intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bệnh của những phụ nữ hảo ngọt

Chia sẻ: Luân Lê | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

86
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Không ai có thể phủ nhận được sự lôi cuốn “chết người” trong hương vị và màu sắc của các đồ ăn ngọt. Tuy vậy, ăn nhiều đồ ngọt hoàn toàn không tốt cho sức khoẻ, đặc biệt là đối với phái đẹp bởi nguy cơ mắc các bệnh sau: Béo phì và tiểu đường Hàm lượng chất béo và nhiệt lượng trong đồ ngọt rất cao. Khi cơ thể không kịp hấp thu, chất béo dư thừa sẽ tự động chuyển hoá thành các mô mỡ tích trữ trong cơ thể, dẫn tới bệnh béo phì. Lượng đường khi đưa vào...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bệnh của những phụ nữ hảo ngọt

  1. Bệnh của những phụ nữ hảo ngọt Không ai có thể phủ nhận được sự lôi cuốn “chết người” trong hương vị và màu sắc của các đồ ăn ngọt. Tuy vậy, ăn nhiều đồ ngọt hoàn toàn không tốt cho sức khoẻ, đặc biệt là đối với phái đẹp bởi nguy cơ mắc các bệnh sau: Béo phì và tiểu đường Hàm lượng chất béo và nhiệt lượng trong đồ ngọt rất cao. Khi cơ thể không kịp hấp thu, chất béo dư thừa sẽ tự động chuyển hoá thành các mô mỡ tích trữ trong cơ thể, dẫn tới bệnh béo phì.
  2. Lượng đường khi đưa vào cơ thể sẽ kích thích tăng tiết chất insulin, từ đó làm tăng lượng cholesterol trong máu, là nguyên nhân gây nên bệnh tiểu đường, các bệnh về huyết áp và tim mạch khác. Sỏi mật Lượng đường trong các đồ ăn ngọt khi bổ sung vào cơ thể quá nhiều sẽ gây trở ngại cho hoạt động của mật và tuyến tuỵ, nhất là đối với cơ thể phụ nữ ở độ tuổi từ 45 - 60. Đường và các chất cặn bã dư thừa trong cơ thể chưa được xử lý kịp thời sẽ là môi trường tốt làm đẩy nhanh quá trình tạo sỏi mật. Viêm “vùng kín” Thực tế đã chứng minh, những phụ nữ ăn nhiều đường và các đồ ăn ngọt, đặc biệt là các loại đường đã qua xử lý có dùng tới các chất hoá học sẽ có nguy cơ mắc các bệnh viêm nhiễm vùng kín cao gấp 2 lần so với những phụ nữ khác. Các hợp chất hoá học này có thể làm mất cân bằng hoặc làm giảm sự sinh sôi và phát triển của các vi khuẩn có lợi cho cho cơ thể, trong đó có các vi khuẩn ở “vùng kín”. Căng thẳng, mệt mỏi Một hậu quả không kém phần “tai hại” khi ăn quá nhiều đường là rối loạn đường huyết, kèm theo đó là cảm giác mệt mỏi, khó chịu luôn thường trực trong cơ thể. Để chuyển hoá hết lượng đường đưa vào cơ thể cần “tiêu hao” một lượng vitamin B1 rất lớn. Đây chính là nguyên nhân chính dẫn tới việc thiếu hụt vitamin B1- loại vitamin không thể thiếu cho hoạt động của não bộ.
  3. Do vậy, ăn quá nhiều đường, bạn sẽ thường xuyên bị chóng mặt, đau đầu, thậm chí là rối loạn hoạt động của hệ thần kinh, từ đó ảnh hưởng nghiêm trọng tới hoạt động của thị lực. Tóc bạc sớm Đường cũng là một loại thực phẩm có tính axit. Ở mức độ vừa phải, loại axit n ày sẽ rất có lợi cho hoạt động của các tế bào trong cơ thể. Ngược lại, nếu quá nhiều sẽ làm hàm lượng glucoza trong máu tăng quá mức, ảnh hưởng tới sự sản sinh các tế bào hồng cầu, hoặc có thể làm trung hoà môi trường kiềm vốn có trong cơ thể, từ đó sẽ đẩy nhanh quá trình lão hoá các tế bào. Loãng xương Trong quá trình chuyển hoá và phân giải đường, ngoài vitamin B1, cơ thể còn tăng nhu cầu về các khoáng chất thiết yếu như: kẽm, magie, natri… trong đó nhiều nhất là nhu cầu về canxi. Do vậy, nếu ăn quá nhiều đồ ăn có chứa đ ường, phụ nữ sẽ rất dễ bị các vấn đề về xương, đặc biệt là bệnh loãng xương.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2