Bến Lội
lượt xem 4
download
Chiều chưa xuống nhưng nắng cũng không còn gắt. Thư thấy quanh mình là một chiều màu xanh. Sau lưng, về bên trái là mảng rừng xa xa mà theo lời kể trước của Vân, có suối nước nóng mà nó sẽ dẫn Thư đi chơi vào sáng hôm sau. Phía trước, đi hơn trăm thước Thư đã trông thấy biển và nghe được tiếng sóng hiền hòa. Những chiếc thuyền đánh cá đậu thành cụm và trên bờ cát ngập chân người có rất nhiều cái thúng lớn đường kính có đến hai thước. Vân giải thích đó là...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bến Lội
- vietmessenger.com Khôi Vũ Bến Lội Chiều chưa xuống nhưng nắng cũng không còn gắt. Thư thấy quanh mình là một chiều màu xanh. Sau lưng, về bên trái là mảng rừng xa xa mà theo lời kể trước của Vân, có suối nước nóng mà nó sẽ dẫn Thư đi chơi vào sáng hôm sau. Phía trước, đi hơn trăm thước Thư đã trông thấy biển và nghe được tiếng sóng hiền hòa. Những chiếc thuyền đánh cá đậu thành cụm và trên bờ cát ngập chân người có rất nhiều cái thúng lớn đường kính có đến hai thước. Vân giải thích đó là những chiếc thuyền thúng của dân câu mực. Cùng lúc này, Thư nhận ra rằng thật sự trước mắt mình chưa phảI là biển. Phía bên kia còn có một dải đất trồng dương gần kín. Vân gật đầu khi Thư hỏi: - Đúng rồi ! Biển ở phía sau bãi dương. Còn đây chỉ là một cái vịnh nhỏ. Tên nó là bến Lội. Những bước chân liêu xiêu trên cát đưa Thư theo Vân tới trước một căn nhà gỗ lợp tôn thiếc. Trẻ con trong xóm biển nhìn Thư tò mò. Người lớn thì cười hỏi thăm Vân mới về. Nơi hiên nhà, một chú bé mười bốn, mười lăm tuổi có khuôn mặt rắn rỏi, nước da đen cháy vừa nhìn thấy Vân đã bỏ vội mảnh lưới trên tay xuống chiếc chõng tre, reo lên: - Chị hai về ! - Chú bé nhìn Thư với ánh mắt dè dặt và nói nhỏ: Chào chị, rồi lại nói với Vân: Má qua ông Tư, để em đi kiêu má về nghen chị hai ! Không đợi ai có ý kiến, chú bé nhảy xuống đất, phóng đi như một con sóc. Vân cười nói với Thư: - Thằng Hào, em tao đó ! Vân là bạn học của Thư ở lớp dự bị đại học. Dân dưới tỉnh, lại là dân miệt biển lên Sài Gòn học, vậy mà nhan sắc của nó qua mặt hết thảy bọn Thư, cả tới cái làn da bánh mật cũng là một nét duyên dáng. Bọn Thư có lúc tò mò hỏi Vân: - Chắc má mày trước kia là hoa khôi? Không ngờ các thầy bói đoán mò mà trúng. Vân hãnh diện kể: - Má tao hồi đó là hoa khôi trường Trưng Vương ở Sài Gòn này chớ đâu ! Nhưng bây giờ
- má tao khác lắm rồi. Gần hai chục năm sống với ba tao và miệt biển... Thư không thể không tưởng tượng ra một chuyện tình đẹp giữa cô nữ sinh hoa khôi với một chàng trai miệt biển để cuối cùng cô gái chấp nhận rời xa thành thị về một nơi xa xôi hẻo lánh với người mình yêu. Nơi ấy là đây, cái xã ven rừng góc biển này... Nước ngọt mà chẳng khác nước lợ, hoàn toàn giống mùi nước máy có clo hòa tan quen thuộc với Thư ở Sài Gòn, nhưng trong hoàn cảnh này, những gáo nước cũng giúp cô trút sạch bụi đường xa, cảm thấy dễ chịu. Khi Thư trở ra nhà ngoài, cô thấy Vân, Hào đang ngồi nói chuyện với một người đàn bà vừa già vừa xấu. Mái tóc của bà ta lốm đốm bạc, da mặt đầy tàn nhang và cái miệng móm hóp lại. Vân nói với Thư: - Má tao đang chờ coi mắt mày đó Thư ! Thư hơi sững người. Tuy nhiên, cô vẫn đủ bình tĩnh lên tiếng chào má Vân: - Cháu chào thím ! Thực tế hoàn toàn khác với những gì Thư tưởng tượng. Trong đầu cô, hình ảnh má Vân đã được phác ra, tuy không thật chi tiết nhưng cũng khá rõ. Đó là một phụ nữ ngoài bốn mươi có khuôn mặt như của Vân, gầy hơn một chút, có đôi mắt tròn như của Vân, sâu hơn một chút, có làn da bánh mật như của Vân, đậm hơn một chút... Tất cả đều ngược lại. Có lẽ, trừ giọng nói dịu dàng: - Ngồi xuống đây uống miếng nước đá đi cháu. Ở nơi xa xôi heo hút này, nước đá mắc đã đành, còn hiếm nữa. Uống miếng nước cho nó mát. Con Vân kể cho thím nghe về cháu hoài, nó nói lên Sài Gòn, may mà nó có được một cô bạn thân là cháu... Thư ngồi xuống. Thư uống nước đá lạnh. Thư nghe má Vân nói. Nhưng trong đầu cô thì không ngớt nghĩ ngợi về sự bất ngờ. Cô nhìn người đàn bà kỹ hơn, một người đà bà miệt biển lam lũ. Có lẽ nhận định ban đầu của cô là thái quá. Đúng là khuôn mặt của Vân, đúng là đôi mắt của Vân, nhưng chúng chỉ còn hiện lên rất mờ nhạt dưới lớp màu của thời gian, khí hậu và sự lao lực, làm thành hình ảnh hiện tại của má Vân. Người mẹ, sau một lúc đi xuống bếp làm gì đó, trở lên nói với con gái và con trai: - Má tính thế này, chiều nay má sẽ làm món gỏi cá trích đãi khách, thêm nồi cháo nữa cho ấm bụng. Trong lúc má làm bếp thì con đó Vân, con đưa bạn ra bãi Dương ngắm biển chiều. Thằng Hào qua ông Tư mượn cái thuyền thúng đưa hai chị đi nghe con ! Khoảng sáu giờ mấy đứa về ăn rồi mình tính chương trình tối và sáng mai... Bà quay sang Thư: - Cháu đi chơi với con Vân cho vui. Về đây mà cứ ở nhà, buồn không chịu nỗi đâu. Hồi mới xa Sài Gòn về đây, thím khóc hoài đó... Chiều đang xuống, trời xanh xám không gió. Chiếc thuyền thúng đúng là một cái thúng khổng lồ, ba người: Thư, Vân và Hào ngồi trong đó gọn lỏn. Vân và Hào mỗi đứa một mái chèo, vừa giống người chèo thuyền, vừa giống hai hộ vệ của Thư. Hào đã hết lạ khách, nó nói một tràng với Thư:
- - Chị Thư đừng có sợ ! Cái thuyền thúng này không có lật được đâu ! Ra ngoài khơi, người ta ngồi trên này câu mực hàng giờ mà sóng gió cũng chẳng làm gì được. Chị sợ thì cứ vịn cho chắc, đừng có đứng lên. Chuyến về chị sẽ quen, về Sài Gòn chị tha hồ khoe với các chị bạn ở trên... Vân nạt em: - Thôi đi, cái miệng mày bữa nay sao nhiều chuyện vậy ! Tất cả đều lạ lẫm với Thư. Trên những chiếc thuyền lớn đang neo bến, người ta sinh hoạt như trong một căn nhà, bếp lên khói, phụ nữ giặt đồ, đưa võng ru con... Một chiếc thuyền thúng bơi ngược chiều từ bãi Dương vào, trên thuyền là một cô gái trẻ hỏi vọng qua: - Mới về hả Vân? Mạnh giỏi không? - Ừa ! Mới về ! Thằng nhỏ mày sao rồi? - Mập lắm ! Tối qua chơi nghen ! Hào nói với Thư: - Bạn học cũ của chị Vân đó ! Bả lấy chồng, mới sinh con. Thư kêu lên ngạc nhiên: - Bạn của mày hả Vân? Bả bao nhiêu tuổi? - Mười tám ! Ở đây, tuổi này lấy chồng sinh con đâu có lạ... Chiếc thuyền thúng không thể kéo lên bãi cát khi còn cả ba người ngồi trên. Hào nhảy ùm xuống mé nước. Vân nhẹ nhàng hơn. Cô bảo Thư: - Xuống đi Thư ! Rồi ba đứa mình đẩy thuyền lên bãi. - Nhưng... nước có sâu không? - Đây nè, nhìn coi tiểu thư, nước chỉ tới đầu gối. Xuống đi, đừng có sợ... Ở bến này, người ta còn lội qua lúc nước rút là chuyện thường... Tới khi đã lên bãi cát, Thư nhìn về phía cuối bến mới thấy là Vân nói không sai. Đằng đó nước cạn, nhiều người lớn, nhỏ lội qua lại như đi dạo chơi, nước ngập cao nhất cũng chỉ tới bụng. Cô tắc lưỡi, hỏi bạn: - Sao họ không chèo thuyền qua như bọn mình hả Vân? - Đâu phải ai cũng có thuyền mà đi. Nhưng người nghèo, người ta chịu cực giỏi lắm... Không thể thấy mặt trời lặn trên bờ biển Đông. Nhưng bầu trời tím lịm vẫn có đôi ba vệt sáng hắt. Gió biển không nhiều nhưng ẩm và lành lạnh. Hào tấp vào một đám bạn trang lứa đang lựa cá. Thư đi theo Vân dọc bãi biển chiều. - Quê tao buồn quá phải không Thư?
- -Ừ! - Người nghèo khổ nhiều hơn giàu có. -Ừ! - Mày thấy má tao rồi chớ, chẳng còn chút dấu vết nào của một thời con gái... Đúng ra, tất cả chỉ thay đổi hẳn từ khi ba tao mất tích ngoài khơi, hồi thằng Hào lên mười... Từ đó tới nay, một mình má tao đảm đương mọi việc để lo cho chị em tao ăn học. Thằng Hào tháng trước mới bị bả la một chặp vì nó xin cuối năm nay thi tốt nghiệp cấp 2 xong, nghỉ học đi biển... Má tao nói, má tao đã bị biển cướp mất người chồng, bà không thể để mất thêm đứa con trai... Nói rồi bả khóc... Thư nhìn ra biển khơi. Biển chiều hiền hòa là thế mà cũng đã từng hung dữ, tàn nhẫn cướp đi những con thuyền và những người đàn ông trên đó. Cô nhìn Vân, lòng không khỏi xúc động: - Kìa Vân, mày khóc à... Vân lau nước mắt, cười gượng: - Tao nhớ ba tao ! Những hình ảnh hiện ra thật nhanh trước mắt Thư. Ba cô mỗi ngày hai buổi với chiếc Cup đến bệnh viện làm nhiệm vụ một bác sĩ nội khoa, còn má cô thì chỉ rời nhà tới phòng tiếp bạn đọc của tòa báo sau khi đã trang điểm làm trẻ lại gương mặt một thiếu phụ ngoài bốn mươi. Ở nơi đây, làm sao có những quán kem như ở đường Lê Lợi mà Thư vẫn thích rủ bạn bè hùn tiền đi ăn, nếu không có đứa nào đủ sức bao cả bọn, để nhìn ngắm người người qua lại với đủ thứ mốt áo quần... - Nè con nhỏ kia, mày nghĩ ngợi gì vậy? Vân đã trở lại tâm trạng bình thường, hỏi. Thư cười đáp: - Tao nghĩ tới chàng ! - Thôi đi, đừng xạo ! - Nói đùa chớ, tao tính đề nghị mày, lát nữa về, để em Hào chèo thuyền thúng một mình, còn tao với mày lội qua bến Lội. - Rồi ! Nổi máu phiêu lưu ! Nhưng tao sẽ chiều ý mày, tiểu thư ạ. Lâu lâu tiểu thư cũng nên sống với bà con dân dã một phen cho biết chớ. Má Vân đứng trước hiên nhà đợi, vẻ nóng ruột. Bà hỏi ngay khi Thư theo chân Vân tới trước nhà: - Sao nổi hứng bất tử vậy hai cô? Vân đáp: - Nó muốn thử sức để coi ngày mai có thể đi bộ tới suối nước nóng tuốt trong rừng không đó mà má !
- - Thôi vô nhà đi. Trễ lắm rồi ! Cá trích tươi rói, gỏi ngon lắm... Hào đang dọn chén đũa trong nhà. Chú bé hỏi Thư: - Chị hết sợ rồi phải không? Em nói rồi mà... Mai chị về Sài Gòn tha hồ mà khoe với bạn chị... Má Vân đốt đèn dầu để ở một đầu bàn. Khi ánh sáng không đủ để soi rõ từng chi tiết trên gương mặt bà, Thư mới nhận ra rằng người mẹ vẫn có khuôn mặt đẹp theo nghĩa đẹp của tâm hồn. Có lẽ, nhan sắc của nhừng người mẹ đều đã trao hết cho con cái khi họ phải xắn quần lội qua bến Lội đến với biển đời... - Nè con nhỏ kia, cầm đũa đi chớ ! Hay là mày nhớ Sài Gòn rồi? Vân giục bạn. Thư cầm đũa sau khi trả lời: - Tao nhớ má ! Hết
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tìm hiểu về du lịch bền vững
42 p | 2339 | 717
-
Học phần 1: Các khái niệm về du lịch bền vững
48 p | 147 | 15
-
Truyện ngắn - Bên đường thiên lôi: Phần 2
122 p | 91 | 8
-
Truyện ngắn - Bên đường thiên lôi: Phần 1
93 p | 98 | 7
-
Nghiên cứu ảnh hưởng của nhận thức lợi ích, chất lượng cuộc sống đến thái độ và hành vi tham gia chương trình phát triển du lịch bền vững của cộng đồng địa phương tại Duyên hải miền Trung
14 p | 77 | 7
-
Tầm quan trọng của kinh doanh bền vững trong ngành Du lịch
8 p | 73 | 6
-
Xây dựng lợi thế cạnh tranh bền vững: Nghiên cứu trong lĩnh vực du lịch
21 p | 71 | 6
-
Những đóng góp của công ty du lịch vào du lịch bền vững trong khu bảo tồn
60 p | 88 | 5
-
Nghiên cứu ứng dụng một số bài tập nhằm phát triển sức bền môn Bơi lội cho nam sinh viên Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội
7 p | 21 | 5
-
Ảnh hưởng của vốn xã hội đối với lợi ích của người dân địa phương trong phát triển du lịch sinh thái: Nghiên cứu trường hợp Vườn quốc gia Ba Vì và Vườn quốc gia Cúc Phương
11 p | 10 | 3
-
Du lịch tình nguyện - Hướng phát triển du lịch bền vững
13 p | 11 | 3
-
Giải pháp phát triển du lịch bền vững xã Tam Thanh, thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam
12 p | 76 | 2
-
Nghiên cứu lựa chọn một sô bài tập phát triển sức bền tốc độ cho nam VĐV bơi 100m tự do 13-14 tuổi tại Trung tâm Văn hóa Bình Long tỉnh Bình Phước
10 p | 35 | 2
-
Sản phẩm du lịch làng ven biển Gò Cỏ (Quảng Ngãi) dưới góc nhìn phát triển du lịch bền vững
12 p | 10 | 1
-
Phát triển du lịch gắn với phúc lợi động vật tại Việt Nam
14 p | 13 | 1
-
Phát triển du lịch bền vững thích ứng biến đổi khí hậu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
12 p | 4 | 1
-
Liên kết phát triển du lịch bền vững các tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ - Tây Nguyên
6 p | 2 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn