intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bầu to, có tốt?

Chia sẻ: Van Tien | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

48
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tôi có chị bạn mới cưới đầu năm nay. Hôm bữa hai vợ chồng sang chơi, thấy bụng chị đã vượt quá mặt. Hỏi ra mới biết, chị đang mang bầu tháng thứ tư nhưng đã tăng gần 10kg và thai nặng gần 2kg. Chị “khoe” rằng, đã tẩm bổ ngay từ trước khi mang thai…

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bầu to, có tốt?

  1. Bầu to, có tốt? (bau.vn) Tôi có chị bạn mới cưới đầu năm nay. Hôm bữa hai vợ chồng sang chơi, thấy bụng chị đã vượt quá mặt. Hỏi ra mới biết, chị đang mang bầu tháng thứ tư nhưng đã tăng gần 10kg và thai nặng gần 2kg. Chị “khoe” rằng, đã tẩm bổ ngay từ trước khi mang thai… Tâm lý chung của các cặp vợ chồng lần đầu mang thai là rất vui mừng và có sự chuẩn bị khá chu đáo. Các bà mẹ luôn quan niệm phải ăn cho hai người nên ra sức bồi bổ với một chế chộ đặc biệt. Ngoài những
  2. bữa chính với đầy đủ ngũ cốc và thức ăn, họ còn không quên ăn thêm nào là trứng ngỗng, vịt lộn, sữa bà bầu, phở, hoa quả và vô số các loại đồ ăn vặt. Không những thế, chị em còn được các đức lang quân động viên… ăn nhiều hơn nữa, kiểu như: “Em phải tẩm bổ nhiều vào người cho mẹ khỏe, con khỏe” hay “ Lỡ béo một tí cũng chẳng sao, sinh xong là gầy lại ngay thôi”... Do vậy khi thai mới được 4 – 5 tháng, không ít chị đã khệ nệ đeo “trống làng” khắp nơi, cứ như chuẩn bị sinh đến nơi. Trường hợp của chị bạn tôi, nửa tháng sau đi khám thai, bác sĩ khuyên chị phải ngừng ăn và tẩm bổ, đề phòng thai to sẽ khó nở và dễ bị mắc bệnh tiểu đường. sinh Thực ra, chưa nói đến việc sinh đẻ nguy hiểm, thai to đã khiến các bà bầu khá mỏi mệt, nhất là trong những ngày hè oi bức này. Các bác sĩ khuyến cáo, nếu thai quá to, cổ tử cung giãn rộng và chèn vào cơ hoành gây khó thở, chèn vào tĩnh mạch vùng chậu, gây phù
  3. chân. Chưa kể, mẹ cũng có thể bị các bệnh như tim mạch, tiểu đường. Thai to khiến các mẹ phải sinh mổ. Nếu sinh thường sẽ rất khó khăn, mẹ mất sức nhiều hơn, tổn thương phần mềm như rách âm hộ, âm đạo, cổ tử cung, mất nhiều máu và sau sinh, mẹ cũng khó lấy lại được vóc dáng. Do đó trong thai kỳ, nếu bạn gầy một chút chỉ nên tăng từ 12 – 18kg, người vừa cân bình thường là từ 11 – 15kg, với người hơi béo, chỉ cần tăng từ 6 – 11kg. Với thai nhi, to quá khiến việc chuyển dạ của mẹ gặp nhiều khó khăn. Sinh ra khó khăn, các bé cũng dễ bị chấn thương như gãy tay, gãy xương đòn. Do đầu thai nhi to, không lọt thấp, gây rối loạn các cơn co, thai phụ cũng dễ bị vỡ tử cung. Ngay cả khi đầu thai nhi đã lọt thấp xuống, quá trình sinh nở vẫn diễn tiến chậm, đầu dễ bị chèn ép vào khung chậu, xương vai mắc kẹt ở khoang chậu mẹ. Nếu xử lý không kịp thời, có thể con sẽ bị ngạt, dễ gây tử vong. Hơn nữa, thai
  4. nhi to cũng dễ bị phì đại các cơ quan trong cơ thể, gây ra những bất thường ở buồng tim, dẫn đến xác suất tử vong cao khi ở trong bụng mẹ. Theo các chuyên gia, những bé sinh nặng cân, sau sinh thường dễ bị hạ đường huyết và có thể dẫn đến hàng loạt những nguy hiểm như hạ thân nhiệt, suy hô hấp, suy hệ tuần hoàn. Nguy hiểm hơn, bé có thể bị xuất huyết não dẫn đến bại não. Trẻ sơ sinh thừa cân thường có nguy cơ bị bệnh tiểu đường nhiều hơn các bé khác. Với trẻ em Việt Nam, cân nặng hợp lý khi sinh ra là khoảng từ 2,8kg trong – 3kg. Mong muốn cho con thật sự khỏe mạnh và thông minh là điều bình thường của các bà mẹ. Tuy nhiên, chiều cao, cân nặng và sự phát triển của bé phụ thuộc vào cấu trúc gen của bé cũng như điều kiện sống sau sinh. Chế độ dinh dưỡng trong bụng mẹ không ảnh hưởng nhiều tới sự phát triển của em bé sau này. Thế nên khi mang thai, bạn cần cân nhắc trong chế độ
  5. dinh dưỡng, chăm sóc mình và thai nhi sao cho phù hợp nhất bởi không phải cứ mẹ to – con to đều là tốt cả. Phương Dung - tạp chí Bầu
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2