Bảo vệ lao động trẻ em bằng các điều khoản trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế
lượt xem 3
download
Bài viết "Bảo vệ lao động trẻ em bằng các điều khoản trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế" sẽ phân tích và đề xuất phương pháp sử dụng các điều khoản trong hợp đồng nhằm hạn chế việc sử dụng lao động trẻ em. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bảo vệ lao động trẻ em bằng các điều khoản trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế
- BẢO VỆ LAO ĐỘNG TR EM BẰNG CÁC ĐIỀU HOẢN TRONG HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA QUỐC TẾ ThS. Nguyễn Chí Thắng Khoa Luật, trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh (HUTECH) TÓM TẮT Mọi trẻ em đều có quyền được sống, làm việc và học tập, phát triển trong môi trường an toàn, lành mạnh. Mặc dù cộng đồng quốc tế trong những thập kỷ qua đã lên án việc sử dụng và bóc lột lao động trẻ em trong các nhà máy, tình trạng này hiện vẫn đang tiếp diễn ở nhiều quốc gia đang và kém phát triển. Một trong những nguyên nhân xảy ra tình trạng này chính là do sự phát triển không ngừng của hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế. Bài viết sẽ phân tích và đề xuất phương pháp sử dụng các điều khoản trong hợp đồng nhằm hạn chế việc sử dụng lao động trẻ em. Từ khóa: Bảo vệ lao động trẻ em, đạo đức kinh doanh, hợp đồng mua bán, lao động trẻ em, quy tắc ứng xử. 1. TỔNG QUAN VỀ T NH H NH LAO ĐỘNG TR EM Ở VIỆT NAM VÀ TRÊN THẾ GIỚI Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam nghiêm cấm việc sử dụng nhân công dưới độ tuổi lao động tối thiểu.[1] Tại khoản 1, Điều 3, Bộ luật Lao động năm 2012 quy định người lao động là người từ đủ 15 tuổi trở lên. Người sử dụng lao động chỉ được sử dụng người từ đủ 13 tuổi đến dưới 15 tuổi làm các công việc nhẹ theo danh mục do Bộ lao động thương binh – xã hội quy định.[2] Ở cấp độ quốc tế, thuật ngữ “lao động trẻ em” được hiểu là vấn đề sử dụng trẻ em trong bất kỳ công việc gì mà tước đi thời thơ ấu của trẻ, cản trở việc đi học thường xuyên và gây tác hại về tinh thần, thể chất, xã hội hay đạo đức đối với trẻ.[3] Không phải tất cả các hình thức trẻ em làm việc được xem là lao động trẻ em; các công việc của những nghệ sĩ thiếu nhi, công việc nhà, đào tạo có giám sát được xem là ngoại lệ.[4] Nhiều tổ chức quốc tế coi lao động trẻ em là bóc lột. Pháp luật tại nhiều nước trên thế giới cấm lao động trẻ em.[5] Lao động trẻ em đã tồn tại trong lịch sử loài người ở nhiều mức độ khác nhau. Trong thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20, rất nhiều trẻ em độ tuổi 5-14 từ các gia đình nghèo đã phải làm việc ở châu Âu, Hoa Kỳ và các thuộc địa. Những trẻ em làm việc trong ngành nông nghiệp, lắp ráp tại nhà máy, khai thác mỏ và trong các ngành dịch vụ như bán báo, vé số ngày càng nhiều. Một số trẻ phải làm đêm, kéo dài đến 12 tiếng/ngày. Đầu thế kỷ 21, ở các nước đang và kém phát triển nơi mà tỉ lệ đói nghèo cao và cơ hội đến trường hầu như không có, lao động trẻ em vẫn còn phổ biến. Trong năm 2010, những quốc gia châu Phi gần sa mạc Sahara có tỷ lệ lao động trẻ em cao nhất, trong đó một số quốc gia có đến hơn 50% trẻ em độ tuổi 5-14 phải lao động.[6] Theo thời gian, khi nhận thức con người nâng cao, thu nhập của hộ gia đình ngày cải thiện, kèm với việc các chính phủ thông qua các đạo luật bảo vệ trẻ em, tỷ lệ lao động trẻ em đã giảm đáng kể.[7]Theo Ngân hàng thế giới (WB), tỷ lệ lao động trẻ em trên thế giới giảm từ 25% xuống còn 10% từ giữa năm 1960 đến năm 2003. Tuy nhiên, tổng số trẻ em lao động vẫn còn cao, Quỹ Nhi Đồng Liên Hiệp Quốc (UNICEF) và Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) thừa nhận có khoảng 168 triệu trẻ em tuổi từ 5-17 trên toàn thế giới đã 141
- tham gia vào lao động trẻ em vào năm 2013.[8] Lao động trẻ em vẫn tập trung chủ yếu trong ngành nông nghiệp (chiếm 70,9%). Gần 1/5 lao động trẻ em làm việc trong ngành dịch vụ (chiếm 17,1%), trong khi 11,9% lao động trẻ em làm việc trong ngành công nghiệp. Tại Việt Nam, kết quả Điều tra quốc gia về lao động trẻ em cho thấy, hiện có 1,75 triệu lao động trẻ em. Tỷ lệ lao động trẻ em tại Việt Nam thấp hơn tỷ lệ trung bình của toàn thế giới và rất gần với tỷ lệ của khu vực. Lao động trẻ em tồn tại đặc biệt trong khu vực kinh tế phi chính thức, với khoảng 1,7 triệu trẻ em, trong số đó có đến 34% các em làm việc kéo dài trên 42 giờ/tuần. [9]Thực tế cho thấy, với mức giá nhân công hết sức rẻ mạt, phải lao động trong một môi trường và điều kiện không đảm bảo, lao động là trẻ em vẫn đang từng ngày buộc phải đối mặt với nguy cơ bị bóc lột sức lao động thậm tệ. Thời gian làm việc của các em bị chủ doanh nghiệp ép buộc từ 11- 12 tiếng, thậm chí lên tới 16 tiếng/ngày. Thứ trưởng Bộ lao động, thương binh và xã hội, Đào Hồng Lan cho biết đói nghèo được xem là nguyên nhân chính dẫn đến việc trẻ em tham gia các hoạt động kinh tế và từ đó dẫn đến nguy cơ lao động trẻ em Tỷ lệ lao động trẻ em tập trung đông nhất chủ yếu ở các thành phố lớn, trong đó có Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh.[10] 2. BẢO VỆ LAO ĐỘNG TR EM THÔNG QUA CÁC ĐIỀU HOẢN TRONG HỢP ĐỒNG MUA BÁN Sự phát triển về thương mại hàng hóa trên thế giới được xem là một trong những nguyên nhân gia làm tăng nạn lao động trẻ em. Các hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế đi kèm với việc gia công sản phẩm thường xảy ra ở các quốc gia đang và kém phát triển. Trong các quan hệ hợp đồng, bên đặt gia công thường quan tâm đến chất lượng và số lượng sản phẩm hơn là cách thức hoặc các vấn đề liên quan người lao động tạo ra sản phẩm. Tuy nhiên, trong vài thập kỷ qua, vấn đề đạo đức kinh doanh ngày càng được các doanh nghiệp xem trọng. Việc ràng buộc các bên cấm sử dụng lao động trẻ em trở thành một phần quan trọng trong việc đàm phán, soạn thảo các hợp đồng mua bán hàng hóa, gia công sản phẩm. 2.1. Soạn thảo điều khoản h p đồng nhằm ngăn chặn việc sử dụng lao động tr em Hợp đồng là sự thỏa thuận mang tính ràng buộc pháp lý giữa các bên. Một trong những nguyên tắc cơ bản của việc giao kết hợp đồng là các bên được tự do thỏa thuận bất cứ điều gì trong hợp đồng miễn là không trái đạo đức, pháp luât. Theo đó, việc bên mua đưa ra yêu cầu bên bán tuân thủ các quy tắc liên quan đến vấn đề sử dụng lao động trẻ em để tạo ra sản phẩm cũng được xem là một thỏa thuận hợp pháp. Tác giả đề xuất việc soạn thảo điều khoản trên theo hai mô hình sau: M h nh thứ nhất, sử dụng Bộ quy tắc ửng xử do một ên đƣa ra Bộ quy tắc ứng xử (Code of Conduct) là một văn bản đưa ra các tiêu chuẩn xã hội và môi trường mà một công ty mong đợi các nhà cung cấp phải tuân thủ theo.[11] Trên thực tế, Quy tắc ứng xử có thể được tìm thấy ở nhiều doanh nghiệp lớn, đề cao các tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp hoặc đạo đức kinh doanh. Ví dụ, tập đoàn ABB, một tập đoàn lớn về công nghệ của Thụy Sĩ có chi nhánh hoạt động trên hơn 100 quốc gia, trên trang web của mình, đã sử dụng Bộ quy tắc ứng xử, được dịch ra rất nhiều thứ tiếng chủ yếu trên thế giới (có cả tiếng Việt) nhằm mục đích thu hút sự chú ý và ràng buộc các nhà cung cấp của họ theo những tiêu chuẩn nhất định. Theo đó, Bộ quy tắc dài 4 trang quy định các vấn đề về quyền con người, điều kiện lao động hợp lý, quản lý sức khỏe an toàn và môi trường, đạo đức kinh doanh, quyền áp dụng các biện pháp khắc phục,...[12] Các công ty, tập đoàn nổi tiếng trên thế giới cũng sử dụng cách thức này chẳng hạn như tại Nike[13] và Abercrombie & Fitch.[14] Những quy tắc ứng xử thường hướng tới việc hạn chế lao động cưỡng bức, lao động trẻ em, lao động với mức lương thấp... 142
- Khi một bên đưa bộ quy tắc ứng xử yêu cầu các nhà cung cấp phải tuân thủ các tiêu chuẩn đạo đức nhất định (chẳng hạn như không sử dụng lao động trẻ em), bộ quy tắc này có thể được đưa vào hợp đồng như là một điều khoản tiêu chuẩn. Các điều khoản tiêu chuẩn là "các điều khoản được chuẩn bị trước cho việc sử dụng chung và lặp đi lặp lại bởi một bên và thực tế được sử dụng mà không cần đàm phán với bên kia"[15] Các điều khoản tiêu chuẩn được đưa ra trong hợp đồng "trong trường hợp các bên đồng ý một cách rõ ràng hoặc ngụ ý để đưa vào" và bên kia được thông báo về sự tồn tại của các điều khoản này.[16] Tương tự như vậy, khi người mua thông báo rõ ràng cho người bán trong quá trình đàm phán rằng các bên phải tuân theo các điều khoản tiêu chuẩn được nêu trong quy tắc ứng xử của công ty người mua, người bán được cho là đã chấp nhận các điều khoản này trừ khi bên bán thể hiện rõ ràng một ý định khác. Để thu hút nhận thức của bên bán, người mua có thể trưng bày Bộ quy tắc ứng xử trên trang web của mình một cách nổi bật và đề cập ngắn gọn trong các cuộc đàm phán, làm cho người bán nhận thức rằng nó được đưa vào hợp đồng. Trong trường hợp xảy ra tranh chấp, người mua sẽ cần phải chứng minh rằng các bên đã đồng ý với việc đưa Bộ quy tắc ứng xử vào hợp đồng, được xem là điều khoản tiêu chuẩn và người bán bắt buộc phải nhận thức được việc điều khoản này. M h nh thứ hai, sử dụng các quy định của một tổ chức độc lập Các bên trong hợp đồng có thể sử dụng các quy định của một tổ chức độc lập liên quan đến môi trường lao động tạo ra sản phẩm và nhờ chính tổ chức này kiểm định. Ví dụ, Hiệp hội Lao động bình đẳng (Fair Labor Association FLA)[17] là một tổ chức quốc tế nổi tiếng trong lĩnh vực này. Quy tắc ứng xử tại nơi làm việc của FLA định nghĩa các tiêu chuẩn lao động nhằm đạt được các điều kiện làm việc tốt đẹp và nhân văn.[18] Các quy tắc này dựa trên các tiêu chuẩn của Tổ chức Lao động quốc tế và các tập quán về lao động được thừa nhận trên thế giới. FLA đưa ra nhiều quy tắc nhằm bảo vệ môi trường làm việc của người lao động như quy tắc không phân biệt đối xử, lao động tù nhân, tiền công, giờ làm việc. Đối với lao động trẻ em, FLA quy định: “Không người nào được làm việc ở độ tuổi dưới 15 hoặc dưới độ tuổi phải hoàn thành giáo dục bắt buộc.”[19] Thông thường, các công ty có thể "liên kết" với FLA. Trên thực tế, FLA không chỉ thiết lập các tiêu chuẩn mà còn giám sát sự tuân thủ và báo cáo kết quả cho các bên.[20] Thực tế, FLA chỉ là một ví dụ trong số nhiều nhà cung cấp dịch vụ này bao gồm KPMG và PriceWaterhouseCoopers hoặc SGS hay Intertek. Các bên trong hợp đồng cũng có thể đồng ý bị ràng buộc nhau không sử dụng lao động trẻ em bằng cách viện dẫn Hiệp ước Toàn cầu của Liên hợp quốc (UNGC) vì hiệp ước này đưa ra 10 nguyên tắc bao gồm nhân quyền, lao động môi trường và tham nhũng. Một trong những nguyên tắc này yêu cầu các doanh nghiệp tham gia " bãi bỏ lao động trẻ em".[21] Trên thực tế, các công ty lớn trên thế giới vấn hay sử dụng các mô hình trên để góp phần hạn chế việc sử dụng lao động trẻ em. Chẳng hạn, Nike, ngoài việc sử dụng mô hình 1 như đã nêu ở trên, còn liên kết với FLA. Hoặc như công ty Nestle sử dụng mô hình 2, liên kết với FLA. Trên trang web chính thức của Nestle Việt Nam, công ty này nêu rõ “Việc sử dụng lao động trẻ em trong chuỗi cung ứng ca cao của Nestlé hoàn toàn đi ngược lại mọi chính sách của công ty.”[22] 2.2. Hệ quả pháp lý khi vi phạm các điều khoản liên quan đến cấm sử dụng lao động tr em Công ước Vienna 1980 về Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế (CISG) có hiệu lực từ năm 1988. Cho đến nay, công ước này được xem là một công cụ quan trọng cho việc giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế. Cụ thể, công ước này có sự tham gia của 84 quốc gia thành viên, điều chỉnh trên 2/3 lượng hàng hóa trên thế giới. Việt Nam là thành viên thứ 84 của Công ước này từ 1/1/2017. CISG được xem là nguồn luật thống cho cho các hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế với nhiều quy định tiến bộ và trung hòa các hệ 143
- thống pháp luật trên thế giới. Vì sự phổ biến và tiến bộ của công ước này, tác giả sẽ phân tích việc bảo vệ lao động trẻ em bằng các quy định của CISG 1980. Yêu cầu về tính phù hợp của hàng hóa theo hợp đồng Một trong các nghĩa vụ của của bên bán là phải giao hàng cho bên mua phù hợp với những thỏa thuận trong hợp đồng. Cụ thể, Điều 35 CISG quy định “người bán phải giao hàng đúng số lượng, phẩm chất và mô tả như quy định trong hợp đồng, và đúng bao bì hay đóng gói như hợp đồng yêu cầu.” Khoản 2 của Điều này quy định thêm: Hàng hóa bị coi là không phù hợp với hợp đồng nếu: Hàng không thích hợp cho bất kỳ mục đích cụ thể nào mà người bán đã trực tiếp hoặc gián tiếp biết được vào lúc giao kết hợp đồng Theo quy định trên, bên bán hoàn toàn có thể quy định điều khoản cấm sử dụng lao động trẻ em để sản xuất hàng hóa. Bên mua với lợi thế về mặt tài chính có thể yêu cầu bên bán thực hiện yêu cầu này. Tuy nhiên, nếu bên mua không quy định minh thị nội dung này trong hợp đồng, thì liệu bên mua có quyền yêu cầu bên bán thực hiện yêu cầu này hay không Theo ý kiến tác giả, "chất lượng" hàng hóa được quy định tại Điều 35 ở đây không chỉ bao gồm điều kiện vật lý và tính chất của hàng hoá, mà còn bao gồm các vấn đề liên quan đến hoàn cảnh và tính pháp lý trong mối quan hệ giữa hàng hoá với hoàn cảnh xung quanh. Thật vậy, trong một số vụ kiện cụ thể, Tòa án cho rằng các yêu cầu phi vật chất, chẳng hạn như tuổi, độ chín [23], nguồn gốc của hàng hóa [24], hoặc bản chất hữu cơ của hàng hoá[25] cũng là một yêu cầu về chất lượng hàng hóa theo Điều 35(1) CISG. Do đó, việc sử dụng lao động trẻ em cũng được xem là một yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng của hàng hoá. Hủy hợp đồng do sử dụng lao động trẻ em Căn cứ hủy hợp đồng thường rơi vào hai trường hợp: Trường hợp thứ nhất, căn cứ hủy hợp đồng do các bên thỏa thuận. Theo đó, nếu trong hợp đồng mua bán, các bên đồng ý rằng việc sử dụng lao động trẻ em là căn cứ để bên mua hủy hợp đồng thì khi bên bán vi phạm nghĩa vụ này, bên mua có quyền hủy hợp đồng. Thông thường, khi bên mua nêu rõ ý định của mình muốn ràng buộc bên bán không sử dụng lao động trẻ em, bên mua cần phải đưa các điều khoản về vấn đề này vào trong hợp đồng mua bán. Trường hợp thứ hai, bên mua có thể hủy hợp đồng nếu như việc vi phạm của bên bán cấu thành một vi phạm cơ bản. Theo Điều 25 CISG, một sự vi phạm hợp đồng do một bên gây ra là vi phạm cơ bản nếu sự vi phạm đó làm cho bên kia bị thiệt hại mà người bị thiệt hại, trong một chừng mực đáng kể bị mất cái mà họ có quyền chờ đợi trên cơ sở hợp đồng. Căn cứ vào định nghĩa trên, “vi phạm cơ bản” thông thường được hiểu là một vi phạm nghiêm trọng. Khác với vi phạm thông thường, vi phạm cơ bản tước đi đáng kể lợi ích mà một bên chờ đợi từ hợp đồng nếu hợp đồng được thực hiện đúng và đủ. Pháp luật ở hầu hết công nhận “vi phạm cơ bản” là căn cứ để một bên hủy hợp đồng. Trong trường hợp này, mặc dù các bên không thỏa thuận các căn cứ để hủy hợp đồng, nhưng khi bên bán vi phạm việc sử dụng lao động trẻ em, bên mua vẫn có thể áp dụng biện pháp hủy hợp đồng nếu bên bán biết hoặc bắt buộc phải biết mục đích của bên mua khi tham gia giao kết hợp đồng đi kèm với việc không sử dụng lao động trẻ em. Trong trường hợp bên bán sử dụng lao động trẻ em để sản xuất hàng hóa, bên mua có thể tuyên bố rằng mục đích giao kết hợp đồng của mình đã không đạt được. Hệ quả là bên mua có thể hủy hợp đồng, tìm một nhà cung cấp khác và yêu cầu bên bán bồi thường thiệt hại. Nếu muốn áp dụng chế tài hủy hợp đồng do bên bán vi phạm việc sử dụng lao động trẻ em, bên mua cần phải lo liệu việc tìm một nhà cung cấp khác hoặc cần phải nhấn mạnh tầm quan trọng của vấn đề sử dụng lao động trẻ em thông qua quá trình đàm phán và giao kết hợp đồng nhằm để bên bán biết về vấn đề này. 144
- 3. KẾT LUẬN Khi xã hội ngày càng tiến bộ, văn minh, các doanh nghiệp nên chú trọng đến các vấn đề đạo đức kinh doanh, liên quan đến cách thức tạo ra sản phẩm. Lao động trẻ em được xem là một hình thức bóc lột và cần được bãi bỏ. Bài viết đã đề cập đến hai mô hình đồng thời cũng đưa ra các giải pháp pháp lý giúp cho các doanh nghiệp áp dụng vào hợp đồng mua bán hàng hóa nhằm ràng buộc bên sản xuất thực hiện đúng cam kết không sử dụng lao động trẻ em. Trong thời đại kinh doanh quốc tế ngày càng phát triển, các doanh nghiệp cần phải ý thức đến vấn đề bảo vệ quyền lợi của người lao động nói chung và trẻ em nói riêng, vì đây là một phần quan trọng trong việc phát triển bền vững của các quốc gia. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Điều 35 Hiến Pháp 2013. [2] Thông tư số 11/2013/TT-BLĐTBXH quy định những công việc sau đây, người sử dụng lao dộng sẽ được nhận người dưới 15 tuổi vào làm việc: [3] [ ] International Labour Organisation “What is Child Labour” ILO Website . [4] Larsen, P.B. Indigenous and tribal children: assessing child labour and education challenges. International Programme on the Elimination of Child Labour (IPEC), International Labour Office; Council Directive 94/33/EC of 22 June 1994 on child labour”. EUR-Lex. 2008. [5] “International and national legislation - Child Labour”. International Labour Organisation. 2011 [6] Số liệu sử dụng lao động trẻ em ở các quốc gia tại trang “Percentage of children aged 5–14 engaged in child labour”. UNICEF, 2012. [7] Cunningham and Viazzo. Child Labour in Historical Perspective: 1800-1985 . UNICEF. ISBN 88- 85401-27-9.; Hugh Hindman (2009). The World of Child Labour. M.E. Sharpe. ISBN 978-0-7656- 1707-1. [8] “To eliminate child labour, "attack it at its roots" UNICEF says”, UNICEF. 2013. [9] Nguyễn Trang, Việt Nam hiện có 1,75 triệu lao động trẻ em, xem tại https://vov.vn/xa-hoi/viet- nam-hien-co-175-trieu-lao-dong-tre-em-742230.vov [10] Lan Hương, Lao động trẻ em: Những con số đáng buồn, Báo Đại đoàn kết, 1/12/2016 xem tại http://daidoanket.vn/xa-hoi/lao-dong-tre-em-nhung-con-so-dang-buon-tintuc138346 [11] Mette Andersen and Tage Skjoett-Larsen “Corporate social responsibility in global supply chains” (2009) 14 Supply Chain Management: An International Journal 75 trang 78. [12] Bộ quy tắc của công ty ABB tại http://new.abb.com/about/supplying/code-of-conduct [13] Tại http://nikeinc.com/pages/compliance. [14] Tại http://www.anfcares.org/sustainability/social/code_of_conduct.jsp. [15] Bộ nguyên tắc UNIDROIT về hợp đồng thương mại quốc tế 2010 Điều 2.1.19(2); xem thêm Hội đồng tư vấn CISG “Inclusion of Standard Terms under the CISG” (CISG Advisory Council Opinion no. 13, Villanova, 2013) mục [A1]. [16] Bộ nguyên tắc UNIDROIT về hợp đồng thương mại quốc tế 2010 Điều 2.1.19(2); xem thêm Hội đồng tư vấn CISG “Inclusion of Standard Terms under the CISG” (CISG Advisory Council Opinion no. 13, Villanova, 2013) mục [A1]. [17] Tại http://www.fairlabor.org 145
- [18] Lời nói đầu, Quy tắc ứng xử tại nơi làm việc, xem tại http://www.fairlabor.org/our-work/principles [19] Bộ quy tắc ứng xử FLA: http://www.fairlabor.org/sites/default/files/fla_code_of_conduct_vietnamese.pdf [20] FLA, lời mở đầu http://www.fairlabor.org/sites/default/files/fla_code_of_conduct_vietnamese.pdf [21] United Nations Global Compact, “The Ten Principles” Global Compact Website . [22] Nestlé & Hiệp hội Công bằng trong lao động, 29/06/2012, tại: https://www.nestle.com.vn/media/newsandfeatures/nestle-fla [23] Vụ kiện Landgericht (District Court) Berlin, 13 September 2006, 94 O 50/06 (Aston Martin case) . [24] Vụ kiện Bundesgerichtshof (German Supreme Court), 3 April 1996, VIII ZR 51/95 (Cobolt Sulphate case) . [25] Vụ kiện Oberlandesgericht (Appellate Court) München, 13 November 2002, 27 U 346/02 (Organic Barley case) . 146
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Xây dựng và áp dụng cách tiếp cận đa chiều về nghèo trẻ em
104 p | 232 | 55
-
Pháp luật quốc tế về tuyển dụng, sử dụng lao động trẻ em
18 p | 127 | 18
-
Tài liệu bồi dưỡng nghiệp vụ Lao động – Thương binh và Xã hội cho cán bộ, công chức xã, phường thị trấn khu vực đồng bằng
929 p | 75 | 11
-
Phòng, chống bạo lực đối với trẻ em và lao động trẻ em - pháp luật và thực tiễn - TS Đỗ Ngân Bình
6 p | 106 | 9
-
Phòng chống buôn bán trẻ em vì mục đích bóc lột sức lao động
17 p | 86 | 8
-
Một số vấn đề về bảo vệ quyền của người lao động trong pháp luật Việt Nam theo cam kết của Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương
12 p | 44 | 6
-
Tài liệu tập huấn Hướng dẫn phòng ngừa, giảm thiểu lao động trẻ em dành cho khu vực kinh tế tập thể, hợp tác xã: Quyển 1
68 p | 6 | 6
-
Pháp luật về giáo dục và bảo vệ, chăm sóc trẻ em: Phần 2
104 p | 52 | 5
-
Đánh giá truyền thông trên các kênh truyền thông đại chúng về lao động trẻ em tại Việt Nam
65 p | 40 | 5
-
Bảo đảm quyền của nạn nhân là trẻ em trong các vụ án mua bán người
11 p | 21 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn