intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Dạy con phê bình tế nhị

Chia sẻ: Nguyen Uyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

76
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

“Màu này xấu quá, mẹ đừng mặc nữa!”, “Tóc mẹ uốn xù ghê lắm!”… Những lời bình phẩm vô tư của bé Ngọc làm cho chị An tức giận quát con bé: “Con nít biết gì mà chê với khen”. Thực ra, những lời nhận xét của bé Ngọc rất chân thật, thể hiện sự phát triển nhận thức về thẩm mỹ của trẻ. Nói ra điều đó không có nghĩa là bé Ngọc cố làm tổn thương mẹ. Vì thế, trong trường hợp này chị An không nên la mắng con, mà cần giúp bé Ngọc biết cách...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Dạy con phê bình tế nhị

  1. Dạy con phê bình tế nhị
  2. “Màu này xấu quá, mẹ đừng mặc nữa!”, “Tóc mẹ uốn xù ghê lắm!”… Những lời bình phẩm vô tư của bé Ngọc làm cho chị An tức giận quát con bé: “Con nít biết gì mà chê với khen”. Thực ra, những lời nhận xét của bé Ngọc rất chân thật, thể hiện sự phát triển nhận thức về thẩm mỹ của trẻ. Nói ra điều đó không có nghĩa là bé Ngọc cố làm tổn thương mẹ. Vì thế, trong trường hợp này chị An không nên la mắng con, mà cần giúp bé Ngọc biết cách thể hiện suy nghĩ của mình, phê bình một cách tế nhị để người khác dễ chấp nhận và tiếp thu. Ở độ tuổi 6-10, trẻ không chỉ tiếp thu mà còn muốn thể hiện sự quan tâm, ý kiến của mình dành cho người thân, nhất là bố mẹ. Bố mẹ đừng chờ đến khi con lên tiếng nhận xét mà trước đó, hãy nói chuyện, giải thích mọi điều liên quan đến “bình luận, bình phẩm” cho con hiểu. Khi sinh con gái đầu lòng tôi cũng chưa có kinh nghiệm về cách nuôi dạy con nên hay bị con “bình phẩm” tương tự như bé Ngọc. Mùa Noel khi con gần bảy tuổi, ở nhà làm gì chúng tôi cũng cho bé Ti tham gia, trong đó có việc trang trí cây Noel. Đến khi qua nhà ông bà nội, vì ông bà già nên không thể trang trí cây thông phía trên cao, con bé thấy liền chê ngay: “Ông bà trang trí gì mà xấu quá, trên thiếu, dưới thừa!”. Nghe con bé nói ông bà phì cười, nhưng đó là lần đầu tiên con bé biết góp ý nên tôi bắt đầu lo lắng.
  3. Lần thứ hai, một người bạn của tôi đến chơi. Cô ấy vừa mua được chiếc đầm trắng thật xinh, sau khi mặc thử cho tôi xem, cô ấy hỏi con bé: “Dì Hạnh mặc đẹp không con?”. Lập tức con gái tôi trả lời: “Dạ… dì Hạnh mập quá à, mặc không có đẹp !”. Con bé nói rất đúng, vì dáng cô bạn tôi cao lớn, lại mặc màu trắng nên trông cô ấy hơi mập ra. Tôi đã giải thích cho con tôi hiểu đôi ba lần nhưng bé vẫn chưa thay đổi. Sau đó, tôi phải nhờ một người bạn là chuyên gia tâm lý tư vấn và tôi cũng thường xuyên đọc sách báo về tâm lý, nuôi dạy trẻ để có thể hiểu chúng hơn. Sau này, khi con lỡ miệng chê thì tôi cố bình tĩnh giải thích cho bé hiểu: “Trên đời này không ai có thể luôn làm đúng, làm tốt mọi thứ đâu con. Vì thế, đôi lúc người ta cũng cần sự giúp đỡ và những lời khuyên. Con nhận xét về một người nào đó một cách chân thật là việc làm tốt, nhưng con phải biết cách nói để không làm họ tổn thương”. “Hôm trước bé Ti bị chê vì mang đôi giày dơ quá, con có buồn không?”. Tôi nhắc con nhớ vài lời bình phẩm của người khác dành cho bé, khơi gợi cảm xúc, suy nghĩ của bé trong những tình huống tương tự. Tôi cũng giải thích cho con hiểu, khi bị người khác bình phẩm một cách không tế nhị, có người phản ứng tức giận, nhưng có người giận trong lòng.
  4. Để dạy con phê bình một cách tế nhị, trước tiên giúp con có vốn từ kha khá và biết cách chọn lọc từ ngữ. Chỉ cho con thấy nếu câu nói chỉ mang tính chỉ trích (ví dụ: hôm nay mẹ nấu canh chua dở quá, mẹ nghe rất khó chịu nha). Trong trường hợp này, con nên nói: “Mẹ ơi, thường ngày mẹ nấu canh chua ngon lắm nhưng sao hôm nay vị lạ quá!”, sẽ khiến mẹ vui và nếm lại món ăn: “Ừ, hôm nay chua quá nhỉ. Chắc mẹ cho nhiều me vào đó!”. Quả là không dễ dàng để tập cho con tiếp thu tốt vấn đề nhưng chúng tôi cứ nêu tình huống và thử thực hiện, chẳng lâu sau con bé biết cách áp dụng và không cần sự nhắc nhở của bố mẹ. Bên cạnh việc dạy cho con biết tế nhị khi phê bình, bạn cũng cần nói để con hiểu: không phải bất cứ chuyện gì cũng góp ý, bởi như thế làm người ta khó chịu. Chỉ khi thật cần thiết bé mới góp ý, bày tỏ quan điểm của mình, nếu không sẽ mất dần giá trị của lời nói và làm những người xung quanh xa lánh.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2