Nghiên cứu lựa chọn một sô bài tập phát triển sức bền tốc độ cho nam VĐV bơi 100m tự do 13-14 tuổi tại Trung tâm Văn hóa Bình Long tỉnh Bình Phước
lượt xem 2
download
Bài viết trình bày nghiên cứu lựa chọn các test đánh giá thực trạng sức bền tốc độ của nam VĐV bơi 100m tự do 13-14 tuổi tại Trung tâm Văn hóa Bình Long tỉnh Bình Phước; Nghiên cứu xây dựng và ứng dụng một số bài tập phát triển sức bền tốc độ của nam VĐV bơi 100m tự do 13 -14 tuổi tại Trung tâm Văn hóa Bình Long tỉnh Bình Phước.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Nghiên cứu lựa chọn một sô bài tập phát triển sức bền tốc độ cho nam VĐV bơi 100m tự do 13-14 tuổi tại Trung tâm Văn hóa Bình Long tỉnh Bình Phước
- NGHIÊN CỨU LỰA CHỌN MỘT SÔ BÀI TẬP PHÁT TRIỂN SỨC BỀN TỐC ĐỘ CHO NAM VĐV BƠI 100M TỰ DO 13 - 14 TUỔI TẠI TRUNG TÂM VĂN HÓA BÌNH LONG TỈNH BÌNH PHƯỚC ThS. Đoàn Kim Bình1, ThS Hoàng Đức Quý1, ThS. Nguyễn Ngọc Thuận2, TS. Phan Ngọc Huy3, ThS. Trần Thị Cảng3 1 Trường Đại học TDTT TP.HCM; 2 Trường THPT Nguyễn Huệ tỉnh Bình Phước; 3 Trường đại học Ngân hàng TP.HCM. TÓM TẮT Thông qua bốn bước nghiên cứu đảm bảo về tính khoa học và có tính logic, nghiên cứu đã lựa chọn được 8 test và 25 bài tập có đủ độ tin cậy đánh giá và phát triển sức bền tốc độ của nam VĐV bơi 100m tự do 13 -14 tuổi Trung tâm Văn hóa Bình Long tỉnh Bình Phước. Sau 1 năm thực nghiệm 25 bài tập phát triển sức bền tốc độ, thành tích của cả hai nhóm đều có sự tiến bộ, tuy nhiên nhóm thực nghiệm có sự cải thiện nỗi trội hơn về thành tích. Kết quả kiểm tra trung bình của hai nhóm sau thực nghiệm có sự khác biệt đáng kể cải 8/8 test có sự khác biệt rõ rệt về mặt thống kê ở ngưỡng xác suất p
- Vì vậy để không ngừng nâng cao thành tích bơi, Trung tâm văn hóa Bình Long với đặc thù là một đơn vị mới nên thành tích của các VĐV vẫn còn nhiều hạn chế đặc biệt là ở cự ly bơi 100m tự do, mặc dù trình độ kỹ thuật của VĐV đã hoàn thiện, nhưng thành tích chưa được như mong muốn. Vì vậy với mong muốn cải thiện về sức bền tốc độ của nam VĐV bơi 100m tự do 13 -14 tuổi tại Trung tâm Văn hóa Bình Long, nên tôi mạnh dạn chọn nghiên cứu: “Nghiên cứu lựa chọn các bài tập phát triển sức bền tốc độ cho nam VĐV bơi 100m tự do 13 - 14 tuổi tại Trung tâm Văn hóa Bình Long tỉnh Bình Phước”. Phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu đã sử dụng 05 phương pháp sau: Phương pháp đọc phân tích và tổng hợp tài liệu, phỏng vấn, kiểm tra sư phạm, thực nghiệm sư phạm và phương pháp toán thống kê. Khách thể nghiên cứu: 10 nam VĐV bơi 100m tự do 13-14 tuổi tại TTVH Bình Long tỉnh Bình Phước cùng 30 chuyên gia, HLV, giảng viên và nhà khoa học. 2. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 2.1 Nghiên cứu lựa chọn các test đánh giá thực trạng sức bền tốc độ của nam VĐV bơi 100m tự do 13 -14 tuổi tại Trung tâm Văn hóa Bình Long tỉnh Bình Phước Qua tổng hợp các tài liệu có liên quan về kiểm tra đánh giá năng lực sức bền tốc độ cho nam VĐV bơi 100m tự do 13 -14 tuổi, nghiên cứu đã tổng hợp được 30 test đánh giá thực trạng sức bền tốc độ của nam VĐV bơi 100m tự do 13 -14 tuổi, sau khi tiến hành phỏng vấn, kiểm tra độ tin cậy và tính thông báo của test, đã xác định có 8 test đảm bảo yêu cầu trong kiểm tra đánh giá năng lực sức bền tốc độ gồm: Nằm sấp chống đẩy 1 phút (lần), Nằm ngửa gập bụng 1 phút (lần), Co tay xà đơn 1 phút (lần), Nhảy dây 1 phút (lần), Bơi 50m tay sải (s), Bơi 50m chân sải (s), Bơi 100m tự do (s), Bơi 50m tay sải +50m chân sải (s). 2.2 Nghiên cứu xây dựng và ứng dụng một số bài tập phát triển sức bền tốc độ của nam VĐV bơi 100m tự do 13 -14 tuổi tại Trung tâm Văn hóa Bình Long tỉnh Bình Phước 2.2.1 Xây dựng một số bài tập phát triển sức bền tốc độ của nam VĐV bơi 100m tự do 13 -14 tuổi tại Trung tâm Văn hóa Bình Long tỉnh Bình Phước Bằng phương pháp tham khảo các tài liệu có liên quan, kết hợp quan sát các buổi tập, nghiên cứu đã lựa chọn được được 50 bài tập, sau đó tiến hành phỏng vấn bằng phiếu các chuyên gia, HLV, giảng viên và nhà khoa học. Phiếu phỏng vấn sau khi xây dựng để phỏng vấn huấn luyện viên, chuyên gia, giảng viên có kinh nghiệm trong huấn luyện VĐV bơi lội trẻ, số phiếu phát ra 30, số phiếu thu về 30 cả hai lần đạt tỷ lệ 100%. Kết quả tính toán tỷ lệ % số ý kiến đồng ý theo từng mức độ sử dụng trình bày qua bảng 1. Từ kết quả bảng 1, nghiên cứu quy ước chỉ chọn những bài tập qua hai lần phỏng vấn đều đạt tỷ lệ từ 80% trở lên đồng ý ở hai mức ít sử dụng và thường xuyên sử dụng. Kết quả đã lựa chọn được 25 bài tập: Nằm sấp gập chân với tạ (50% - 60% 1RM); Bơi 50m chân sải x 4 lần x 4 tổ, nghỉ giữa 40 giây; Bơi tay với bàn quạt có rào cản; Bơi kéo co dây cao su 1 phút; Bơi 50m chân sải x 4 lần x 4 tổ, nghỉ giữa 40 giây; 6x50 chân vịt đi dưới 50 giây nghỉ giữa 20 giây; 6x50 tay bàn quạt đi dưới 45 giây 622
- nghỉ giữa 20 giây; 6x50 phối hợp bàn quạt đi dưới 40 giây nghỉ giữa 20 giây; Treo thang gióng gập bụng; 4x100 phối hợp tay bàn quạt dưới 1 phút 40 giây nghỉ giữa 30 giây; Bật cóc 25m TĐTB 3 – 5 tổ, r =1’; Nằm sấp chống đẩy 30” TĐC (3 tổ), r =1’; Gập bụng TĐTB 3 x 5 tổ x 1’; Gập lưng TĐTB 3 x 3 tổ x 1’, r = 1’; Bật bục TĐC 30” x 3 – 5 tổ, r =1’30; Co tay xà đơn 15 x 2 – 3 tổ, r = 1’30; Nhảy dây tốc độ 1 chân, 2 chân 30” x 3 – 5 tổ, r =1’; Tập tạ 1 tay (3kg), 3 x 30”, r = 30”; 4x25 tốc độ tối đa nghỉ giữa 10 giây, nghỉ giữa tổ bơi thả lỏng 50m tự do, thực hiện 4 tổ; Bơi 10 x 100m TS – HH với bàn quạt, r = 30”; Bơi bài tập bậc thang 100m B – 200m E – 300m N – 400m TS, r = 1’; Bơi 16 x 25m chân, r = 15”; Bơi 16 x 25m tay, r = 15”; Bơi 4 x 50m MC (35m TĐC – 15m thả lỏng); Bơi 4 – 6 (75m TĐC, 25m thả lỏng), R = 5’. 2.2.2 Ứng dụng một số bài tập phát triển sức bền tốc độ của nam VĐV bơi 100m tự do 13 -14 tuổi tại Trung tâm Văn hóa Bình Long tỉnh Bình Phước Việc xây dựng chương trình ứng dụng các bài tập phát triển sức bền tốc độ cho nam VĐV bơi 100m tự do 13 - 14 tuổi tại trung tâm văn hóa thị xã Bình Long tỉnh Bình Phước phải căn cứ vào kế hoạch huấn luyện và thi đấu của trung tâm, đồng thời phải xem xét kỹ cơ sở của chương trình, kế hoạch huấn luyện năm 2019 được chia thành 2 chu kỳ. * Chu kỳ 1 hướng tới giải Thị xã Bình Long mở rộng vào tháng 8/2019 * Chu kỳ 2 hướng tới giải vô địch tỉnh Bình Phước vào tháng 12/2019 Vì vậy, chương trình ứng dụng thực nghiệm sẽ được phân chia theo 2 chu kỳ có 2 đỉnh, ứng với 2 đợt kiểm tra thi đấu vào mỗi chu kỳ. Chính vì vậy, đề tài tiến hành xây dựng kế hoạch sức bền tốc độ cho nam VĐV bơi 100m tự do 13 – 14 tuổi tại trung tâm văn hóa thị xã Bình Long tỉnh Bình Phước được trình bày qua bảng 2 sau: Bảng 1: Kế hoạch huấn luyện năm 2019 cho nam VĐV bơi 100m tự do 13 – 14 tuổi tại trung tâm văn hóa Bình Long tỉnh Bình Phước Tháng 5 6 7 8 9 10 11 12 Chu Chu kỳ I Chu kỳ II kỳ Thời Chuyển Chuyển Chuẩn bị Thi đấu Chuẩn bị Thi đấu kỳ tiếp tiếp Chuẩn Chuẩn Giai Chuẩn bị CB Thi Chuyển Chuẩn bị CB Thi Chuyển bị thi bị thi đoạn chung CM đấu tiếp chung CM đấu tiếp đấu đấu Duy Duy Phát Phát trì trì triển triển Mục TN Sức Sức sức TN Sức Sức sức sức sức đích GP mạnh bền bền GP mạnh bền bền bền bền tốc tốc tốc độ tốc độ độ độ 623
- Tổng thời gian cho cả năm 228 tiết = 114 giáo án, mỗi giáo án là 120 phút, trong đó ứng dụng mỗi giáo án từ 5 - 6 bài tập tương ứng với thời gian từ 35 – 40 phút/giáo án. Chu kỳ I: Gồm 60 giáo án được giảng dạy trong 20 tuần. Chu kỳ II: Gồm 54 giáo án được giảng dạy trong 18 tuần. Căn cứ vào từng thời kỳ, giai đoạn huấn luyện của chu kỳ I và chu kỳ II của kế hoạch huấn luyện năm 2019, nghiên cứu xây dựng tiến trình biểu để ứng dụng các bài tập phát triển sức bền tốc độ của từng giáo án theo từng giai đoạn, thời kỳ của cả hai chu kỳ I và II, làm cơ sở để ứng dụng trong thực tiễn. 624
- Bảng 2: Kết quả phỏng vấn lựa chọn các bài tập phát triển sức bền tốc độ của nam VĐV bơi 100m tự do độ tuổi 13 -14 tại Trung tâm Văn hóa Bình Long, tỉnh Bình Phước 625
- 2.2.2 Đánh giá hiệu quả việc ứng dụng thực nghiệm các bài tập phát triển sức bền tốc độ của nam VĐV bơi 100m tự do 13 -14 tuổi tại Trung tâm Văn hóa Bình Long tỉnh Bình Phước Để đánh giá hiệu quả việc ứng dụng các bài tập nghiên cứu đã sử dụng 8 test đã được lựa chọn ở mục 2.1 để kiểm tra lấy số liệu trước thực nghiệm của 2 nhóm đối chứng và thực nghiệm, tiến hành đánh giá sự phát triển về sức bền tốc độ của nam VĐV bơi 100m tự do 13 -14 tuổi tại Trung tâm Văn hóa Bình Long, tỉnh Bình Phước. Kết quả tính toán trình bày qua các bảng 3. * Trước thực nghiệm: Kết quả kiểm tra và tính toán trình bày qua bảng 2.1 Bảng 3: So sánh thực trạng sức bền tốc độ ban đầu giữa nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng trước thực nghiệm Nhóm Nhóm đối thực TT Test chứng nghiệm t P (n= 5) (n= 5) X 1 X 2 1 Nằm sấp chống đẩy 1 phút (lần) 38.00 38.80 0.87 >0.05 2 Nằm ngửa gập bụng 1 phút (lần) 34.00 33.60 0.78 >0.05 3 Co tay xà đơn 1 phút (lần) 12.80 13.60 1.79 >0.05 4 Nhảy dây 1 phút (lần) 56.80 57.00 0.25 >0.05 5 Bơi 50m tay sải (s) 53.80 54.20 0.33 >0.05 6 Bơi 50m chân sải (s) 66.60 66.40 0.22 >0.05 7 Bơi 100m tự do (s) 80.00 80.20 0.41 >0.05 8 Bơi 50m tay sải +50m chân sải (s) 114.40 114.20 0.45 >0.05 Qua bảng 3 ta thấy, thành tích trung bình giữa 2 nhóm ở cả 8/8 test đều không có sự khác biệt mang ý nghĩa thống kê ở ngưỡng xác suất P > 0.05, vì đều có ttính = 0.22 - 1.79 < tbảng = 2.306. Điều này chứng tỏ trước thực nghiệm thành tích kiểm tra của 2 nhóm không có sự khác biệt, sự hơn kém trong thành tích chỉ mang tính ngẫu nhiên và trình độ ban đầu của 2 nhóm là tương đồng nhau. * Sau thực nghiệm: Qua một năm tập luyện nghiên cứu tiến hành lấy số liệu lần 2 của nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm để đánh giá được sự tăng trưởng về sức bền tốc độ của nam VĐV bơi 100m tự do 13 -14 tuổi tại Trung tâm Văn hóa Bình Long, tỉnh Bình Phước. Kết quả tính toán được trình bày qua bảng 4 và 5. 626
- Bảng 4: Sự tăng trưởng năng lực sức bền tốc độ của nhóm đối chứng sau 1 năm tập luyện Nhóm đối chứng (n = 5) TT Test Ban đầu Cuối chu kỳ II X 1 δ1 Cv% ε X 2 δ2 Cv% ε W% t P Nằm sấp chống đẩy 1 38.00 1.58 4.16 0.04 42.60 0.55 1.29 0.01 11.41 9.02 0.05 8 chân sải (s) Bảng 5: Sự tăng trưởng sức bền tốc độ của nhóm thực nghiệm sau 1 năm tập luyện Nhóm thực nghiệm (n = 5) TT Test Ban đầu Cuối học kỳ II X 1 δ1 Cv% ε X 2 δ2 Cv% ε W% t P Nằm sấp chống đẩy 1 38.80 1.30 3.36 0.04 45.20 0.45 0.99 0.01 15.24 9.44
- Biểu đồ 1: Nhịp tăng trưởng các test thể lực của nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm sau một năm tập luyện Để làm rõ hơn tính hiệu quả của các bài tập nghiên cứu tiến hành so sánh ngang để thấy rõ hơn sự khác biệt về giá trị trung bình kết quả kiểm tra sau thực nghiệm. Kết quả tính toán được trình bày qua bảng 6. Bảng 6: So sánh thành tích kiểm tra giữa 2 nhóm đối chứng và thực nghiệm sau 1 năm tập luyện Nhóm đối Nhóm thực chứng nghiệm TT Test (n= 5) (n= 5) t P X 1 X 2 1 Nằm sấp chống đẩy 1 phút (lần) 42.60 45.20 0.87 >0.05 2 Nằm ngửa gập bụng 1 phút (lần) 37.20 39.20 0.78 >0.05 3 Co tay xà đơn 1 phút (lần) 16.00 18.20 1.79 >0.05 4 Nhảy dây 1 phút (lần) 62.60 64.20 0.25 >0.05 5 Bơi 50m tay sải (s) 50.60 48.40 0.33 >0.05 6 Bơi 50m chân sải (s) 63.20 61.00 0.22 >0.05 7 Bơi 100m tự do (s) 76.60 74.60 0.41 >0.05 8 Bơi 50m tay sải +50m chân sải (s) 111.60 109.60 0.45 >0.05 Qua bảng 6 ta thấy: Qua 1 năm ứng dụng chương trình thực nghiệm cả 8/8 test đánh giá sức bền tốc độ của nhóm thực nghiệm phát triển cao hơn nhóm đối chứng, và có 8/8 test có sự khác biệt mang ý nghĩa thống kê ở ngưỡng xác suất P < 0.05. Để minh họa cho sự khác biệt về kết quả kiểm tra các test của nhóm đối chứng và thực nghiệm sau 1 năm tập luyện đề tài tiến hành biểu thị qua biểu đồ 2. 628
- Biểu đồ 2: Kết quả thành tích kiểm tra của nhóm đối chứng và thực nghiệm sau 1 năm tập luyện Sau một năm ứng dụng thực nghiệm 25 bài tập cho thấy sức bền tốc độ của VĐV đã tăng trưởng đáng kể và khác biệt nhiều so với thời điểm trước thực nghiệm. Điều đó đã chứng minh được tính hiệu quả của hệ thống 25 bài tập cùng chương trình thực nghiệm mà nghiên cứu dày công xây dựng đã đem lại cho nhóm thực nghiệm. 3. KẾT LUẬN 1. Qua 4 bước (hệ thống hóa, sơ lược lựa chọn, phỏng vấn hai lần, kiểm nghiệm độ tin cậy của test) đảm bảo tính logic và có cơ sở khoa học, đã lựa chọn được 8 test gồm Nằm sấp chống đẩy 1 phút (lần), Nằm ngửa gập bụng 1 phút (lần), Co tay xà đơn 1 phút (lần), Nhảy dây 1 phút (lần), Bơi 50m tay sải (s), Bơi 50m chân sải (s), Bơi 100m tự do (s), Bơi 50m tay sải +50m chân sải (s), có đủ độ tin cậy để đánh giá sức bền tốc độ của nam VĐV bơi 100m tự do 13 -14 tuổi tại Trung tâm Văn hóa Bình Long, tỉnh Bình Phước. 2. Kết quả nghiên cứu và tổng hợp và phỏng vấn đã lựa chọn được 25 bài tập dùng để phát triển sức bền tốc độ cho nam VĐV bơi 100m tự do 13 -14 tuổi cùng kế hoạch tập luyện qua hai chu kỳ I và II của kế hoạch huấn luyện năm 2019. Với tổng số buổi là 114 buổi, mỗi buổi 120 phút để ứng dụng vào thực tiễn huấn luyện tại cơ sở đào tạo. 3. Nghiên cứu đã đánh giá được tính hiệu quả của việc thực nghiệm các bài tập được lựa chọn và ứng dụng thông qua đánh giá sự phát triển sức bền tốc độ giữa hai nhóm đối chứng và thực nghiệm đều có sự tiến bộ, trong đó nhóm thực nghiệm có sự tăng trưởng thành tích cả 8/8 test đều cao hơn nhóm đối chứng có sự khác biệt rõ rệt có ý nghĩa thống kê ở ngưỡng xác suất p
- TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Lê Bửu, Dương Nghiệp Chí, Nguyễn Hiệp (1985), Lý luận và phương pháp huấn luyện thể thao. Sở TDTT Tp. Hồ Chí Minh xuất bản. 2. Dương Nghiệp Chí, Phạm Danh Thái (2002), Công nghệ đào tạo vận động viên trình độ cao, nhà xuất bản TDTT, Hà Nội. 3. D.Harre (1996), “Học thuyết huấn luyện”, Trương Anh Tuấn - Bùi Thế Hiển biên dịch, NXB TDTT, Hà Nội. 4. Lê Nguyệt Nga, “Nghiên cứu thử các tiêu chuẩn đánh giá trình độ tập luyện của VĐV bơi lội trẻ (nữ 13 – 15, nam 13 -17) trong giai đoạn chuyên môn hóa sâu”. 5. Lê Nguyệt Nga Nhân tài học thể thao, tài liệu giảng dạy môn chuyên sâu, các môn thể thao cá nhân dành cho các lớp cao học, NCS Trường Đại Học TDTT II. 6. Nguyễn Thị Mỹ Linh luận văn Thạc sĩ (2006), “Nghiên cứu xây dựng hệ thống bài tập phát triển thể lực chuyên môn cho VĐV BNT TP HCM”. 7. Nguyễn Văn Trạch và cộng sự, (1999), “Sách giáo khoa Bơi Lội”, NXB TDTT Hà Nội 8. Đỗ Vĩnh, Trịnh Hữu Lộc (2010), “Giáo Trình Đo Lường Thể Thao”, NXB TDTT. 630
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Nghiên cứu lựa chọn tiêu chuẩn đánh giá trình độ thể lực cho nam vận động viên bóng đá trẻ lứa tuổi 15-16 Câu lạc bộ Bóng đá An Giang
7 p | 60 | 5
-
Nghiên cứu lựa chọn một số bài tập phát triển thể lực cho đội tuyển nam bóng đá Futsal trường THPT Vĩnh Hải, thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng
7 p | 42 | 5
-
Nghiên cứu lựa chọn một số bài tập phát triển khả năng di chuyển cho sinh viên học môn Bóng bàn tự chọn tại Đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng
5 p | 12 | 4
-
Lựa chọn một số trò chơi vận động nhằm nâng cao thể lực cho nam học sinh khối 10 Trường Trung học phổ thông Chí Linh tỉnh Hải Dương
7 p | 8 | 4
-
Nghiên cứu lựa chọn một số bài tập nhằm phát triển thể lực chung cho học sinh nam khối lớp 9 của trường tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông Hoàng Việt
12 p | 15 | 3
-
Nghiên cứu lựa chọn một số bài tập nhằm phát triển năng lực mềm dẻo cho nữ sinh viên chuyên sâu thể dục năm thứ nhất trường Đại học Sư phạm Thể dục thể thao Hà Nội
6 p | 44 | 3
-
Lựa chọn một số bài tập phát triển thể lực và kỹ thuật cho đội tuyển futsal nam Trường Tiểu học Nguyễn Đình Chiểu, Quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh
6 p | 8 | 3
-
Nghiên cứu ứng dụng một số bài tập nhằm nâng cao hiệu quả kỹ thuật đánh cầu cao sâu cho nữ sinh viên Câu lạc bộ Cầu lông trường Đại học Lâm nghiệp
10 p | 5 | 2
-
Lựa chọn một số bài tập nâng cao năng lực tính toán cho nam học sinh đội tuyển Cờ Vua trường Tiểu học Hải Châu, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định
3 p | 7 | 2
-
Nghiên cứu, ứng dụng một số bài tập nhằm nâng cao hiệu quả kĩ - chiến thuật đôi công cho sinh viên chuyên sâu bóng bàn trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh
10 p | 83 | 2
-
Lựa chọn một số bài tập nhằm nâng cao hiệu quả kỹ thuật nhảy cao úp bụng cho sinh viên trường Cao đẳng sư phạm Hòa Bình
9 p | 39 | 2
-
Nghiên cứu lựa chọn một số bài tập kỹ thuật chuyền bóng cao tay cho nam sinh viên tự chọn môn Bóng chuyền khóa 20 trường Đại học Tiền Giang
6 p | 31 | 2
-
Lựa chọn một số bài tập nhằm phát triển khả năng phối hợp vận động cho nam học sinh đội tuyển cầu lông trường THPT Đoan Hùng Phú Thọ
7 p | 41 | 2
-
Nghiên cứu lựa chọn một số bài tập phát triển thể lực chuyên môn cho đội tuyển Bóng đá nam Trường Đại học Xây dựng Miền Tây, tỉnh Vĩnh Long
3 p | 6 | 1
-
Nghiên cứu lựa chọn một số biện pháp nhằm nâng cao kết quả học tập môn chuyên sâu cho sinh viên bóng ném trường Đại học Sư phạm Thể dục Thể thao Hà Nội
5 p | 33 | 1
-
Lựa chọn một số bài tập phục hồi chức năng khớp vai sau phẫu thuật nội soi khâu rách chóp xoay khớp vai ở người tập luyện thể thao tại Bệnh viện Quân y 175
10 p | 5 | 1
-
Lựa chọn một số bài tập phát triển sức nhanh cho nữ học sinh đội tuyển bóng chuyền trường trung học phổ thông Chương Mỹ A, Hà Nội
4 p | 1 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn