intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bé 11 tháng tuổi sống thực vật vì tắc trách của điều dưỡng

Chia sẻ: Hanh My | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

86
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đi lại, ăn uống bình thường trước khi nhập viện, song hiện tượng ngưng tim sau khi mổ lồng ruột khiến bé An Khoa liệt chân tay, không thể bú. Phụ huynh cho rằng bé bị như vậy là do điều dưỡng trực tắc trách. Đến sáng nay, bệnh lồng ruột đã khỏi nhưng bé Nguyễn Hoàng An Khoa (tạm trú ở Hóc Môn, TP HCM) vẫn còn nằm tại khu lưu trú khoa Ngoại tổng hợp, Bệnh viện Nhi Đồng 1, trong tình trạng tay chân không cử động, mắt trợn ngược, nuốt rất khó từng thìa sữa. ...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bé 11 tháng tuổi sống thực vật vì tắc trách của điều dưỡng

  1. Bé 11 tháng tuổi sống thực vật vì tắc trách của điều dưỡng Đi lại, ăn uống bình thường trước khi nhập viện, song hiện tượng ngưng tim sau khi mổ lồng ruột khiến bé An Khoa liệt chân tay, không thể bú. Phụ huynh cho rằng bé bị như vậy là do điều dưỡng trực tắc trách. Đến sáng nay, bệnh lồng ruột đã khỏi nhưng bé Nguyễn Hoàng An Khoa (tạm trú ở Hóc Môn, TP HCM) vẫn còn nằm tại khu lưu trú khoa Ngoại tổng hợp, Bệnh viện Nhi Đồng 1, trong tình trạng tay chân không cử động, mắt trợn ngược, nuốt rất khó từng thìa sữa.
  2. Chị Phương và bé Khoa. Ảnh: Thiên Chương. Chị An Thị Phương, mẹ của bệnh nhi cho hay, trưa ngày 14/12, sau khi cô giáo gọi điện thoại báo bé bị ói và đau bụng, gia đình đưa đến phòng mạch tư khám, chẩn đoán rối loạn tiêu hóa và cho thuốc uống. Chiều ngày 15, thấy bé vẫn còn đau và ói nên gia đình chuyển vào Bệnh viện Nhi Đồng 1. Tại đây các bác sĩ chẩn đoán bé bị lồng ruột (ruột quấn vào nhau). Ca mổ được tiến hành lúc 1h30 sáng ngày 16/12. Sau đó bé được đưa ra phòng hồi sức cách ly. Đến 5h sáng cùng ngày, giờ cho thân nhân vào thăm, chị Phương đến chỗ con mới phát hiện cháu toàn thân lạnh toát và tím đen.
  3. “Thấy con như thế, tôi vội quay qua gọi một cô điều dưỡng đang ngồi cách đấy hơn một mét, thì cô này gắt: ’Làm sao mà phải kêu, kêu cái gì mà kêu’ rồi tiếp tục ngồi viết viết gì đó. Chừng hai phút sau, bà của cháu kiểm tra thấy tim không đập, chúng tôi phải gọi một lần nữa thì các cô mới đến xem và đưa cháu bé đi làm cấp cứu”, chị Phương kể. Chị Phương cho rằng, hành vi của cô điều dưỡng là vô trách nhiệm, thiếu lương tâm, không đúng với tinh thần “lương y như từ mẫu”. “Chính thái độ này đã khiến bé bị thiếu oxy lên não và lâm vào tình trạng đời sống thực vật như hiện nay”, mẹ cháu bé bức xúc. Trao đổi với VnExpress.net, đại diện ban giám đốc Bệnh viện Nhi Đồng 1 cho biết, bệnh viện đã lập hội đồng làm rõ sự việc và đưa ra những kết luận: Thứ nhất, bệnh nhi bị ngưng tim là do diễn tiến nặng trong quá trình bệnh lý. Thứ hai, điều dưỡng trực rạng sáng hôm ấy chưa thực sự quan tâm đúng mức đến việc báo động bệnh của thân nhân bệnh nhân. Theo bác sĩ Đào Trung Hiếu, Phó giám đốc Bệnh viện, kiêm Trưởng khoa Ngoại tổng hợp, bé Khoa nhập viện với tình trạng lồng ruột muộn, có biến chứng mất nước, rối loạn điện giải, nhiễm trùng nhiễm độc đường tiêu hóa do phân ứ từ hiện tượng lồng ruột gây nên.
  4. Sau chẩn đoán, dù bệnh nhân bị sốc, các bác sĩ vẫn chỉ định mổ cấp cứu lúc 1h30 ngày 16/12 (tức sau 3 giờ nhập viện) vì nếu không mổ, bé sẽ tử vong. Tuy nhiên các bác sĩ của êkip mổ đã không thông báo tình trạng sốc với gia đình mà chỉ cho biết bệnh trạng và phải phẫu thuật. Cuộc phẫu thuật tiến hành khoảng nửa giờ. Đánh giá của các bác sĩ lúc ấy cho thấy, việc chữa lồng ruột hoàn tất. Bệnh nhi được chuyển đến phòng hồi sức cách ly để được theo dõi. Tuy nhiên khoảng 3 tiếng đồng hồ sau phẫu thuật, tình trạng ngưng tim xảy ra. Theo đánh giá của bệnh viện, tình trạng ngưng tim là do diễn tiến nặng của bệnh lý dẫn đến. Bệnh viện cũng thừa nhận, việc phát hiện ngưng tim là do người nhà chứ không phải do cán bộ trực. Trong cuộc họp chiều 21/1, ban giám đốc Bệnh viện Nhi Đồng 1 khẳng định, điều dưỡng trực rạng sáng hôm ấy chưa thực sự quan tâm đúng mức việc tình trạng báo động bệnh của thân nhân. Bệnh viện sẽ xem xét và sẽ kỷ luật nghiêm đối với cá nhân này. Chưa thể xác định rõ thời gian bé bắt đầu ngưng tim là khi nào và hiện tượng ngưng tim kéo dài trong bao lâu, tuy nhiên bệnh viện khẳng định, nguyên nhân khiến bé bị liệt người là do não bị tổn thương bởi thiếu ôxy não, thiếu máu não.
  5. Trong buổi tiếp xúc với VnExpress.net sáng nay, mẹ bệnh nhi nghẹn ngào ôm con và cho rằng, chị dứt khoát không cho con xuất viện dù bệnh lồng ruột đã được chữa khỏi. "Bệnh viện phải có trách nhiệm trong vụ việc và phải chữa trị cho con tôi bình phục", chị Phương nói. Cũng theo chị Phương, từ khi xảy ra vụ việc đến nay, cô điều dưỡng trực hôm ấy vẫn cố tình tránh mặt vợ chồng chị
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2