intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

BỆNH CẢM NẮNG

Chia sẻ: Linh Ha | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

76
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bệnh thường xãy ra vào những ngày nắng gắt, ánh nắng chiếu trực tiếp lên đỉnh đầu làm nhiệt độ vùng đầu tăng cao, gây xung huyết, xuất huyết nào và màng não, có thể làm gia súc chết rất nhanh do rối loạn toàn thân.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: BỆNH CẢM NẮNG

  1. BỆNH CẢM NẮNG Bệnh thường xãy ra vào những ngày nắng gắt, ánh nắng chiếu trực tiếp lên đỉnh đầu làm nhiệt độ vùng đầu tăng cao, gây xung huyết, xuất huyết nào và màng não, có thể làm gia súc chết rất nhanh do rối loạn toàn thân. 1. Nguyên nhân gây bệnh: - Do gia súc làm việc nhiều giờ dưới trời nắng to và ít gió,
  2. nhất là thời điểm giữa trưa. - Chăn thả, nuôi nhốt ngoài trời nắng gắt không có mái che hoặc bóng cây. - Vận chuyển gia súc trên phương tiện không có mái che đi dưới trời nắng. - Do gia súc quá béo hoặc cho ăn no đi làm ngay dưới trời nắng 2. Triệu chứng: a. Bệnh mới phát - Con vật choáng váng, đi đứng siêu vẹo - Niêm mạc mắt xung huyết tím bầm, con vật sốt cao, da khô. Tĩnh mạch cổ nổi rõ. - Tần số hô hấp, tần số tim tăng. Lúc đầu đồng tử mắt mở rộng, sau thu hẹp lại và mất phản xạ b. Bệnh nặng - Con vật điên cuồng và sợ hãi, mắt đỏ ngầu thậm chí lồi ra ngoài - Tĩnh mạch cổ phồng to, mạch đập nhanh và yếu - Bệnh nặng con vật đổ ngã tự nhiên, thở khó, hôn mê, co giật, mất phản xạ toàn thân và chết 3. Chẩn đoán:
  3. - Bệnh xảy ra cấp tính, chết nhanh không kịp điều trị - Căn cứ vào các triệu chứng kể trên và kết hợp với bệnh cảnh là đủ để kết luận. - Tuy nhiên cũng cần lưu ý các trường hợp bệnh ở thể cấp cũng có kèm theo triệu chứng thần kinh như bệnh viêm não tủy, ngộ độc cấp tính, các bệnh truyền nhiễm cấp tính, viêm phổi cấp tính. 4. Điều trị: a. Hộ lý chăm sóc - Đầu tiên phải nhanh chóng đưa gia súc bệnh vào chỗ râm mát, thoáng khí + Nếu gia súc quá nặng, té ngã không thể đi được, phải tạo ngay bóng mát tại chỗ + Nếu đang vận chuyển phải dừng xe, tìm chỗ râm mát để đỗ. - Chườm đá hoặc dùng nước lạnh chườm lên vùng đầu cho gia súc, sau đó lấy nước lạnh dội toàn thân và kết hợp với thụt nước lạnh và trực tràng để nhanh chóng hạ nhiệt cho gia súc. - Kết hợp xoa bóp nhẹ nhàng toàn thân giúp tuần hoàn lưu thông
  4. b. Điều trị - Dùng thuốc trợ tim và trợ hô hấp cho thú như Cafein, Camphorate. - Tiêm hoặc cho uống thuốc hạ sốt như: Pyramidon, Phenacetamon, Anagin C, Paracetamon . - Tiêm truyền dung dịch nước muối sinh lý hoặc Ringerlacta vào tĩnh mạch. - Tăng tính bền vững thành mạch bằng Vitamin C 5% - Trường hợp nặng phải tiến hành chích huyết để chống xung huyết não 5. Phòng bệnh: - Vào mùa nắng cần có chế độ chăm sóc, sử dụng và quản lý gia súc phù hợp. - Nếu bắt buộc phải cho gia súc làm việc ngoài nắng thì phải đi làm sớm và về sớm, thỉnh thoảng phải cho gia súc vào chỗ mát để nghỉ ngơi, khi thấy có dấu hiệu mệt cần cho nghỉ ngay. - Cần tăng cường tạo bóng mát ở bãi chăn, làm chuồng nuôi nhốt có mái che dâm mát để gia súc ăn uống và nghỉ ngơi. MinhMinhVet
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2