intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bảy nguyên nhân phá hỏng cuộc phỏng vấn xin việc

Chia sẻ: Nguyen Nhi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

177
lượt xem
44
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Chuẩn bị chu đáo trước buổi phỏng vấn là bước quan trọng khi đi xin việc. Tuy nhiên, có rất nhiều người đã vô tình mắc phải những lỗi nhỏ mà họ cho là có thể bỏ qua, nhưng họ không biết rằng đó lại chính là nguyên nhân khiến họ bị loại.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bảy nguyên nhân phá hỏng cuộc phỏng vấn xin việc

  1. Bảy nguyên nhân phá hỏng cuộc phỏng vấn xin việc Chuẩn bị chu đáo trước buổi phỏng vấn là bước quan trọng khi đi xin việc. Tuy nhiên, có rất nhiều người đã vô tình mắc phải những lỗi nhỏ mà họ cho là có thể bỏ qua, nhưng họ không biết rằng đó lại chính là nguyên nhân khiến họ bị loại. Sau đây là những lỗi bạn nên chú ý để tránh mắc phải:
  2. 1. Đến muộn: Khi đi phỏng vấn, bạn nên đến đúng giờ, hoặc sớm hơn một vài phút để tạo ấn tượng tốt với các nhà tuyển dụng. Việc đến muốn không chỉ chứng tỏ bạn là người thiếu chuyên nghiệp mà còn thể hiện bạn không coi trọng kế hoạch làm việc của họ. Việc đến đúng giờ còn là một yếu tố để đánh giá khả năng hoàn thành công việc đúng thời hạn của bạn, điều mà bất kỳ một công việc việc cũng đòi hỏi. Thêm vào đó, việc đến muộn có thể là nguyên nhân khiến bạn bỏ lỡ mất cuộc phỏng vấn nếu như các nhà tuyển dụng đã có cuộc hẹn khác ngay sau đó. 2. Thái độ bất lịch sự với lễ tân hoặc trợ lý: Nhiều người nghĩ rằng sẽ chẳng có vẫn đề gì nếu mình có thái độ thiếu lịch sự với người trợ lý khi họ đang sắp xếp buổi phỏng vấn, hoặc tỏ vẻ khó chịu với nhân viên lễ tân khi họ vô tình đọc sai tên bạn. Bạn cho rằng những người này không có quyền đưa ra quyết định có tuyển dụng bạn hay không, Thế nhưng, đáng ngạc nhiên là, trong một cuộc thăm dò ý kiến do Robert Half thực hiện, khi 10 nhà tuyển dụng được hỏi về điều này, sáu trong số họ đều cho biết, họ coi ý kiến của trợ lý và nhân viên là kênh thông tin quan
  3. trọng khi đánh giá năng lực của những người đến tuyển dụng. Vì thế, hãy nhớ tỏ ra lịch thiệp và tôn trọng bất cứ ai bạn tiếp xúc trong suốt quá trình đi phỏng vấn. 3. Hành động như thể bạn là người duy nhất: Hãy thử hình dung cảnh tưởng: Sau khi ghi tên tham gia phỏng vấn, bạn liền gọi cho bạn của bạn kể tỉ mỉ về bữa tiệc tối hôm qua bạn tham dự. Bạn nói to bất chấp sự có mặt của mọi nhân viên trong văn phòng. Mọi người dù không thích nhưng vẫn phải nghe bạn nói. Rõ ràng, bạn đã tạo ấn tượng không tốt cho người khác. Vì thế, thay vì làm việc đó, cách tốt nhất là bạn nên ngồi chờ ngoài tiền sảnh và tìm hiểu kỹ những tài liệu về công ty. Làm như vậy, bạn sẽ thể hiện được sự nhã nhặn, lịch thiệp của mình trong mắt người khác, đồng thời giúp bạn biết thêm nhiều thông tin về công ty và những điều họ đang cần. 4. Thiếu sự chuẩn bị khi đi phỏng vấn: Có quá nhiều người đi phỏng vấn nhưng lại không chuẩn bị chu đáo Họ cho rằng phỏng vấn chỉ là thủ tục, vì thế họ không những có thể vượt qua vòng
  4. phỏng vấn một cách dễ dàng mà còn tạo ấn tượng mạnh trong lòng nhà tuyển dụng. Thế nhưng, thực tế là, một người tìm việc thông minh là người biết dành nhiều thời gian để tìm hiểu trước những câu hỏi mà nhà tuyển dụng có thể hỏi để có thể trả lời một cách tự tin trong suốt buổi phỏng vấn. Bạn cũng tìm hiểu trước về nhà tuyển dụng để có thể thể hiện tốt những kỹ năng của bản thân nhằm chứng tỏ mình phù hợp với công việc, cũng như tỏ rõ sự quan tâm của bạn đối với công ty và đối với vị trí họ tham gia tuyển dụng. 5. Tỏ vẻ kiêu ngạo: Tự tin là chiếc chìa khóa để dẫn đến thành công, nhưng quá lạm dụng điều này để làm nổi bật bản thân mình thì không nên. Khoe khoang khả năng của bản thân, nói những câu sáo rỗng như " Tôi đã từng là nhân viên tốt nhất ở công ty trước", chỉ khiển nhà tuyển dụng đánh giá bạn là kẻ kiêu ngạo mà thôi. Và vô tình bạn đã gây trở ngại cho chính bản thân mình khi làm việc với những người khác. 6. Không đưa ra câu hỏi:
  5. Sau khi hoàn thành buổi phỏng vấn, nhà tuyển dụng thường sẽ hỏi xem liệu bạn có bất kỳ thắc mắc gì không. Câu trả lời bạn nên đưa ra là “có”. Tuy nhiên bạn không nên đặt ra những câu hỏi nhạy cảm như: “Công việc này có mức lương là bao nhiêu”, “Tôi có bao nhiêu ngày nghỉ trong năm”. Mặc dù việc trả lương và khen thưởng xứng đáng với những gì bạn đã làm là một yêu tố quan trọng, nhưng bạn chỉ nên đề cập đến vấn đề này nếu như nhà tuyển dụng thực sự muốn biết. Những vấn đề bạn nên hỏi trong buổi phỏng vấn đầu tiên thường là: “Công việc chính của tôi là gì?”, “Quyền hạn lớn nhất của tôi trong công việc này là gì?” , “Công việc cụ thể tôi phải làm trong một ngày là gì?”. 7. Không chủ động liên lạc: Thậm chí ngay cả khi bạn cảm thấy mình đã thực hiện bài phỏng vấn rất hoàn hảo, thì bạn cũng không nên quay trở về và chỉ ngồi chờ cho đên khi nhà tuyển dụng gọi cho bạn. Hãy chủ động gửi thư cho họ ngay sau khi phỏng vấn. Việc làm này vừa có thể giúp bạn cảm ơn họ, đồng thời có thể khẳng định bạn thực sự rất quan tâm đến công việc này.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1