intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bảo tồn và phát triển di sản văn hóa kiến trúc: Phần 1

Chia sẻ: Vô Trần | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:110

52
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cuốn sách "Bảo tồn và phát triển di sản văn hóa kiến trúc" là công trình tập hợp những bài nghiên cứu của một số giáo sư, tiến sĩ, các nhà nghiên cứu ở Việt Nam. Cuốn sách sẽ là tài liệu tham khảo bổ ích đối với những cán bộ, giảng viên và sinh viên ngành văn hóa, ngành kiến trúc. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung phần 1 cuốn sách.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bảo tồn và phát triển di sản văn hóa kiến trúc: Phần 1

  1. TRCTONG DAI HOC VAN HOA THANH PHO HO CHI MINH NGtfT. NGUYEN D'lNH THANH (Chu bien) disrin vfin non d a o t 6h vn rara tri £n
  2. B ộ VĂN H Ó A , T H Ế TH A O V À D ư LỊCH TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA TP HÒ CHÍ MINH Di Sản Văn Hoá Bảo Tồn Và Phát Triển NHÀ XUÁT BẢN ĐẠI • HỌC • CÔNG NGHIỆP • TP HỒ CHÍ MINH
  3. Ban biên tập: - N G Ư T . TS. Trần Văn Ánh (Trưởng Ban) - N G Ư T. TS. Đỗ Ngọc Anh - Phạm Lan H ương - Bùi Thị Thu - T rương Thị Hiếu 3
  4. LỜI GIỚI THIỆU Trên cơ sở điều kiện khí hậu, môi trường và kinh tế - xã hội, các công trình kiến trúc ờ Việt Nam có những bản sắc riêng biệt: có tính dân tộc và tính địa phương phong phú, phong cách giản dị, bố cục cân xứng, hài hòa, có sự kết hợp chặt chẽ với cảnh quan thiên nhiên, giàu tính dân gian... Các công trình này đã góp phần tạo ra sự đa dạng của di sản nước nhà. Hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị các di sản ở Việt Nam ngày càng được xã hội quan tâm. Bên cạnh những di sản văn hóa phi vật thể và các di sản vật thể khác, kiến trúc và các di tích được chú trọng đầu tư trùng tu, bảo tồn. Tuy nhiên, thực tế công tác bảo tồn và phát huy giá trị các di sản này còn nhiều vấn đề bất cập cần có những biện pháp khả thi và kế hoạch lâu dài. Thời gian gần đây, trên thực tế nhu cầu của xã hội cũng như sự giao lun, trao đổi với các nước trong khu vực và trên thế giới, ngành di sản văn hóa đã nhận được nhiều nguồn tài liệu liên quan đến công tác bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hóa nói chung, các di sản kiến trúc và di tích nói riêng. Tuy nhiên, vì nhiều lý do, các cán bộ, đặc biệt là sinh viên các Trường cao đẳng, đại học trong ngành vẫn chưa có nhiều điều kiện tiếp cận các tài liệu chuyên ngành này. Ờ trong nước, trước nay đã có một số công trình nghiên cứu về di sàn văn hóa cũng như về công tác bảo tồn và phát huy di sàn văn hóa. Nhưng nhìn chung các công trình nghiên cứu chưa đầy đủ, phong phú và đa dạng. Cuốn sách “Di sản Văn hóa: Bảo tồn và Phát triểrì' chuyên đồ Kiến trúc là công trình tập họp những bài nghiên cứu của một số giáo sư, tiến sĩ, các nhà nghiên cứu ở Việt Nam. Nội dung cuốn sách nhàm giới thiệu về một số di sản kiến trúc cũng như hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa của các di sản này; về việc tiếp cận một sổ kinh nghiệm bảo tồn di sản kiến trúc của một số quốc gia trên thế giới. Mặc dù còn một sổ vấn đề khoa học cần được tiếp tục nghiên cứu và bổ sung, nhưng với những gì có được, cuốn sách 11Di sản Văn Hóa: Bảo tồn và Phát triển” chuyên đề kiến trúc là một đóng góp mới t-ong 4
  5. sự nghiệp bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa ở Việt Nam. Cuốn sách sẽ là tài liệu tham khảo bổ ích đối với những cán bộ, giảng viên và sinh viên ngành văn hóa, ngành kiến trúc. Bên cạnh đó, cuôn sách còn là món quà nhân dịp kỷ niệm 35 năm thành lập Trường Đại học Văn hóa thành phố Hồ Chí Minh - một địa chỉ đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực và nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực văn hóa - thông tin và khoa học xã hội nhân văn. Xin giới thiệu cuốn sách cùng bạn đọc. TM. Ban Biên tập Hiệu trưỏng Trưòng Đại học Văn hóa TP. HCM NGƯT. TS. Trần Văn Ánh 5
  6. M ỤC LỤC Trang 1. Võ X u â n Đàn Nét đặc thù của di sản kiến trúc Việt N am .............................................. 09 2. Trinh Thi Hòa • • Một số vấn đề về di sản kiến trúc ở Việt Nam qua cácvănbản pháp luật hiện hành............................................................................................... 18 3. Nguyễn Thịnh Đặc điểm di tích kiến trúc Việt Nam và vấn đề bảo tồn di tích kiến trú c ........................................................................................................ 31 4. Phan Thanh H ải Quy hoạch và cấu trúc kinh thành Huế thời Nguyễn.............................. 44 5. L ư u H ùng Yeu tố phi vật thể gắn những công trình kiến trúc Tây nguyên thể hiện ờ Bảo tàng Dân tộc học Việt N am ............................................................ 67 6. Phạm Lan H ương Di tích đình Vẽ (xã Đông Ngạc, huyện Từ Liêm, Hà N ộ i)................... 74 7. Nguyễn Thái Hòa Chùa Diên Thọ - Ngôi chùa làng tiêu biểu ở Quảng T r ị........................85 8. Vỗ Văn H oàng Tam quan chùa Bà Mụ - Đối mặt cùng thời g ia n ................................... 95 9. Vũ H oài A n Thành Điện Hải..........................................................................................102 10. Đinh Thị Thanh Thủy v ề di tích đường hầm Dinh Gia L ong.................................................... 112 11. H oàng A n h Tuấn Nhà cổ dân gian truyền thống trong bối cảnh đô thị hóa ở Thành phố Hồ Chí Minh ............................................................................................. 118 12. Trương Thị Hiếu Di tích chùa Hội Sơn - Thành phố Hồ Chí M inh...................................125 13. L âm Nhăn Kiến trúc nhà ở cổ truyền của người Chơ ro ở Đồng N ai.................... 137 14. Nguyễn Đình Thanh Địa đạo An Thới - Công trình kiến trúc quân sự đặc biệt.................... 149 6
  7. 15. Pltcim Văn Lơi • • Nhà ở của người Triêng - Xu hướng biến đồi và phát triển............... 157 16. B ùi Thị H ồng Loan - Nguyễn Tlìị Kim Hoàng Chùa Vĩnh Tràng ở Thành phố Mỹ T h o ...............................................172 17. Nguyễn Thị Ngọc Diệp Đình Tân Thạch - Di tích kiến trúc nghệ thuật ở Ben T re................. 178 18. Nguyễn X uân Hoanh Không gian văn hóa ngôi nhà Việt cổ truyền ở Vĩnh Long............... 183 29. Phạm Quốc Quân Từ những ngôi làng cổ ở Giang Tây (Trung Quốc) nhìn về một vài làng cổ Việt N am ...........................................................................’........ 190 20. Trần Đức A nh Sơn Lăng mộ của vương triều silla ờ Hàn Q uốc......................................... 198 21. Trân Huyền Người Đức trùng tu thánh đường Frauenkirche - một kinh nghiệm hay về trùng tu di sản kiến trúc..................................................................... 205 Phụ lục: Danh m ục nhà xua, nhà cồ ở Vĩnh Long Phụ lục ảnh 7
  8. NÉ T Đ Ậ C T H Ù CỦA DI SẢN KIÉN T R Ú C VIỆT NAM PGS. TS. Võ X uân Đàn* Kiến trúc là một ngành khoa học nghệ thuật, ư u việt của kiến trúc là sự phản ánh đậm và rõ nét bộ mặt xã hội cùa cộng đồng dân cư. Kiến trúc thể hiện lối sống, nền văn hóa và môi trường sống của một cộng đồng và được xem như nghệ thuật tổ chức không gian sinh hoạt con người. Kiến trúc Việt Nam có lịch sử phát triển và tồn tại lâu dài, phong phú trong tiến trình lịch sử Việt Nam. Có thể phân chia lịch sử kiến trúc Việt làm ba thòi kỳ lớn, mang tính bao quát rộng về thời gian và không gian với những nét đặc thù cùa mồi thời kỳ: 1. Kiến trúc Việt Nam thời dựng nước - Kiến trúc giai đoạn Nhà nước Âu Lạc - Kiến trúc thời đấu tranh của nhân dân chấm dứt chế độ đô hộ cúa phương Bắc từ thế kỷ I đến cuối thế kỷ thứ IX. 2. Kiến trúc Việt Nam thời kỳ đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Quốc gia phong kiến độc lập. Thời kỳ này có thể phân thành năm giai đoạn phát triển của kiến trúc Việt Nam, tương ứng với năm thời kỳ lịch sử huy hoàng của dân a) Kiến trúc thời Lý từ thế kỷ XI đến thế kỷ XII. b) Kiến trúc thòi Trần - Hồ từ thế kỷ XIII đến thế kỷ XV. c) Kiến trúc thời Hậu Lê từ thế kỳ XV đến thế kỷ XVII. d) Kiến trúc giai đoạn từ thế kỷ XVIII đến nừa đầu thế kỷ XIX. 3. Kiến trúc Việt Nam giai đoạn đấu tranh chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ giành độc lập dân tộc, thống nhất Tổ quốc và xây dựng đất nước. ♦ PGS. TS - Trường Đại học Ngoại ngừ - Tin học Tp. Hồ Chí Minh. 9
  9. Di sản kiến trúc Việt Nam đều mang dấu ấn lịch sử, để lại những nét đặc điểm riêng của mỗi thời kỳ phát triển, mỗi giai đoạn, mỗi triều đại đã tồn tại trong lịch sử dân tộc. Song cũng có những nét đặc thù của di sản kiên trúc Việt Nam vừa mang tính khái quát, tông hạp chung của kiến trúc Việt Nam lại vừa phản ánh được nét đặc thù của kiến trúc các vùng miền mang dấu ấn riêng của từng thời kỳ lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam. Chúng ta có thể điểm qua các nét đặc thù của di sản kiến trúc Việt Nam như sau: M ột là: Có nét đặc thù chung của kiến trúc Đông Nam Á. Các quốc gia Đông Nam Á trong đó có Việt Nam là cái nôi xuất hiện loài người, là một khu vực văn hóa cổ, là trung tâm nông nghiệp lúa nước lớn. Trước khi tiếp biến văn hóa Ấn Độ, Trung Quốc và Tây phương, Đông Nam Á đã có nền văn hóa riêng của mình với sức sống mãnh liệt, rực rỡ và với sức mạnh đặc biệt ấy nó có thể đồng hóa được tất cả những cái gì từ bên ngoài vào để thành sở hữu của chính mình, thành sắc thái của khu vực và của mỗi quốc gia. Trước khi xuất hiện văn hóa Án Độ, vùng Đông Nam Á đã có nhiều công trình kiến trúc tại mỗi quốc gia. Thời gian, khí hậu đã cướp đi gần hết, chỉ còn lại đến ngày nay một số ít công trình cự thạch rải rác trong vùng Đông Nam Á, thế hiện được ý niệm về kiến trúc như bố cục hướng tâm và tính hoành tráng mặc dù chưa thật nghệ thuật. Trải qua nhiều thế kỷ ở mồi quốc gia với truyền thống kiến trúc của quá khứ, với tài năng sáng tạo phi thường đã xuất hiện những trường phái, những mẫu hình kiến trúc hiện đại, vừa mang nét chung của khu vực Đông Nam Á, vừa mang sắc thái riêng của mỗi quốc gia, của dân tộc mình. H ai là: Dấu ẩn tôn giáo trong di sản kiến trúc Việt Nam. Các tôn giáo cổ như Phật giáo, Nho giáo, Đạo giáo từ Ẩn Độ, Trung Hoa được truyền vào nước ta từ đầu công nguyên có xu thế phát triển ngày càng mạnh mẽ, để lại dấu ấn sâu sắc trong cộng đồng dân tộc. Phật giáo, Nho giáo đã từng giữ vai trò là ý thức hệ của nhiều triều đại phong kiến Việt Nam. Trong di sản kiến trúc Việt Nam, các tôn giáo đã để lại nhiều dấu ấn của mình trong các công trình kiến trúc như chùa tháp, văn miếu, 10
  10. cung quán tại khắp các vùng miền, thành thị, nông thôn, nhiều nhất là các công trình mang dấu án Phật giáo đặc biệt ở các triều đại Đinh, Lê, Lý, Trần. Đáng chú ý nhất là loại hình kiến trúc chùa tháp của đạo Phật thời Lý - Trần còn lưu lại đến ngày nay. Ngoài ra, di tích, dấu vết còn lại của các cung điện, kinh thành, phủ đệ cho ta thấy vật liệu, kỹ thuật, kct cấu nền móng, khung nhà có nhiều đặc điểm gần gũi với kiến trúc tôn giáo đương thời như Kinh đô Hoa Lư, Kinh thành Thăng Long, Đông Kinh, Lam Kinh, Tây đô, Kinh thành Huế... Ba là: Tính cách dân tộc và tính cách địa phương vùng miền phong phú phù hợp với phong cách sinh hoạt, tập quán và khí hậu của con người trên đất nước Việt Nam. Các công trình kiến trúc quốc gia đều được xây dựng ở những vùng trung tâm thể hiện sự cố kết của cộng đồng dân tộc, thể hiện sự trường tồn, bền vừng của triều đại, dân tộc, đất nước. Toàn dân có sự đóng góp công sức, tiền của để xây dựng, tìmg địa phương vùng miền mang dậm bản sắc của địa phương, tạo thành những quần the văn hóa - môi trường tự nhiên có sắc thái riêng. “Ngoài việc biết tận dụng địa hình trong trường hợp đồng bằng cũng như trong trường hợp dốc núi hay sử dụng những yếu tố thiên nhiên như đá, nước, cây xanh, tố tiên chúng ta thời kỳ này còn thành thục trong việc biết làm cho môi trường kiến trúc phù hợp với khí hậu, biết chú ý đến hướng nhà và thiết kế hành lang để đón gió và chống mưa nắng, làm mái lớn che lấp một phần không gian nhà để tránh bức xạ nhiệt, thiết kế sân thượng để cải tạo khí hậu” 1. Lịch sử kiến trúc Việt Nam qua các thời đại đã để lại trên mặt đất hay dưới lòng đất một nền nghệ thuật kiến trúc độc đáo với nhiều công trình đồ sộ như lâu đài, cung điện, thành quách và chùa tháp với quy mô lớn trong đó có những công trình được công nhận là di sàn văn hóa thế giới như Kinh thành Huế, Kinh thành Thăng Long, thành An Tôn. Đã có học giả nhận xét về thành An Tôn “Công trình này là một trong những kiến trúc đẹp nhất của kiến trúc An Nam”2. Ị . f)ặn g Thái Hoàng (1977), Nhìn lại quá trình phát triên cùa kiến trúc Việt Nam làu đời vờ phong phú - nghiên cứu lịch sù, số 5 (176), Viện Sừ học, Hà Nội, 1977, tr.79. 2. l-ouis Bezacier “ La citadellc des Hồ” Indochinc iddustré - NO 78-79-12/1942. 11
  11. Bốn là: Loại hình kiến trúc, trang trí phong phú, đa dạng, có tính thống nhất và hài hòa. Di sản kiến trúc Việt Nam từ thể kỷ XI đến giữa thế kỷ XX thời kỳ nào cũng vậy, thời sau phong phú, đa dạng, hài hòa hơn thời kỳ trước nhưng đều mang tính thống nhất xuyên suốt. Những hình mẫu kiến trúc tiêu biểu thường quy về các dạng: - Di sản kiến trúc kinh thành: nếu tính từ trước thế kỷ XI có kinh thành Cổ Loa, Hoa Lư rồi đến Thăng Long là thủ đô của nhà nước phong kiến độc lập của nhiều triều đại. Các thành Thăng Long, Tây Đô, Huế, Sài Gòn - Gia Định là loại thành có kiến trúc kiên cố, vững chắc, nghệ thuật thơ mộng nhất của nước Việt Nam, trong đó Tây Đô (thành Nhà Hồ) là loại thành đá kiên cố vào bậc nhất trong lịch sử xây dựng thành quách ở Việt Nam. Mỗi dạng kiến trúc kinh thành tuy có nét riêng về sự hoành tráng, kiên cố, phong phú, trang trí... nhưng vẫn mang đậm bản sắc dân tộc, tính thống nhất trên nhiều khía cạnh của mỗi công trình kiến trúc thành quách Việt Nam. - Di sản kiến trúc tôn giáo: là loại hình kiến trúc đa dạng, phong phú, có mặt ở khắp nơi trên lãnh thổ Việt Nam, từ vùng núi xa xôi hẻo lánh đến vùng Trung du, đồng bằng, miền biển và hải đảo, từ đầu nước đến cuối nước. Tiêu biểu là các loại hình kiến trúc: chùa, tháp, đình, thánh thất, lăng tẩm, mộ táng. Mồi tôn giáo đều có nơi thờ phụng riêng, tồn tại trong suốt chiều dài của lịch sử dân tộc, phản ảnh tính đa thần giáo của Việt Nam, tiêu biểu là Phật, Nho, Đạo giáo, Thiên chúa giáo, đạo Tin lành, Hồi giáo và các tôn giáo bản địa như Cao Đài, Hòa Hảo... Nổi bật nhất trong di sản kiến trúc tôn giáo ờ Việt Nam là kiến trúc các chùa, tháp của Phật giáo. Ngày nay trên các vùng miền đất nước ta còn lưu lại những kiến trúc Phật giáo từ nhiều thế kỷ trước đây như chùa Quỳnh Lâm (Quảng Ninh), chùa Một Cột (Hà Nội), tháp Báo Thiên (Hà Nội) , tháp Sùng Thiện Diên Linh (chùa Đọi - Hà Nam), tháp Chương Sơn (Hà Nam), tháp Bình Sơn (Vĩnh Phúc), tháp Phổ Minh (Nam Định), chùa Thiên Mụ (Huế). - Di sản kiến trúc lăng mộ: có bước phát triển từ đơn giản đến sự phân biệt đẳng cấp trong xã hội, đến những lăng tẩm đồ sộ, nguy nga, 12
  12. hoành tráng dành cho các bậc vua chúa mà đỉnh cao của di sản kiến trúc này là các lăng tẩm của vua chúa nhà Nguyễn tại Thành phố Huế như các lăng tẩm vua Gia Long, Minh Mạng, Tự Đức, Đồng Khánh... đèn nay vẫn còn như nguyên vẹn. “Khu vực được chọn làm lăng thường có địa hình rộng rãi, thoáng đãng. Mỗi lăng mộ là một tổ hợp các kiến trúc gồm mộ phần (nơi đặt thi thể) và các miếu điện để phục vụ việc thờ cúng tế lễ” 1. - Di sản kiến trúc cung điện, phủ đệ và nhà ở trong lịch sừ, phát triển của dân tộc Việt Nam mang dấu ấn cùa kiến trúc truyền thống dân tộc như hài hòa với thiên nhiên, môi trường, gần gũi với những yếu tố Phật giáo, với tín ngưỡng dân gian như yếu tổ phong thủy, hướng xây dựng và yếu tố địa lý, khí hậu... Quy mô, hình dáng, kiểu cách có sự khác nhau do tính chất phân tầng của xã hội từ đó mà nhu cầu sử dụng vật liệu, kỹ thuật, kết cấu nền móng, kiểu dáng có nhiều điểm khác nhau, tạo được nét phong phú, đa dạng về mặt xã hội và nghệ thuật trong xây dựng cung điện, phủ đệ và nhà ở trong mỗi thời đại lịch sử, mỗi triều đại trong chế độ phong kiến và chế độ dân chủ xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay. N ăm là: Qua di sản kiến trúc Việt Nam ta thấy có sự tiếp cận, tiếp biến với văn hóa kiến trúc Trung Hoa, Nam Á và phương Tây tạo nên tính đa dạng, rộng mở của kiến trúc Việt Nam vừa mang tính dân tộc sâu sắc vừa mang tính thời đại trong mỗi thời kỳ lịch sừ mà dân tộc ta đã trải qua. Di sản kiến trúc Việt Nam thể hiện sự tiếp biến có chọn lọc nền văn hóa kiến trúc nhân loại với những nét mới phù họp với phong cách dân tộc để tiếp nhận và phát triển trong quá trình di lên, mang tính sáng tạo, rộng mở. Nét văn hóa kiến trúc Trung Hoa, Nam Á, phương Tây còn nguyên giá trị trong kiến trúc Thăng Long - Hà Nội, trong Kinh thành Huế, Đà Nằng, Hội An, Sài Gòn - Thành phố Hồ Chí Minh. 1 . Hà Văn Tấn (2002), Khảo cổ học Việt Nam tập ỊII, khào cổ học lịch sử Việt Nam, Nxb. Khoa học Xà h ội, Hà Nội, tr. 144. 13
  13. Di sản kiến trúc Việt Nam cho chúng ta thấy đang tiếp cận, đi tới một nền kiến trúc hoàn mỹ trong nền kiến trúc của nhân loại nói chung và trong khu vực Đông Nam Á nói riêng. Sáu là: có sự kết họp các yếu tố chính trị, quân sự. xã hội trong các trung tâm - công trình kiến trúc tiêu biểu trong quá trình xây dựng nền kiến trúc Việt Nam. - Công trình kiến trúc Thăng Long - Hà Nội được xây dựng vào đầu năm 1010 dưới triều nhà Lý, vùng đất được chọn đáp ứng được mọi yêu cầu phát triển của một kinh đô của một nước đang phát triển của thời kỳ độc lập tự chủ. v ề vị thế của Thăng Long, trong chiếu dời đô từ Hoa Lư ra Thăng Long Lý Công uẩn viết: “ ...Ở chính giữa bờ cối đất nước, được cái thế rồng cuộn, hổ ngồi, vị trí thích trung với bốn phương Đông, Tây, Nam, Bắc, tiện cho chiều hướng thuận nghịch của núi sông. Ở đó, địa thế vừa rộng vừa phang, vùng đất vừa cao vừa sáng, dân cư không lo nạn lụt lội, đắm đuối, muôn vật cũng rất phong phú, tốt tươi. Ngắm khắp nước Việt ta, dụng đó là thắng địa, thậl là nơi then chốt của bốn phương hội lại và cũng là nơi đô thành bậc nhất của đế vương muôn đời” 1. - Trải qua hàng ngàn năm mặc dù có những bước thăng trầm của lịch sử, Thăng Long vẫn là quần thể kiến trúc tiêu biểu, rộng mờ, được nhiều đời kế tiếp nhau xây dựng, chỉnh trang, quy hoạch ngày càng hoành tráng thể hiện được khả năng phòng thủ trước sự tấn công của quân xâm lược, bảo vệ vương triều, tạo được điều kiện cho sự phát triển toàn diện trong suốt một ngàn năm tồn tại đúng như Lý Công uẩn đã viết trong chiếu dời đô “là thắng địa, nơi then chốt của bổn phương hội lại và cũng là nơi đô thành bậc nhất của đế vương muôn đời”. - Kinh thành Huế: Khi được giao vào trấn thủ vùng Thuận Hóa, vùng đất “phía Bắc có núi ngang và sông Gianh hiểm trở, phía Nam có núi Hải Vân và núi đá bia vững bền. Núi sẵn vàng, biển có cá, muối, thật là đất dụng võ của người anh hùng. Neu biết dạy dân, luyện binh 1. Nguyễn Phan Ọ uang - Võ Xuân Đàn (2000), Lịch sử Việt Nam từ nguồn gốc đến năm 1884, Nxb. Thánh phố Hồ Chí Minh, tr.4 3 1. 14
  14. đc chông chọi với họ Trịnh thì đủ xây dựng cơ nghiệp muôn đời” 1. Năm 1538, khi vào đến Thuận Quảng rồi sau đó đến các đời chúa Nguyễn Phúc Trân, Nguyễn Phúc Chu và sau cùng là chúa Nguyễn Phúc Khoát mới định được kinh đô nhà chúa ở Đàng trong là Phú Xuân và đây cũng là cơ sờ để Nguyễn Ánh tiếp tục xây dựng Kinh thành Huế và trở thành thủ đô của vương triều Nguyễn tồn tại từ năm 1802 và đến năm 1945 trở thành c ố đô Huế - Thành phố Huế thuộc tỉnh Thừa Thiên - Huế hiện nay. Kinh thành Huế có lối kiến trúc vừa mang tính dân tộc rõ rệt, vừa có ảnh hưởng của kiến trúc ngoại nhập qua các bước phát triển khác nhau trong thời gian từ năm 1802 đến năm 1945. Phòng thành xây dựng theo kiểu Vauban do ảnh hưởng của kỹ thuật phòng thủ phương Tây. Yeu tố quân sự của Kinh thành Huế thể hiện khá rõ rệt đặc biệt là hệ thống pháo phòng thủ cứ cách 50m có một khẩu pháo và pháo ở các pháo đài quanh thành để bảo vệ kinh thành. Tại Đại nội Huế có khoảng 150 kiến trúc lớn nhỏ làm nổi bật nét kiến trúc nghệ thuật Huế. Trải qua hơn hai thế kỷ, một số kiến trúc tiêu biểu vẫn còn tồn tại như Ngọ Môn, điện Thái Hòa, Hiển Lâm các, Thái Bình thư lầu như những chứng nhân của một thời huy hoàng của Kinh thành Huế, là những kỷ niệm bằng vật thể cho muôn đời con cháu chiêm ngưỡng và kính phục. - Thành Gia Định - Sài Gòn - Thành phố Hồ Chí Minh: thành Gia Định được xây dựng từ năm 1689, ban đầu là phủ Gia Định - phiên trấn Dinh, là vị trí phòng thủ chiến lược, bảo vệ an ninh từ Phan Thiết đến Rạch Giá. Năm 1790, Nguyễn Ánh xây dựng thành Gia Định với quy mô lớn, nhưng sau đó cuộc khởi nghĩa của Lê Văn Khôi và cuộc xâm lược của thực dân Pháp đã tàn phá thành Gia Định. - Pháp chiếm Sài Gòn đã biến một đô thị cổ thành một thành phố phục vụ cho hoạt động kinh tế, thương nghiệp, là tổng hành dinh để phục vụ cho mục đích lấn chiếm cả Đông Dương. Hình thái kiến trúc theo mô hình đô thị của Pháp như mẫu mực về đường phố, có sự cân bàng giữa bề rộng lòng đường và chiều cao các khối nhà, hệ thống cây xanh, kỹ thuật xây cất hiện đại sừ dụng đến xi măng, bê tông, tường 1. Hà Văn Tấn (2002), K hảo cổ học Việt Nam tập ///, Khảo cổ học lịch sừ Việt N am , Nxb. Khoa học Xã hợi, 1ỉà Nội, tr.265. 15
  15. chịu lực, kính, sắt thép, cửa cuốn... Trong xây cất có chú trọng tìm sự hài hòa với cảnh quan chung, với những nét thanh tú nhất định của kiến trúc trong bối cảnh thiên nhiên. Thời gian Mỹ xâm lược miền Nam Việt Nam trong đó có Sài Gòn, Mỹ đã đổ nhiều tiền bạc xây dựng Sài Gòn dưới danh nghĩa là thủ đô của Việt Nam Cộng hòa nên được tăng cường thêm nhiều yếu tố tạo thành nền kiến trúc của Sài Gòn có tầm cỡ quốc tế hiện đại, được xếp vào hàng các thành phố phát triển nhanh, có trang bị hiện đại trong thời kỳ trước 19751. Từ năm 1975 đến nay, Sài Gòn được mang tên Chủ tịch Hồ Chí Minh và sau 35 năm thành phố tiếp thu, kế thừa những thành quả kiến trúc của gần 300 năm trước, tiếp bước có chọn lọc những giá trị quý báu của di sản kiến trúc thời trước để hoàn chỉnh trước mắt và trong tương lai một thành phố có nền kiến trúc văn minh, hiện đại. Thành phố Hồ Chí Minh đã tiếp cận được những giá trị của những tiêu chí kiến trúc mà nhân loại đã đưa ra như: giá trị sừ dụng, vững chắc, đẹp, bền vừng mang tính nhân văn và môi trường nhưng vẫn giữ vững bản sắc văn hóa kiến trúc của dân tộc. Thăng Long - Huế - Sài Gòn là nơi hội tụ đủ những nét đặc thù của di sản kiến trúc Việt Nam: Thăng Long ngàn năm văn hiến, Huế thành phố bài thơ, Sài Gòn viên ngọc Viễn Đông thành đồng tổ quốc, một chuỗi dài phát triển nền kiến trúc Việt Nam mang đậm đà bản sắc dân tộc nhưng không bao giờ từ bỏ những giá trị văn hóa kiến trúc của nhân loại, luôn tiếp biến để bổ sung và làm phong phú thêm kho tàng di sản văn hóa kiến trúc của cộng đồng dân tộc Việt Nam với nhiều sắc tộc tạo nên những nét đặc thù của di sản kiến trúc Việt Nam. 1. Trằn Văn Giàu - Trần Bạch Đằng (chù biên) (1998), Địa chí văn hỏa thành phố HÒ C hí Minh, tập III, Nxb. Thành phố Hồ Chí Minh, tr.469-516. 16
  16. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Đặng Thái Hoàng (1977), Nhìn lại quả trình phủi triển của kiến trúc Việt Nam lâu đời và phong phủ - nghiên cứu lịch sử, số 5 (1 76), Viện Sử học, Hà Nội. 2. Hà Văn Tấn (2002), Kháo cổ học Việt Nam tập III, khảo cổ học lịch sử Việt Nam, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội. 3. Louis Bezacier “La citadelle des Hồ” Indochine iddustré - N° 78-79-12/1942. 4. Nguyễn Phan Quang - Võ Xuân Đàn (2000), Lịch sử Việt Nam từ nguồn gốc đến năm 1884, Nxb. Thành phố Hồ Chí Minh. 5. Trần Văn Giàu - Trần Bạch Đằng (chủ biên - 1998), Địa chí văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh, tập III, Nxb. TP. Hồ Chí Minh. 17
  17. M Ộ T SỐ V Ấ N Đ È VÈ DI SẢN KIÉN T R Ú C Ở VIỆT NAM Q U A C Á C V Ă N BẢN PH Á P L UẬT H IỆN H ÀNH TS. Trịnh Thị Hòa Trước hết, có thể khẳng định rằng, từ sau khi Cách mạnh thúng Tám thành công, nhà nước Việt Nam đã quan tâm ngay đến việc hảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa (DSVH), luôn coi các DSVH là những tài sản quý giá của cộng đồng các dân tộc Việt Nam, đồng thời là một bộ phận của di sản văn hóa nhân loại. Một trong những băng chúng để chứng minh cho nhận định trên là việc nhà nước Việt Nam đã ban hành nhiều văn bản pháp luật liên quan đến hoạt động trên mà trong số các văn bản hiện hành có liên quan đến các di tích kiến trúc, theo tôi, có một số văn bản quan trọng sau đây: - Luật di sản văn hóa, công bố theo Lệnh sổ 09/2001/ L-CTN ngày 12-7-2001 của Chủ tịch nước. - Nghị định sổ 92/2002/NĐ-CP ngày 11/11/2002 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật di sản văn hóa. - Quyết định số 1706/2001/QĐ-BVHTT ngày 24-7-2001 của Bộ trưởng Bộ văn hóa thông tin Phê duyệt Quy hoạch tổng thể bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sừ-văn hóa và danh lam thắng cành đến năm 2020. - Quy chế bảo quản, tu bổ và phục hồi di tích lịch sử-văn hoá và danh lam thắng cảnh1. - Luật sừa đổi, bổ sung một sổ điều của Luật di sản văn hỏa, còng bố theo Lệnh sổ 08/2009/L-CTN ngày 29/6/2009 của Chủ tịch nước. Có thể nói, tất cả những văn bản kể trên thông qua nội dung và những quy định trong đó đều nhằm tạo cơ sở pháp lý và khoa học cho các hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị của DSVH Việt Nam. Tuy nhiên, DSVH Việt Nam là một khái niệm rộng, gồm nhiều loại hình ♦ Nguyên Giám đốc Bào tàng Lịch sử Việt Nam - TP. Hố Chí Minh. 1. Theo Quyết định số 05/2003/Q Đ -BVHTT ngày 06/2/2003 cùa Bộ trường Bộ Văn hóa - Thông tin. 18
  18. kliác nhau, vì vậy, trong khuôn khổ của bài viết này, tôi chỉ đề cập đến một số vấn đề liên quan đến loại hình di sàn kiến trúc ở Việt Nam thể hiện qua các văn bản pháp luật hiện hành, cụ thể gồm các vấn đề sau: 1. Vấn đề khái niệm, tiêu chí và phân loại '['heo quan niệm của Việt Nam, các di sàn văn hóa gồm có hai lĩnh vực: Di sản văn hóa vật thể và Di sản văn hóa phi vật thể (tất nhiên, sự phân chia như vậy chỉ mang tính tương đối). Khái niệm di sàn kiến trúc mà tôi đề cập trong bài này có thể hiểu là các di tích kiến trúc - nghệ thuật (cụm từ này thường được sử dụng trong các văn bản pháp luật cũng như chuyên môn), bời các di tích kiến trúc - nghệ thuật trước hết chính là các di sản có giá trị về mặt kiến trúc (ở Việt Nam, thêm hai chữ nghệ thuật để chỉ những di tích là công trình kiến trúc có các yếu tố nghệ thuật như: các tác phẩm điêu khắc, chạm trổ, các đồ vật được sơn son thếp vàng hay khảm xà c ừ ... là những yếu tố cấu thành nên di tích hoặc chúng được tồn tại cùng di tích để sử dụng cho các nhu cầu về tín ngưỡng, tôn giáo...). Và, ở góc độ nào đó, cũng có thể hiểu theo cách “Kiến trúc là nghệ thuật thiết kế và xây dựng các cóng trình, tổ chức các môi trường không gian, phục vụ cho cuộc sổng vờ hoạt động cùa con người” . Hiện nay, văn bản có giá trị pháp lý cao nhất ở Việt Nam liên quan trực tiếp đến các di sản kiến trúc với việc sử dụng cụm từ “Di tích kiến trúc - nghệ thuật”, đó là “Luật di sản văn hóa” (Luật DSVH) được công bố theo Lệnh số 09/2001/L-CTN của Chủ tịch nước vào ngày 12/7/2001. Cụ thể là, theo điều 28 của bộ luật trên, di tích kiến trúc - nghệ th uật là “quần thế các cóng trình kiến trúc hoặc công trình kiến trúc đơn lẻ có giả trị tiêu biểu về kiến trúc, nghệ thuật của một hoặc nhiều giai đoạn lịch sử"2. Như vậy, có thể hiểu, các di sản kiến trúc cần được bảo tồn có thể là một quần thể, cũng có thể chỉ là một công trình riêng lẻ và tiêu chí của loại di sản này là phải có giá trị tiêu biểu về mặt kiến trúc, nghệ thuật, tuy nhiên, di sản đó có thể chi liên 1. T ừ điền bách khoa Việt Nam-Tập 2. 2. O iều 28 - khoản 1 - mục đ, Luật Di sản văn hóa. 19
  19. quan đến một giai đoạn và cũng có thể nhiều giai đoạn lịch sử của dân tộc Việt Nam. Sau Luật DSVH, ngày 11/11/2002, Nhà nước ta đã ban hành Nghị định số 92/2002/NĐ-CP của Chính phú quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật di sản văn hóa, trong đó, khái niệm di tích kiến trúc-nghệ thuật đã có sự sửa đổi, bổ sung, thể hiện qua việc xác định “các di tích kiến trúc nghệ thuật không chỉ là những công trình kiến trúc, nghệ thuật, mà còn bao gồm cả tổng thể kiến trúc đô thị và đô thị có giá trị trong các giai đoạn phát triển kiến trúc, nghệ thuật” 1. Hiện nay, theo quy định trong “Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật di sản văn hóa” (ban hành ngày 29/6/2009) lại có sự sửa đổi và bổ sung thêm với việc xác định các di tích kiến trúc nghệ thuật là “Công trình kiến trúc, nghệ thuật, quần thể kiến trúc, tổng thể kiến trúc đô thị và địa điếm cư trú có giá trị tiêu biêu của một hoặc nhiều giai đoạn phái triển kiến trúc, nghệ thuật Việt Nam"2. Qua đó, có thể thấy, khái niệm di tích kiến trúc - nghệ thuật từ sau khi ban hành Nghị định số 92/2002/NĐ-CP và “Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật di sản văn hóa” đã được mở rộng và hoàn chỉnh hơn cho phù hợp với thực tiễn, bởi “Nếu như trước đây, đối tượng di tích kiến trúc chi là các công trình kiến trúc, các tòa nhà riêng biệt thì giờ đây đối tượng đã bao gồm cả các quần thể kiến trúc, môi trường thiên nhiên và kiến trúc bao quanh di tích đó”3, đồng thời, “Trong khái niệm mới về di tích kiến trúc có cả một cơ cấu kiến trúc đô thị, trong đó không phải từng ngôi nhà riêng biệt mà là cả một đường phố với sự biến đổi năng động cùa nó, cả một quảng trường hoặc toàn bộ cơ cấu của một vùng dân cư đã trờ thành đối tượng cần được nghiên cứu và bảo vệ”4 v ề tiêu chí của một di sản kiến trúc, trong các văn bản pháp luật trên đều đề cập đến cụm từ “có giá trị tiêu biểu”, điều đó chứng tỏ, 1. Điều 14, Nghị định số 92/2002/NĐ-CP cùa Chính phù quy định chi tict thi hành một số điều của Luât di sản văn hỏa. 2. Điều 1 - mục 10, Luật sửa đồi, bồ sung một số điều cùa Luật di sản văn hóa. 3. Nguyễn Khởi (2002), Báo tồn và trùng tu các di tích kiến trúc, Nxb. Xây dựng, Hà Nội, tr. 105. 4. Nguyễn Khởi (2002), Sđd, tr. 105. 20
  20. không phải di sản kiến trúc nào cũng cần giữ lại, hay nói cách khác, việc giữ lại các di sản văn hóa nói chung, di sản kiến trúc nói riêng phụ thuộc vào giá trị của nó. v ề việc phân loại, trong chương III (điều 13) của “Nghị định số 92/2002/NĐ-CP ngày 11/11/2002 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật di sản văn hóa” với tiêu đề: “Bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa vật thể”, các di sản văn hóa vật thể dưới dạng di tích được chia ra 4 loại hình, gồm: Di tích lịch sử, di tích kiến trúc - nghệ thuật, di tích khảo cố, danh lam thắng cảnh. Như vậy, di tích kiến trúc - nghệ thuật là một loại hình của di sản văn hóa vật thể, đồng thời là một trong các thành tố cấu tạo nên khái niệm “Di sản văn hóa Việt Nam ”. Riêng di tích kiến trúc - nghệ thuật lại được chia ra các loại: Di tích tín ngưỡng tôn giáo; Di tích thành quách, lăng mộ; Di tích đô thị cổ, khu phố cổ, dinh thự, nhà ở dân dụng, vườn cảnh.. . 1 2. Vấn đề xếp hạng và xác định phạm vi các khu vực bảo vệ di tích Xét từ góc độ quản lý, trong cả 3 văn bản đề cập ở phần trên đều quy định các di sản văn hóa vật thể dưới dạng di tích (trong đó có các di tích kiến trúc - nghệ thuật) được chia ra 3 cấp độ, hay nói cách khác, được xếp hạng theo 3 cấp, gồm: Di tích cấp tỉnh, Di tích cấp quốc gia, Di tích cấp quốc gia đặc biệt. Cụ thể đối với loại hình di tích kiến trúc nghệ thuật, theo quy định mới trong “Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật di sản văn hóa” thì những công trình kiến trúc, nghệ thuật, quần thể kiến trúc, tổng thể kiến trúc đô thị và địa điểm cư trú có giá trị tiêu biểu trong phạm vi địa phương sẽ được xếp hạng di tích cấp tỉnh theo quyết định xếp hạng của Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp tỉnh2/ nếu di tích đó có giá trị tiêu biểu trong các giai đoạn phát triển kiến trúc nghệ thuật Việt Nam sẽ được xếp hạng di tích quốc gia theo quyết định xếp hạng của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch3; Còn ]. Phần 2 - mục 2.2, Q uyết định số 1706/2001/ỌĐ-BVHTT ngày 24/7/2001cùa Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thômg tin phê duyệt Q uy hoạch tồng thề bào tồn và phát huy giá trị đi tích lịch sữ - văn hóa và danh lam th ả n g cánh đến năm 2020. 2. Đnều 1 - mục 10 -1 .b, Luật sữa đổi, bổ sung một số điều cùa Luật di sàn văn hỏa. 3. Điiều 1- mục 10 -2.b, Luật sửa đồi, bồ sung một số điều của Luật di sàn vãn hóa. 21
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
6=>0