Bệnh bạch hầu – Diphtheria – Phần 1
lượt xem 4
download
Tổng quan + Tiếng Anh diphtheria - có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp có nghĩa là "miếng da động vật", do bệnh thường đặc trưng bằng một lớp màng giả (pseudomembrane) trong họng hầu hay trong mũi, trên da. - Là một bệnh truyền nhiễm cấp tính gây nên do ngoại độc tố của vi khuẩn bạch hầu, tên khoa học là Corynebacterium diphtheriae. + Hippocrates mô tả lần đầu tiên vào thế kỷ thứ 5 trước Công nguyên. - Klebs năm 1883 quan sát được vi khuẩn bạch hầu ở màng giả bạch hầu. Năm 1888, Roux và Yersin...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bệnh bạch hầu – Diphtheria – Phần 1
- Bệnh bạch hầu – Diphtheria – Phần 1 I.Tổng quan + Tiếng Anh diphtheria - có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp có nghĩa là "miếng da động vật", do bệnh thường đặc trưng bằng một lớp màng giả (pseudomembrane) trong họng hầu hay trong mũi, trên da. - Là một bệnh truyền nhiễm cấp tính gây nên do ngoại độc tố của vi khuẩn bạch hầu, tên khoa học là Corynebacterium diphtheriae. + Hippocrates mô tả lần đầu tiên vào thế kỷ thứ 5 trước Công nguyên.
- - Klebs năm 1883 quan sát được vi khuẩn bạch hầu ở mà ng giả bạch hầu. Năm 1888, Roux và Yersin mô tả sự hiện diện của độc tố bạch hầun. - Theobald Smith năm 1909 đã chứng minh rằng độc tố (toxin) bị trung hoà bởi kháng độc tố (antitoxin) tạo nên phức hợp Độc tố-Kháng độc tố (Toxin- Anti-Toxin complex, TAT) vẫn giữ nguyên tính sinh miễn dịch nhưng lại không gây nên các phản ứng tại chỗ. - Schick năm 1913 mô tả p.pháp thử phản ứng trên da (skin test) nhằm phát hiện đáp ứng miễn dịch của người đối với bệnh bạch hầu. - Ramon 1929 - mô tả phương pháp biến đổi độc tố bạch hầu thành dạng giả i độc, nhưng vẫn có khả năng gây miễn dịch bằng cách xử lý̀ với formaldehyde. Sản phẩm được gọi là giải độc tố (toxoid). Đó là một trong những loại vaccine bạch hầu an toàn nhất mọ i thời đại. - Freeman 1951 - đưa ra một phát minh quan trọng rằng các chủng gây bệnh (có khả năng sản xuất độc tố) có tính ly giải (lysogenic - nghĩa là chúng bị nhiễm một loại thực khuẩn bệnh), trong khi các chủng không ly giải thì không có độc lực. Sau đó người ta phát hiện rằng gene chịu trách nhiệm cho qui trình sản xuất độc tố nằm trên ADN [thực khuẩn bệnh] này. + Pappenheimer 1960 - tại Đại Học Harvard khảo sát tác động của độc tố bạch hầu lên các tế bào Hela, và đi đến kết luận độc tố có khả năng ức chế qui trình tổng hợp protein, thông qua cơ chế phong tỏa sự vận chuyển các amino acid của các ARN vận chuyển (tRNA) đến ribosome, khi bào quan tiến hành tổng hợp chuỗi polypeptide.
- - Họ cũng phát hiện rằng, tác động này của độc tố bạch hầu, có thể bị phong tỏa, nếu trước đó kháng độc tố bạch hầu được sử dụng. - Sau đó cơ chế chính xác về tác động của độc tố được xác lập và trở thành minh hoạ kinh điển của ngoại độc tố (exotoxin) vi khuẩn. + Corynebacterium diphtheriae - là một trực khuẩn gram dương không di động. - Vi khuẩn chỉ sản xuất được độc tố (tính sinh độc tố: toxigenicity) khi chính bản thân vi khuẩn này bị nhiễm một loại virus đặc biệt gọi là thực khuẩn bào (bacteriophage) có mang thông tin di truyền của độc tố (gọi là toxigene). - Chỉ có những chủng vi khuẩn có khả năng sinh độc tố mới gây bệnh nặng. - Dưới kính hiển vi, vi khuẩn rất mả nh có dạng hình dùi trống, hình que và sắp xếp đặc trưng như hình hàng rào..̣. - Vi khuẩn bạch hầu có ba type sinh học là gravis, intermedius và mitis theo thứ tự khả năng gây bệnh giảm dần. - Cả ba type nên đều có khả năng sinh độc tố nhưng thể bệnh nặng thường do type gravis (gravis: nặng). II.Dịch tễ + Tỉ lệ mắc bệnh rất cao và gây thành dịch trước kỷ nguyên giải độc tố. Từ khi sản xuất được giải độc tố và việc thực hiện tiêm phòng theo chương trình tiêm chủng mở rộng (EPI: Expanded Programme of Immunisation) thì tỉ lệ này giảm xuống một cách ngoạn mục. Tuy nhiên bệnh không phải đã được
- loại bỏ hẳn. Thỉnh thoảng vẫn có những trường hợp bệnh rải rác được chẩn đoán. + Chính vì các chương trình tiêm chủng mở rộng nên tỉ lệ bệnh giảm xuống, nhưng những người không tiêm chủng sẽ không có cơ hội phát triển miễn dịch tự nhiên, do đó khi mắc bệnh, bệnh thường nặng nề hơn. + Ổ chứa bệnh là người. Trong các vụ bùng phát-trẻ em thường là những cơ thể mang mầm bệnh thoảng qua. Phương thức lây truyền chủ yếu là từ người sang người thông qua các hạt tiết củả đường hô hấp. Hiếm gặp hơn là phương thức lây trực tiếp từ tổn thương của bạch hầu da. + Khả năng lây nhiễm tuỳ thuộc và sự hiện diện của vi khuẩn sống trong các chất tiết hô hấp hay trong các tổn thương bạch hầu. Thời gian lây truyền của một người mang vi khuẩn thường là trong khoảng 2 tuần và hiếm khi kéo dài đến 4 tuần nếu không được điều trị kháng sinh. Tuy nhiên những người mang vi khuẩn mạ n tính (chronic carrier) có thể phát tiết vi khuẩn trong 6 tháng. Điều trị kháng sinh nhanh chóng triệt tiêu khả năng truyền bệnh này. III.Bệnh sinh + Vi khuẩn xâm nhập vào hầu họng ở những cơ thể nhạy cảm (không có miễn dịch chống bệnh bạch hầu). Tại đây tiết ra độc tố có khả năng ức chế qui trình tổng hợp của tế bào, do đấy làm chết tế bào và hình thành các màng giả tại chỗ. Từ đây độc tố bạch hầu có thể được hấp thu vào máu, theo tuần hoàn đi khắp cơ thể. Chính độc tố lưu hành nên là nguyên nhân gây nên tổn thương ở các cơ quan xa như viêm cơ tim, viêm dây thần kinh, giảm tiểu cầu và protein niệu.
- + Độc tố bạch hầu là một ngoại độc tố cấu tạo bởi một chuỗi polypeptide chứa Domain A (Active: hoạt tính, hoạt động) và Domain B (Binding: gắn). Độc tố gắn với các thụ thể (receptor) đặc hiệu trên bề mặt tế bào (thụ thể HB-EGF receptor: heparin-binding epidermal growth factor) và được vận chuyển vào nội bào nhờ qui trình nhập bào (endocytossis) qua trung gian thụ thể. Trong các thể nhập bào này, phần A của độc tố sẽ bị cắt rời khỏi phần B và đi vào bào tương. Một khi đã vào được bào tương, phần A sẽ tự hình thành cấu trúc không gian của nó nghĩa là hồi phục khả năng hoạt động của một enzyme và phát huy tác động ức chế tổng hợp protein của tế bào. + Biểu hiện lâm sàng của bệnh bạch hầu do chủng kháng sinh độc tố thường nhẹ nhàng hơn. Trong một số trường hợp hiếm, bệnh cảnh lâm sàng nặng nề nhưng không phát hiện được chủng sinh độc tố có thể là do mẫu bệnh phẩm không đủ. IV.Đặc điểm lâm sàng + Thời kỳ ủ bệnh thường từ 2 đến 5 ngày (thay đổi từ 1 đến 10 ngày). * Hầu như tất cả các tổ chức niêm mạc đều có thể biểu hiện bệnh. Để thuận tiện trong thực hành lâm sàng, bệnh bạch hầu thường được chia thành các thể theo vị trí biểu hiện. 1.Bạch hầu mũi + Trước thường khó phân biệt với các bệnh viêm mũi họng cấp lâm sàng. + Bệnh cũng biểu hiện bằng xuất tiết mủ-nhầy (chất xuất tiết chứa cả mủ lẫn dịch tiết niêm mạ c) đôi khi có lẫn máu.
- + Thường sẽ phát hiện được một mả ng trắng ở vách ngăn mũi nếu thăm khám cẩn thận. + Thể bệnh này thường tương đối nặng và độc tố ở vị trí này được hấp thu nhanh vào máu. + Điều trị nhanh chóng bằng kháng độc tố và kháng sinh. 2.Bạch hầu họng và hạnh nhân + Là thể bệnh thường gặp nhất của bạch hầu. Nhiễm trùng tại vị trí nà y thường kéo theo sự hấp thu độc tố và máu rất nhiều. + Khởi phát viêm họng thường âm ỉ. + Bệnh có thể biểu hiện sớm bằng các dấu hiệu như mệt mỏ i toàn thân, đau cổ họng, chán ăn, sốt nhe. + Sau 2 đến 3 ngày, một lớp màng mỏ n trắng xanh xuất hiện và lan rộng dần. - Màng giả có thể chỉ khu trú ở khu vực hạnh nhân (tên gọi thông thường là Amiđan) hoặc có thể lan rộng bao phủ cả màn hầu. - Thường khi bệnh nhân đến với thầy thuốc thì lớp màng giả đã chuyển sang màu xanh xám hoặc màu đen nếu có chảy máu. - Chu vi của lớp màng giả này chỉ có biểu hiện sưng nề nhẹ. - Nếu cố gắng bóc lớp màng này ra thì dễ dàng gây chảy má u. - Nếu màng giả lan rộng thì có thể gây tắc nghẽn đường hô hấp .
- + Bệnh nhẹ có thể lành bệnh nhưng nếu độc tố được hấp thu với lượng nhiều thì có thể có những biểu hiện nhiễm độc như phờ phạc, xanh tím, mạch nhanh, đờ đẫn, hôn mê và có thể tử vong trong vòng 6 đến 10 ngày. Sốt thường không cao mặc dầu bệnh nhân biểu hiện nhiễm độc cực kỳ nặng nề. + Bệnh nhân mắc bệnh nặng có thể biểu hiện phù nề vùng dưới hàm và sưng các hạch bạch huyết vùng cổ tạo nên một dấu hiệu lâm sàng rất đặc trưng gọi là dấu hiệu bạnh cổ bò (bullneck). 3.Bạch hầu thanh quản + Có thể do bạch hầu họng lan xuống nhưng cũng có thể do bệnh tại chỗ. Đó là thể bệnh tiến triển nhanh và cực kỳ nguy hiểm. + Dấu hiệu lâm sàng gồm sốt, khản giọng, ho ông ổng như chó sủa (barking cough). Do thanh quản là nơi hẹp nhất của đường thở nên nếu màng giả bạch hầu phát triển ở đây, nguy cơ gây tắt nghẽn đường thở rất nhanh đưa đến hôn mê và tử vong. 4.Bạch hầu da
- + Thường gặp ở những vùng nhiệt đới có thể do nơi đây tỉ lệ bệnh lưu hành cao hơn và nhiều người có miễn dịch tự nhiên với bệnh. + Đó là một thể bệnh nhẹ và chủng gây bệnh thường kháng sinh độc tố. Biểu hiện có thể dưới hình thức một ban da vảy hoặc một vết mạn tính có bờ rõ 5.Bạch hầu ở vị trí khác có thể gặp là kết mạc mắt, niêm mạc vùng âm hộ- âm đạo hoặc lỗ tai ngoài.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
BỆNH BẠCH HẦU (Kỳ 1)
5 p | 219 | 36
-
Bài giảng Bệnh viêm họng, bệnh bạch hầu
25 p | 141 | 21
-
Tìm hiểu cách phòng chống bệnh bạch hầu bằng vacxin
27 p | 158 | 15
-
Tài liệu Bệnh bạch hầu
9 p | 126 | 12
-
ĐẠI CƯƠNG BỆNH BẠCH HẦU
12 p | 128 | 11
-
Bạn biết gì về bệnh bạch hầu?
4 p | 144 | 9
-
Corynebacterium diphtheriae
29 p | 105 | 8
-
Phòng chống bệnh bạch hầu bằng vacxin
22 p | 85 | 7
-
Bệnh bạch hầu – diphtheria
13 p | 82 | 6
-
Bài đọc thêm: Bệnh bạch hầu
7 p | 92 | 5
-
Bệnh bạch hầu – Diphtheria – Phần 2
6 p | 48 | 4
-
Zoster (giời leo) _ Chủng ngừa ở người lớn
6 p | 66 | 4
-
Nhiễm trùng huyết do Corynebacterium diphtheriae không sinh độc tố điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới: Báo cáo một trường hợp
5 p | 21 | 3
-
Bạch hầu trẻ em biến chứng tim, thần kinh và thận: Báo cáo ca lâm sàng
4 p | 23 | 2
-
Bài giảng Vi sinh: Phần 2 - Trường ĐH Võ Trường Toản
114 p | 7 | 2
-
Chẩn đoán và điều trị bệnh bạch hầu
6 p | 2 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn