JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE<br />
Social Sci., 2014, Vol. 59, No. 10, pp. 147-154<br />
This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn<br />
<br />
BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ<br />
TRANG TRẠI Ở TỈNH NGHỆ AN<br />
Nguyễn Thị Trang Thanh<br />
<br />
Khoa Địa lí - Quản lí tài nguyên, Trường Đại học Vinh<br />
Tóm tắt. Trong tiến trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn, kinh tế<br />
trang trại Nghệ An đã phát triển nhanh cả về quy mô, số lượng và chất lượng, đạt được<br />
những thành tựu nhất định: giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người dân, thay đổi<br />
phương thức sản xuất, giảm thiểu sự chênh lệch vùng... Tuy nhiên, phát triển kinh tế trang<br />
trại ở Nghệ An đang bộc lộ nhiều hạn chế, đặc biệt vấn đề bảo vệ môi trường chưa được<br />
chú trọng ảnh hưởng xấu đến phát triển trang trại theo hướng bền vững. Vì vậy, trên cơ sở<br />
đánh giá thực trạng ô nhiễm môi trường theo các loại hình trang trại, bài báo đề xuất một<br />
số giải pháp bảo vệ môi trường trong quá trình phát triển kinh tế trang trại theo hướng bền<br />
vững ở tỉnh Nghệ An.<br />
Từ khóa: Kinh tế trang trại, bảo vệ môi trường, tỉnh Nghệ An.<br />
<br />
1.<br />
<br />
Mở đầu<br />
<br />
Nghệ An có diện tích đất rộng, tiềm năng đất nông nghiệp lớn, thuận lợi để phát triển kinh<br />
tế trang trại [1, 2, 5]. Trong những năm qua, kinh tế trang trại ở Nghệ An đã phát triển nhanh với<br />
nhiều loại hình trang trại khác nhau và đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người nông dân: tăng thu<br />
nhập, giải quyết việc làm,. . . Một số loại hình trang trại, nhất là các trang trại lâm nghiệp, trang<br />
trại trồng trọt có tác động tích cực đến vấn đề bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, một số loại hình trang<br />
trại chăn nuôi đang có tác động xấu đến môi trường, ảnh hưởng đến phát triển bền vững kinh tế<br />
trang trại trong những năm tới [5].<br />
<br />
2.<br />
2.1.<br />
<br />
Nội dung nghiên cứu<br />
Vai trò của trang trại trong phát triển kinh tế - xã hội ở Nghệ An<br />
<br />
Với lợi thế sẵn có về quỹ đất rộng và đa dạng, số lượng trang trại của Nghệ An, tăng nhanh<br />
trong thời gian qua. Tính đến năm 2010, toàn tỉnh có 1.859 trang trại, chiếm 18,0% tổng số trang<br />
trại của vùng Bắc Trung Bộ và chiếm 1,3% tổng số trang trại của cả nước (cả nước năm 2010 có<br />
145.880 trang trại).<br />
Kinh tế trang trại phát triển góp phần đưa nền nông nghiệp Nghệ An phát triển theo hướng<br />
sản xuất hàng hoá.<br />
Ngày nhận bài 2/5/2014. Ngày nhận đăng 25/11/2014.<br />
Liên lạc Nguyễn Thị Trang Thanh, e-mail: trangthanhdl@gmail.com<br />
<br />
147<br />
<br />
Nguyễn Thị Trang Thanh<br />
<br />
- Phát triển trang trại đã khai thác những tiềm năng lợi thế của địa phương, khai thác diện<br />
tích đất hoang hoá, đất trống, đồi núi trọc... đưa vào sản xuất, nâng cao hiệu quả sử dụng đất, tạo<br />
ra những vùng sản xuất tập trung với khối lượng hàng hoá lớn, thúc đẩy quá trình chuyển đổi cơ<br />
cấu cây trồng, vật nuôi.<br />
- Phát triển trang trại tạo điều kiện công nghiệp hoá nông nghiệp, nông thôn, áp dụng các<br />
tiến bộ khoa học kĩ thuật và công nghệ cũng như đưa cơ giới vào sản xuất. Từ đó, nâng cao chất<br />
lượng sản phẩm hàng hoá, tạo sức cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế.<br />
- Phần lớn sản phẩm của các trang trại là sản phẩm hàng hóa (tỉ suất hàng hóa của các trang<br />
trại đạt 96%). Vì vậy, kinh tế trang trại đã tạo ra nhiều sản phẩm xuất khẩu chủ lực của tỉnh, cũng<br />
như thu hút đầu tư về công nghiệp chế biến nông, lâm, thuỷ sản như: công nghiệp chế biến chè, cà<br />
phê, tinh bột sắn, mía đường, thủy sản...<br />
- Kinh tế trang trại đã huy động các nguồn lực trong dân (vốn, lao động, kinh nghiệm sản<br />
xuất,. . . ), mở ra hướng đi cho việc huy động vốn trong dân cho đầu tư phát triển, từ đó thúc đẩy<br />
tăng trưởng kinh tế. Mặt khác, các trang trại đã có đóng góp nhất định trong việc xây dựng cơ sở<br />
hạ tầng, kết cấu hạ tầng cho vùng nông thôn khó khăn, góp phần xây dựng nông thôn mới.<br />
Tăng thu nhập cho người nông dân và tạo việc làm cho hàng vạn lao động địa phương. Thu<br />
nhập của lao động trong trang trại thường xuyên khoảng 3 triệu đồng/tháng cao hơn nhiều so với<br />
thu nhập chung của nông dân trên toàn huyện.<br />
- Các trang trại phát triển sẽ thúc đẩy kinh tế khu vực trung du miền núi của Nghệ An phát<br />
triển (do có lợi thế về đất đai), góp phần xóa đói giảm nghèo ở khu vực miền núi, giảm thiểu sự<br />
chênh lệch vùng trong quá trình phát triển kinh tế – xã hội.<br />
- Phát triển kinh tế trang trại tạo điều kiện cho người nông dân tiếp cận nhanh hơn với nền<br />
kinh tế thị trường, người nông dân tự biết không chỉ sản xuất những cái họ có mà phải sản xuất<br />
những cái thị trường cần, góp phần tạo lập mô hình sản xuất kinh doanh mới trong nông, nông<br />
thôn. Nhiều chủ trang trại đã có kinh nghiệm trong quản lí kinh tế và sản xuất kinh doanh, có ý chí<br />
vươn lên làm giàu chính đáng trong cơ chế thị trường.<br />
<br />
2.2.<br />
<br />
Vấn đề bảo vệ môi trường ở các trang trại tỉnh Nghệ An<br />
<br />
2.2.1. Chính sách, giải pháp của tỉnh Nghệ An liên quan đến bảo vệ môi trường<br />
trong nông nghiệp, nông thôn nói chung và trang trại nói riêng<br />
Cho đến nay, Nghệ An chưa có chính sách bảo vệ môi trường riêng cho trang trại. Các chính<br />
sách bảo vệ môi trường chủ yếu liên quan đến nông thôn. Ngày 20/01/2009, UBND tỉnh Nghệ An<br />
có Quyết định số 265/QĐ-UBND về việc phê duyệt điều chỉnh, bổ sung quy hoạch nước sinh hoạt<br />
và vệ sinh môi trường nông thôn tỉnh Nghệ An đến năm 2015, có tính đến 2020. Mục tiêu chủ yếu<br />
của quy hoạch là tăng nhanh tỉ lệ dân được sử dụng nước sạch và trong đó có mục tiêu đến năm<br />
2015, tỉ lệ chuồng trại chăn nuôi đảm bảo vệ sinh môi trường đạt 80% và đến năm 2020 đạt 100%<br />
chuồng trại chăn nuôi có công trình cấp nước và vệ sinh đảm bảo tiêu chuẩn.<br />
Các giải pháp bảo vệ môi trường trong sản xuất nông nghiệp nói chung và kinh tế trang trại<br />
nói riêng được lồng ghép trong các quy hoạch phát triển nông nghiệp, trong các chính sách hỗ trợ<br />
sản xuất nông nghiệp, phát triển nông thôn của tỉnh và của huyện. Một số huyện có chính sách hỗ<br />
trợ các trang trại chăn nuôi xây bể biogas với kinh phí từ 1,2 – 1,5 triệu đồng/1 bể biogas.<br />
<br />
148<br />
<br />
Bảo vệ môi trường trong phát triển kinh tế trang trại ở tỉnh Nghệ An<br />
<br />
2.2.2. Thực trạng ô nhiễm môi trường của trang trại<br />
Đề tài đã điều tra, khảo sát các trang trại ở các huyện Yên Thành, Nghi Lộc, Đô Lương,<br />
Nam Đàn, Quỳnh Lưu, Quỳ Hợp và Quỳ Châu. Theo kết quả điều tra, phần lớn các chủ trang trại<br />
chưa quan tâm đến bảo vệ môi trường trong quá trình sản xuất, kinh doanh. Các chủ trang trại chỉ<br />
chú trọng đến khối lượng sản phẩm, nhằm đem lại doanh thu lớn. Một số chủ trang trại cũng nhận<br />
thức được vấn đề bảo vệ môi trường, nhưng do vốn không nhiều, không có kinh phí đầu tư cho<br />
việc bảo vệ môi trường, nên chưa có biện pháp thực hiện.<br />
Trong các loại hình trang trại, trang trại trồng trọt và trang trại lâm nghiệp tương đối đảm<br />
bảo về mặt môi trường. Đặc biệt các trang trại trồng cây lâu năm và trang trại lâm nghiệp có tác<br />
dụng tốt trong việc phủ xanh đất trống, đồi núi trọc, chống xói mòn đất ở vùng trung du miền núi.<br />
Nhiều mô hình trang trại mang lại hiệu quả kinh tế và môi trường khỏ cao ở vùng đồi núi. Tiêu<br />
biểu như mô hình gia đình ông Lê Văn Oanh, bản Hoa Hải, xã Châu Hạnh, huyện Quỳ Châu. Trên<br />
diện tích đất lâm nghiệp trồng keo lai, trồng xen cây rễ hương (một loại cây lấy rễ làm hương trầm<br />
ở Quỳ Châu) dưới tán keo vừa tăng độ che phủ trên đất đồi, vừa tăng thu nhập cho hộ gia đình.<br />
Thu nhập từ rễ hương năm 2012 là 76 triệu đồng/ha. Trong khi đó, thu nhập từ keo lai là 80 triệu<br />
đồng/ha. Như vậy, nếu trồng kết hợp cả 2 loại cây thì doanh thu sẽ gần gấp đôi so với các hộ chỉ<br />
trồng keo, ngoài ra còn chống được xói mòn đất khi keo chưa khép tán. Mô hình chăn nuôi bò kết<br />
hợp với trồng rừng cũng đem lại hiệu quả cao, như 2 trang trại của gia đình anh Trần Xuân Hợp<br />
và gia đình anh Trần Xuân Hiền. Với 50 ha diện tích đất khai hoang ở khu vực núi đá vôi, gia đình<br />
anh Hợp trồng xoan, keo lai và nuôi 168 con bò. Năm 2012, thu nhập mô hình này đạt gần 500<br />
triệu đồng [1].<br />
Trang trại trồng cây hàng năm kết hợp với lâm nghiệp (keo, xoan) tiêu biểu như trang trại<br />
anh Nguyễn Hữu Toàn ở xã Châu Bính, huyện Quỳ Châu. Cây lâm nghiệp được trồng ở phần đỉnh,<br />
thân sườn dốc tạo mũ chắn phía trên sườn (rừng), mía trồng ở chân đồi gần nhà (vườn) hạn chế<br />
được xói mòn vào mùa mưa. Với 30 ha đất đồi trồng keo và mía, 5 lao động thuê thường xuyên,<br />
20 lao động thuê thời vụ, thu nhập của mô hình này từ 800 - 900 triệu đồng/năm. Đây là mô hình<br />
được thiết kế đảm bảo yêu cầu của cả kinh tế lẫn sinh thái [1].<br />
Mô hình trồng nấm ở xã Nam Thành, huyện Yên Thành cũng là một mô hình tiêu biểu cho<br />
hiệu quả cao cả về kinh tế và môi trường. Hiện tại xã Nam Thành có 16 hộ tham gia trồng nấm,<br />
trong đó đạt quy mô trang trại là 5 hộ. Nguyên liệu trồng nấm sử dụng các nguyên liệu thừa như<br />
mùn cưa, rơm, bã thải, giảm ô nhiễm môi trường. Ngoài ra, các bã thải từ trồng nấm dùng để làm<br />
phân cho cây trồng rất tốt. Sản phẩm nấm đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và có đầu ra tốt, chủ<br />
yếu tiêu thụ nội tỉnh, chưa có hàng xuất khẩu. Tiêu biểu là trang trại trồng nấm của anh Nguyễn<br />
Thọ Hạnh diện tích trang trại là 1600 m2 , với tổng số lao động thường xuyên là 5 người, lao động<br />
thuê thời vụ cao nhất khoảng 10 người. Trang trại hiện đang sản xuất 4 loại nấm: mộc nhĩ, nấm<br />
sò, nấm rơm, nấm mỡ và đang trồng thử nghiệm nấm linh chi. Sản phẩm nấm chủ yếu tiêu thụ nội<br />
tỉnh. Năm 2012, doanh thu của trang trại nấm khoảng 500 triệu đồng [1].<br />
Bên cạnh những mô hình trang trại đảm bảo về mặt môi trường, các trang trại trồng trọt nói<br />
riêng và sản xuất nông nghiệp nói chung sử dụng đất nông nghiệp không hợp lí, làm cho diện tích<br />
đất xấu do bị rửa trôi, bạc màu có chiều hướng tăng lên đe dọa đến sự phát triển nông nghiệp bền<br />
vững ở Nghệ An. Theo “Báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh Nghệ An giai đoạn 2005 – 2009” của<br />
Sở Tài nguyên và Môi trường Nghệ An [5], chất lượng đất ở Nghệ An như sau:<br />
- Đất vùng đồi núi của Nghệ An nghèo mùn, hàm lượng lân dễ tiêu thấp, lân tổng số ở mức<br />
149<br />
<br />
Nguyễn Thị Trang Thanh<br />
<br />
trung bình, tổng số cation trao đổi thấp. Do đặc điểm của nền sản xuất du canh, nên khu vực đất<br />
trống, núi trọc lớn nên quá trình rửa trôi, xói mòn và thoái hóa đất diễn ra nhanh, đất nhanh chóng<br />
trở nên chua hơn (HKCL: 4,25 – 4,70); Cation kiềm trao đổi và dung tính hấp thụ thấp (tương ứng<br />
là