intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bé bị táo bón: Khi nào cần đến gặp bác sỹ?

Chia sẻ: Tran Ngoc Han | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

53
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

.Nếu các triệu chứng táo bón kéo dài hai tuần hoặc nhiều hơn tức là con bạn bị táo bón mãn tính cần được chữa trị sớm. Táo bón ở trẻ em là hiện tượng khá phổ biến và thông thường không cần quá lo lắng bởi chỉ cần thay đổi cho trẻ thói quen sinh hoạt và cải thiện chế độ ăn uống là sẽ khỏi. Tuy nhiên, với trẻ bị táo bón mãn tính thì cần được tới bác sỹ để trị dứt điểm. Bởi táo bón kéo dài trên một tuần thì việc thay đổi chế độ...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bé bị táo bón: Khi nào cần đến gặp bác sỹ?

  1. Bé bị táo bón: Khi nào cần đến gặp bác sỹ?
  2. Nếu các triệu chứng táo bón kéo dài hai tuần hoặc nhiều hơn tức là con bạn bị táo bón mãn tính cần được chữa trị sớm. Táo bón ở trẻ em là hiện tượng khá phổ biến và thông thường không cần quá lo lắng bởi chỉ cần thay đổi cho trẻ thói quen sinh hoạt và cải thiện chế độ ăn uống là sẽ khỏi. Tuy nhiên, với trẻ bị táo bón mãn tính thì cần được tới bác sỹ để trị dứt điểm. Bởi táo bón kéo dài trên một tuần thì việc thay đổi chế độ ăn không có tác dụng. Táo bón làm trẻ bị chướng bụng, ảnh hưởng đến sức khỏe như kém ăn, gầy sút, suy dinh dưỡng, kèm theo nôn... Các triệu chứng táo bón ở trẻ sơ sinh là: - Bé đi tiêu có phân lẫn máu - Bé khóc hoặc la hét trong khi đi tiêu. - Bé sợ hãi hoặc trốn tránh vào nhà vệ sinh - Bé đi tiêu ít hơn 3 lần mỗi tuần.
  3. - Bé chán ăn - Thường xuyên đau bụng và đầy hơi - Phân cứng, lớn và khô hơn bình thường Nếu các triệu chứng này kéo dài hai tuần hoặc nhiều hơn tức là con bạn bị táo bón mãn tính. Các nguyên nhân phổ biến của táo bón là: - Trẻ không có chế độ ăn uống lành mạnh với đủ chất xơ, bao gồm ngũ cốc, ngũ cốc, trái cây và rau quả. - Trẻ không uống đủ chất lỏng bao gồm sữa, nước và nước trái cây. - Trẻ ăn nhiều bánh kẹo và món tráng miệng có nhiều chất béo và đường tinh chế không chứa chất xơ dẫn đến táo bón.
  4. - Nếu trẻ bị bệnh hoặc đang dùng thuốc cũng có thể gây táo bón. - Chuyển đổi cho bé ăn từ sữa mẹ sang sữa bột hay thức ăn đặc có thể dẫn đến táo bón tạm thời. - Trẻ mải chơi quên cả đi tiêu làm phân tích tụ trong ruột lâu ngày dẫn đến táo bón. Trẻ bị đau đớn, thậm chỉ chảy máu khi đi tiêu khiến chúng khiếp sợ và trốn tránh việc phải đi cầu một lần nữa. Khi cho trẻ đi khám bác sỹ, để việc khám và điệu trị một cách chuẩn xác nhất, cha mẹ hãy lưu ý cung cấp các thông tin sau: - Thời gian trẻ đi tiêu, ngày mấy lần - Trẻ đi tiêu hết bao nhiêu phút - Phân của trẻ trông như thế nào (to và cứng, nhỏ như phân dê hay có lẫn máu không?) Với bất kỳ thay đổi bất thường trong phân của con bạn hoặc hành vi
  5. cũng nên được thông báo với bác sỹ. Điều trị táo bón ở trẻ - Cho trẻ ăn uống đủ số lượng, uống nhiều nước, ăn các loại thực phẩm nhuận tràng như: khoai lang, rau đay, rau mồng tơi, chuối chín, đu đủ, nước cam... Hạn chế cho trẻ ăn những thực phẩm gây táo bón như: ổi xanh, cà rốt, hồng xiêm, táo. - Xoa bụng cho trẻ theo khung đại tràng từ phải sang trái, 3-4 lần/ngày giữa 2 bữa để kích thích tăng nhu động ruột. - Tập cho trẻ thói quen đi tiêu theo giờ - Nếu trẻ khó khăn đi tiêu, mẹ có thể trợ giúp bằng cách xịt chút nước vào hậu môn trẻ, hoặc thụt bằng mật ong hoặc dùng thuốc theo chỉ dẫn của bác sỹ. Tuy nhiên, biện pháp thụt hậu môn nên sử dụng là biện pháp cuối cùng sau khi đã áp dụng những cách trên mà không hiệu quả.
  6. - Cho trẻ khám bác sỹ để được điều trị dứt điểm bằng thuốc.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2