intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bé không cần cha mẹ nữa

Chia sẻ: Nguyen Hoang Phuong Uyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

72
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Lâu nay bạn là trung tâm của con mình. Bạn chuyên giải đáp cho nó về mọi thứ. Nhưng bây giờ, hãy xét kỹ mình mà xem, có phải bạn thấy hơi ghen tỵ một chút khi con mình tìm lời giải đáp từ người khác? Khi trẻ đi mẫu giáo và học lớp 1, chúng hiểu rằng những thần tượng của chúng như Mẹ và Bố không biết hết mọi thứ. Bây giờ nó coi cô giáo là nhất! Ðôi khi cháu còn dạy ngược lại bạn hoặc lúc nào cũng khăng khăng điều gì đó là đúng...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bé không cần cha mẹ nữa

  1. Bé không cần cha mẹ nữa
  2. Lâu nay bạn là trung tâm của con mình. Bạn chuyên giải đáp cho nó về mọi thứ. Nhưng bây giờ, hãy xét kỹ mình mà xem, có phải bạn thấy hơi ghen tỵ một chút khi con mình tìm lời giải đáp từ người khác? Khi trẻ đi mẫu giáo và học lớp 1, chúng hiểu rằng những thần tượng của chúng như Mẹ và Bố không biết hết mọi thứ. Bây giờ nó coi cô giáo là nhất! Ðôi khi cháu còn dạy ngược lại bạn hoặc lúc nào cũng khăng khăng điều gì đó là đúng vì "Cô giáo con nói vậy mà". Có khả năng phán đoán, trẻ em bắt đầu nhìn lại cha mẹ chúng và đánh giá theo một cách khác. Phản ứng không tốt của cha mẹ giai đoạn này sẽ ảnh hưởng lâu dài đến thái độ của bé trong nhà trường, ngăn cản lòng ham hiểu biết, khám phá những điều mới lạ. Thật ra, một cách vô thức, lúc này bạn muốn duy trì sự tác động độc quyền của mình đối với bé, không chịu thua trí một giáo viên nào. Sự thật là... Hãy nhớ lý do bạn cho con đi học: bạn muốn nó hiểu biết. Một đứa bé nhận thức được rằng bố mẹ không phải lúc nào cũng đúng là đã rất phát triển khả năng tự suy nghĩ. Tuy nhiên, một đứa bé sẽ bị bối rối khi cháu được nhận những câu trả lời khác nhau, thầy cô giáo nói khác và bố mẹ nói khác. Trẻ em ở tuổi này không thể hiểu được các cách nhìn nhận khác nhau. Vì thế, bạn hãy cố đừng nổi nóng khi con bạn
  3. nói: "Mẹ nói sai!". Thay vì nổi nóng, hãy lấy dịp đó làm cơ hội để chỉ cho cháu cách thừa nhận một sai lầm của mình sao cho thật lịch sự, khiêm nhường. Rồi bảo cháu rằng ai đúng cũng không quan trọng bằng thông tin cháu có được. Nếu bạn bực bội hay buồn phiền, cháu sẽ kết luận ngay rằng bạn không thực lòng muốn cháu học hỏi. Thế giới này quá to lớn cho một đứa bé trong những ngày đầu đến trường. Nên khi các em về nhà và hào hứng kể về những gì mới học được, bạn đừng làm cháu hụt hẫng, thất vọng. Ðiều đó rất quan trọng! Nếu con bạn nói: "Chẳng biết con mèo có sống dưới nước không?" Bạn đừng vội cười bảo cháu sai. Con bạn nói những điều cháu không hiểu rõ. Cháu nghĩ cô giáo cũng dạy như vậy. Bạn hãy nói tự nhiên: "Ủa, mẹ tưởng con mèo phải sống trên cạn chứ!" Vì thế, bạn hãy yên tâm, con bạn vẫn còn là của bạn. Khi "nhà tư tưởng độc lập tí hon" của bạn đi học về, cháu lại háo hức chia sẻ với bạn thật nhiều ý tưởng và thông tin. Bạn có cả cuộc đời phía trước để cùng học hỏi với con mình. Có thái độ tích cực Sự hào hứng của con bạn về những khám phá mới lạ của cháu quan trọng hơn việc sửa sai kiến thức của cháu. Hãy cho qua những chi tiết nhỏ nhặt đó và nói cho cháu biết bạn rất hạnh phúc khi nó ham học hỏi. Bạn nên dùng một số bí quyết sau:
  4. Nghiên cứu: dù bạn có nhiều hiểu biết về châu Âu hay châu Mỹ, cứ quên chuyện đó đi mà bắt đầu từ một phần cháu bé mới học. Rồi chỉ cho con bạn Việt Nam nằm ở đâu trên bản đồ, bày cháu đọc tên các đại dương... Thừa nhận: nếu con bạn bắt lỗi bạn ("bố sai rồi, con báo đốm không phải là loài thú chạy nhanh nhất trên mặt đất), bạn hãy nói: "Ô trời ơi, vậy là bố sai rồi. Chắc bố phải đọc lại trong sách quá! Nói cháu chia sẻ với bạn những gì đã học ở trường. Tổ chức: nếu cháu bày cho bạn một điều bạn không biết, nhớ cám ơn cháu và nói rằng đời này thật là hạnh phúc nếu có nhiều người xung quanh giúp bạn học hỏi nhiều điều. Tôn trọng: nếu cô giáo của con bạn dạy sai, đừng nhận xét khả năng và trí thông minh của cô ấy. Lúc phát hiện ra, chỉ nên nói:"Cô giáo con biết rất nhiều thứ
  5. nhưng hình như trong trường hợp này thì cô không đúng. Ai cũng có lúc sai lầm mà, mẹ với con vẫn sai hoài, sau này vẫn còn sai nữa." Làm xao lãng: Nếu con bạn cứ khăng khăng 1 kg bông gòn nặng hơn 1 kg sắt vì bông gòn trông nhiều hơn thì bạn đừng cãi nhau với nó. Hãy chuyển hướng bằng một ván bài hay mở tủ lạnh lấy trái cây ra ăn.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2