
Nghiên cứu lựa chọn một số bài tập kỹ thuật chuyền bóng cao tay cho nam sinh viên tự chọn môn Bóng chuyền khóa 20 trường Đại học Tiền Giang
lượt xem 2
download

Qua nghiên cứu tổng hợp tài liệu, phỏng vấn chuyên gia, chúng tôi đã lựa chọn một số bài tập kỹ thuật chuyền bóng cao tay cho sinh viên tự chọn môn bóng chuyền khóa 20 Trường Đại học Tiền Giang, đồng thời đánh giá hiệu quả việc ứng dụng hệ thống bài tập sau thời gian tập luyện cho đối tượng này.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Nghiên cứu lựa chọn một số bài tập kỹ thuật chuyền bóng cao tay cho nam sinh viên tự chọn môn Bóng chuyền khóa 20 trường Đại học Tiền Giang
- NGHIÊN CỨU LỰA CHỌN MỘT SỐ BÀI TẬP KỸ THUẬT CHUYỀN BÓNG CAO TAY CHO NAM SINH VIÊN TỰ CHỌN MÔN BÓNG CHUYỀN KHÓA 20 TRƯỜNG ĐẠI HỌC TIỀN GIANG ThS. Hà Trọng Thảo Trường Đại học Tiền Giang TÓM TẮT Qua nghiên cứu tổng hợp tài liệu, phỏng vấn chuyên gia, chúng tôi đã lựa chọn một số bài tập kỹ thuật chuyền bóng cao tay cho sinh viên tự chọn môn bóng chuyền khóa 20 Trường Đại học Tiền Giang, đồng thời đánh giá hiệu quả việc ứng dụng hệ thống bài tập sau thời gian tập luyện cho đối tượng này. Từ khóa: Bài tập, chuyền bóng cao tay, sinh viên. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Trong quá trình giảng dạy ở Trường Đại học Tiền Giang, tôi nhận thấy đa số sinh viên đăng ký học phần tự chọn 1 và 2 là môn bóng chuyền và trong nhà trường chưa có công trình nghiên cứu về một số bài tập kỹ thuật chuyền bóng cao tay cho sinh viên. Qua thực tế giảng dạy tại các trường đại học nói chung và tại Trường Đại học Tiền Giang nói riêng, kết quả được thể hiện qua kỹ thuật chuyền bóng cao tay còn hạn chế, sinh viên còn sai những lỗi kỹ thuật cơ bản, dẫn đến kết quả là chưa cao. Để khắc phục và hoàn thiện được những nhược điểm đó chúng tôi đã bước đầu đề xuất một số bài tập giúp sinh viên nâng cao trình độ trong kỹ thuật chuyền bóng cao tay. Đề tài góp phần chọn lọc ra một số bài tập bổ trợ kỹ thuật chuyền bóng cao tay để làm tài liệu tham khảo trong quá trình giảng dạy và huấn luyện nhằm hoàn thiện kỹ thuật chuyền bóng cho sinh viên, giúp cho các em nâng cao hiệu quả trong quá trình học tập và thi đấu. Do đó chúng tôi chọn đề tài: Nghiên cứu lựa chọn một số bài tập bổ trợ kỹ thuật chuyền bóng cao tay cho nam sinh viên tự chọn môn bóng chuyền khóa 20 Trường Đại học Tiền Giang. 2. CÁCH TIẾP CẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Cách tiếp cận Nghiên cứu lý thuyết, lược khảo các nghiên cứu có liên quan đến đề tài để hình thành các bài tập bổ trợ kỹ thuật chuyền bóng cao tay. Thu thập thông tin bằng phiếu khảo sát để đưa ra các bài tập bổ trợ chuyền bóng cao tay phù hợp nhất cho sinh viên tự chọn môn bóng chuyền khóa 20 Trường Đại học Tiền Giang. 2.2 Phương pháp nghiên cứu Để giải quyết các nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài, các phương pháp sau đây được sử dụng: 505
- - Phương pháp đọc, tổng hợp và phân tích tài liệu tham khảo - Phương pháp phỏng vấn bằng phiếu - Phương pháp kiểm tra sư phạm - Phương pháp thực nghiệm sư phạm - Phương pháp toán học thống kê * Đối tượng nghiên cứu: Hệ thống bài tập bổ trợ nhằm hoàn thiện kỹ thuật chuyền bóng cao tay cho nam sinh viên tự chọn môn bóng chuyền khóa 20 Trường Đại học Tiền Giang. * Khách thể nghiên cứu: 40 sinh viên nam tự chọn môn bóng chuyền khóa 20 Trường Đại học Tiền Giang làm đối tượng khảo sát. 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1 Đánh giá thực trạng kỹ thuật chuyền bóng cao tay của nam sinh viên tự chọn môn bóng chuyền khóa 20 Trường Đại học Tiền Giang 3.1.1 Lựa chọn các chỉ tiêu đánh giá kỹ thuật chuyền bóng cao tay Qua kết quả phỏng vấn, đề tài đã lựa chọn những test nào có tỷ lệ % lựa chọn từ 80% trở lên đưa vào đánh giá gồm có 4 test sau đây: Test 1 Chuyền bóng cao tay vào vị trí ô trên tường (50 quả). Test 2 Chuyền bóng cao tay trên lưới (20 quả). Test 3 Chuyền bóng cao tay trước mặt ở vị trí số 4 (5 quả). Test 4 Chuyền bóng cao tay sau đầu ở vị trí số 2 (5 quả). 3.1.2 Đánh giá thực trạng kỹ thuật chuyền bóng cao tay của nam sinh viên tự chọn môn bóng chuyền Sau khi lựa chọn các chỉ tiêu đánh giá, đề tài tiến hành kiểm tra lấy số liệu lần đầu của 2 nhóm thực nghiệm và đối chứng trước khi tiến hành thực nghiệm các test đã được lựa chọn (thành tích và điểm), kết quả được trình bảy ở bảng 3.1 sau đây: Bảng 3.1: Kết quả kiểm tra kỹ thuật chuyền bóng trước thực nghiệm của nam sinh viên tự chọn môn bóng chuyền khóa 20 Nhóm thực nghiệm Nhóm đối chứng TT Test t P Cv% Cv% Chuyền bóng cao tay vào vị trí 1 5.40 0.75 13.96 5.40 1.05 19.38 0.01 p>0.05 trên tường (50 quả). Chuyền bóng cao tay trên lưới 2 5.45 0.60 11.10 5.30 0.73 13.82 0.71 p>0.05 (20 quả). Chuyền bóng cao tay trước mặt ở vị 3 5.50 0.61 11.04 5.55 1.70 30.64 0.12 p>0.05 trí số 4 (5 quả). Chuyền bóng cao tay sau đầu ở vị trí 4 5.25 0.85 16.20 5.23 1.73 33.07 0.06 p>0.05 số 2 (5 quả). 506
- Xét về mức độ kỹ thuật chuyền bóng của nam sinh viên tự chọn môn bóng chuyền khóa 20 có t = 0.01→0.71. Từ đó cho thấy thực trạng không có sự khác biệt giữa hai nhóm trước khi thực nghiệm. Cả nhóm đối chứng và thực nghiệm đồng đều nhau không có sự khác biệt rõ rệt, ở ngưỡng xác suất p > 0.05. Biểu đồ 3.1: Thành tích trung bình của hai nhóm trước thực nghiệm 3.2 Lựa chọn và ứng dụng hệ thống bài tập nâng cao hiệu quả kỹ thuật chuyền bóng cao tay cho nam sinh viên tự chọn môn bóng chuyền khóa 20 Qua kết quả phỏng vấn, những bài tập nào có sự lựa chọn từ 80% trở lên được đưa vào ứng dụng gồm 15 bài tập sau: 1. Tung đón bóng tại chỗ để kiểm tra vị trí tiếp xúc tầm chuyền và hình tay. 2. Tung đón bóng tại chỗ bước lên trước 1- 2 bước chuyền bóng đi. 3. Chuyền nhẹ vào tường ở cự ly gần nhất. 4. Chuyền nhẹ trên đầu (cách đầu 1m). 5. Ngồi trên ghế (40cm) đón bóng đứng dậy bước lên trước 1- 2 bước chuyền bóng đi. 6. Đứng ở tư thế chuẩn bị tiến lên trước 2 bước chuyền bóng đi. 7. Chuyền nhóm 2 người cố định và di chuyển. 8. Chuyền bóng cao thấp khoảng cách khác nhau. 9. Chuyền bóng 3 - 4 người với 1 hoặc 2 bóng. 10. Tập chuyền hai với các loại đập bóng. 11. Phối hợp với các kỹ thuật khác và các cự ly khác nhau. 12. Chuyền cao tay vào vị trí trên tường 13. Chuyền bóng cao tay trên lưới. 14. Chuyền bóng cao tay trước mặt ở vị trí số 4. 15. Chuyền bóng cao tay sau đầu vị trí số 2. 507
- 3.3 Đánh giá hiệu quả việc ứng dụng hệ thống bài tập bổ trợ hiệu quả kỹ thuật chuyền bóng cao tay cho nam sinh viên tự chọn môn bóng chuyền khóa 20 Qua thời gian tập luyện, chúng tôi tiến hành lấy số liệu lần thứ 2 của sinh viên thông qua các test đánh giá. 3.3.1 Kết quả kiểm tra kỹ thuật chuyền bóng của nhóm đối chứng. Sau khi kết thúc chương trình thực nghiệm, đề tài tiến sử dụng các test đã lựa chọn để kiểm tra lần 2 sau thực nghiệm của hai nhóm thực nghiệm và đối chứng. Qua tính toán kết quả của nhóm đối chứng được trình bày qua bảng 3.2 sau đây: Bảng 3.2: Nhịp tăng trưởng các test của nhóm đối chứng trước và sau tập luyện Ban đầu Sau 12 tuần TT Test W t P x1 1 x2 2 Chuyền bóng cao tay vào vị trí trên 1 5.40 1.05 6.53 1.16 18.87 3.56 > 0.001 tường (5 quả). Chuyền bóng cao tay trên lưới 2 5.30 0.73 7.45 0.65 33.73 9.03 0.001 ở vị trí số 4 (5 quả). Chuyền bóng cao tay sau đầu 4 5.23 1.73 7.05 0.81 29.74 3.68 > 0.001 ở vị trí số 2 (5 quả). Nhìn chung, chỉ có 1/4 test có sự tăng trưởng trưởng có ý nghĩa thống kê. Điều này cho thấy nam sinh viên tự chọn môn bóng chuyền cũng có sự tăng tiến về trình độ kỹ thuật nhưng chưa có ý nghĩa thống kê vì có ttính giao động từ 3.56 đến 3.74 < tbảng với p< 0.001 (trừ test chuyền bóng cao tay trên lưới). 3.3.2 Kết quả kiểm tra kỹ thuật chuyền bóng của nhóm thực nghiệm Tương tự như nhóm đối chứng kết quả của nhóm thực nghiệm được trình bày qua bảng 3.3 sau đây: Bảng 3.3: Nhịp tăng trưởng các test của nhóm thực nghiệm trước và sau thực nghiệm Ban đầu Sau 12 tuần TT Test W% t P x1 1 x2 2 Chuyền bóng cao tay vào vị trí trên 1 5.40 0.75 7.75 0.79 35.74 8.57 < 0.001 tường (5 quả). Chuyền bóng cao tay trên lưới 2 5.45 0.60 8.30 0.83 41.45 12.57
- 3.3.3 Đánh giá kết quả sau thực nghiệm của hai nhóm Để xem xét đưa ra những nhận định khách quan hơn về kết quả đánh giá của đề tài, chúng tôi tiến hành so sánh thành tích đạt được của 2 nhóm nam sinh viên bóng chuyền khóa 20 Trường Đại học Tiền Giang sau thực nghiệm thông qua chỉ số t-sudent. Kết quả tính toán giữa hai nhóm đối chứng và thực nghiệm được thể hiện qua bảng 3.4 như sau: Bảng 3.4: So sánh sự khác biệt giữa nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm sau thời gian thực nghiệm của nam sinh viên tự chọn môn bóng chuyền khóa 20 Nhóm thực nghiệm Nhóm đối chứng TT Test t P Cv% Cv% Chuyền bóng cao tay vào vị trí 6.5 1 7.75 0.79 10.15 1.16 17.84 3.90 p>0.05 trên tường (5 quả). 3 Chuyền bóng cao tay trên 7.4 2 8.30 0.83 10.04 0.65 8.68 3.60 p>0.05 lưới (5 quả). 5 Chuyền bóng cao tay trước mặt 7.2 3 8.55 0.60 7.07 0.82 11.30 5.71 p>0.05 ở vị trí số 4 (5 quả). 5 Chuyền bóng cao tay sau 7.0 4 8.43 0.71 8.45 0.81 11.48 5.70 p>0.05 đầu ở vị trí số 2 (5 quả). 5 Tóm lại, xét về mức độ hoàn thiện kỹ thuật chuyền bóng của nam sinh viên tự chọn môn bóng chuyền khóa 20 có t = 3.60 đến 5.71 > t0.05. Từ đó cho thấy kỹ thuật chuyền bóng giữa hai nhóm sau khi thực nghiệm có sự khác biệt rõ rệt, ở ngưỡng xác suất p < 0.05. Thành tích trung bình của hai nhóm thực nghiệm và đối chứng sau thực nghiệm được thể hiện quả biểu đồ 3.2 dưới đây: Biểu đồ 3.2: Thành tích trung bình của hai nhóm sau thực nghiệm Như vậy, sau thời gian áp dụng các bài tập chuyên môn thì các chỉ tiêu đánh giá kỹ thuật của nam sinh viên tự chọn môn bóng chuyền khóa 20 (nhóm thực nghiệm) đều có sự tăng tiến. Điều này chứng minh, các bài tập hoàn thiện kỹ thuật chuyền 509
- bóng cao tay cho nam sinh viên tự chọn môn bóng chuyền khóa 20 đã phát huy tác dụng tích cực hơn trong việc hoàn thiện kỹ thuật cho đối tượng nghiên cứu. 4. KẾT LUẬN Qua kết quả nghiên cứu trên, đề tài rút ra được một số kết luận sau: 1. Qua phân tích, tổng hợp các bài tập có liên quan, phỏng vấn các chuyên gia và đánh giá hiệu quả kỹ thuật chuyền bóng trong tập luyện cũng như thi đấu, chúng tôi đã nghiên cứu lựa chọn được 15 bài tập nhằm hoàn thiện kỹ thuật chuyền bóng cho nam sinh viên tự chọn môn bóng chuyền khóa 20 có hiệu quả. 2. Xây dựng được hệ thống 15 bài tập nhằm hoàn thiện kỹ thuật chuyền bóng trong thời gian tập luyện cho nam sinh viên tự chọn môn bóng chuyền khóa 20 Trường Đại học Tiền Giang, cho thấy trình độ tập luyện của nhóm thực nghiệm có sự tăng tiến hơn nhóm đối chứng. Điều đó chứng tỏ các bài tập và chương trình huấn luyện được chọn lọc, xây dựng và đưa vào sử dụng là hợp lý, có hiệu quả mang tính thực tiễn cao. 3. Qua hệ thống bài tập nhằm hoàn thiện kỹ thuật chuyền bóng cho nam sinh viên tự chọn môn bóng chuyền khóa 20 của hai nhóm thực nghiệm và đối chứng, đã cho thấy các sinh viên nam nhóm thực nghiệm có sự phát triển hơn về kỹ thuật chuyền bóng. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bùi Huy Châm – Hà Mạnh Thư (2002), Chiến thuật bóng chuyền, NXBTDTT. 2. Nguyễn Ngọc Cừ (1997), Khoa học tuyển chọn tài năng thể thao. 3. ThS. Nguyễn Xuân Dung (1996-1997), Kỹ thuật bóng chuyền – Bộ môn Bóng chuyền trường ĐH TDTT TP. HCM. 4. Nguyễn Xuân Điền (1972), Sinh lý học TDTT, NXB TDTT, Hà Nội. 5. Cao Thái –Văn Hoạt – Đức Châu (2012), Huấn luyện vận động viên bóng chuyền trẻ, NXB TDTT). 6. Đinh Lẫm – Nguyễn Bình (2008), Huấn luyện bóng chuyền, NXBTDTT. 510

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Nghiên cứu lựa chọn một số bài tập phát triển thể lực cho đội tuyển nam bóng đá Futsal trường THPT Vĩnh Hải, thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng
7 p |
44 |
5
-
Lựa chọn ứng dụng một số bài tập phát triển thể lực chung cho nữ sinh viên Trường Đại học Quảng Nam
9 p |
13 |
4
-
Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn điểm đến của khách du lịch Đông Nam Bộ: Trường hợp điểm đến Đà Lạt
9 p |
219 |
4
-
Nghiên cứu lựa chọn một số bài tập nhằm phát triển năng lực mềm dẻo cho nữ sinh viên chuyên sâu thể dục năm thứ nhất trường Đại học Sư phạm Thể dục thể thao Hà Nội
6 p |
46 |
3
-
Thực trạng đập bóng ở vị trí số 4 của nữ sinh viên đội tuyển trường Đại học sư phạm TDTT Hà Nội
4 p |
50 |
3
-
Lựa chọn một số bài tập phát triển sức nhanh cho nam vận động viên đội tuyển Bóng đá năng khiếu U12 Quận 9, Thành phố Thủ Đức sau 3 tháng tập luyện
8 p |
4 |
3
-
Nghiên cứu lựa chọn một số bài tập nhằm phát triển thể lực chung cho học sinh nam khối lớp 9 của trường tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông Hoàng Việt
12 p |
15 |
3
-
Nghiên cứu hệ thống bài tập nâng cao kỹ thuật tại chỗ ném rổ một tay trên vai cho sinh viên Học viện Ngân hàng
8 p |
4 |
2
-
Nghiên cứu hệ thống bài tập nâng cao kỹ thuật tại chỗ ném rổ một tay trên vai cho sinh viên Học viện Ngân hàng
8 p |
6 |
2
-
Nghiên cứu đánh giá một số chỉ số chức năng tim mạch cho sinh viên khóa đại học 54 trường Đại học Sư phạm Thể dục Thể thao Hà Nội
5 p |
4 |
2
-
Lựa chọn một số bài tập nhằm nâng cao hiệu quả kỹ thuật nhảy cao úp bụng cho sinh viên trường Cao đẳng sư phạm Hòa Bình
9 p |
41 |
2
-
Nghiên cứu lựa chọn một sô bài tập phát triển sức bền tốc độ cho nam VĐV bơi 100m tự do 13-14 tuổi tại Trung tâm Văn hóa Bình Long tỉnh Bình Phước
10 p |
36 |
2
-
Lựa chọn một số bài tập phát triển sức bền tốc độ cho nam học sinh đội tuyển cầu lông trường THPT số 1 Sa Pa - Lào Cai
4 p |
43 |
2
-
Lựa chọn một số bài tập nhằm phát triển khả năng phối hợp vận động cho nam học sinh đội tuyển cầu lông trường THPT Đoan Hùng Phú Thọ
7 p |
41 |
2
-
Đánh giá hiệu quả ứng dụng một số bài tập phát triển thể lực học sinh lớp 10 trường THPT Thực hành Sư phạm Đại học Cần Thơ năm học 2019 - 2020
8 p |
42 |
1
-
Vai trò của công nghệ thông tin và truyền thông trong việc lựa chọn điểm đến của khách du lịch tại tỉnh Đắk Nông
11 p |
5 |
1
-
Nghiên cứu ứng dụng một số bài tập nhằm nâng cao hiệu quả bạt cầu trong thi đấu đôi cho nam sinh viên đội tuyển cầu lông trường Đại học Điện Lực
7 p |
5 |
1


Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn
