi khí hậu. Trên cơ sở đó, việc phát triển đô thị thích ứng mang đến những triển vọng cho công tác bảo tồn, lồng ghép những vấn đề toàn cầu với nhiệm vụ địa phương trong các bên liên quan hướng đến bảo tồn bền vững di sản đô thị.
- Dương Trường Phúc. Tạp chí Khoa học Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh, 15(6), 15-20 19 Tài liệu tham khảo Adger, N. W., Dessai, S.,Goulden, M.,…Wreford, A. (2009). Are there social limits to adaptation to climate change?, Climatic Change. Springer, 93(3/4), 335-354. doi:10.1007/s10584-008- 9520-z Bollinger, L. A., Bogmans, C. W. J., Chappin, E. J. L.,… Tavasszy, L. A. (2014). Climate adaptation of interconnected infrastructures: A framework for supporting governance. Regional Environmental Change, 14(3), 919-931. Brooks, N. (2003). Vulnerability, risk and adaptation: A conceptual framework (Tyndall Centre Working Paper, No. 38). Norwich, UK: Tyndall Centre for Climate Change Research, University of East Anglia. Brugmann, J. (2012). Financing the resilient city. Environment and Urbanization, 24(1), 215-232. doi:10.1177/0956247812437130 Bryant, C. R., Smit, B., Brklacich, M., … Singh, B. (2000). Adaptation in Canadian agriculture to climatic variability and change. Climate Change, 45(1), 181-201. Folke, C., Carpenter, S., Elmqvist, T., & Gunderson, L. H. (2002). Resilience and sustainable development: Building adaptive capacity in a world of transformations. AMBIO: A Journal of The Human Environment, 31(5), 437-440. Galderisi, A. (2014). Adapting cities for a changing climate: An integrated approach for sustainable urban development. WIT Transactions on Ecology and the Environment, 191, 549-560. Graaf, D. R. (2012) Adaptive urban development: A symbiosis between cities on land and water in the 21st century. Holland, Netherlands: Rotterdam University Press. Harvey, D., & Perry, J. (2015). The future of heritage as climates change: Loss, adaptation and creativity. London, UK: Routledge. Kane, S., & Shogren, J. F. (2000) Linking adaptation and mitigation in climate change policy. Climate Change, 45(1), 75-102. doi:10.1007/978-94-017-3010-5_6 Le, T. A. (2012). Tác động của biến đổi khí hậu lên di sản văn hoá và bảo tàng ở lưu vực sông Mekong [Impacts of climate change to the cultural heritages and museums in the Mekong River basin]. Paper presented at Hội thảo Quốc tế: “Bảo Tàng với Di Sản Văn Hóa ở Lưu Vực Sông Mê Kông và Sông Hằng Trong Bối Cảnh Biến Đổi Khí Hậu Toàn Cầu”, Huế. Pelling, M. (2010). Adaptation to climate change: From resilience to transformation. London, UK: Routledge. Quang Minh & Nguyen, T. T. T. (2012). Vai trò của cộng đồng nhìn từ góc độ bảo tồn di sản văn hóa [The role of the community from the perspective of cultural heritage conservation]. Tạp chí Di sản văn hóa, 4(41), 18-23. Romero-Lankao, P., Gnatz, D. M., Wilhelmi, O., & Hayden, M. (2016). Urban sustainability and resilience: From theory to practice. Sustainability, 8(12), 12-24. doi:10.3390/su8121224 Sassen, S. (2018). Cities in a world economy. New York, NY: Sage Publications. Scott, D., Hall, C. M., & Gössling, S. (2016). A report on the Paris climate change agreement and its implications for tourism: Why we will always have Paris? Journal of Sustainable Tourism, 24(7), 933-984.
- 20 Dương Trường Phúc. Tạp chí Khoa học Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh, 15(6), 15-20 Smit, B., & Pilifosova, O. (2003). Adaptation to climate change in the context of sustainable development and equity. Sustainable Development, 8(9), 1-9. Stern, N. (2008). The economics of climate change. American Economic Review, 98(2), 1-37. UNESCO. (2007). Climate change and world heritage: Report on predicting and managing the impacts of climate change on World Heritage and Strategy to assist States Parties to implement appropriate management responses. Paris, France: UNESCO World Heritage. WEF. (2018). The global risks report 2018. Geneva, Sweeden: World Economic Forum. Yusuf, A. A., & Francisco, H. (2009). Climate change vulnerability mapping for southeast Asia. Singapore: Economy and Environment Program for Southeast Asia (EEPSEA). Yusuf, A. A., & Francisco, H. (2010). Hotspots! Mapping climate change vulnerability in Southeast Asia. Singapore: Economy and Environment Program for Southeast Asia (EEPSEA).
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Kinh tế học - THỊ TRƯỜNG ĐỘC QUYỀN VÀ CẠNH TRANH KHÔNG HOÀN HẢO
16 p | 752 | 192
-
Giáo trình-Luật hành chính đô thị&nông thôn-bài 1
15 p | 235 | 70
-
Hiến chương Venice
21 p | 250 | 18
-
Quy chế Quản lý quy hoạch, kiến trúc Khu phố cũ Hà Nội
52 p | 123 | 11
-
Giải pháp quản lí xây dựng theo qui hoạch trên địa bàn thành phố Hội An
5 p | 30 | 4
-
Chiến lược tích hợp bản sắc đô thị Hà Nội 1873-1902 vào quy hoạch và phát triển bền vững đô thị
7 p | 8 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn