Bật mí bí quyết chăm sóc da cho bà bầu
lượt xem 7
download
Trong suốt thời gian mang thai, không chỉ có cơ thể người mẹ phải trải qua những thay đổi mà cả làn da của họ cũng vậy. Làn da có thể bị xấu đi trông thấy, theo đó là rất nhiều vấn đề cần phải đối mặt từ nhẹ tới nặng. Sẽ tốt hơn nếu chúng ta biết trước những vấn đề đó và có cách tránh né chúng nhiều nhất có thể.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bật mí bí quyết chăm sóc da cho bà bầu
- Bật mí bí quyết chăm sóc da cho bà bầu Trong suốt thời gian mang thai, không chỉ có cơ thể người mẹ phải trải qua những thay đổi mà cả làn da của họ cũng vậy. Làn da có thể bị xấu đi trông thấy, theo đó là rất nhiều vấn đề cần phải đối mặt từ nhẹ tới nặng. Sẽ tốt hơn nếu chúng ta biết trước những vấn đề đó và có cách tránh né chúng nhiều nhất có thể. Thay đổi hàm lượng hormone trong thai kỳ gây hàng loạt thay đổi trên da, từ mụn trứng cá, ngứa da đến da tối màu. H ầu hết những thay đổi này sẽ biến mất sau sinh nở. N hững hình thức thay đổi ở da
- N guyên nhân da xấu đi khi mang bầu là do nội tiết trong cơ thể thay đổi làm rối loạn sắc tố da. Bà bầu không nên quá lo lắng vì hoàn toàn có thể khắc phục. Trong thời gian mang thai, phần lớn da của phụ nữ trở nên x ỉn mầu, lỗ chân lông to, vùng chữ T bóng nhờn, môi thâm, vùng da ở gò má xuất hiện các vết nám. Nguyên nhân của hiện tượng trên là do, khi có bầu, nội tiết trong cơ thể chị em thay đổi khiến bị rối loạn sắc tố da. Tuy nhiên hầu hết các vết nám và các tình trạng khác của da sẽ hết trong vòng một năm sau khi phụ nữ sinh con. Đây chỉ là hiện tượng sinh lý thông thường, không cần phải quá lo lắng. Đặc biệt, phụ nữ mang bầu không nên áp dụng các biện pháp chữa trị nám da hoặc dưỡng da bằng các loại mỹ phẩm nếu không được sự tư vấn của bác sỹ vì rất có thể sẽ ảnh hưởng không tốt tới sự phát triển của thai nhi. Mụn trứng cá: Trong thời kỳ mang thai, một số phụ nữ bị mụn trứng cá, đặc biệt là những người dễ bị mụn trong thời kỳ kinh nguyệt (trước khi mang thai). Ngược lại, một số phụ nữ cảm thấy tình trạng mụn có cải thiện trong thời gian mang thai.
- Phụ nữ càng hay bị mụn khi tới kì kinh càng dễ phải đối mặt với vấn đề này. Hormone quá mạnh làm cho da tiết nhiều dầu, các lỗ chân lông bị bút lại và bắt đầu gây chuyện. Thậm chí đã nhiều năm qua da bạn không hề biết đến một cái mụn nào thì bỗng dưng chúng thình lình “ghé thăm” bạn vào một ngày đẹp trời, khi bạn đang hạnh phúc vì được mang trong mình sinh linh bé bỏng. V à tồi tệ nhất là những cái mụn trứng cá đáng ghét này còn có thể sinh sôi nhiều đến mức khiến bạn khó chịu. Mụn trứng cá thường mọc quanh miệng và cằm của phụ nữ mang thai. Các chuyên gia cho biết, phụ nữ mang thai thường có chung những vùng da tương đối dễ nổi mụn. V à nếu không điều trị kịp thời thì tình trạng này sẽ có xu hướng ngày càng nặng thêm cho đến khi bạn sinh em bé, thậm chí có thể kéo dài đến khi em bé đã ra đời một thời gian. Mặc dù trên thị trường hiện nay có rất nhiều lựa chọn d ành cho bạn nhưng các chuyên gia vẫn khuyến cáo các phụ nữ mang thai cần thận trọng và lựa chọn một phương pháp điều trị phù hợp.
- Cụ thể, phụ nữ mang thai không nên sử dụng bất kỳ sản phẩm nào có chứa thành phần benzoyl peroxide, acid salicylic và retinoid vì nó sẽ ảnh hưởng không tốt đến thai nhi. Sự lựa chọn thông minh chính là các sản phẩm có chứa acid glycolic, acid alpha hydroxy hoặc bất cứ phương pháp điều trị Microdermabrasion (hay còn gọi là phương pháp mài mòn tinh vi) nào tại nhà. N ếu những phương pháp trên vẫn không mang lại hiệu quả như mong đợi, bạn có thể đến gặp bác sĩ để được kê toa thuốc. Các loại thuốc hay kem bôi da có thành phần erythromycin và acid azelaic đều được xem là an toàn cho phụ nữ mang thai. Các chuyên gia khuyến cáo bạn không nên dùng thuốc kháng sinh để trị mụn trong thời gian mang thai. Đối với những trường hợp không đạt đ ược kết quả sau khi đ ã áp dụng nhiều phương pháp trị liệu, có thể bạn nên sử dụng thuốc erythromycin theo chỉ dẫn của bác sĩ để cải thiện tình hình.
- N hưng dù sao, bạn cũng đừng nên quan trọng hóa vấn đề - điều đó sẽ khiến cho tình trạng của bạn ngày càng tồi tệ thêm. N ếu mụn trứng cá thực sự khiến bạn cảm thấy khó chịu và bất tiện, bạn nên tìm đến chuyên gia da liễu để nhận sự hỗ trợ cần thiết. Da mặt sạm: Một số phụ nữ thấy da mặt trở nên tối sạm khi có bầu. Sự thay đổi này được gọi là "mặt nạ của thai kỳ". Nó phổ biến hơn ở phụ nữ có tóc đen và làn da xanh xao. N hững điểm màu nâu có thể xuất hiện không đồng đều trên trán, thái dương và giữa mặt. Đôi khi những dấu hiệu xuất hiện quanh mắt hoặc qua mũi. Các vùng b ị tối có thể bị sạm đen hơn khi tiếp xúc với ánh sáng mặt trời. Nhưng những dấu hiệu này thường mờ nhạt hoàn toàn sau khi sinh. Một vài lưu ý dưới đây sẽ giúp chị em chăm sóc làn da và hạn chế sự nám da khi mang bầu. - N ám da sẽ càng trở nên tồi tệ hơn nếu bạn tiếp xúc quá nhiều với ánh nắng mặt trời. Bạn cần hạn chế để da tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng đặc biệt là vào thời điểm từ 10h sáng tới 3h chiều vì đó là lúc cường độ tia cực tím rất cao rất dễ làm cho da bị “tổn thương”. - Thường xuyên làm sạch da để hạn chế bã nhờn và tế bào da chết làm sạm da.
- - Ăn nhiều rau xanh, hoa quả, uống nhiều nước cũng là biện pháp tốt để chống lại hiện tượng nám da và giúp cho da sẽ giúp hạn chế đ ược vết nhăn. - Tăng cường các loại thực phẩm chứa nhiều canxi, vitamin A, C và E có nhiều trong sữa, cà rốt, cam, chanh, đu đủ, gấc, giá đỗ, đậu nành là những loại có dưỡng chất giúp làm đẹp da, trẻ hóa làn da, chống nám. Tránh những loại thực phẩm có hại cho làn da như: rượu, bia, thuốc lá, các loại thực phẩm cay, nóng.
- - D uy trì lối sống điều độ, vui tươi, hạn chế căng thẳng trong cuộc sống và công việc. - Tập luyện nhẹ nhàng để có sức khỏe khi mang bầu và cũng giúp
- điều tiết cho da thêm khỏe mạnh, hồng hào Luyện tập nhẹ nhàng vừa giúp bà bầu có sức khỏe khi sinh nở vừa giúp có làn da khỏe, đẹp hơn - Làm mặt nạ dưỡng da an to àn Các loại mặt nạ từ trái cây tươi vừa giúp làm đẹp hiệu quả, giúp thư giãn cho bà bầu lại rất an toàn. Bà b ầu có thể làm một số loại mặt nạ dưỡng da dưới đây: Mặt nạ khoai tây: Khoai tây rửa sạch, để cả vỏ rồi nghiền nát. Bọc khoai tay đã nghiền mịn vào lớp khăn mỏng và đắp lên mặt. Sau 15 phút rửa mặt thật sạch với nước. K hoai tây có chứa lycopene nên sẽ giúp làm m ờ vết thâm, làm da mềm mại hơn và sáng đẹp tự nhiên. Mặt nạ dưa chuột: D ưa chuột mát có tác dụng thanh lọc làn da, giúp se khít lỗ chân lông hiệu quả, tạo cảm giác thư thái. Bạn chỉ cần làm sạch dưa chuột, để cả vỏ và thái lát dưa chuột mỏng rồi đắp từng miếng lên mặt. Sau 15 phút rửa mặt thật sạch với nước.
- Mặt nạ cà chua: Cà chua chứa nhiều vitamin A, C, làm cho làn da thêm hồng hào. Cà chua có thể nghiền nhuyễn hoặc thái lát để đắp lên mặt. 15 phút sau, rửa lại mặt bằng nước sạch Ngoài sự thay đổi thường thấy trên thì phụ nữ mang thia cũng có một số biểu hiện về sự thay đổi làn da như sau: Ngứa ngáy N hiều phụ nữ mang thai có da bị ngứa, đặc biệt là xung quanh bụng và ngực trong tam cá nguyệt thứ hai và thứ ba. Điều này xảy ra khi da kéo giãn để thích ứng với sự tăng trưởng của cơ thể. Chứng ngứa bụng khi mang thai không nguy hiểm và thường kết thúc sau khi bạn sinh em bé, nhưng nó lại khiến nhiều phụ nữ cảm thấy khó chịu. Nếu bạn chỉ bị ngứa thông thường, bạn có thể đến gặp bác sĩ và được hướng dẫn dùng loại kem bôi ngoài da. Bạn cũng có thể khắc phục tình trạng này bằng cách dùng một miếng vải thấm vào một ít sữa ấm và áp nhẹ nó vào vùng da bị ngứa hoặc cho một nắm bột yến mạch vào bồn tắm với nước ấm (không được quá nóng). N ếu da bạn có kèm theo nổi mẩn ngứa và mọng nước, tốt nhất là nên đến bác sĩ. Đây có thể là một phản ứng tự miễn dịch gọi là gestationis pemphigoid (bệnh pemphigoid ở phụ nữ có thai) hoặc herpesgestationis (bệnh herpes thai nghén). Mặc dù không liên quan đến vi rút herpes nhưng nó vẫn có thể làm tăng nguy cơ sinh non và gây ảnh hướng xấu đến sức khỏe của em bé sau này, vì vậy bạn nên điều trị càng sớm càng tốt.
- N hiều phụ nữ vượt qua tình trạng ngứa bụng khi mang thai một cách dễ dàng mà không gặp phải bất kỳ ảnh hưởng xấu nào. Tất cả những gì họ cần chỉ là sử dụng các loại lotion có chứa calamine hoặc các loại kem bôi moisturizer. N hưng Tiến sĩ Marmur cũng cảnh báo rằng phụ nữ mang thai nên cẩn trọng với các kích ứng da có thể xảy ra, vì vậy, bạn cần tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ. Trong một số trường hợp, ngứa da trong thai kỳ có thể là một triệu chứng cho thấy thai phụ đang mắc phải các bệnh liên quan đến gan, chẳng hạn như cholestasis - bệnh ứ mật trong gan, có thể làm tăng nguy cơ sinh non hoặc gây ra một số nguy hiểm cho thai nhi.
- K hi thiên thần nhỏ ra đời, các bà mẹ sẽ thấy đó là điều xứng đáng nhất cho dù làn da có xấu đi đôi chút . Rạn da: K hi ngực và bụng phát triển, hầu hết phụ nữ phát triển các dấu hiệu căng da trên bụng và ngực. Kéo theo đó là những vệt rạn da xuất hiện. Tùy thuộc vào từng loại da khác nhau, chúng có thể mang màu hồng, nâu đỏ hoặc nâu sẫm, tùy vào màu da của từng người mẹ. Nhiều phụ nữ phát triển rạn da trên mông, đùi, hông ho ặc vú. Rạn da gây ra bởi những vết rách mô li ti nằm ngay dưới da khi da bị kéo căng. Không có cách nào để ngăn chặn vết rạn da khi mang thai. Chúng thường mờ dần và trở nên ít đáng chú ý sau khi sinh nở. G iải pháp: - H ạn chế việc da phải tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Khi ra đường, phải bôi các loại kem chống nắng có độ SPF cao, giúp bảo vệ da khỏi ánh nắng mặt trời; đ ội mũ, kính và khẩu trang đầy đủ. Không nên ra ngoài trong khoảng thời gian từ 11g-15g vì đây là thời gian tia tử ngoại hoạt động rất mạnh.
- - Ăn nhiều rau xanh, hoa quả, uống nhiều nước cũng là biện pháp tốt để chống lại hiện tượng nám da.
- - K hông nên áp dụng các biện pháp chữa trị nám da trong thời gian mang thai vì sẽ ảnh hưởng tới thai nhi. Hãy chờ đến khi cai sữa cho trẻ mới bắt đầu việc phục hồi và chữa trị cho da. - Uống nhiều nước cũng rất giúp bạn duy trì sức sống cho làn da. Cần uống ít nhất 8 cốc nước mỗi ngày. Chống khô và bảo vệ làn da. Ngoài sự thay đổi thường thấy trên thì phụ nữ mang thia cũng có một số biểu hiện về sự thay đổi làn da như sau: Thay đổi ở móng: Đối với một số phụ nữ, hormone thai kỳ có thể gây ra những thay đổi trong móng tay và móng chân. N hững thay đổi này bao gồm sự tăng trưởng nhanh của móng; móng tay trở nên giòn ho ặc mềm. Mạch máu nhỏ dưới bề mặt da: Việc tăng lưu lượng máu trong thai kỳ gây nên các mạch máu nhỏ ẩn dưới bề mặt da. N goài ra, kích thích tố còn làm tăng tuyến dầu d ưới da. Điều này có thể khiến khuôn mặt của bạn sáng bóng. Da chân hơi xanh: Đối với một số phụ nữ (đặc biệt những người sống ở vùng khí hậu lạnh), tăng kích thích tố có thể gây ra sự đổi màu tạm thời trên chân.Điều này thường biến mất sau khi sinh. Sọc tối trên bụng: Đối với nhiều phụ nữ, thêm sắc tố (màu) trong da gây ra các vệt tối xuất hiện, chạy từ rốn đến vùng mu. Các vệt sọc này mất dần sau khi sinh. Mặt ‘húp híp’: Trong tam cá nguyệt thứ b a, mí mắt và khuôn mặt của bạn có thể trở nên sưng húp, thường vào buổi sáng. Điều này là do máu lưu thông
- tăng lên và thường là vô hại. Nhưng nếu bạn có bọng ở mặt cùng với sự tăng cân đột ngột, hãy đi khám bác sĩ để loại bỏ những vấn đề tiềm ẩn khác. Phát ban: N hiều phụ nữ đổ mồ hôi nhiều trong khi mang thai bởi vì nội tiết tố ảnh hưởng đến các tuyến mồ hôi. Điều này có thể làm tăng cơ hội cho chứng phát ban nhiệt. Cuối thai kỳ, một số phụ nữ cũng phát triển vô hại chứng ngứa da gà đ ỏ trên bụng. Nó cũng có thể lây lan đến mông, tay, chân, gây khó chịu. Lòng bàn tay ng ứa, ửng đỏ: Tăng trọng hormone estrogen có thể khiến lòng bàn tay của bạn trở thành đỏ và ngứa. Đối với một số phụ nữ, điều này cũng có thể ảnh hưởng đến lòng bàn chân của họ. Giống như hầu hết các thay đổi da xảy ra trong thai kỳ, chứng đỏ lòng bàn tay – bàn chân thường mất dần sau khi sinh. G iãn tĩnh mạch mạng nhện: Một số phụ nữ mang thai có tĩnh mạch trên mặt, cổ, ngực, hoặc cánh tay, do máu lưu thông tăng lên cộng với thay đổi nội tiết tố. Chúng gồm những đốm nhỏ màu đỏ có đường nhánh. Những dấu hiệu trên sẽ biến mất hoặc mờ dần sau khi sinh. Tàn nhang, nốt ruồi và những điểm da sạm: Trong hầu hết phụ nữ mang thai, thay đổi nội tiết khiến da của họ tối hơn những phụ nữ khác. Điều này có thể thấy rõ ràng ở những nốt tàn nhang, nốt ruồi, núm vú, quầng vú, đùi bên trong và môi lớn (mô sinh dục bên ngoài của âm đạo). Một số điểm sạm này có thể mờ dần sau khi sinh. Nhưng các vùng da này dường như vẫn đậm hơn so với trước khi mang thai. Tất cả sự thay đổi trên không có gì là đ áng sợ vì bất kì phụ nữ nào trong cuộc đời đều phải trải qua nên những chị em nào đang mang thai thì đừng quá lo lắng nhé
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bật mí bí quyết làm sạch cọ trang điểm tức thì
10 p | 154 | 28
-
Bí quyết giữ làn da đẹp ở độ tuổi 20
1 p | 160 | 14
-
Bật mí "chiêu thức" để có làn da đẹp mỹ mãn
7 p | 100 | 11
-
Bật mí bí quyết sơn móng tay không bị lem ố
21 p | 125 | 9
-
6 tips chăm sóc mái tóc xoăn cho các cô nàng
4 p | 113 | 9
-
Bật mí bí quyết trị thâm nách cực chuẩn
11 p | 101 | 7
-
Bật mí bí quyết trang điểm cho mùa đông thêm xinh
8 p | 85 | 7
-
Trà My bật mí bí quyết chăm sóc "gò bồng đảo" lý tưởng
8 p | 79 | 7
-
Bật mí bí quyết giúp tóc mọc nhanh
17 p | 95 | 6
-
Bật mí bí quyết trang điểm cho cô nàng da ngăm đen
14 p | 87 | 6
-
Bật mí bí mật làm đẹp từ sữa chua
4 p | 57 | 5
-
6 tips chăm sóc tóc xoăn cho các cô nàng
6 p | 114 | 5
-
Bật mí bí quyết để có khuôn mặt đẹp toàn diện
12 p | 102 | 4
-
Bật mí bí quyết trang điểm theo màu tóc
21 p | 73 | 4
-
Bật mí mẹo uốn mi cong gợi cảm chỉ trong 3 phút
6 p | 61 | 4
-
NÂNG NIU SUỐI TÓC
5 p | 65 | 3
-
5 bí quyết chế mặt nạ dưỡng da dễ làm
4 p | 52 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn