intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

BẮT GIỮ, XỬ LÝ VÀ TRÌNH DIỆN KHÁNG NGUYÊN (Kỳ 8)

Chia sẻ: Barbie Barbie | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

146
lượt xem
22
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Xử lý các kháng nguyên lấy từ ngoài vào và trình diện các peptide của chúng bằng phân tử MHC lớp II Các tế bào trình diện kháng nguyên có thể thu nạp các vi sinh vật ngoại bào hoặc các protein của chúng bằng một số cách khác nhau (Hình 8.13). Các vi sinh vật có thể bám trực tiếp vào các thụ thể đặc hiệu trên bề bặt tế bào trình diện kháng nguyên dành cho các thành phần của vi sinh vật. Các vi sinh vật đã bị các kháng thể bám vào (đã bị opsonin...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: BẮT GIỮ, XỬ LÝ VÀ TRÌNH DIỆN KHÁNG NGUYÊN (Kỳ 8)

  1. BẮT GIỮ, XỬ LÝ VÀ TRÌNH DIỆN KHÁNG NGUYÊN (Kỳ 8) Xử lý các kháng nguyên lấy từ ngoài vào và trình diện các peptide của chúng bằng phân tử MHC lớp II Các tế bào trình diện kháng nguyên có thể thu nạp các vi sinh vật ngoại bào hoặc các protein của chúng bằng một số cách khác nhau (Hình 8.13). Các vi sinh vật có thể bám trực tiếp vào các thụ thể đặc hiệu trên bề bặt tế bào trình diện kháng nguyên dành cho các thành phần của vi sinh vật. Các vi sinh vật đã bị các kháng thể bám vào (đã bị opsonin hoá bởi kháng thể) thì bám gián tiếp vào các tế bào này thông qua các thụ thể dành cho kháng thể. Các vi sinh vật đã bị phủ bổ thể (đã bị opsonin hoá bởi bổ thể) thì bám gián tiếp vào các tế bào này thông qua các thụ thể dành cho bổ thể. Các tế bào lympho B thì thu nạp các protein bám vào các thụ thể đặc hiệu trên bề mặt tế bào B dành cho chúng (xem chương miễn dịch dịch thể). Một số tế bào trình diện kháng nguyên thì thâu tóm các vi sinh vật bằng cách thực bào (phagocytose) hoặc các protein bằng hình thức ẩm bào (pinocytose) mà không cần phải có sự nhận diện đặc hiệu nào. Sau khi đã bị thâu tóm vào bên trong
  2. các tế bào trình diện kháng nguyên bằng những phương thức trên, các protein của vi sinh vật sẽ được đưa vào các bọng nội bào có tên là các endosome hoặc các phagosome. Các bọng này sau đó sẽ kết hợp với các lysosome. Các protein sẽ bị các enzyme thuỷ phân protein trong các bọng này phân cắt thành các peptide có chiều dài và trình tự các acide amine khác nhau.
  3. Hình 8.13: Con đường xử lý các kháng nguyên trong các bọng nhập nội bào bên trong tế bào để đưa ra trình diện bởi phân tử MHC lớp II
  4. Các tế bào trình diện kháng nguyên thường xuyên tổng hợp ra các phân tử MHC lớp II ở trong lưới nội nguyên sinh (endoplasmic reticulum). Mỗi phân tử MHC lớp II vừa được tổng hợp ra sẽ mang theo một protein gắn vào nó được gọi là chuỗi cố định (invarient chain – ký hiệu là Ii), chuỗi này có chứa một đoạn acide amine có tên gọi là peptide chuỗi cố định lớp II (class II invarient chain peptide - viết tắt là CLIP). Đoạn peptide này gắn chặt vào rãnh gắn peptide của phân tử MHC lớp II và như vậy phân tử MHC lớp II vừa được tổng hợp ra ấy như được “niêm phong” lại. Phân tử MHC lớp II còn đang “niêm phong” ấy được cho vào một bọng xuất tiết, bọng này sẽ nhập vào với một bọng trong bào tương có chứa các mảnh peptide nguồn gốc từ các protein của vi sinh vật ngoại bào bị ăn vào. Chính trong các bọng này lại có một protein tương tự như phân tử MHC lớp II (class II-like protein) được gọi là DM, protein DM có tác dụng loại bỏ đoạn peptide chuỗi cố định lớp II (đoạn CLIP) ra khỏi phân tử MHC lớp II. Sau khi đoạn CLIP được loại bỏ, rãnh gắn peptide của phân tử MHC lớp II như được “phá niêm phong” để sẵn sàng tiếp nhận peptide. Nếu phân tử MHC lớp II đó gắn được với một trong số các peptide được tạo ra trong quá trình xử lý kháng nguyên do tế bào nuốt vào thì phức hợp sẽ trở nên ổn định và được đưa ra phô bầy ở bề mặt tế bào. Nếu phân tử MHC lớp II đã “phá niêm phong” đó (đoạn CLIP đã được loại bỏ) mà không gắn được vào một peptide nào thì phân tử MHC này có cấu trúc không ổn định và sẽ bị huỷ bỏ bởi các enzyme protease ở trong các endosome. Mỗi protein khi bị xử lý có thể tạo ra nhiều peptide, nhưng chỉ có một vài trong số các peptide này (có thể chỉ một hoặc hai) là có thể gắn được vào với các phân tử
  5. MHC. Như vậy chỉ có các peptide này mới thực sự kích thích tạo ra các đáp ứng miễn dịch và vì thế các peptide này được gọi là các quyết định kháng nguyên (epitope) trội của kháng nguyên protein.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2