
Vai trò của công nghệ thông tin và truyền thông trong việc lựa chọn điểm đến của khách du lịch tại tỉnh Đắk Nông
lượt xem 1
download

Bài viết trình bày các vấn đề sau: Cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu, vai trò của công nghệ thông tin và truyền thông (ICT) trong việc lựa chọn điểm của du khách; đề xuất một số giải pháp nhằm thu hút khách du lịch tại các điểm đến.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Vai trò của công nghệ thông tin và truyền thông trong việc lựa chọn điểm đến của khách du lịch tại tỉnh Đắk Nông
- Vai trò của công nghệ thông tin và truyền thông trong việc lựa chọn điểm đến của khách du lịch tại tỉnh Đắk Nông Doãn Văn Tân, Nguyễn Bình Phương Thảo, Phan Sỹ Thống Tóm tắt Phát triển du lịch là một trọng những trọng tâm mà tỉnh Đắk Nông đề ra, theo Nghị quyết số 82/NQ-CP 3của Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu đẩy nhanh phục hồi, tăng tốc phát triển du lịch hiệu quả, bền vững. Vì vậy các nhà quản lý, doanh nghiệp du lịch và các điểm du lịch cần được đẩy mạnh các hoạt động Marketing nhằm nắm bắt những cơ hội lớn, thu hút du khách trong và ngoài nước; góp phần vào sự tăng trưởng chung của nền kinh tế trên địa bàn toàn tỉnh. Vì thế việc nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn điểm đến của của du khách để đề ra chiến lược phù hợp nhằm thu hút khách. Chính vì thế, bài viết này sẽ trình bày các vấn đề sau: (1) Cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu, (2) Vai trò của công nghệ thông tin và truyền thông (ICT) trong việc lựa chọn điểm của du khách…, (3) đề xuất một số giải pháp nhằm thu hút khách du lịch tại các điểm đến. Keyword: điểm đến du lịch, marketing du lịch, Đắknông, Đặt vấn đề Sau đại dịch COVID 19 thì UNWTO đưa ra kết quả cho thấy du lịch quốc tế đạt khoảng 80% đến 95% vào năm 2023. Việc mở cửa trở lại của Trung Quốc cũng như các thị trường và điểm đến châu Á khác dự kiến sẽ tiếp tục thúc đẩy du lịch cả trong khu vực và các nơi khác trên thế giới và trong đó có Việt Nam. Tính đến hết tháng 8/2023 lượng khách quốc tế đến Việt Nam ước đạt 1.217.421 lượt, tăng 17,2% so với 7/2023 và tăng 150,3% so với cùng kỳ năm 2022. Tính chung 8 tháng năm 2023 ước đạt 7.830.953 lượt khách, tăng 443,5% so với cùng kỳ năm 2022 [ Nguồn: UNWTO.org]. Riêng tỉnh Đắk Nông, trong 6 tháng đầu năm 2023, toàn tỉnh thu hút khoảng 412.000 lượt du khách đến tham quan, nghỉ dưỡng, tăng hơn 68% so với cùng kỳ năm 2022; trong đó khách quốc tế ước đạt 2.470 lượt, tăng hơn 357%. Tổng lượt khách lưu trú ước đạt 198.000 lượt. Tổng thu từ hoạt động du lịch trên địa bàn toàn tỉnh ước đạt gần 80 tỷ đồng, tăng 219% so với cùng kỳ năm 2022 [daknong.gov.vn]. Để thúc đẩy nguồn kinh tế đến từ du lịch, các cơ quan quản lý và doanh nghiệp đề ra những chiến lược hiệu quả nhằm thu hút khách du lịch. Do đó, các điểm đến du lịch ngày càng được đầu tư, tôn tạo và làm mới về mặt cảnh quan nhằm xây dựng thương hiệu và quảng bá đến với du khách. Trong một nghiên cứu về mức độ hài lòng của du khách thì tác giả Quách Hương Giang đã đưa ra nhận định sau: “Việc nắm bắt và hiểu đúng về hành vi người tiêu dùng và các yếu tố ảnh hưởng tới hành vi có ý nghĩa quan trọng đối với các doanh nghiệp. Vì việc hiểu rõ các yếu tố cấu thành nên ý định của một cá nhân về việc thực hiện hành vi nào đó có thể giúp nhà quản lý có thể dự đoán được xu hướng thực hiện hành vi đó trong tương lai. Điều này rất có ý nghĩa trong việc phân đoạn thị trường cũng như xác định khách hàng mục tiêu cho doanh nghiệp. Từ đó, các nhà quản lý các cấp có thể nắm bắt được nhu cầu, thị hiếu của du khách; và có cơ sở 3 Nghị quyết số 82/NQ-CP của Chính phủ: Về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu đẩy nhanh phục hồi, tăng tốc phát triển du lịch hiệu quả, bền vững (chinhphu.vn) 143
- để các nhà làm Marketing đưa ra những gợi ý hiệu quả trong nghiên cứu sản phẩm mới, tạo ra những tính năng mới áp dụng nhu cầu của khách hàng, xác định giá cả hợp lý, hình thành các kênh phân phối hiệu quả, xây dựng các nội dung truyền thông phù hợp, cũng như thực hiện các yếu tố khác trong chiến lược Marketing hiệu quả; góp phần giúp doanh nghiệp có thể tiếp cận các nhóm khách hàng mục tiêu của mình”4. Vì vậy, nghiên cứu hành vi người tiêu dùng du lịch đóng một vai trò rất quan trọng trong việc thúc đẩy hoạt động kinh doanh du lịch tại điểm đến. Bên cạnh đó cùng với sự phát triển công nghệ mới trong những năm qua đã thay đổi cách tìm kiếm, chia sẻ thông tin và tạo ra nhiều thay đổi trong hành vi của khách du lịch (Huertas và cộng sự, 2019). Sự bùng nổ của các ứng dụng di động và mạng xã hội cũng tác động tích cực đến phương thức tiếp cận, chia sẻ thông tin du lịch của du khách; đến việc lựa chọn điểm đến, nơi lưu trú, địa điểm ăn uống của khách du lịch. Một số khái niệm Điểm đến du lịch Trong tiếng Anh, từ “Tourism Destination” được hiểu theo nghĩa tiếng Việt là điểm đến du lịch. Theo Tổ chức Du lịch Thế giới (UN-WTO): “Điểm đến du lịch là vùng không gian địa lý mà khách du lịch ở lại ít nhất một đêm, bao gồm các sản phẩm du lịch, các dịch vụ cung cấp, các tài nguyên du lịch thu hút khách, có ranh giới hành chính để quản lý và có sự nhận diện về hình ảnh để xác định khả năng cạnh tranh trên thị trường” (UNWTO, 2005). Theo Cooper và cộng sự (1998), điểm đến là sự tập trung vào việc xây dựng cơ sở vật chất và dịch vụ để đáp ứng nhu cầu của du khách. Về mặt không gian vật lý, điểm đến thường có ranh giới vật lý và hành chính để quản lý, có sự nhận diện về hình ảnh để xác định khả năng cạnh tranh trên thị trường. Các thuộc tính của điểm đến du lịch là những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sự hài lòng và trải nghiệm của khách du lịch như: Attractions (Điểm hấp dẫn du lịch), Amenities (Tiện nghi, tiện ích công cộng), Accessibility (Khả năng tiếp cận), Image (Hình ảnh), Price (Giá cả), Human Resources (Nguồn nhân lực). Hành vi du lịch của du khách Khái niệm hành vi du lịch của du khách là một khái niệm rộng lớn, bao gồm nhiều yếu tố như nhu cầu, mong muốn, động cơ, thái độ, nhận thức, quyết định và hành động của du khách trong quá trình du lịch. Hành vi du lịch của du khách có thể bị ảnh hưởng bởi nhiều nhân tố bên ngoài như môi trường xã hội, văn hóa, kinh tế, chính trị và tự nhiên, cũng như các yếu tố bên trong như tính cách, giới tính, tuổi tác, trình độ học vấn và thu nhập. Hành vi du lịch của du khách cũng có thể thay đổi theo thời gian và hoàn cảnh khác nhau. Hành vi du lịch của du khách là một chủ đề quan trọng trong nghiên cứu du lịch, vì nó liên quan đến sự hài lòng và trung thành của du khách, cũng như đến sự phát triển bền vững của ngành du lịch. Công nghệ thông tin Công nghệ thông tin (IT – Information Technology) là một thuật ngữ bao gồm phần mềm, mạng lưới internet, hệ thống máy tính sử dụng cho việc phân phối và xử lý dữ liệu, trao đổi, lưu trữ và sử dụng thông tin [Daintith, 2009]. 4 Quách Phương Giang (2013), Examining international tourists’ satisfaction with Hanoi tourism, Tourism Research, EMACIM Studies 144
- Công nghệ thông tin và truyền thông Công nghệ thông tin và truyền thông (Information Communication Technologies – ICT) đã thay mở ra nhiều công cụ mới để nâng cao chất lượng cuộc sống, tăng cường tính năng động trong phát triển kinh tế bền vững. Kỷ nguyên mới của ICT đã mở ra một loạt các công cụ mới cho du lịch. Sự phát triển của nó tạo ra một môi trường thuận lợi cho các cách tiếp cận quản lý mới cho các điểm đến (Ivar-Bidal và cộng sự, 2019). 3. Các mô hình nghiên cứu ý định hành vi và vai trò của công nghệ thông tin - truyền thông (ICT) về ý định lựa chọn điểm đến du lịch 3.1 Các lý thuyết về ý định hành vi Một số mô hình lý thuyết về sự lựa chọn điểm đến trong du lịch phổ biến có thể kể đến như: mô hình hành vi du khách của Mathieson và Wall (1982), mô hình sự lựa chọn điểm đến của Woodside và Lysonski (1989), mô hình sự lựa chọn điểm đến của Um và Crompton (1990), mô hình sự lựa chọn điểm đến của Sirakaya và Woodside (2005)… v.v. Mô hình chấp nhận công nghệ (Technology Acceptance Model – TAM) Là một mô hình lý thuyết về hành vi sử dụng công nghệ, được đưa ra bởi Fred Davis vào năm 1986. TAM là mô hình được ứng dụng rộng rãi nhiều nhất trong các nghiên cứu về hành vi sử dụng các sản phẩm, dịch vụ có tính công nghệ, đặc biệt là trong lĩnh vực E-Banking, người dùng phụ thuộc vào hai yếu tố chính: Giá trị dự kiến (Perceived usefulness): Đây là mức độ mà người dùng tin rằng công nghệ sẽ mang lại lợi ích cho công việc hoặc nhu cầu của họ. Độ dễ dàng sử dụng dự kiến (Perceived ease of use): Đây là mức độ mà người dùng tin rằng việc sử dụng công nghệ sẽ dễ dàng và không phức tạp. Lý thuyết hành vi hợp lý (TRA- The Theory of Reasoned Action) Lý thuyết lập luận rằng các cá nhân đánh giá hậu quả của một hành vi cụ thể và tạo ra ý định hành động phù hợp với đánh giá của họ. Cụ thể hơn, TRA tuyên bố rằng hành vi của cá nhân có thể được dự đoán từ ý định của họ, có thể được dự đoán từ thái độ và chuẩn mực chủ quan của họ. Một khía cạnh đặc biệt hữu ích của TRA từ góc độ công nghệ là sự khẳng định của nó rằng bất kỳ yếu tố nào khác ảnh hưởng đến hành vi chỉ thực hiện một cách gián tiếp thông qua thành phần thái độ và các chuẩn mực chủ quan. Do đó, TRA khá thích hợp trong bối cảnh dự đoán hành vi sử dụng công nghệ đa phương tiện. Nhưng, TRA có hạn chế là không chỉ rõ niềm tin cụ thể nào sẽ phù hợp trong các tình huống cụ thể [Phạm Xuân Sơn, 2023]. Mô hình thuyết hành động hợp lý TRA Niềm tin và sự Thái độ đánh giá Xu hướng Hành vi hành vi thực sự Niềm tin quy Quy chuẩn và động chuẩn chủ cơ 145
- Mô hình tiến trình ra quyết định và các nhân tố ảnh hưởng tới sự lựa chọn điểm đến và các dịch vụ du lịch của Mathieson & Wall, 1982 Nguồn: Nguyễn Hoàng Đông, 2019 146
- Mô hình sự nhận thức và lựa chọn điểm đến tham quan (Woodside and Lysonski, 1989) Nguồn: Nguyễn Hoàng Đông, 2019 Hành vi lựa chọn điểm đến của khách du lịch gồm năm giai đoạn: (1) điểm đến; (2) các yếu tố về tâm lý xã hội, (3) sự phát triển của nhận thức; (4), niềm tin; (5) lựa chọn điểm đến thông qua hình ảnh [Um and Crompton (1991)]. Tóm lại, từ những nghiên cứu trên, có thể thấy rằng các nhân tố ảnh hưởng bên trong và bên ngoài là nhân tố đầu vào và sự lựa chọn điểm đến là nhân tố đầu ra. Như vậy sự lựa chọn điểm đến sẽ trải qua 3 giai đoạn: (1) phát triển các ý tưởng, (2) xem xét và gắn bó với điểm đến; (3) ra quyết định điểm đến cuối cùng. Trong các nghiên cứu về hành vi người tiêu dùng du lịch các nhà nghiên cứu tập trung lý giải nguyên nhân hay các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định của du khách gồm: giai đoạn trước chuyến đi, trong chuyến đi và sau chuyến đi. 3.2 Vai trò của công nghệ thông tin và truyền thông (ICT) đối với du lịch Hệ sinh thái kinh doanh thông minh bao gồm nhà cung cấp tham gia chuỗi giá trị du lịch không chỉ cung cấp vật chất, mà còn cả dịch vụ trực tuyến của các nhà cung cấp. Việc áp dụng CNTT&TT vào nhu cầu du lịch cũng nhanh chóng làm thay đổi việc quản lý và marketing du lịch, và những công cụ này đã trở thành một yếu tố cơ bản của khả năng cạnh tranh cho điểm đến du lịch. Bên cạnh đó, trong các tiến bộ công nghệ chung của điểm đến thông minh cần phải được thích ứng với công nghệ thông minh cụ thể, công nghệ thông minh được xem là những công cụ cụ thể được tạo ra cho mục đích tăng thêm giá trị trong lĩnh vực du lịch bằng cách tạo 147
- tương tác cao hơn, đồng sáng tạo và cá nhân hóa trải nghiệm. Những công nghệ này có năng lực cao hơn, cho phép thực hiện các cấp độ cao [Theo Ivar-Bidal và cộng sự (2019)]. Việc ứng dụng công nghệ thông tin được triển khai mạnh mẽ trong những năm gần đây, khách du lịch có thể tìm kiếm thông tin lịch phù hợp với yêu cầu cá nhân của họ. Do đó, trọng tâm chuyển hướng sang các chuyến du lịch riêng lẻ và tự túc lựa chọn các điểm đến phù hợp. Điều này sẽ cải thiện dịch vụ và cung cấp trải nghiệm du lịch liền mạch, đồng thời nâng cao năng lực cạnh tranh giữa các đơn vị kinh doanh du lịch. Trong một nghiên cứu cụ thể, mà Google công bố, giúp xác định hành vi của khách hàng (consumer behaviour) trước, trong và cả sau khi chuyến đi. Qua đó, những nhà cung cấp dịch vụ du lịch, khách sạn có thể lên kế hoạch thu hút, tương tác, hỗ trợ và giữ chân khách hàng tốt hơn trong suốt hành trình trải nghiệm du lịch của khách hàng. Dreaming (là giấc mơ) là bước đầu tiên trong vòng đời của travel. Dreaming bắt đầu khi chúng ta nhìn thấy những hình ảnh đầu tiên về điểm mà bạn muốn lựa chọn. Đây là thời điểm gieo suy nghĩ và là yếu tố đầu tiên kích thích ý muốn đi du lịch. Planning là bước lên kế hoạch du lịch là bước thứ hai, sau khi một người đã chốt địa điểm du lịch. Trong giai đoạn này khách hàng cần tìm kiếm thông tin chính xác. Booking là giai đoạn mà khách quyết định, chính vì vậy hoạt động marketing cần được thực hiện có hiệu quả. Experience là giai đoạn trải nghiệm đây là giai đoạn quyết định xem khách hàng có hài lòng với sản phẩm và dịch vụ. Sharing là bước cuối cùng của vòng đời 5 stages of travel này, khách hàng chia sẻ trải nghiệm du lịch. Có thể thấy, ICT đang làm thay đổi hành vi của khách du lịch và lựa chọn điểm đến. Theo Sigalat-Signes và cộng sự (2019), ICT có thể hoạt động như một người thúc đẩy, người sáng tạo, người thu hút, cha I tăng cường) người bảo vệ hoặc thậm chí là kẻ hủy diệt trải nghiệm. Ngày càng có nhiều du khách dử dụng điện thoại thông minh trong các chuyến đi của họ và điều đó ảnh hưởng rất lớn hành trình, kế hoạch tham quan, thu hút khách du lịch,... Việc áp dụng những công nghệ tiên tiến và sự kết hợp của nó với các mô hình tổ chức sáng tạo đã thúc đẩy sự hợp tác, chia sẻ kiến thức và đổi mới giữa các nhà cung cấp dịch vụ tại điểm đến du lịch (Ammirato và cộng sự, 2018). Để một chuyến đi của du khách thành công cần đạt các yếu tố sau: Trước 1 chuyến đi gồm: Kích cầu du khách, thúc đẩy việc ra quyết định, thúc đẩy việc mua sản phẩm Trong chuyến đi: các trải nghiệm về dịch vụ tại điểm đến Sau chuyến đi: sự hài lòng của của du khách. Trước Trong Sau chuyến chuyến đi chuyến đi đi 148
- Nguồn: tác giả Ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong sự lựa chọn điểm đến của du khách tại tỉnh Đắk Nông Khái quát về tỉnh Đắk Nông Đắk Nông nằm ở phía Tây Nam của vùng Tây Nguyên, đoạn cuối dãy Trường Sơn; được xác định trong khoảng tọa độ địa lý: 11045' đến 12050' vĩ độ Bắc, 107013' đến 108010' kinh độ Đông. Phía Bắc và Đông Bắc giáp tỉnh Đắk Lắk, phía Đông và Đông Nam giáp tỉnh Lâm Đồng, phía Nam và Tây Nam giáp tỉnh Bình Phước, phía Tây giáp Vương quốc Campuchia. Đắk Nông là tỉnh nằm trong khu vực tam giác phát triển Việt Nam – Lào – Campuchia. Đắk Nông là khu vực chuyển tiếp giữa hai tiểu vùng khí hậu Tây Nguyên và Đông Nam bộ, chế độ khí hậu mang đặc điểm chung của khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, nhưng có sự nâng lên của địa hình nên có đặc trưng của khí hậu cao nguyên nhiệt đới ẩm, vừa chịu ảnh hưởng của gió mùa Tây Nam khô nóng. Mỗi năm có hai mùa rõ rệt: Mùa mưa từ tháng 4 đến hết tháng 11, tập trung trên 90% lượng mưa cả năm; mùa khô từ tháng 12 đến hết tháng 3 năm sau, lượng mưa không đáng kể. Nhìn tổng thể, địa hình Đắk Nông như hai mái của một ngôi nhà mà đường nóc là dãy núi Nam Nung, chạy dài từ Đông sang Tây, có độ cao trung bình khoảng 800m, có nơi cao đến hơn 1.500m. Địa hình có hướng thấp dần từ Đông sang Tây. Các huyện Đắk Song, Đắk Mil, Cư Jut, Krông Nô thuộc lưu vực sông Krông Nô, sông Srêpốk nên thấp dần từ Nam xuống Bắc. Các huyện Tuy Đức, Đắk Rlâp, Đắk Glong và thị xã Gia Nghĩa thuộc thượng nguồn lưu vực sông Đồng Nai nên thấp dần từ Bắc xuống Nam. Đắk Nông có địa hình đa dạng và phong phú, bị chia cắt mạnh, có sự xen kẽ giữa các núi cao hùng vĩ, hiểm trở với các cao nguyên rộng lớn, dốc thoải, lượn sóng, khá bằng phẳng xen kẽ các dải đồng bằng thấp trũng. Địa hình thung lũng thấp, có độ dốc từ 0 - 30 chủ yếu phân bố dọc sông Krông Nô, Sêrêpốk, thuộc các huyện Cư Jút, Krông Nô. Địa hình cao nguyên đất đỏ bazan chủ yếu ở Đắk Mil, Đắk Song, độ cao trung bình 600 - 800m, độ dốc khoảng 5 - 100m. Địa hình chia cắt mạnh và có độ dốc lớn hơn 150 phân bố chủ yếu trên địa bàn các huyện Đắk Glong, Đắk R'Lấp. Hiện nay, Đắk Nông đã xây dựng ba tuyến du lịch trong vùng Công Viên Địa Chất Đắk Nông. Cùng với đó, tỉnh đầu tư hoàn thiện các hệ thống cơ sở vật chất tại các điểm tham quan du lịch; tập trung đẩy mạnh đầu tư, hỗ trợ phát triển các mô hình hợp tác xã sản xuất, bảo tồn nghề truyền thống đảm bảo theo chất lượng, tiêu chuẩn, cung ứng sản phẩm cho khách du lịch đến tìm hiểu, tham quan, trải nghiệm, hướng tới mục tiêu tạo thương hiệu du lịch Đắk Nông. Đắk Nông còn là nơi hội tụ của 40 dân tộc anh em tạo nên một nền văn hóa đặc sắc với nhiều phong tục, tập quán, lễ hội độc đáo Các bon làng đồng bào dân M’Nông, Mạ, Ê đê… là những vùng đất ẩn chứa nhiều di sản văn hoá vật thể và phi vật thể quý báu, trong đó nổi bật hơn cả là cồng chiêng và các bộ sử thi; với những nét sinh hoạt văn hóa truyền thống như Lễ hội cồng chiêng, uống rượu cần, lễ hội đâm trâu...là những tiềm năng cho phát triển du lịch văn hóa, dân tộc, nhân văn cùng với nhiều món ăn ngon mang đặc trưng nổi tiếng như Cá lăng sông Sêrêpốk, Rượu cần, Cơm lam, Canh thụt đọt mây, Cà đắng, Lẩu lá rừng, Măng chua rừng. 149
- Toàn tỉnh có 5 di tích lịch sử cấp quốc gia, 1 danh thắng cấp quốc gia, 2 di tích lịch sử cấp tỉnh và nhiều di tích khác5. Bảng 1: Thống kê các địa điểm du lịch tại Đắk Nông năm 2022 STT Loại hình Số lượng Tên danh thắng 1 Vườn quốc gia 1 Tà Đùng 2 Hồ 3 Tà Đùng, Ea Sno, Tây Đắk Mil 3 Thác 6 Năm tầng, Đắk Buk So, Liên Nung, Đá Granite, Trinh Nữ, Lưu Ly 4 Khu du lịch 3 Đắk G’lun, Hồ Trúc, Nâm Nung 5 Chùa 2 Pháp Hoa, Hoa Nghiêm 6 Trang trại thiên nhiên và 1 Yến Ngọc du lịch sinh thái 7 Tượng đài 1 Nơ Trang Long 8 Nhà ngục 1 Đắk Mil 9 Căn cứ địa cách mạng 1 Nâm Nung 10 Di tích lịch sử 1 Đồi 722-Đắk Sắk 11 Thiền viện trúc lâm 1 Đạo Nguyên 12 Nhà trưng bày 2 Người Mạ, Đắk R’Moan 13 Điện gió 1 Đắk Song 14 Hang động 1 Chư Bluk 15 Điểm check in 1 Cánh đồng hoa Nguồn: tác giả tổng hợp Bảng 2: Thống kê cơ sở lưu trú trên tại Đắk Nông năm 2022 Stt Huyện Khách sạn Nhà nghỉ Nhà hàng Cửa hàng lưu niệm 1 Krông Nô 4 12 2 Cư Jút 2 39 10 3 Đắk Song 1 30 4 1 4 Tp. Gia Nghĩa 19 46 19 5 Đắk R’Lấp 7 49 16 6 Tuy Đức 2 9 1 7 Đắk G’Long 4 12 8 Đắk Min 2 39 10 Nguồn: Sở văn hóa thể thao và du lịch tỉnh Đắk Nông 3.2 Thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông tại tỉnh Đắk Nông Trong năm 2023, ngành Thông tin và Truyền thông tiếp tục đẩy mạnh công tác chuyển đổi số trên 3 trụ cột chính quyền số, kinh tế số và xã hội số. Đối với Chính quyền số: Xây dựng Cổng dữ liệu mở tỉnh Đắk Nông (Đắk Nông Data). Triển khai 100% thủ tục hành chính đủ điều kiện được triển khai dịch vụ công trực tuyến toàn trình; trong đó tích hợp trên 60% lên Cổng Dịch vụ công Quốc gia; tỷ lệ xử lý hồ sơ trực tuyến 50% hồ sơ phát sinh trên toàn tỉnh. Theo dõi, đôn đốc việc sử dụng hiệu quả của hệ thống quản lý văn bản và điều hành, 92% tỷ lệ văn 5 Giới thiệu chung tỉnh Đắk Nông (daknong.gov.vn) 150
- bản điện tử có ký số được gửi, nhận giữa các cơ quan nhà nước, tỷ lệ hồ sơ công việc đạt khoảng 50%. Đối với Kinh tế số: Tiếp tục tăng doanh thu về kinh tế số, phấn đấu tỷ trọng kinh tế số trong GRDP đạt 7,5%. Thực hiện Chương trình hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh Đắk Nông đến năm 2025, phấn đấu 40% doanh nghiệp nhỏ và vừa được tiếp cận, sử dụng các nền tảng số. Triển khai thúc đẩy hỗ trợ hộ SXNN lên sàn thương mại điện tử 2.000 sản phẩm, 100% sản phẩm OCOP, tỷ lệ giao dịch trên sàn thương mại điện tử tăng gấp 1,5 lần so với năm 2022. Đối với Xã hội số: Tập trung triển khai phát huy hiệu quả của Tổ công nghệ số cộng đồng, trong đó, hướng dẫn, đôn đốc theo từng nhiệm vụ cụ thể, theo nhu cầu sử dụng dịch vụ số của từng người dân. Phát động, hướng dân người dân sử dụng ứng dụng phục vụ người dân của tỉnh (Đăk Nông – C), phấn đấu 80% người dân cài đặt ứng dụng. Thúc đẩy, hỗ trợ doanh nghiệp phát triển hạ tầng băng rộng chất lượng cao, tập trung phát triển hạ tầng viễn thông, sóng di động, cáp quang đến các xã, phường, thị trấn; Phấn đấu phủ sóng di động 3G, 4G đạt 100%, 5G đạt 5% trở lên, Phấn đấu đưa tỷ lệ người sử dụng điện thoại di động 2G. Chỉ số đánh giá chuyển đổi số (DTI) của tỉnh Đắk Nông năm 2021 xếp thứ 41/63 tỉnh/thành phố, tăng 13 bậc so với năm 2020.uống dưới 5%6... Hiện nay, các doanh nghiệp trên địa bàn Tỉnh đều quan tâm sử dụng internet trong hoạt động quảng cáo và truyền thông. Tuy nhiên, việc ứng dụng công nghệ thông tin tại các điểm đến du lịch và các doanh nghiệp du lịch đạt ở mức cơ bản, chưa khai thác được tối ưu các lợi thế của công nghệ trong cạnh tranh, thu hút khách du lịch thông qua công nghệ thông tin và truyền thôn. Ngoài ra, các doanh nghiệp du lịch chưa thật sự đổi mới phương thức tiếp thị và bán hàng thông qua các ứng dụng như đặt tour/đặt phòng qua app, quản lý hoạt động kinh doanh và chăm sóc khách hàng hoặc thanh toán trực tuyến…hay chưa khai thác được tối đa vẻ đẹp của các điểm đến qua công nghệ, Mặt khác, còn nhiều hạn chế trong việc ứng dụng công nghệ nên không ý thức được tầm quan trọng của bảo mật thông tin, ứng dụng công nghệ vào quản trị dẫn đến mất khách hàng và hiểu sai mục đích của khách hàng trong việc truyền bá thương hiệu. Kết luận và giải pháp Với định hướng chiến lược nhằm khai thác hiệu quả tiềm năng du lịch và thu hút sự quan tâm của du khách; các nhà quản lý điểm đến cần xác định giá trị trong du lịch ở địa phương làm cơ sở cho việc hoặc định chính sách du lịch và xây dựng chiến lược tiếp thị trong liên kết về chương trình, tour, tuyến, gói sản phẩm thông qua việc ứng dung ICT trong du lịch. Ngoài ra, các nhà quản lý điểm đến cần tiếp cận, quảng bá thắng cảnh, con người và văn hoá địa phương một cách đặc sắc, dễ gần hơn bằng ứng dụng của ICT trên các nền tảng di động (Mobile app); tương tác thực tế (Augmented Reality-AR); Công nghệ kết nối không dây trong phạm vi tầm ngắn (Near-Field Communication – NFC); Công cụ online PSA nối kết thông tin giữa người mua (buyers) và người bán (sellers) và Công cụ định vị iBeacons. Thứ nhất, việc áp dụng ICT vào nhu cầu du lịch cũng nhanh chóng làm thay đổi việc quản lý và marketing du lịch và những công cụ này đã trở thành một yếu lố cơ bản của khả năng cạnh 6 Đắk Nông: Ngành Thông tin và Truyền thông đẩy mạnh chuyển đổi số (vietnamhoinhap.vn) 151
- tranh cho điểm đến du lịch (Nguyễn Thị Minh Nghĩa và cộng sự, 2019). Đối với ngành du lịch, thương hiệu điểm đến có tầm quan trọng đặc biệt, quyết định sức hấp dẫn và khả năng cạnh tranh của điểm đến. Điều này cho thấy các nhà quản lý điểm đến nhà kinh doanh du lịch cần có các giải pháp xây dựng thương hiệu điểm đến du lịch và truyền thông thông qua các kênh thông tin hiệu quả. Ngoài ra, cần xây dựng và phát triển đội ngũ trí thức khoa học và công nghệ trong lĩnh vực du lịch để đáp ứng kịp thời nhu cầu trên. Thứ hai, phát triển, đổi ứng dụng nghiên cứu ICT và chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực du lịch. Nâng cao nhận thức về vai trò của thương hiệu điểm đến trong hoạt động kinh doanh du lịch. Các Cơ quan quản lý về Du lịch ở các cấp cần tăng cường công tác tuyên truyền trên các phương tiện truyền thông một cách hiệu quả. Việc xây dựng và phát triển thương hiệu điểm đến sẽ mang đến nhiều lợi ích, đặc biệt là các doanh nghiệp khai thác điểm đến cho hoạt động kinh doanh. Thứ ba, xây dựng chương trình ứng dụng và phát triển công nghệ trong lĩnh vực du lịch, tập trung vào một số hướng như: Đối với nhà quản lý: Đẩy mạnh số hóa công tác quản lý ngành du lịch, phát triển chính quyền điện tử hướng tới du lịch bền vững, trong đó lấy nhu cầu của khách du lịch, người dân và doanh nghiệp làm trung tâm. Đồng thời ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong hoạt động xúc tiến quảng bá du lịch. Nghiên cứu xây dựng và từng bước ứng dụng hệ thống thông tin quản lý điểm đến. Đối với hoạt động kinh doanh du lịch: xây dựng đồng bộ hệ thống quản lý thông minh từ cơ quan chính quyền, đến doanh nghiệp và du khách. Ngoài ra cần xây dựng các sản phẩm du lịch độc đáo, đảm bảo độ chính xác, tin cậy là lựa chọn điểm đến lý tưởng dành cho du khách. TÀI LIỆU THAM KHẢO Ban chấp hành Trung ương (17/10/2000), Chỉ thị về đẩy mạnh ứng dụng và phát triển CNTT phục vụ sự nghiệp CNH-HĐH. Báo cáo toàn cảnh CNTT năm 2000 đến năm 2006 của Hội tin học TP.HCM. Bộ Thương mại (2005), báo cáo Thương Mại Điện tử Việt Nam năm 2004. Lê Quang Đăng (2019). Cách mạng công nghiệp 4.0 và tiến trình phát triển du lịch thông minh tại Việt Nam. Truy cập tại: http://itdr.org.vn/nghien_cuu/cach-mang-cong-nghiep-4-0-va- tien-trinh-phat-trien-du-lich-thong Quách Phương Giang (2013), Examining international tourists’ satisfaction with Hanoi tourism, Tourism Research, EMACIM Studies. Nguyễn Thị Minh Nghĩa, Nguyễn Thị Thúy Vân, Lê Văn Hòa (2019). Điểm đến du lịch thông minh: Khái niệm và các xu hướng hiện nay. Tạp chí Khoa học Đại học Huế: Kinh tê'và phát triển, (128), 129-146. Vũ Văn Thiết, Luận văn Thạc sĩ Kinh doanh 2019, Các yếu tố ảnh hưởng tới sự lựa chọn điểm đến của du khách, Trường hợp nghiên cứu tỉnh Đắk Nông. 152
- Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Nông (2023), Giới thiệu chung về tỉnh Đăk Nông, Cổng thông tin điện tử tỉnh Đắk Nông. Phạm Thị Thùy Linh (2020), Thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin trong phát triển du lịch ở Việt Nam, Tạp chí công thương. Ammirato, s., et al. (2018). Smart Tourism Destinations: Can the Destination Management Organizations Exploit Benefits of the ICTs? Evidences from a Multiple Case Study. DOI: 10.1007/978-3-319-99127-6_54. Boes, K., Buhalis, D. and Inversini, A. (2016). Smart tourism destinations: Ecosystems for tourism destination competitiveness. International Journal of Tourism Cities, 2(2). 108-124. Daintith, John, ed. (2009). "IT", A Dictionary of Physics, Oxford University Press, retrieved 1 August 2012 Ivars-Baidal, JA., Celdrán-Bemabeu, MA., Mazon, JN., Perles Ivars, A. (2019). Smart destinations and the evolution of ICTs: A new scenario for destination management? Current Issues in Tourism (Online), 22(13),1581-1600 Malaywoy (2020), Mathieson And Wall 1982, Truy cập tại: https://malaywoy.blogspot.com/2020/12/mathieson-and-wall-1982.html World Tourism Organization (1995). UNWTO technical manual: Collection of Tourism Expenditure Statistics, p.10. Nhóm tác giả: 1. ThS. Doãn Văn Tân - Trường Cao đẳng Cộng Đồng ĐắkNông 2. ThS. Nguyễn Bình Phương Thảo -Trường Cao Đẳng Bách Khoa Sài Gòn 3. ThS. Phan Sỹ Thống - UBND tỉnh Đắk Nông 153

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Nghiên cứu thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin tại một số mô hình du lịch nông nghiệp tại Thái Nguyên
8 p |
21 |
4
-
Bài giảng Giám sát bộ phận phòng: Chương 3 - Trường CĐ nghề Du lịch SaiGon
43 p |
40 |
3
-
Chuyển đổi số trong du lịch góp phần gia tăng trải nghiệm của du khách
7 p |
1 |
1
-
Truyền thông trong phát triển du lịch ở Tây Nguyên hiện nay
7 p |
2 |
1
-
Xây dựng mô hình điểm đến du lịch thông minh tại tỉnh Đắk Nông
12 p |
1 |
1


Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn
