intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bảo tồn và phát triển vượn Cao Vít ở

Chia sẻ: Nguyen Phuonganh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:10

114
lượt xem
16
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Theo khảo sát của các nhà sinh học của Tổ chức bảo tồn động thực vật hoang dã Vượn quốc tế (FFI), mấy đen Cao năm gần đây vượn Vít. Cao Vít (thuộc loài vượn đen Đông Bắc - loài linh trưởng quý hiếm nhất trên thế giới đang có nguy cơ tuyệt chủng) đã xuất hiện trong khu rừng trên dãy núi đá vôi thuộc địa phận hai xã biên giới Ngọc Khê và Phong Nậm (huyện Trùng Khánh, Cao Bằng).

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bảo tồn và phát triển vượn Cao Vít ở

  1. Bảo tồn và phát triển vượn Cao Vít ở Cao Bằng Theo khảo sát của các nhà sinh học của Tổ chức bảo tồn động thực vật hoang dã Vượn quốc tế (FFI), mấy đen Cao năm gần đây vượn Vít. Cao Vít (thuộc loài
  2. vượn đen Đông Bắc - loài linh trưởng quý hiếm nhất trên thế giới đang có nguy cơ tuyệt chủng) đã xuất hiện trong khu rừng trên dãy núi đá vôi thuộc địa phận hai xã biên giới Ngọc Khê và Phong Nậm (huyện Trùng Khánh, Cao Bằng). Trở lại rừng xanh Các bậc cao tuổi ở xã Phong Nậm kể rằng, hơn 30 năm trước, trong vùng này xuất hiện loài vượn không đuôi, tay dài, vượn trưởng thành nặng khoảng 7-8 kg. Con đực toàn thân mầu đen
  3. và có chỏm mào trên đỉnh đầu, con cái trưởng thành lông vàng, có mảng lông đen và không có chỏm, con non lông mầu vàng. Chúng sống thành từng nhóm nhỏ trên cây, di chuyển bằng hai tay rất nhanh, thức ăn chủ yếu là quả chín, lá cây. Mỗi sớm bình minh, chúng cất tiếng hót "cao vít", "cao huýt"... kéo dài nên dân địa phương thường gọi là vượn Cao Vít hay Cao Huýt. Do nạn chặt phá, khai thác rừng bừa bãi nên một thời gian dài không thấy chúng xuất hiện. Theo các nhà nghiên cứu của
  4. FFI, vượn Cao Vít có tên khoa học là Nomascus nasutus nasutus, thuộc loài vượn đen Đông Bắc (tên khoa học là Nomascus nasutus), chỉ có ở vùng Đông Bắc Việt Nam, đảo Hải Nam và vùng Đông Nam Trung Quốc. Vượn đen Đông Bắc Trung Quốc hiện chỉ tồn tại trên đảo Hải Nam, gọi là vượn Hải Nam (tên khoa học là Nomascus nasutus hainannus), hình dáng bên ngoài giống vượn Cao Vít và chỉ còn 14 cá thể, sống trong Khu bảo tồn thiên nhiên Bát Vong Linh.
  5. Năm 2002, tại Đại hội Hội khỉ hầu quốc tế Bắc Kinh (Trung Quốc), các nhà nghiên cứu coi vượn đen Đông Bắc là "loài linh trưởng hiếm nhất và có nguy cơ tuyệt chủng cao trên thế giới". Ở Việt Nam, từ những năm 50 thế kỷ trước, loài vượn này đã không được nhìn thấy và bị coi là tuyệt chủng. Khi phát hiện đàn vượn ở Trùng Khánh, qua phân tích ADN và tiếng hót đã khẳng định đây đúng là loài vượn Cao Vít đã hơn 50 năm vắng bóng tưởng chừng đã bị tuyệt chủng.
  6. Theo khảo sát mới nhất của FFI vào tháng 9-2004, đàn vượn ở đây có 37 cá thể, trong đó có 5 con non. Việc tái phát hiện loài vượn này là sự kiện đặc biệt quan trọng với cả các nhà khoa học và nhân dân địa phương. Bảo tồn và phát triển Cao Vít Nhằm bảo tồn vượn Cao Vít và sinh cảnh của chúng, FFI Việt Nam đã xây dựng Dự án bảo tồn loài vượn Cao Vít và kêu gọi nguồn tài trợ từ các cá nhân và tổ chức xã hội trên thế giới. Tháng
  7. 3-2004 Dự án chính thức đi vào hoạt động, bước đầu nhận được nguồn tài trợ 70.000 USD. Dự án đã triển khai các lớp tập huấn, tuyên truyền nâng cao nhận thức bảo tồn loài vượn cho bà con địa phương, thành lập đội tuần tra thường xuyên kiểm tra ngăn chặn các hoạt động khai thác gỗ củi, thu hái lâm sản, săn bắn thú rừng tại khu rừng của hai xã Ngọc Khê - Phong Nậm và tuyên truyền nâng cao nhận thức của bà con; hỗ trợ 22 hộ (mỗi hộ 2,5 triệu đồng) xây dựng 22 bể khí biôga.
  8. Cuối tháng 9 vừa qua, Chương trình linh trưởng FFI Việt Nam phối hợp một số ban, ngành chức năng của huyện Trùng Khánh tổ chức tuyên truyền cho nhân dân, học sinh hai xã Ngọc Khê và Phong Nậm - nơi có vượn Cao Vít sinh sống sự cần thiết và cách bảo vệ vượn Cao Vít. Ông Nông Văn Vĩnh, Phó chủ tịch UBND xã Ngọc Khê khẳng định: Từ khi giao đất giao rừng cho dân, triển khai Dự án bảo tồn vượn Cao Vít, nhiều thú rừng đã xuất hiện trở lại, nhất là loài khỉ,
  9. xã đã có quyết định thu hồi các loại súng trong nhân dân để ngăn chặn nạn săn bắn thú rừng, bảo vệ loài vượn quý hiếm này. Khó khăn trong bảo vệ Cao Vít hiện nay là loài vượn này sinh sống trong khu rừng diện tích quá nhỏ hẹp, chỉ khoảng 3.000 ha, thảm thực vật trên các sườn núi bị tác động mạnh bởi các hoạt động khai thác gỗ, củi, đốt than, thu hái lâm sản của người dân. Do vậy, cần rất nhiều nỗ lực để tạo điều kiện cho loài linh trưởng quý hiếm nhất trên thế giới này tồn tại; để vùng rừng núi
  10. biên cương nơi Tổ quốc mãi ngân vang những tiếng hót "cao vít" lảnh lót lúc bình minh.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2